Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Phân tâm học nhập môn (Phần 3 )



Phần thứ 3

Thuyết tổng quát về các chứng bệnh thần kinh

16. Phân tâm học và thần kinh học

Tôi sung sướng khi lại được tiếp tục câu chuyện với các bạn. Trước đây tôi đã nói cho các bạn nghe về quan niệm phân tâm học của các hành vi sai lạc và giấc mơ. Ngày nay tôi muốn các bạn làm quen với những hiện tượng chứng bệnh thần kinh, những hiện tượng này có hơn một điểm tương đồng với những hành vi sai lạc cũng yêu cầu các bạn có một thái độ như đối với các hiện tượng trên. Trước đây tôi không hề tiến thêm một bước nào trước khi được sự đồng ý của các bạn; tôi đã thảo luận nhiều và đã giải hết những điều thắc mắc của bạn; tôi đã tin cậy ở các bạn và lẽ phải của các bạn để tiến được những bước tiến quyết định. Ngày nay sự việc không thể xảy ra như thế nữa, bởi một lẽ rất thường: Hành vi sai lạc và giấc mơ đối với các bạn không phải là những hiện tượng xa lạ gì, các bạn có thể cũng có những kinh nghiệm giống như của tôi. Nhưng phạm vi chứng bệnh thần kinh đối với các bạn hoàn toàn mới lạ. Nếu không phải là thầy thuốc các bạn chẳng làm sao biết thêm được gì ngoài những điều tôi nói cho các bạn nghe, trong khi sự phán đoán chỉ có giá trị khi người đưa ra phán đoán đó quen thuộc với các vật liệu được đưa ra ánh sáng.

Tuy nhiên các bạn đừng cho rằng tôi sẽ nói cho các bạn nghe những điều có tính giáo điều, tôi cũng không bắt buộc các bạn phải đồng ý với tôi vô điều kiện, nếu các bạn tưởng lầm thì sẽ xảy ra nhiều điều tai hại lắm. Tôi không hề có ý muốn bắt buộc ai công nhận những điều mình nói, tôi chỉ muốn kích thích các bạn, làm tan những thành kiến. Khi nào vì thiếu thốn tài liệu mà bạn không giải quyết được vấn đề gì, bạn đừng vội tin, hay vứt bỏ ý tưởng này hay ý tưởng khác. Các bạn chỉ cần ngồi nghe và lĩnh hội những điều nghe nói. Có được vài điều tin tưởng đâu phải là chuyện dễ, những điều nào đến với mình một cách quá dễ dàng thường là những điều chẳng có giá trị gì. Chỉ có những người nào dầy công làm việc đêm ngày trong bao nhiêu năm ròng rã, tự mình làm đi làm lại biết bao nhiêu thí nghiệm cá nhân mới mẻ, kỳ thú mới có quyền tự cho là mình biết được nhiều điều. Về phương diện trí thức, những quan niệm hấp tấp, chớp nhoáng, những sự phán đoán vội vàng dùng được gì? Những tiếng sét ái tình chỉ có trong phương diện tình cảm thôi. Chúng ta không đòi hỏi thân chủ của chúng ta tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương pháp phân tâm học, hay đứng về phía chúng ta. Nếu họ làm như thế chúng ta sẽ bị nghi ngờ, chúng ta chỉ yêu cầu họ có một thái độ bi quan khoan hoà. Vậy các bạn hãy thử để cho thấm dần trong lòng mình những ý niệm về phân tâm nào đó những quan niệm khác nhau này hoà hợp với nhau, liên kết với nhau để hợp thành một quan niệm cuối cùng có tính quyết định.

Ngoài ra các bạn không nên cho rằng điều tôi trình bày với các bạn về phân tâm học có một tính cách vụ lợi nào. Đó chỉ là một sự kiện bắt nguồn ở thực nghiệm, một sự quan sát trực tiếp hay hậu của những công trình quan sát hay thực nghiệm này. Chính những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực khoa học sẽ giúp chúng ta biết những công trình khảo cứu của chúng ta đã đầy đủ chưa, có hợp lý không. Riêng tôi, dựa vào cuộc sống khá dài và hai mươi lăm năm kinh nghiệm, tôi có thể cam đoan với các bạn là tôi đã phải làm việc rất cần cù mới có thể có được một mớ kinh nghiệm xã hội, quan điểm của tôi về môn phân tâm học. Tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng những đối thủ của tôi không nhận ra những điều đó, và cho rằng những ý kiến của tôi chỉ là những ý kiến chủ quan có thể chống đối được dễ dàng. Tôi quả thực không hiểu thái độ này. Có thể là các thầy thuốc ngại không muốn giao thiệp quá thân mật với những thân chủ mắc bệnh thần kinh của họ, không thèm chú ý đến những lời họ nói nên không thể lợi dụng được những điều này để tìm ra những hiểu biết có giá trong việc trị liệu, không thể đưa ra được những điều quan sát giúp cho họ đạt được những kết luận có tính cách tổng quát hơn. Tôi sẽ cố tránh không đả động đến những sự cãi vã vô ích trong phạm vi những bài học này. Tôi không tin là bút chiến có thể dùng được việc gì. Bút chiến chỉ là con đẻ của lối lý luận giáo điều ngày xưa của người Hy Lạp, sở dĩ không thành công vì người ta đã quá chú trọng đến lối biện chứng. Riêng tôi, tôi cho rằng những cuộc bút chiến trong phạm vi khoa học chả đưa đến kết quả gì, cụ thể nhất là chúng thường có khuynh hướng đề cao cá nhân. Từ trước tới nay, tôi chỉ có thảo luận gay go với một nhà bác học thôi, đó là nhà bác học Lowenfeld ở Munich và kết quả của cuộc thảo luận đó đã làm cho chúng tôi trở thành hai người bạn sau khi đã là đối thủ của nhau. Vì không tin rằng những cuộc bút chiến sau này cũng đưa đến kết quả khả quan như thế nên tôi đã không làm lại cuộc thí nghiệm.

Các bạn có thể cho rằng thái độ lẩn tránh những cuộc bút chiến như thế chứng tỏ là mình không đủ lý lẽ để bào chữa, hay một thái độ ngoan cố. Tôi trả lời nghi vấn đó là một khi người ta đã dày công học hỏi khảo cứu để đưa ra một quan niệm khoa học, người ta có đủ can đảm để tự bào chữa và giữ nguyên quan điểm của mình chống lại với bất cứ trở lực nào. Tôi cũng cần thêm rằng, tôi đã nhiều lần hoàn bị quan điểm của tôi, nhiều lần thay đổi ý kiến và lần nào cũng công bố những sự thay đổi đó công khai trước mắt mọi người . Hậu quả của sự thành thực đó ra sao các bạn có biết không? Có người không hề chú trọng đến những điều thay đổi đó và tiếp tục chỉ trích tôi về những quan điểm mà tôi không còn giữ nữa. Người khác lại cho rằng thay đổi như thế chứng tỏ là người ta không thể tin cậy nơi tôi được, vì kẻ nào luôn luôn thay đổi quan niệm của mình thì không đáng được tin cậy và những điều thay đổi này cũng chẳng có giá trị gì hơn những điều đưa ra từ trước. Nhưng kẻ nào cứ giữ nguyên quan niệm của mình từ đầu đến cuối lại bị chính những người đó cho là ngoan cố, cứng đầu cứng cổ. Đứng trước hai thái độ đó, tôi thấy chẳng còn gì khác hơn là “đường ta ta cứ đi”. Tôi nhất định cứ tiếp tục con đường đã vạch sẵn, không có điều gì ngăn cấm tôi thay đổi một vài quan điểm tuỳ theo đà tiến triển của khoa học, mặc dù vẫn giữ nguyên những ý tưởng căn bản trong môn phân tâm học.

Tôi có bổn phận trình bày cho các bạn nghe về quan điểm của môn phân tâm học về các hiện tượng náo loạn thần kinh. Tôi sẽ nói đến những điểm tương đồng và trái ngược giữa những hiện tượng này và những hiện tượng đã học phần trên. Lấy thí dụ về một triệu chứng thường có trong số thân chủ, chúng ta sẽ không để ý đến những điều khổ não trong phân tâm học không thể bảo thân chủ của họ là họ chẳng có bệnh tật gì hết rồi cho họ một liều thuốc bổ. Một trong các bạn đồng nghiệp của tôi khi được hỏi về thái độ nên có đối với các thân chủ đã trả lời là “tôi yêu cầu họ trả tôi một số tiền là bao nhiêu đó”. Vì thế cho nên những bác sĩ hành nghề phân tâm học thường không có nhiều thân chủ. Cửa phòng khám bệnh của tôi thường bọc bằng cao su và có hai lần cửa. Làm như thế không phải là không có ý nghĩa đâu. Khách hàng vào phòng khám bệnh thường quên đóng cửa phòng. Tôi luôn luôn nhắc họ phải đóng cửa phòng lại bất kể địa vị của họ trong xã hội ra sao. Đó quả là một điều khó chịu vì phần lớn họ là những người từ trước tới nay chưa hề giơ tay ra sờ vào quả đấm cửa bao giờ, vì họ luôn luôn có người mở cửa cho họ ra vào. Nhưng dù sao tôi làm thế vẫn là phải vì kẻ nào vào phòng mà không đóng cửa thường là những kẻ không được giáo dục hẳn hoi và chúng ta không có lý do gì gượng nhẹ đối với họ. Các bạn đừng vội phán đoán trước khi biết rõ câu chuyện. Thân chủ chỉ không đóng cửa phòng khi trong phòng đợi không có ai cả thôi. Nhưng khi trong phòng đợi có người là thế nào họ cũng đóng cửa rất kỹ, vì họ không muốn cho người khác nghe được những điều họ sắp nói với ông thầy thuốc.

Như thế tức là việc thân chủ không đóng cửa phòng khám bệnh không phải là việc ngẫu nhiên, không phải là không có ý nghĩa, không phải là không có một tầm quan trọng nào đó. Thân chủ thường là những người muốn nổi tiếng, muốn được người đời săn sóc. Họ thường gọi điện hỏi trước xem có thể đến vào giờ nào và tưởng tượng như có hàng dãy dài người đang đứng chờ trước cửa phòng khám bệnh. Nhưng khi đến nơi họ chỉ gặp một căn phòng trống rỗng, đồ đạc rất tầm thường. Họ bực mình, tỏ vẻ khinh thường ông thấy thuốc bằng thái độ không thèm đóng cửa có vẻ như muốn bảo thẳng ông thầy này: “Đóng cửa làm gì khi chẳng có ma nào trong phòng đợi”, rồi trong lúc khám bệnh họ thường tỏ vẻ vô lễ ngang bướng.

Phân tích thái độ này, chúng ta không biết gì hơn những điều đã biết rồi, nghĩa là thái độ đó không phải ngẫu nhiên, mà có một ý nghĩa, lệ thuộc vào một toàn thể tinh thần nhất định, dấu hiệu của một trạng thái tinh thần quan trọng. Không một thân chủ nào lại thú nhận rằng họ có ý muốn tỏ ra vô lễ với ông thầy thuốc, điều đó chứng tỏ rằng họ không hề có ý thức về việc mình làm. Có thể có người thú nhận rằng họ đã thất vọng khi nhìn thấy căn phòng đợi vắng như chùa bà Đanh, nhưng điều chắc chắn là họ không ý thức về thái độ của họ.

Tôi so sánh thái độ này với một điều quan sát được nơi một thân chủ khác. Sự quan sát này hết sức mới mẻ có thể được kể lại một cách vắn tắt tuy trong môn phân tâm học nhiều khi khó lòng tránh được những lối kể chuyện dài dòng.

Một sĩ quan trẻ tuổi yêu cầu tôi chữa bệnh cho bà mẹ vợ. Bà này tuy sống trong một hoàn cảnh hết sức sung sướng nhưng vẫn đầu độc cuộc sống của mình và của người khác bằng một thiên kiến chẳng có nghĩa lý gì. Bà ta khoảng chừng 53 tuổi, còn giữ được vẻ đẹp ngày xưa, dáng điệu niềm nở, dễ chịu, vui vẻ, giản dị. Bà kể cho tôi nghe chuyện của bà, bà sống rất sung sướng bên cạnh chồng, một ông Giám đốc một cơ xưởng, bà chả có điều gì phàn nàn về thái độ của chồng đối với mình. Hai người lấy nhau vì tình đã 30 năm nay, không hề xảy ra cãi cọ, ghen tuông gì. Hai người con đã lập gia đình, người chồng chưa hề có ý định về hưu. Nhưng cách đây một năm có một việc không tưởng tượng nổi xẩy ra. Bà ta nhận được một bức thư nặc danh tố cáo chồng bà dan díu với một người con gái khác. Hạnh phúc gia đình bắt đầu tan rã từ khi đó. Cuộc điều tra cho biết có một chị bồi phòng của bà ghét cay ghét đắng một người bạn cũ tuy cũng sinh ra trong hoàn cảnh nghèo nàn như mình nhưng đã thành công hơn mình, thay vì đi ở đợ như mình người bạn này đã học hỏi và trở thành một người thư ký trong xưởng của chồng bà chủ. Tổng động viên đã thu hút ra mặt trận một số nhân viên trong xưởng người bạn trở nên một nhân vật quan trọng, được ăn ở ngay trong xưởng, giao thiệp với các ông tai to mặt lớn được mọi người trọng vọng. Mụ hầu phòng tức bực tìm hết cách nói xấu người bạn cũ. Một hôm nhân dịp một ông khách ly thân với vợ, đang sống chung với tình nhân đến chơi, bà chủ nói cho mụ hầu phòng nghe là ở địa vị bà ta chắc bà ta không chịu nổi cảnh chồng có tình nhân như thế. Sáng hôm sau bà ta nhận được bức thư nặc danh nói trên. Bà ta đồ chừng tác giả bức thư chính là mụ hầu phòng vì bà biết mụ này ghét cay ghét đắng cô thư ký. Nhưng bà ta vẫn bị cái thư đó ám ảnh, bà nổi trận lôi đình, xỉ vả chồng rất thậm tệ. Ông chồng tươi cười cố trấn tĩnh vợ, nhờ hai vị bác sĩ trong gia đình và ở xưởng đến trấn tĩnh giúp mình. Mụ hầu phòng bị đuổi, người thư ký vẫn giữ nguyên địa vị cũ. Người vợ luôn luôn tuyên bố rằng mình không còn nghi ngờ gì và không để ý đến bức thư nữa. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, mỗi khi nghe nói đến tên người con gái hay gặp người này ngoài phố là bà ta lại nổi trận lôi đình ghen tuông, bực tức.

Câu chuyện như thế đó, chả cần phải có nhiều kinh nghiệm về thần kinh mới thấy là bà ta luôn luôn tìm cách giấu giếm tình cảm thực của mình và trong thâm tâm, bà ta không hề rứt bỏ được lòng tin nơi bức thư nặc danh kia.

Thái độ của nhà thần kinh học đứng trước sự việc này ra sao? Thái độ này khác hẳn với thái độ đối với thân chủ không đóng cửa phòng khám bệnh. Nhà thần kinh học không cho thái độ không đóng cửa là quan trọng về phương diện tâm lý, đó chỉ là một sự ngẫu nhiên. Nhưng đứng trước người đàn bà ghen tuông này thì khác. Hành động của người này không quan trọng, nhưng triệu chứng của căn bệnh mới đáng để ý. Về phương diện chủ quan, triệu chứng này làm cho người đàn bà đau đớn khổ sở; về phương diện khách quan triệu chứng đó đe doạ hạnh phúc của một gia đình. Do đó nhà thần kinh học không thể không quan tâm đến. Nhà thần kinh học trước hết tìm cách xác định hiện tượng bằng một trong các tính chất thực sự của nó. Người đàn bà không phải là không có lý khi nghi ngờ người chồng. Vì kinh nghiệm cho thấy có nhiều người đàn ông tuy đã có vợ mà vẫn có những cô nhân tình trẻ. Nhưng có một vài điều khác không tưởng tượng được, như có vẻ vô nghĩa lý. Ngoài những điều nói trong thư nặc danh, người đàn bà không có lý do nào khác để nghi ngờ chồng. Bà ta biết rõ nguồn gốc của bức thư và bức thư quả thực không đáng tin chút nào. Vậy đáng lẽ bà ta phải cho rằng mình không có lý do gì để ghen tuông cả. Chính bà cũng tự nhủ như thế. Tuy nhiên, bà vẫn không thể không đau đớn chẳng khác gì có đủ chứng cớ là chồng mình ngoại tình thực. Y học gọi đó là những ý kiến ám ảnh, nghĩa là những ý kiến bỏ ngoài tai mọi lý lẽ hợp lý, đúng sự thực. Bà khách này quả đang bị lòng ghen ám ảnh. Đó là đặc tính thiết yếu của trường hợp này.

Sau nhận xét đầu tiên này, nhà thần kinh học còn quan tâm đến một sự kiện khác nữa. Nếu sự ám ảnh bỏ ngoài tai hết mọi sự thực thì tức là nó không bắt nguồn ở sự thực. Vậy nó bắt nguồn ở đâu? Những trường hợp ám ảnh nhiều không tả. Tại sao ở đây lại là sự ghen tuông? Nhà thần kinh học chẳng có gì nói với chúng ta về điểm này cả. Ông ta chỉ quan tâm đến một trong các câu hỏi của chúng ta thôi. Ông ta sẽ tìm hiểu về di truyền của người bệnh và có lẽ sẽ trả lời rằng: “Sự ám ảnh chỉ xảy ra đối với những người có tính cách di truyền. Nghĩa là có những người cha, ông đã bị chứng bệnh đó”. Nói khác đi, nếu người đàn bà này bị ám ảnh là vì bà ta đã có sẵn trong máu sự di truyền. Lời giải thích này quả rất thú vị nhưng có giải hết những điều thắc mắc không? Có còn nguyên nhân nào khác nữa không? Thường thường sự ám ảnh hay xảy ra đối với sự ghen tuông hơn đối với các sự khác; điều này có phải là một sự ngẫu nhiên không? Có tính cách võ đoán không? Có thể giải thích được không? Và có phải một khi một người đã bị ám ảnh rồi thì không làm sao cho người đó thoát khỏi sự ám ảnh đó không? Tại sao nhà thần kinh học không giảng giải rõ hơn cho chúng ta biết? Trả lời câu hỏi này chúng ta có thể nói: kẻ nào cho hơn cái gì mình có là không lương thiện. Nhà thần kinh học không có phương tiện đi sâu này, nên chẳng thể làm gì hơn là đưa ra một lời đoán bệnh không có gì chắc chắn.

Thế môn phân tâm học có làm được gì hơn không? Tất nhiên là có. Ngay cả trong trường hợp khó khăn này chúng ta cũng có thể đưa ra những sự kiện giải thích được. Chúng ta cần để ý đến chi tiết nhỏ nhặt có vẻ không quan trọng là chính người đàn bà đã là nguyên nhân gây ra bức thư nặc danh đó: chính bà ta hôm trước đã phàn nàn với mụ hầu phòng là mình sẽ khổ sở vô cùng khi biết chồng có nhân tình. Nói câu đó chính bà ta đã gợi ý cho mụ hầu phòng gửi bức thư nặc danh. Vậy sự ám ảnh không hề dính dáng gì đến bức thư cả, nó đã có từ trước trong tình trạng một mối lo âu (hay một sự ham muốn). Thêm vào đó một vài sự kiện do tôi tìm ra sau hai giờ đồng hồ phân tích. Sau khi nghe kể chuyện xong, tôi hỏi bà ta một vài điều nhưng bà ta không sẵn sàng trả lời. Bà nói rằng, bà chẳng có điều gì cần nói nữa và sau hai giờ nói chuyện bà tuyên bố là bà khỏi bị ám ảnh rồi, thấy trong người khoẻ khoắn dễ chịu. Tất nhiên bà nói như thế vì cuộc nói chuyện tiếp tục. Nhưng trong hai giờ đó bà khách đã để lộ một vài điểm giúp cho ta hiểu rõ tình trạng của bà. Bà có cảm tình đặc biệt với một chàng trẻ tuổi, người con rể đã nhờ đến tôi săn sóc bà. Bà không hề có ý thức gì về cảm tình đó, vì là mẹ vợ và chàng rể nên mối cảm tình biến thành một tấm lòng âu yếm rất dễ hiểu. Chúng ta đủ kinh nghiệm để đi sâu vào cuộc đời tinh thần của người đàn bà rất tốt này. Cảm tình của bà đối với con rể kinh khủng quá nên không thể có trong ý thức bà ta được, nhưng nó vẫn tiềm tàng trong vô thức và thúc đẩy mạnh mẽ ghê gớm. Bà cần có một cái gì để thoát khỏi sự ám ảnh đó, chính sự di chuyển đề tài đã giúp bà giải quyết được vấn đề. Bà lý luận là trong khi mình có thể yêu một chàng trẻ tuổi được thì không có lý do nào khiến cho chồng mình lại không yêu một cô gái. Do đó bà không còn hối hận về tình yêu của mình nữa. Việc chồng phụ tình mình như một liều thuốc an thần dán trên một vết thương nóng bỏng. Vì không ý thức được tình yêu của mình nên bà bị ám ảnh bởi hình bóng của tình yêu này, một bóng dáng mà bà cho là rất có lợi cho mình. Mọi lý lẽ đưa ra đều không có hiệu quả gì vì chúng đâu có nhằm đúng mục tiêu, chỉ nhằm vào cái mẫu của mục tiêu đó thôi, chính cái mục tiêu này nấp trong vô thức truyền cho cái mẫu bên ngoài sức mạnh của mình.

Chúng ta hãy tóm tắt lại những dữ kiện thu lượm được trong việc phân tích này rồi dựa vào đó tìm hiểu trường hợp của bà khách. Dữ kiện thứ nhất: ý cố định không phải là một thứ gì vô lý, không hiểu được, ý đó có ý nghĩa, có lý do, lệ thuộc vào một biến cố tình cảm trong đời sống người bệnh. Dữ kiện thứ hai ý cố định này là một sự kiện cần thiết, phản ứng chống lại một sự hoạt động tinh thần vô thức mà chúng ta đưa ra ánh sáng được nhờ một vài dấu hiệu khác. Chính vì có dây liên lạc với vô thức mà ý đó mới có tính cách ám ảnh, mới chống lại mọi lý luận hợp lý, đúng với sự thực. Ý đó còn là một niềm an ủi đối với người bệnh nữa. Dữ kiện thứ ba: nếu hôm trước người bệnh kể lể tâm tình với mụ hầu phòng chính là vì bà ta đã bị thúc đẩy bởi tình yêu thầm kín đối với con rể, tình yêu này chính là bức phông che lấp hậu trường căn bệnh. Trường hợp này giống triêu chứng được phân tích trong phần trên ở nhiều điểm, vì ở cả hai nơi chúng ta dều tìm ra được ý nghĩa hay ý muốn của sự biểu thị tinh thần, những liên quan giữa chúng ta và một yếu tố vô thức.

Tất nhiên chúng ta chưa giải quyết được một thắc mắc trong vấn đề trên. Còn nhiều vấn đề chưa tìm ra được giải pháp. Có những vấn đề không giải quyết nổi vì một vài điều kiện đặc biệt khó khăn. Tại sao người đàn bà được chồng chiều chuộng này lại đi yêu con rể? Tại sao niềm an ủi lại không có một hình thức khác hơn là bóng dáng, là sự di chuyển về phía người chồng một tình trạng đặc biệt của người bệnh? Những vấn đề đó có phải là những vấn đề gai góc không? Chúng ta có nhiều tài liệu để trả lời những câu hỏi đó. Người đàn bà này có thể đã đến tuổi hồi xuân và cần được thoả mãn tình dục: riêng một sự kiện này có lẽ cũng đã giải thích được nhiều. Có thể là ông chồng không có đủ sức cung phùng cho bà vợ về phương diện sinh lý. Những người chồng như thế thường tỏ ra âu yếm đối với vợ và rất khoan dung đối với tính nết cáu kỉnh của vợ. Việc người bệnh yêu con rể không phải là không có ý nghĩa. Chính vì quá yêu con gái, yêu một cách say mê như người con trai yêu con gái. Nên tình yêu đó đã biến thể thành tình yêu người con rể. Tôi tưởng chẳng cần nhắc lại các bạn rằng những sự giao hợp giữa mẹ và con rể thường bị phê phán thực gắt gao trong xã hội, ngay cả trong thời cổ những sự loạn luân này cũng bị trừng trị ghê gớm. Sự loạn luân này vượt quá mức luân lý mà xã hội có thể chịu đựng được. Vì không thể tiếp tục khảo sát sau hai giờ nói chuyện nên tôi không thể nói rõ trong ba yếu tố nói trên, yếu tố nào đã giữ phần quan trọng quyết định, một trong ba yếu tố đó, hay hai, hay cả ba cùng một lúc.

Đó là những điều mà tôi chưa sửa soạn kỹ càng cho các bạn hiểu. Tôi chỉ có ý so sánh giữa hai môn thần kinh học và phân tâm học thôi. Các bạn có thấy hai môn này phản đối nhau trong điểm nào không? Thần kinh học không áp dụng phương pháp kỹ thuật của phân tâm học, không để ý đến ý tưởng cố định, chỉ cốt chứng minh rằng di truyền chính là nguyên nhân gần hay xa của căn bệnh chứ không tìm những nguyên nhân đặc biệt và gần hơn. Nhưng đó có phải là điều trái ngược không? Các bạn không thấy rằng hai môn đó không hề trái ngược nhau mà còn bổ túc cho nhau nữa sao? Hai yếu tố di truyền và biến cố tinh thần cũng thế, không hề xa nhau, trái lại, lại cộng tác với nhau chặt chẽ để đạt cùng một mục đích. Thần kinh học không thể đưa ra một lý lẽ gì để phản đối phân tâm học hết. Chính nhà chuyên môn về thần kinh học chứ không phải môn thần kinh học chống đối với môn phân tâm học. Đối với thần kinh học, phân tâm học ở vào địa vị của môn học đối với giải phẫu học: một đằng khảo cứu về hình thể bên ngoài của cơ quan, một đằng khảo cứu mô và tế bào cấu thành các cơ quan. Không thể có mâu thuẫn giữa hai môn này được vì môn này tiếp tục công việc của môn kia. Hiện nay giải phẫu học là môn căn bản của khoa học y khoa nhưng có một thời người ta đã cấm không cho mổ xẻ xác chết để khảo cứu về sự cấu thành các cơ quan bên trong cơ thể, cũng như bây giờ người ta đang kết án những người muốn khảo cứu về phân tâm học để tìm hiểu sự hoạt động của tinh thần. Nhưng mọi sự đều có vẻ hướng về một tương lai gần đây, trong đó muốn khảo cứu hữu hiệu về thần kinh học chúng ta phải biết rõ về những sự hoạt động bên trong và vô thức của đời sống tinh thần.

Môn phân tâm học thường bị chỉ trích ghê gớm, có thể gây được cảm tình của một số các bạn vui mừng nhìn thấy ở đó một phương pháp trị bệnh. Nhưng phương tiện hiện thời của môn thần kinh học không có tác dụng gì đối với những ý cố định. Môn phân tâm học có thành công hơn về phương diện này không? Không, phân tâm học cũng như mọi môn trị liêu khác không có tác dụng đối với những ý kiến này. Hay ít nhất cũng trong tình trạng hiện thời chúng ta có thể dùng phân tâm học tìm hiểu những sự gì xảy ra ở người bệnh, nhưng không có tác dụng đối với những ý kiến này. Hay ít nhất cũng trong tình trạng hiện thời, chúng ta có thể dùng phân tâm học tìm hiểu những sự gì xảy ra ở người bệnh, nhưng không có phương tiện nào làm cho người bệnh hiểu được chính mình. Trong trường hợp nói trên tôi đã không thể đi quá sâu sau hai giờ nói chuyện. Có phải là sự phân tích vì không đưa đến kết quả gì cụ thể nên phải bỏ đi không? Tôi không nghĩ thế. Chúng ta có quyền và có bổn phận tiếp tục, công việc dù chưa đạt được mục đích gì hữu ích ngay trước mắt. Sau cùng chúng ta không biết khi nào và tại đâu những điều hiểu biết rất ít ỏi của chúng ta biến thành một phương pháp điều trị. Dù môn phân tâm học bị bó tay trước những chứng bệnh thần kinh khác cũng như trước những ý kiến cố định, môn đó vẫn tỏ ra không có gì thay thế được trong công cuộc khảo cứu khoa học. Chúng ta chưa có đủ điều kiện hoạt động. Ngay chính những người chúng ta đang tìm hiểu, những người còn sống hẳn hoi và có lý do cần giúp đỡ, chúng ta cũng từ chối không chịu cộng tác. Vì thế cho nên tôi không muốn chấm dứt những bài học này mà không nói cho các bạn biết rằng, có nhiều loại rối loạn thần kinh mà chúng ta có thể trị được sau khi tìm hiểu rõ ràng hơn và môn phân tâm học, với một vài điều kiện có thể thu lượm được những kết quả khả quan chẳng kém gì những kết quả thu lượm được trong các môn khoa học khác.

17. Ý nghĩa các triệu chứng

Trong chương trên tôi đã chứng tỏ rằng môn thần kinh học không để ý đến nội dung và cách phát biểu ra ngoài của các triệu chứng; môn phân tâm học, trái lại, chú trọng rất nhiều đến hai điều trên và đã tìm ra là mỗi triệu chứng đều có ý nghĩa có liên quan chặt chẽ đến đời sống tinh thần người bệnh. Chính F.Breuer nổi danh vì đã tái lập được một trường hợp náo loạn thần kinh (1880-1882), là người đầu tiên tìm ra những triệu chứng của bệnh thần kinh. P.Fanet cũng đã tìm ra những triệu chứng đó và còn công bố công trình của mình trước cả Breuer nữa vì ông này chỉ công bố mười năm sau đó thôi (1893-1895) thời kỳ ông cộng tác với tôi. Chúng ta chả cần biết ai là người đầu tiên tìm ra vì một công trình nào cũng được tìm đi tìm lại nhiều lần. Ví dụ như châu Mỹ là do Colomb tìm ra nhưng đâu có lấy tên Colomb. Trước Breuer và Fanet, nhà thần kinh học nổi danh Leuret đã cho biết là nếu biết diễn giải, người ta có thể tìm thấy ý nghĩa của những lời nói trong lúc mê man của những người điên. Từ lâu tôi sẵn sàng công nhận là P.Fanet đặc biệt đáng khen khi cắt nghĩa được những triệu chứng bệnh thần kinh bằng cách cho rằng đó là cách phát biểu của những ý tưởng vô thức bên trong người bệnh. Nhưng sau đó P.Fanet lại dè dặt cho rằng vô thức đối với ông ta chỉ là một cách nói thôi chứ đối với ông vô thức chẳng tương ứng với một điều gì có thực cả. Từ đó tôi chẳng hiểu gì về ý kiến của ông nữa, tôi tiếc là đáng lẽ ông phải được tán thưởng hơn thế nữa.

Vậy những triệu chứng cũng có một ý nghĩa, y như hành vi sai lạc và giấc mơ và cũng liên can đến đời sống con người. Tôi đơn cử vài thí dụ giúp cho các bạn quen với vấn đề. Tuy chưa chứng minh được, tôi chỉ có thể nói là bao giờ, những triệu chứng này cũng có ý nghĩa và cũng liên quan đến đời sống con người. Các bạn nào sau này làm các cuộc thí nghiệm cùng với tôi cũng sẽ nghĩ như tôi. Nhưng vì vài lý do tôi sẽ không lấy thí dụ trong sự náo loạn thần kinh mà lấy trong một chứng bệnh thần kinh khác, rất gần sự náo loạn, đó là sự ám ảnh, một chứng bệnh không được nhiều người biết đến như sự náo loạn. Bệnh này không ầm ĩ làm ai đó khó chịu, có vẻ như là việc riêng của người bệnh, không biểu lộ ra ngoài, không có dấu hiệu gì trong cơ thể, có vẻ như hoàn toàn thuộc tinh thần. Sự ám ảnh và sự náo loạn là hai chứng bệnh thần kinh được dùng làm căn bản đầu tiên cho môn phân tâm học khảo cứu và môn này đã thu lượm được những kết quả rất khả quan trong việc trị bệnh. Môn phân tâm học đã làm cho sự ám ảnh trở thành rõ ràng hơn, quen thuộc hơn sự náo loạn, phát hiện ra với nhiều tính cách chung cho các bệnh thần kinh.

Trong bệnh thần kinh ám ảnh, người bệnh bị ám ảnh bởi một ý tưởng mà anh ta không chú trọng đến, cảm thấy bị một sự gì rất kỳ lạ thúc đẩy, làm một vài cử chỉ mà chính người bệnh không lấy gì làm thích nhưng không làm sao tránh được. Những ý tưởng ám ảnh có thể không có nghĩa gì, không có giá trị gì đối với cá nhân người bệnh nhưng luôn luôn là một hoạt động tri thức làm suy sụp người bệnh.

Người bệnh bị bó buộc phải làm việc, phải suy nghĩ y như đó là một công việc hết sức quan trọng cho đời mình. Những sự thúc đẩy có thể tỏ ra rất trẻ con và vô nghĩa lý, nhưng luôn luôn có một nội dung kinh hoàng thúc đẩy người bệnh phạm những tội ác quan trọng thành ra người bệnh luôn luôn muốn rũ bỏ dược những ý tưởng đó đi, tìm đủ mọi cách để lẩn tránh, chống trả dữ dội. Ta nên nhớ rằng ý tưởng và hành vi xấu xa đó rất ít khi được đem ra thi hành, trong nhiều trường hợp sự lẩn tránh chống trả thường có kết quả. Những hành động có làm thực nhiều khi chẳng có hại gì, vô nghĩa lý, có khi chỉ nhắc lại những hành động thường xuyên trong đời sống thường ngày, nhưng hậu quả là những hành động đó như việc đi ngủ, ăn, uống, tắm gội, đi chơi đều trở thành những hành động làm cho người bệnh khổ sở, khó giải quyết. Những yếu tố cấu thành sự ám ảnh không đều nhau, có khi yếu tố này mạnh hơn các yếu tố khác, nhưng dù xuất hiện dưới hình thức nào, dưới tên gì, mọi hình thức căn bệnh đều có những tính chất chung giống nhau rất rõ rệt.

Đó quả là một chứng bệnh kỳ khôi. Nếu không phải ngày nào chúng ta cũng được mắt thấy tai nghe những chuyện đó, chúng ta không thể nào tin là chúng lại có thực. Các bạn không thể giúp gì cho người bệnh bằng cách khuyên họ nên giải trí đừng có những ý tưởng đó, thay thế chúng bằng những ý tưởng khác hợp lý hơn. Chính người bệnh cũng hoàn toàn đồng ý với bạn, lúc nào cũng sáng suốt, sẵn sàng làm theo ý bạn, có khi còn nói ra trước những điều mà bạn muốn đem ra khuyên can. Chỉ có điều là dù muốn anh ta cũng không làm sao khác được: người bệnh chịu tình trạng của mình với một nghị lực phi thường khó thấy trong những người bình thường. Anh ta chỉ làm được có một điều: đó là thay thế ý tưởng ám ảnh đó bằng một ý khác nhẹ hơn, thay thế một điều cấm đoán bằng một điều khác, làm một vài lễ nghi gì thay thế việc đang làm. Có thể di chuyển sự ám ảnh theo một chiều hướng khác nhưng không thể bỏ đi được. Việc di chuyển những triệu chứng là một trong các tính chất quan trọng trong cácbệnh: những điểm mâu thuẫn trong đời sống tinh thần đặc biệt hiện ra rất rõ ràng trong trường hợp này. Ngoài sự bó buộc hay sự ám ảnh, người ta còn thấy xuất hiện trong phạm vi tri thức một mối nghi ngờ đối với những người bình thường. Vậy mà trước khi có bệnh, người bệnh thường là một người rất nhiều nghị lực, kiên nhẫn cùng cực, thông minh hơn bình thường, tinh thần luân lý rất cao, theo đúng mọi nguyên tắc, lịch sự ít thấy. Các bạn chắc cũng thấy là chữa bệnh trong những trường hợp rắc rối này quả là khó khăn. Vì thế cho nên trong lúc này tham vọng của chúng ta rất ít: làm sao tìm hiểu và giải thích được một vài triệu chứng thôi.

Thái độ của các nhà thần kinh học đối với chứng bệnh ám ảnh này ra sao? Thái độ này rất giản dị, nhà thần kinh học chỉ gán cho mỗi sự ám ảnh một cái tên, không hơn không kém. Thần kinh học còn cho rằng những người có triệu chứng đó là những người thoái hoá tinh thần. Điều khẳng định này không làm ai hài lòng không phải là một sự giải thích, một sự xét đoán về giá trị, chỉ là một lời kết án. Tất nhiên những người bị ám ảnh luôn có những cử chỉ kỳ khôi, khác hẳn những người bình thường. Nhưng những người này có thoái hoá hơn những người bệnh khác như bị náo loạn hay bị hư biến tinh thấn không? Danh từ thoái hoá tất nhiên có tính cách quá tổng quát. Người ta tự hỏi có gì thoái hoá trong những người tuyệt hảo, có địa vị cao trong xã hội nhưng cũng vẫn mắc bệnh ám ảnh không? Thường thường chúng ta biết rất ít về đời sống của những vị tai to mặt lớn trong xã hội: những người này thường tỏ ra rất kín đáo, còn những người chuyên viết về đời họ nhiều khi không thành thực. Tuy nhiên cũng có người như E.Zola chẳng hạn vạch cho chúng ta xem sự thực hoàn toàn về đời ông, và chúng ta thấy ông bị ám ảnh rất nhiều (trong cuốn Điều tra về tâm lý và y học).

Đối với những người đặc hạng này, thần kinh học phát minh ra loại người đặc hạng thoái hoá. Chả còn gì tiện hơn. Nhưng phân tâm học đã cho ta biết là có thể chữa khỏi được bệnh ám ảnh cũng như đã chữa khỏi những chứng bệnh khác. Chính tôi đã hơn một lần thành công trong lĩnh vực này.

Tôi kể cho các bạn nghe hai thí dụ, một lấy trong một công cuộc khảo sát đã cũ, một mới hơn.

Một bà vào khoảng 30 tuổi mỗi ngày làm nhiều lần những cử chỉ như sau: từ trong phòng riêng, bà chạy vội vào một phòng bên cạnh, đứng trước bàn ở giữa phòng, bấm chuông gọi chị hầu phòng, ra cho chị này một lệnh nào đó, hay có khi đuổi chị ta đi mà không nói gì cả, rồi chạy biến về phòng mình. Triệu chứng này không có gì nghiêm trọng, nhưng cũng gợi tính tò mò. Không cần thầy thuốc người ta cũng giải thích được một cách chắc chắn, không cãi được. Chính tôi cũng không nhìn thấy cử chỉ đó có nghĩa gì, không tìm ra cách giải thích. Lần nào hỏi người bệnh: “Tại sao bà làm thế?”, bà ta đều trả lời: “Tôi cũng không biết nữa”. Nhưng một hôm sau, khi thắng được một nỗi thắc mắc trong lương tâm nhờ sự can thiệp của tôi, bà ta đột nhiên hiểu hết và kể cho tôi nghe những sự kiện liên quan đến sự ám ảnh này. Cách đó mười năm, bà ta lấy một người chồng nhiều tuổi hơn và trong đêm tân hôn đã tỏ ra bất lực. Ông chồng chạy từ phòng mình sang phòng vợ nhiều lần để cố giao hợp nhưng không được. Sáng ra ông nói: “Tôi xấu hổ với mụ hầu phòng sắp vào dọn giường”. Nói xong ông ta lấy một lọ mực đỏ đổ ra giường nhưng không đúng chỗ đáng lẽ máu phải chảy ra trên giường. Lúc đầu tôi không hiểu giữa sự việc này và sự ám ảnh có liên quan gì. Việc chạy từ phòng này qua phòng khác, sự xuất hiện của người hầu phòng là những sự kiện duy nhất đúng với sự thực. Bà ta liền dẫn tôi vào phòng thứ hai, đến trước cái bàn và chỉ cho tôi xem một vết mực đỏ ngay trên thảm. Bà giải thích là bà đứng trước bàn trong một cử chỉ làm cho người hầu phòng không thể nào không thấy vết mực đỏ. Thế là tôi không nghi ngờ gì nữa về liên quan giữa sự việc xảy ra trong đêm tân hôn với sự ám ảnh hiện thời. Nhưng cũng còn nhiều điều giải thích khác.

Người vợ đã tự đồng hoá mình với người chồng, bà chạy từ phòng mình sang phòng khác giống y như ông chồng. Bà ta thay thế cái giường và khăn trải giường bằng cái bàn và tấm thảm dưới bàn. Điều này có vẻ như võ đoán nhưng chúng ta đã không uổng công khi khảo sát về tính cách tượng trưng trong giấc mơ. Trong giấc mơ cái giường thường được tượng trưng bằng cái bàn. Bàn và giường họp lại tượng trưng cho hôn nhân. Vì thế người ta dễ dàng thay cái này bằng cái kia.

Chúng ta đã có bằng cớ rằng những hành vi ám ảnh có nghĩa. Sự ám ảnh này có thể là một hình dung, một sự nhắc lại những cử chỉ của ông chồng. Nhưng chúng ta sẽ không dừng lại ở đó; khảo sát liên quan giữa cảnh tượng đêm tân hôn với sự ám ảnh biết đâu chúng ta lại chẳng thu lượm được những kết quả đối với những sự kiện xa xôi hơn, ước muốn trong hành vi. Điểm chính trong sự việc này là việc gọi người hầu phòng lên, làm cho chị ta chú ý đến vết đỏ trái với người chồng tỏ ra xấu hổ trước mặt người hầu phòng. Đóng vai người chồng, bà ta muốn tỏ rằng người chồng chẳng có gì đáng xấu hổ trước mặt người hầu phòng vì vết đỏ có đấy thôi. Vậy người đàn bà không chỉ diễn lại quang cảnh đó, mà thay đổi làm cho quang cảnh đó thành công. Nhưng làm thế bà ta cũng thay đổi một tai nạn xảy ra trong đêm tân hôn: vì người chồng bất lực nên mới phải dùng mực đỏ. Vậy hành vi ám ảnh có nghĩa là: “Không, không đúng đâu, anh chẳng có gì phải xấu hổ cả, anh có bất lực dâu”. Cũng như trong giấc mơ bà cho là sự ham muốn này được thực hiện trong một cử chỉ hiện thời, chịu theo khuynh hướng đưa ông chồng thoát khỏi sự thất bại trong đêm tân hôn.

Để chứng minh điều vừa được trình bày, tôi có thể nói cho các bạn nghe thêm những điều tôi biết về người đàn bà này: những điều chúng ta biết về bà ta bắt buộc chúng ta hiểu hành động của bà, một hành động tự nó thực khó hiểu. Trong bao nhiêu năm, bà ta sống xa chồng và chống lại ý muốn xin tiêu huỷ hôn thú. Nhưng không thể được: bà ta buộc mình phải trung thành với chồng, sống cô độc để khỏi sa ngã, tìm cách gỡ tội cho chồng và muốn đề cao chồng trong tâm trí mình. Hơn nữa điểm bí mật trong vụ này là bà ta muốn dùng sự ám ảnh đó để che chở cho chồng đối với những bàn tán độc ác, muốn cho rằng việc hai người sống xa nhau là có lý, muốn cho chồng tuy sống xa mình nhưng vẫn sống một cuộc đời dễ chịu. Bằng sự phân tích một cử chỉ bị ám ảnh bề ngoài có vẻ vô nghĩa lý, chúng ta đã đi sâu vào bí mật của một trường hợp bệnh hoạn, đưa ra ánh sáng một phần không nhỏ trong bí mật của một sự ám ảnh. Trường hợp này hiến cho chúng ta những tài liệu khó chờ đợi được trong những trường hợp khác. Chính người bệnh đã tự giải thích trường hợp của mình không cần sự can thiệp của bác sĩ, lời giải thích này phù hợp với một biến cố xảy ra không phải trong thời thơ ấu mà trong thời kỳ người đàn bà trưởng thành, còn nhớ mãi sự việc xảy ra. Trường hợp này đủ đánh tan hết mọi lý luận bài bác. Trường hợp như thế quả là hiếm có.

Trước khi qua trường hợp sau, tôi thấy cần nói thêm vài lời. Các bạn có thấy trường hợp này đưa chúng ta vào sâu trong cuộc đời thầm kín của người bệnh không? Còn gì thầm kín đối với người đàn bà hơn là câu chuyện đêm tân hôn? Có phải là một điều ngẫu nhiên không, một điều không quan trọng không, khi chúng ta đi sâu được vào trong đời sống tình dục của người bệnh? Có thể là tôi đã may mắn đặc biệt. Nhưng chúng ta không nên kết luận quá hấp tấp. Thí dụ thứ hai khác hẳn thí dụ trước: Đó là những lễ nghi làm trước khi đi ngủ.

(còn nữa)

Phân tâm học nhập môn (phần 40)

Cô gái mới 19 tuổi, xinh đẹp, thông minh, con một, học giỏi. Lúc bé cô tỏ ra kiêu ngạo man rợ, trong những năm gần đây, chẳng có lý do gì rõ ràng, cô tỏ ra cáu kỉnh vô lối. Đối với mẹ, cô tỏ ra giận dữ, lúc nào cũng tỏ ra bất bình, vẻ mặt tăm tối, tâm hồn bất định, luôn luôn nghi ngờ, và rút cục thú nhận là không thể một mình đi ra phố được.

Cô gái mới 19 tuổi, xinh đẹp, thông minh, con một, học giỏi. Lúc bé cô tỏ ra kiêu ngạo man rợ, trong những năm gần đây, chẳng có lý do gì rõ ràng, cô tỏ ra cáu kỉnh vô lối. Đối với mẹ, cô tỏ ra giận dữ, lúc nào cũng tỏ ra bất bình, vẻ mặt tăm tối, tâm hồn bất định, luôn luôn nghi ngờ, và rút cục thú nhận là không thể một mình đi ra phố được. Trạng thái này phức tạp gồm ít nhất hai căn bệnh: sợ không dám ra phố và bị ám ảnh. Điều chúng ta cần để ý trong trường hợp này là những lễ nghi cô ta làm trước khi đi ngủ làm cho cả mẹ cô đau đớn không ít. Người bình thường trước khi đi ngủ cũng hay có thói quen làm một vài điều, một vài lễ nghi gì đó rồi mới đi ngủ và tối nào không làm không sao ngủ được. Nhưng những lễ nghi đó đối với người bình thường có vẻ hợp lý, rủi có khi nào vì cớ này cớ khác phải thay đổi chút ít trong lễ nghi đó, người bình thường cũng không tỏ vẻ khó chịu và có thể thích ứng ngay với tình thế mới. Nhưng trong trường trong trường hợp bệnh hoạn thì những lễ nghi này bắt buộc phải diễn ra hàng ngày, dù phải chịu nhiều sự hy sinh to lớn, chỉ khác những lễ nghi thường ở chỗ quá tỷ mỉ không hợp lý. Người bệnh phân trần là nếu không làm mất hết mọi tiếng động đi thì cô ta không sao ngủ được: trước hết cô ta hãm không cho quả lắc chiếc đồng hồ to trong phòng chạy, bắt cất hết những đồng hồ khác kể cả đồng hồ đeo tay; sau đó bắt mang vào phòng, để lên bàn những bình hoa làm sao cho chúng không thể rơi xuống đất ban đêm làm cho cô ta không ngủ được. Cô ta biết rõ những sự sửa soạn này thực ra không cần thiết, chiếc đồng hồ đeo tay để trong hộp trong phòng không thể làm cho cô mất ngủ, riêng chúng ta thì ta thấy rõ là tiếng tích tắc của đồng hồ tay không làm cho ai mất ngủ cả trái lại còn giúp thêm cho giấc ngủ nữa. Cô gái cũng biết là chẳng có lý do gì trong việc sợ các bình hoa rơi xuống đất để làm cho mình mất ngủ. Những điều kiện khác trong lễ nghi chẳng liên quan gì đến câu chuyện nghỉ ngơi. Trái lại nữa: người bệnh đòi cửa phòng thông sang phòng cha mẹ phải mở, muốn đạt được mục đích đó cô lấy nhiều đồ vật chặn không cho cửa mở ra mở vào được. Nhưng những lễ nghi quan trọng hơn thuộc về chiếc giường. Gối không được chạm vào thành giường, đệm nhỏ kê trên đầu phải đặt thành hình quả trám, lúc ngủ đầu phải đặt đúng giữa đường chéo của hình này. Đệm lông dưới chân phải lắc sao cho lông dồn về một phía, nhưng sau khi dồn xong người bệnh lại lắc lại cho đều.

Tôi không muốn kể thêm nhiều chi tiết nữa vì chúng không cho ta biết gì hơn, có thể đưa chúng ta đi quá xa mục đích của chúng ta. Nhưng những việc làm trên không dễ dàng gì đâu: luôn luôn cô gái sợ làm không đầy đủ, mọi cử động đều được xem xét kỹ càng, kiểm điểm lại kỹ lưỡng, kéo dài hàng giờ hay có khi hai giờ liền khiến cho cô gái và cha mẹ không sao ngủ được.

Phân tích sự việc này không dễ dàng như trong trường hợp trên. Tôi phải hướng dẫn cô gái trong việc giải thích nhưng cô luôn luôn gạt bỏ đề nghị của tôi bằng những tiếng “không” quả quyết, nếu có làm theo lời tôi, cô chỉ làm một cách miễn cưỡng với một vẻ nghi ngờ khinh bỉ. Nhưng sau đó cô tỏ ra chú ý đến những đề nghị đưa ra, tìm cách đưa ra một vài ý tưởng. Nhớ lại vài kỷ niệm, và sau cùng, sau một công việc suy tính kỹ càng, cô chấp nhận mọi lời giải thích của tôi. Trong khi chữa chạy, cô dần dần tỏ ra không quá kỹ lưỡng trong lễ nghi nữa, và khi chữa chạy xong cô bỏ hẳn không làm những lễ nghi đó nữa. Công việc của chúng ta không chú trọng đặc biệt đến từng triệu chứng một, thỉnh thoảng chúng ta phải bỏ một vài giả thiết vì chắc chắn sau này lại phải quay lại vấn đề đó bằng con đường khác. Cho nên những điều giải thích về các triệu chứng đem trình bày cho các bạn xem là một tổng hợp những kết quả thu lượm được sau bao nhiêu tuần lễ, bao nhiêu tháng làm việc cần cù.

Người bệnh dần dần hiểu rằng vì chiếc đồng hồ tượng trưng cho âm hộ đàn bà nên cô ta không chịu được sự có mặt của đồng hồ trong phòng. Chiếc đồng hồ đeo tay sở dĩ tượng trưng cho âm hộ là vì tiếng kêu đều dều, định kỳ. Có nhiều người đàn bà thường nói rằng kỳ kinh nguyệt của mình đều đều như một chiếc đồng hồ. Nhưng người bệnh sợ nhất là bị mất ngủ vì tiếng tích tắc, tiếng tích tắc này tường trưng cho sự phập phồng của âm hạch trong khi bị kích động về dục tình. Chính sự kích động này đã làm cô gái thức dậy ban đêm, chính vì sợ âm hạch cương lên nên cô ta không dám để đồng hồ trong phòng. Bình hoa tượng trưng cho cơ quan sinh dục đàn bà. Do đó sự sợ hãi khi thấy các bình hoa có thể rơi xuống đất và vỡ toang ra không phải không có ý nghĩa. Các bạn chắc cũng biết thói tục của chúng ta, trong lễ đính hôn đập vỡ một vài cái đĩa hay bình hoa. Mỗi người dự lễ đính hôn đều nhặt lấy một mảnh vỡ, coi như mình không có quyền gì liên lạc với cô dâu nữa. Cô gái có nhiều ý tưởng và kỷ niệm về chuyện cho bình hoa vào phòng. Dạo còn nhỏ cô ta bị ngã trong lúc ôm trong tay một cái bình bằng thuỷ tinh hay bằng đất và chảy máu tay rất nhiều. Trở thành con gái, biết những sự việc liên quan đến việc giao hợp cô ta bị ám ảnh bởi ý nghĩa là biết đâu trong đêm tân hôn, mình không chảy máu và sẽ bị chồng ngờ là mất trinh. Vì thế, việc giữ gìn không cho bình hoa vỡ ban đêm chính là sự phản kháng mất trinh là việc chảy máu sau khi giao hợp lần đầu, phản kháng lòng sợ hãi không chảy máu cũng như có chảy máu ban đêm. Còn việc ngăn không cho xảy ra tiếng động không liên quan gì đến những sự việc trên.

Lúc cô ta đột nhiên hiểu tại sao mình không muốn cho cái gối chạm vào gỗ trên thành giường, cô ta cho tôi biết ý nghĩa của lễ nghi: cái gối tượng trưng cho người đàn bà, còn thành giường dường thẳng tượng trưng cho người đàn ông. Cô ta muốn đàn ông xa đàn bà, nghĩa là không muốn cho cha mẹ giao hợp với nhau. Vì thế nên nàng giả vờ sợ hãi bắt cha mẹ phải để ngỏ cửa thông sang phòng nàng để nàng có dịp rình mò, chính sự rình mò này làm nàng mất ngủ trong bao nhiêu đêm. Thỉnh thoảng nàng lại sang phòng cha mẹ nằm vào giữa hai người. Chính lúc đó là lúc “cái gối” và “gỗ trên thành giường” xa cách nhau thực sự. Sau này lớn lên không thể nằm trong giường cha mẹ được, nàng tiếp tục giả vờ sợ hãi, bắt mẹ nhiều khi sang ngủ bên giường mình. Tình trạng này chắc chắn mở đầu cho nhiều điều phát minh có dấu vết trong lễ nghi nói trên.

Nếu cái gối tượng trưng cho người đàn bà thì việc dồn cho lông trong đệm kê chăn về một phía tường trưng cho sự có thai. Người bệnh sau khi dồn lòng vào một chỗ để tượng trưng cho sự có thai. Ngay sau đó lại san bằng lông trong đệm là ngụ ý không muốn cho mẹ mình có thai và sinh ra môt đứa em có thể cạnh tranh với mình. Nếu cái gối to tượng trưng cho người em thì cái gối chỉ kê ở đầu tượng trưng cho người con. Tại sao cái gối nhỏ phải để theo hình quả trám. Tại sao đầu người con gái phải đặt đúng đường chéo của hình đó? Hình quả trám tượng trưng cho dương vật chui vào âm hộ lúc mở to và đầu người con gái tượng trưng cho dương vật chui vào âm hộ.

Đó là những điều đáng buồn đối với một cô gái còn trong trắng, nhưng xin các bạn nhớ cho là tôi không hề bịa ra những chuyện đó, tôi chỉ giải thích thôi. Lễ nghi của cô gái quả là một điều kỳ lạ, giữa lễ nghi này và những điều giải thích hẳn phải có một sự tương ứng nào. Nhưng điều quan trọng là lễ nghi đó không phải chỉ bắt nguồn ở một ý tưởng kỳ khôi mà ở nhiều ý tưởng tập trung ở một điểm nào đó. Lễ nghi này cũng hình dung sự ham muốn về tình dục, khi theo nghĩa tích cực, có tính cách thay thế, khi có nghĩa tiêu cực, như một phương sách tự bảo vệ.

Sự phân tích lễ nghi nói trên có thể dựa đến nhiều kết quả nữa nếu chúng ta chú trọng đến những triệu chứng khác của người bệnh, nhưng những kết quả này không liên can gì đến mục đích của chúng ta. Các bạn chỉ cần biết là cô gái đối với cha có một tình nhục dục phát sinh ngay từ hồi còn nhỏ, vì thế nên cô mới tỏ ra không thân thiện với mẹ. Sự phân tích những triệu chứng đã đưa chúng ta đi sâu vào đời sống tình dục của người bệnh và một khi đã hiểu rõ ý nghĩa và ý muốn của các triệu chứng thần kinh này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên trước những điều nhận thấy.

Tôi đã trình bày là giống như hành vi sai lạc và giấc mơ, những triệu chứng bệnh thần kinh cũng có ý nghĩa và liên quan chặt chẽ đến đời sống thầm kín của người bệnh. Tất nhiên tôi không đòi hỏi các bạn tin tưởng vào những đề nghị của tôi sau hai thí dụ này. Nhưng các bạn cũng không thể đòi hỏi tôi đưa ra thực nhiều thí dụ khác cho tới khi nào các bạn tin tưởng hoàn toàn. Vì có nhiều chi tiết quá nên nếu chúng ta muốn hiểu rõ một trong các điểm về lý thuyết bệnh thần kinh, tôi phải dành một lớp học trong sáu tháng mỗi tuần 5 giờ mới dạy xong được. Vì thế nên tôi dừng lại ở hai thí dụ này thôi. Các bạn muốn khảo cứu sâu rộng hơn nên đọc những sách vở về điểm này, ví dụ như những công trình giải thích cái triệu chứng đã trở thành cổ điển của J.B reuer (chứng náo loạn thần kinh), công trình giải thích những triệu chứng tăm tối của bệnh điên dại trẻ con của C.G.Jung và những bài đăng trên các tạp chí khác. Những công trình khảo cứu này không thiếu sót. Sự phân tích, giải thích, dẫn giải những triệu chứng bệnh thần kinh được các nhà phân tâm học chú trọng đến nỗi họ quên luôn những vấn đề khác trong vấn đề này.

Các bạn nào muốn tìm hiểu sẽ ngạc nhiên khi thấy sao nhiều tài liệu thế, nhưng các bạn cũng sẽ gặp một vài khó khăn. Ý nghĩa của một triệu chứng nằm trong các liên quan với đời sống thầm kín của người bệnh. Triệu chứng càng có tính cách cá nhân bao nhiêu, chúng ta càng cần giải thích những liên quan đó bấy nhiêu. Mỗi khi đứng trước một tình trạng không có ý nghĩa hay trước một hành vi không có mục đích rõ ràng, chúng ta phải cố tìm ra ý nghĩa và mục đích đó. Hành vi ám ảnh của người bệnh chạy từ phòng này qua phòng khác rồi bấm chuông gọi người hầu phòngn thực có tính điển hình cho những triệu chứng này. Nhưng nhiều khi chúng ta cũng thấy có những triệu chứng có đặc tính khác. Những triệu chứng này phải được coi như điển hình cho bệnh thần kinh, vì giống nhau trong mọi trường hợp, sự khác biệt giữa cá nhân bị xoá nhoà đến nỗi chúng ta không thể gắn liền chúng vào với đời sống cá nhân của người bệnh hay đặt chúng trước những tình trạng có thực. Lễ nghi của người bệnh thứ hai có tính điển hình nhiều hơn nhưng cũng có nhiều tính cá biệt làm cho chúng ta có thể giải thích được lịch sử của trường hợp đó. Nhưng tất cả những người bị ám ảnh đều có khuynh hướng lặp đi lặp lại một cử chỉ, làm cho cử chỉ này thành nhịp nhàng, tìm cách tách bạch cử chỉ đó ra. Phần lớn bọn họ có thói quen rửa tay. Những người bệnh sợ ra phố, không phải là những sự ám ảnh, có thể coi như những chứng náo loạn thần kinh, hay sự lo âu phập phồng, thường lặp đi lặp lại mãi mãi một vài cử chỉ đến chán nản: sợ những nơi tù túng, những nơi ở ngoài trời rộng, những đường phố dài ngoằng mãi không hết. Họ có cảm tưởng được che chở khi đi cùng một người quen hay nghe tiếng xe đằng sau lưng. Nhưng đằng sau những triệu chứng chung này, mỗi người đều có những tính cá biệt nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau. Có người sợ đường phố chật hẹp, người khác sợ đường phố rộng, có người chỉ đi ra ngoài khi có ít người qua lại, có người chỉ đi ra ngoài khi có nhiều người ngoài phố. Sự náo loạn thần kinh cũng thế tuy có nhiều điểm cá biệt nhưng cũng có nhiều điểm điển hình có tính cách chung làm cho rất khó tìm ra cội rễ khi khảo sát lịch sử của người bệnh. Chúng ta dựa vào những tính cách điển hình có thể đoán bệnh. Nếu trong một trường hợp náo loạn thần kinh chẳng hạn, chúng ta có thể gán cho một trường họp điển hình một biến cố cá biệt nào đó, ví dụ như một sự nôn oẹ vào nhiều sự nôn oẹ khác, chúng ta sẽ bị lạc hướng khi sự phân tích cho thấy trong một trường hợp khác sự nôn oẹ lại bắt nguồn ở một biến cố cá nhân có tính cách khác hẳn. Lúc đó chúng ta sẽ phải công nhận rằng những sự nôn oẹ do sự náo loạn thần kinh gây ra có những nguyên nhân mà chúng ta không biết, vì những sự kiện do sự phân tích đưa ra chỉ là những duyên cớ bị lợi dụng khi cần đến.

Vì thế cho nên chúng ta đi đến kết luận nản lòng là nếu nhớ những sự kiện và biến cố sống động đối với người bệnh, chúng ta đã đi đến một vài sự giải thích thoả đáng về ý nghĩa các triệu chứng thần kinh, về phương diện cá nhân thì chúng ta đã không tìm được ý nghĩa của những triệu chứng điển hình xảy ra luôn luôn. Ngoài ra tôi cũng chưa đưa ra cho các bạn xem được hết những khó khăn gặp phải mỗi khi muốn phân tích thực rõ ràng những triệu chứng. Tôi sẽ không nói đến nhiều sự khó khăn đó không phải vì muốn cho công cuộc của mình có vẻ tốt đẹp nhưng chính vì không muốn làm loạn óc các bạn trong buổi đầu tiếp xúc này. Chúng ta chỉ mới đi những bước đầu chập chững trong công việc tìm hiểu ý nghĩa của các triệu chứng, chúng ta phải tạm hài lòng với những kết quả thu lượm được và chỉ tiến dần về phía những điều chưa biết. Tôi an ủi các bạn bằng mọi cách nói rằng, giữa những triệu chứng nói trên không thể nào có sự khác biệt dược. Nếu những triệu chứng cá nhân chắc chắn phụ thuộc vào những biến cố sống động của người bệnh thì những triệu chứng điển hình cũng phụ thuộc vào những biến cố điển hình, nghĩa là chung cho mọi người. Những tính chất khác tìm thấy đều đều trong các người bệnh chỉ là những phản ứng tổng quát thường xảy ra đối với người bệnh, ví dụ như những sự lặp đi lặp lại một cử chỉ nào đó và lòng đa nghi trong triệu chứng bị ám ảnh. Tóm lại chúng ta chẳng có lý do gì để nản lòng trước khi biết được những kết quả thu lượm được về sau này.

Trong thuyết về giấc mơ chúng ta cũng gặp những khó khăn tương tự. Nội dung rõ ràng của giấc mơ cũng có sự khác biệt cá nhân to lớn, chúng ta đã trình bày là sự phân tích giúp được cho ta những gì chứa đựng trong nội dung đó. Nhưng cạnh những giấc mơ cá nhân có những giấc mơ điển hình xảy ra giống nhau hoàn toàn đối với mọi người. Đó là những giấc mơ có nội dung đồng nhất rất khó giải thích: ví dụ như người ta nằm mơ thấy mình bị ngã, bay lên, lượn đi lượn lại, bơi lội, thấy mình bị ngăn trở hay trần truồng, và nhiều giấc mơ hồi hộp lo âu khác có thể giải thích nhiều cách khác nhau tuỳ theo từng người, nhưng không giải thích được tại sao nó lại có tín cách điển hình và đều đều chán nản như thế. Trong những giấc mơ này cũng như trong chứng bệnh thần kinh điển hình chúng ta thấy có những chi tiết cá nhân, thay đổi luôn luôn, nếu mở rộng quan niệm này ra chúng ta có thể đưa chúng vào khung cảnh của những giấc mơ khác mà không cần làm một điều gì mạnh mẽ cả.

Cô gái mới 19 tuổi, xinh đẹp, thông minh, con một, học giỏi. Lúc bé cô tỏ ra kiêu ngạo man rợ, trong những năm gần đây, chẳng có lý do gì rõ ràng, cô tỏ ra cáu kỉnh vô lối. Đối với mẹ, cô tỏ ra giận dữ, lúc nào cũng tỏ ra bất bình, vẻ mặt tăm tối, tâm hồn bất định, luôn luôn nghi ngờ, và rút cục thú nhận là không thể một mình đi ra phố được. Trạng thái này phức tạp gồm ít nhất hai căn bệnh: sợ không dám ra phố và bị ám ảnh. Điều chúng ta cần để ý trong trường hợp này là những lễ nghi cô ta làm trước khi đi ngủ làm cho cả mẹ cô đau đớn không ít. Người bình thường trước khi đi ngủ cũng hay có thói quen làm một vài điều, một vài lễ nghi gì đó rồi mới đi ngủ và tối nào không làm không sao ngủ được. Nhưng những lễ nghi đó đối với người bình thường có vẻ hợp lý, rủi có khi nào vì cớ này cớ khác phải thay đổi chút ít trong lễ nghi đó, người bình thường cũng không tỏ vẻ khó chịu và có thể thích ứng ngay với tình thế mới. Nhưng trong trường trong trường hợp bệnh hoạn thì những lễ nghi này bắt buộc phải diễn ra hàng ngày, dù phải chịu nhiều sự hy sinh to lớn, chỉ khác những lễ nghi thường ở chỗ quá tỷ mỉ không hợp lý. Người bệnh phân trần là nếu không làm mất hết mọi tiếng động đi thì cô ta không sao ngủ được: trước hết cô ta hãm không cho quả lắc chiếc đồng hồ to trong phòng chạy, bắt cất hết những đồng hồ khác kể cả đồng hồ đeo tay; sau đó bắt mang vào phòng, để lên bàn những bình hoa làm sao cho chúng không thể rơi xuống đất ban đêm làm cho cô ta không ngủ được. Cô ta biết rõ những sự sửa soạn này thực ra không cần thiết, chiếc đồng hồ đeo tay để trong hộp trong phòng không thể làm cho cô mất ngủ, riêng chúng ta thì ta thấy rõ là tiếng tích tắc của đồng hồ tay không làm cho ai mất ngủ cả trái lại còn giúp thêm cho giấc ngủ nữa. Cô gái cũng biết là chẳng có lý do gì trong việc sợ các bình hoa rơi xuống đất để làm cho mình mất ngủ. Những điều kiện khác trong lễ nghi chẳng liên quan gì đến câu chuyện nghỉ ngơi. Trái lại nữa: người bệnh đòi cửa phòng thông sang phòng cha mẹ phải mở, muốn đạt được mục đích đó cô lấy nhiều đồ vật chặn không cho cửa mở ra mở vào được. Nhưng những lễ nghi quan trọng hơn thuộc về chiếc giường. Gối không được chạm vào thành giường, đệm nhỏ kê trên đầu phải đặt thành hình quả trám, lúc ngủ đầu phải đặt đúng giữa đường chéo của hình này. Đệm lông dưới chân phải lắc sao cho lông dồn về một phía, nhưng sau khi dồn xong người bệnh lại lắc lại cho đều.

Tôi không muốn kể thêm nhiều chi tiết nữa vì chúng không cho ta biết gì hơn, có thể đưa chúng ta đi quá xa mục đích của chúng ta. Nhưng những việc làm trên không dễ dàng gì đâu: luôn luôn cô gái sợ làm không đầy đủ, mọi cử động đều được xem xét kỹ càng, kiểm điểm lại kỹ lưỡng, kéo dài hàng giờ hay có khi hai giờ liền khiến cho cô gái và cha mẹ không sao ngủ được.

Phân tích sự việc này không dễ dàng như trong trường hợp trên. Tôi phải hướng dẫn cô gái trong việc giải thích nhưng cô luôn luôn gạt bỏ đề nghị của tôi bằng những tiếng “không” quả quyết, nếu có làm theo lời tôi, cô chỉ làm một cách miễn cưỡng với một vẻ nghi ngờ khinh bỉ. Nhưng sau đó cô tỏ ra chú ý đến những đề nghị đưa ra, tìm cách đưa ra một vài ý tưởng. Nhớ lại vài kỷ niệm, và sau cùng, sau một công việc suy tính kỹ càng, cô chấp nhận mọi lời giải thích của tôi. Trong khi chữa chạy, cô dần dần tỏ ra không quá kỹ lưỡng trong lễ nghi nữa, và khi chữa chạy xong cô bỏ hẳn không làm những lễ nghi đó nữa. Công việc của chúng ta không chú trọng đặc biệt đến từng triệu chứng một, thỉnh thoảng chúng ta phải bỏ một vài giả thiết vì chắc chắn sau này lại phải quay lại vấn đề đó bằng con đường khác. Cho nên những điều giải thích về các triệu chứng đem trình bày cho các bạn xem là một tổng hợp những kết quả thu lượm được sau bao nhiêu tuần lễ, bao nhiêu tháng làm việc cần cù.

Người bệnh dần dần hiểu rằng vì chiếc đồng hồ tượng trưng cho âm hộ đàn bà nên cô ta không chịu được sự có mặt của đồng hồ trong phòng. Chiếc đồng hồ đeo tay sở dĩ tượng trưng cho âm hộ là vì tiếng kêu đều dều, định kỳ. Có nhiều người đàn bà thường nói rằng kỳ kinh nguyệt của mình đều đều như một chiếc đồng hồ. Nhưng người bệnh sợ nhất là bị mất ngủ vì tiếng tích tắc, tiếng tích tắc này tường trưng cho sự phập phồng của âm hạch trong khi bị kích động về dục tình. Chính sự kích động này đã làm cô gái thức dậy ban đêm, chính vì sợ âm hạch cương lên nên cô ta không dám để đồng hồ trong phòng. Bình hoa tượng trưng cho cơ quan sinh dục đàn bà. Do đó sự sợ hãi khi thấy các bình hoa có thể rơi xuống đất và vỡ toang ra không phải không có ý nghĩa. Các bạn chắc cũng biết thói tục của chúng ta, trong lễ đính hôn đập vỡ một vài cái đĩa hay bình hoa. Mỗi người dự lễ đính hôn đều nhặt lấy một mảnh vỡ, coi như mình không có quyền gì liên lạc với cô dâu nữa. Cô gái có nhiều ý tưởng và kỷ niệm về chuyện cho bình hoa vào phòng. Dạo còn nhỏ cô ta bị ngã trong lúc ôm trong tay một cái bình bằng thuỷ tinh hay bằng đất và chảy máu tay rất nhiều. Trở thành con gái, biết những sự việc liên quan đến việc giao hợp cô ta bị ám ảnh bởi ý nghĩa là biết đâu trong đêm tân hôn, mình không chảy máu và sẽ bị chồng ngờ là mất trinh. Vì thế, việc giữ gìn không cho bình hoa vỡ ban đêm chính là sự phản kháng mất trinh là việc chảy máu sau khi giao hợp lần đầu, phản kháng lòng sợ hãi không chảy máu cũng như có chảy máu ban đêm. Còn việc ngăn không cho xảy ra tiếng động không liên quan gì đến những sự việc trên.

Lúc cô ta đột nhiên hiểu tại sao mình không muốn cho cái gối chạm vào gỗ trên thành giường, cô ta cho tôi biết ý nghĩa của lễ nghi: cái gối tượng trưng cho người đàn bà, còn thành giường dường thẳng tượng trưng cho người đàn ông. Cô ta muốn đàn ông xa đàn bà, nghĩa là không muốn cho cha mẹ giao hợp với nhau. Vì thế nên nàng giả vờ sợ hãi bắt cha mẹ phải để ngỏ cửa thông sang phòng nàng để nàng có dịp rình mò, chính sự rình mò này làm nàng mất ngủ trong bao nhiêu đêm. Thỉnh thoảng nàng lại sang phòng cha mẹ nằm vào giữa hai người. Chính lúc đó là lúc “cái gối” và “gỗ trên thành giường” xa cách nhau thực sự. Sau này lớn lên không thể nằm trong giường cha mẹ được, nàng tiếp tục giả vờ sợ hãi, bắt mẹ nhiều khi sang ngủ bên giường mình. Tình trạng này chắc chắn mở đầu cho nhiều điều phát minh có dấu vết trong lễ nghi nói trên.

Nếu cái gối tượng trưng cho người đàn bà thì việc dồn cho lông trong đệm kê chăn về một phía tường trưng cho sự có thai. Người bệnh sau khi dồn lòng vào một chỗ để tượng trưng cho sự có thai. Ngay sau đó lại san bằng lông trong đệm là ngụ ý không muốn cho mẹ mình có thai và sinh ra môt đứa em có thể cạnh tranh với mình. Nếu cái gối to tượng trưng cho người em thì cái gối chỉ kê ở đầu tượng trưng cho người con. Tại sao cái gối nhỏ phải để theo hình quả trám. Tại sao đầu người con gái phải đặt đúng đường chéo của hình đó? Hình quả trám tượng trưng cho dương vật chui vào âm hộ lúc mở to và đầu người con gái tượng trưng cho dương vật chui vào âm hộ.

Đó là những điều đáng buồn đối với một cô gái còn trong trắng, nhưng xin các bạn nhớ cho là tôi không hề bịa ra những chuyện đó, tôi chỉ giải thích thôi. Lễ nghi của cô gái quả là một điều kỳ lạ, giữa lễ nghi này và những điều giải thích hẳn phải có một sự tương ứng nào. Nhưng điều quan trọng là lễ nghi đó không phải chỉ bắt nguồn ở một ý tưởng kỳ khôi mà ở nhiều ý tưởng tập trung ở một điểm nào đó. Lễ nghi này cũng hình dung sự ham muốn về tình dục, khi theo nghĩa tích cực, có tính cách thay thế, khi có nghĩa tiêu cực, như một phương sách tự bảo vệ.

Sự phân tích lễ nghi nói trên có thể dựa đến nhiều kết quả nữa nếu chúng ta chú trọng đến những triệu chứng khác của người bệnh, nhưng những kết quả này không liên can gì đến mục đích của chúng ta. Các bạn chỉ cần biết là cô gái đối với cha có một tình nhục dục phát sinh ngay từ hồi còn nhỏ, vì thế nên cô mới tỏ ra không thân thiện với mẹ. Sự phân tích những triệu chứng đã đưa chúng ta đi sâu vào đời sống tình dục của người bệnh và một khi đã hiểu rõ ý nghĩa và ý muốn của các triệu chứng thần kinh này, chúng ta sẽ không ngạc nhiên trước những điều nhận thấy.

Tôi đã trình bày là giống như hành vi sai lạc và giấc mơ, những triệu chứng bệnh thần kinh cũng có ý nghĩa và liên quan chặt chẽ đến đời sống thầm kín của người bệnh. Tất nhiên tôi không đòi hỏi các bạn tin tưởng vào những đề nghị của tôi sau hai thí dụ này. Nhưng các bạn cũng không thể đòi hỏi tôi đưa ra thực nhiều thí dụ khác cho tới khi nào các bạn tin tưởng hoàn toàn. Vì có nhiều chi tiết quá nên nếu chúng ta muốn hiểu rõ một trong các điểm về lý thuyết bệnh thần kinh, tôi phải dành một lớp học trong sáu tháng mỗi tuần 5 giờ mới dạy xong được. Vì thế nên tôi dừng lại ở hai thí dụ này thôi. Các bạn muốn khảo cứu sâu rộng hơn nên đọc những sách vở về điểm này, ví dụ như những công trình giải thích cái triệu chứng đã trở thành cổ điển của J.B reuer (chứng náo loạn thần kinh), công trình giải thích những triệu chứng tăm tối của bệnh điên dại trẻ con của C.G.Jung và những bài đăng trên các tạp chí khác. Những công trình khảo cứu này không thiếu sót. Sự phân tích, giải thích, dẫn giải những triệu chứng bệnh thần kinh được các nhà phân tâm học chú trọng đến nỗi họ quên luôn những vấn đề khác trong vấn đề này.

Các bạn nào muốn tìm hiểu sẽ ngạc nhiên khi thấy sao nhiều tài liệu thế, nhưng các bạn cũng sẽ gặp một vài khó khăn. Ý nghĩa của một triệu chứng nằm trong các liên quan với đời sống thầm kín của người bệnh. Triệu chứng càng có tính cách cá nhân bao nhiêu, chúng ta càng cần giải thích những liên quan đó bấy nhiêu. Mỗi khi đứng trước một tình trạng không có ý nghĩa hay trước một hành vi không có mục đích rõ ràng, chúng ta phải cố tìm ra ý nghĩa và mục đích đó. Hành vi ám ảnh của người bệnh chạy từ phòng này qua phòng khác rồi bấm chuông gọi người hầu phòngn thực có tính điển hình cho những triệu chứng này. Nhưng nhiều khi chúng ta cũng thấy có những triệu chứng có đặc tính khác. Những triệu chứng này phải được coi như điển hình cho bệnh thần kinh, vì giống nhau trong mọi trường hợp, sự khác biệt giữa cá nhân bị xoá nhoà đến nỗi chúng ta không thể gắn liền chúng vào với đời sống cá nhân của người bệnh hay đặt chúng trước những tình trạng có thực. Lễ nghi của người bệnh thứ hai có tính điển hình nhiều hơn nhưng cũng có nhiều tính cá biệt làm cho chúng ta có thể giải thích được lịch sử của trường hợp đó. Nhưng tất cả những người bị ám ảnh đều có khuynh hướng lặp đi lặp lại một cử chỉ, làm cho cử chỉ này thành nhịp nhàng, tìm cách tách bạch cử chỉ đó ra. Phần lớn bọn họ có thói quen rửa tay. Những người bệnh sợ ra phố, không phải là những sự ám ảnh, có thể coi như những chứng náo loạn thần kinh, hay sự lo âu phập phồng, thường lặp đi lặp lại mãi mãi một vài cử chỉ đến chán nản: sợ những nơi tù túng, những nơi ở ngoài trời rộng, những đường phố dài ngoằng mãi không hết. Họ có cảm tưởng được che chở khi đi cùng một người quen hay nghe tiếng xe đằng sau lưng. Nhưng đằng sau những triệu chứng chung này, mỗi người đều có những tính cá biệt nhiều khi hoàn toàn trái ngược nhau. Có người sợ đường phố chật hẹp, người khác sợ đường phố rộng, có người chỉ đi ra ngoài khi có ít người qua lại, có người chỉ đi ra ngoài khi có nhiều người ngoài phố. Sự náo loạn thần kinh cũng thế tuy có nhiều điểm cá biệt nhưng cũng có nhiều điểm điển hình có tính cách chung làm cho rất khó tìm ra cội rễ khi khảo sát lịch sử của người bệnh. Chúng ta dựa vào những tính cách điển hình có thể đoán bệnh. Nếu trong một trường hợp náo loạn thần kinh chẳng hạn, chúng ta có thể gán cho một trường họp điển hình một biến cố cá biệt nào đó, ví dụ như một sự nôn oẹ vào nhiều sự nôn oẹ khác, chúng ta sẽ bị lạc hướng khi sự phân tích cho thấy trong một trường hợp khác sự nôn oẹ lại bắt nguồn ở một biến cố cá nhân có tính cách khác hẳn. Lúc đó chúng ta sẽ phải công nhận rằng những sự nôn oẹ do sự náo loạn thần kinh gây ra có những nguyên nhân mà chúng ta không biết, vì những sự kiện do sự phân tích đưa ra chỉ là những duyên cớ bị lợi dụng khi cần đến.

Vì thế cho nên chúng ta đi đến kết luận nản lòng là nếu nhớ những sự kiện và biến cố sống động đối với người bệnh, chúng ta đã đi đến một vài sự giải thích thoả đáng về ý nghĩa các triệu chứng thần kinh, về phương diện cá nhân thì chúng ta đã không tìm được ý nghĩa của những triệu chứng điển hình xảy ra luôn luôn. Ngoài ra tôi cũng chưa đưa ra cho các bạn xem được hết những khó khăn gặp phải mỗi khi muốn phân tích thực rõ ràng những triệu chứng. Tôi sẽ không nói đến nhiều sự khó khăn đó không phải vì muốn cho công cuộc của mình có vẻ tốt đẹp nhưng chính vì không muốn làm loạn óc các bạn trong buổi đầu tiếp xúc này. Chúng ta chỉ mới đi những bước đầu chập chững trong công việc tìm hiểu ý nghĩa của các triệu chứng, chúng ta phải tạm hài lòng với những kết quả thu lượm được và chỉ tiến dần về phía những điều chưa biết. Tôi an ủi các bạn bằng mọi cách nói rằng, giữa những triệu chứng nói trên không thể nào có sự khác biệt dược. Nếu những triệu chứng cá nhân chắc chắn phụ thuộc vào những biến cố sống động của người bệnh thì những triệu chứng điển hình cũng phụ thuộc vào những biến cố điển hình, nghĩa là chung cho mọi người. Những tính chất khác tìm thấy đều đều trong các người bệnh chỉ là những phản ứng tổng quát thường xảy ra đối với người bệnh, ví dụ như những sự lặp đi lặp lại một cử chỉ nào đó và lòng đa nghi trong triệu chứng bị ám ảnh. Tóm lại chúng ta chẳng có lý do gì để nản lòng trước khi biết được những kết quả thu lượm được về sau này.

Trong thuyết về giấc mơ chúng ta cũng gặp những khó khăn tương tự. Nội dung rõ ràng của giấc mơ cũng có sự khác biệt cá nhân to lớn, chúng ta đã trình bày là sự phân tích giúp được cho ta những gì chứa đựng trong nội dung đó. Nhưng cạnh những giấc mơ cá nhân có những giấc mơ điển hình xảy ra giống nhau hoàn toàn đối với mọi người. Đó là những giấc mơ có nội dung đồng nhất rất khó giải thích: ví dụ như người ta nằm mơ thấy mình bị ngã, bay lên, lượn đi lượn lại, bơi lội, thấy mình bị ngăn trở hay trần truồng, và nhiều giấc mơ hồi hộp lo âu khác có thể giải thích nhiều cách khác nhau tuỳ theo từng người, nhưng không giải thích được tại sao nó lại có tín cách điển hình và đều đều chán nản như thế. Trong những giấc mơ này cũng như trong chứng bệnh thần kinh điển hình chúng ta thấy có những chi tiết cá nhân, thay đổi luôn luôn, nếu mở rộng quan niệm này ra chúng ta có thể đưa chúng vào khung cảnh của những giấc mơ khác mà không cần làm một điều gì mạnh mẽ cả.

18. Vô thức có thể coi như một tác động gây thương tích

Trong những dòng trên tôi đã nói với các bạn rằng tôi không muốn dùng làm khởi điểm cho công trình khảo sát của chúng ta những điểm nghi ngờ mà là những dữ kiện chúng ta đã đạt được. Hai câu chuyện phân tích trong phần trên có những kết quả rất hay mà tôi chưa nói đến.

Thứ nhất: cả hai người bệnh đều cho ta cảm tưởng là họ bị ràng buộc vào một mảnh đời quá khứ của họ. Họ không thể tách rời ra khỏi quá khứ đó cho nên không để ý gì đến hiện tại cũng như tương lai. Họ chìm sâu vào căn bệnh của họ cũng như những người muốn vào nhà tu kín để trốn tránh số mệnh không đẹp đẽ. Đối với người bệnh thứ nhất nguyên nhân của mọi điều đau khổ chính là sự bất lực của ông chồng trong đêm tân hôn. Chính trong những triệu chứng của căn bệnh hiện rõ ra ngoài mà ta thấy rõ bà làm như thế nào trong công việc phán đoán thái độ của chồng: Những lời gỡ tội cho chồng, tha thứ cho chồng, nâng chồng lên cao, rồi tiếc rẻ vì mất chồng. Dù hãy còn trẻ, hãy còn giữ được tuổi xuân, bà dùng đủ mọi cách thực tế hay tương tượng để trung thành với chồng. Bà không tiếp người lạ, không để ý đến cách ăn mặc, ngồi xuống ghế rồi mà không đứng lên được một cách dễ dàng, ngập ngừng khi phải ký tên, không thể tặng cho ai một vật gì cả, muốn chứng tỏ rằng bà ta không thể cho người khác một thứ gì của mình.

Đối với người bệnh thứ hai, nguyên nhân là mối tình thắm thiết đối với người cha trong tuổi dậy thì rồi kéo dài mãi về sau. Cô gái đi đến kết luận là không thể lấy chồng một khi chưa khỏi bệnh. Nhưng chúng ta có đủ lý do rằng, chính vì muốn ở gần cha và không muốn lấy chồng nên cô ta mới bị mắc bệnh.

Chúng ta phải tự hỏi bằng cách nào và bằng đường lối nào người ta có thể có một thái độ hết sức kỳ lạ và bất lợi như thế đối với cuộc đời; giả dụ như thái độ đó là một đặc tính chung cho mọi thứ bệnh thần kinh chứ không riêng cho hai người bệnh này. Quả đó là một đặc tính chung cho mọi bệnh thần kinh có một tầm quan trọng rất cao trong thực tế. Người bệnh náo loạn thần kinh của Breuer bị ám ảnh ngay trong thời kỳ người cha bị chết và cô ta bị ốm nặng. Dù đã khỏi bệnh cô ta cũng gần như không còn muốn sống nữa; dù sức khỏe đã trở lại bình thường cô ta cũng không muốn sống như những người đàn bà khác. Phân tích kỹ những triệu chứng và những hậu quả của trường hợp từng người bệnh, chúng ta thấy rằng người nào cũng quay về dĩ vãng. Trong phần lớn trường hợp họ thường chọn một thời kỳ rất sớm của đời họ, những năm đầu tiên của tuổi ấu thơ, có khi ngay cả thời kỳ còn bú sữa.

Những người mắc bệnh thần kinh vì bị thương trong trận chiến vừa qua cũng tương tự như những người bệnh của chúng ta trong những thí dụ trên. Trước chiến tranh cũng có nhưng trường hợp tương tự như thế xảy ra sau những tai nạn xe lửa hay những tai nạn ghê gớm khác. Tuy nhiên những người bị bệnh thần kinh vì bị thương cũng không thể đem so sánh với những người bệnh bị thần kinh tự nhiên như những người nói trên. Chúng ta chưa thể xếp họ vào loại đó, tôi hy vọng là một ngày kia sẽ có điều muốn nói với các bạn về họ. Nhưng hai loại người bệnh này giống nhau hoàn toàn ở điểm này: cả hai bị bệnh vì bị thương hay vì tự nhiên đều trở về thời kỳ tai nạn xảy ra, làm cho họ bị thương. Trong giấc mơ họ thường sống lại cảnh đó: trong những trường hợp bị lên cơn động kinh cơn nào cũng làm cho họ quay trở lại thời kỳ đó. Người ta có thể cho rằng những người bệnh không sao quên được tình trạng bị thương đó và tình trạng này lúc nào cũng như đứng sừng sững trước mặt họ như một công việc hiện thời, cấp bách; quan niệm này đối với chúng ta quan trọng vì nó mở đường cho một quan niệm kinh tế về những sự hoạt động tinh thần. Ngay chữ bị thương cũng chẳng có nghĩa gì khác hơn là một nghĩa kinh tế. Chúng ta gọi bằng danh từ đó một cách biến cố trong một thời gian ngắn đem lại cho đời sống tinh thần một số kích động quá nhiều khiến cho ta không thể dùng những phương sách thông thường để gạt bỏ được chúng, và hậu quả của tình trạng này là gây ra những sự rối loạn lâu dài trong việc sử dụng nghị lực của con người.

Sự tương tự này khuyến khích chúng ta gọi những biến cố sống động của những người bệnh của chúng ta là những biến cố gây xúc động. Do đó chứng bệnh thần kinh có một tính cách rất giản đơn: chứng bệnh thần kinh có thể được đồng hóa với một vết thương và giải thích được bằng cách cho rằng người bệnh không đủ khả năng phản ứng với một biến cố tinh thần có tính cách tình cảm sâu đậm một cách bình thường. Đó chính là điều Breuer và tôi đã công bố năm 1893 - 1895 trong một công thức đầu tiên tóm tắt những kết quả đạt được sau những công trình khảo sát mới. Trường hợp đàn bà sống xa chồng phù hợp với quan niệm này. Vết thương tinh thần do sự bất lực của ông chồng gây ra chưa thành sẹo nên bà ta luôn luôn nhớ lại vết thương này. Nhưng ngay trong trường hợp thứ hai người con gái có cảm tình thắm thiết với người cha quan niệm của chúng ta đã có điều gì không dễ hiểu. Trước hết, lòng thương của một đứa con gái đối với cha là một việc rất thường xảy ra và là một tình cảm rất dễ bị chế ngự cho nên danh từ bị thương có vẻ như không có nghĩa gì; sau nữa, tình cảm này lúc đầu chẳng có tác dụng gì tai hại và chỉ xuất hiện sau khi bị bệnh thần kinh thôi. Do đó chúng ta phải cho rằng sự thực phức tạp hơn chúng ta tưởng nhưng dù sao cũng không phải vì những lẽ đó mà quan niệm về vết thương của chúng ta không có giá trị: nó sẽ có một địa vị khác và chịu những điều kiện khác.

Vì thế chúng ta rời bỏ con đường chúng ta đi. Trước hết, con đường này không dẫn chúng ta đi xa và chúng ta còn phải học hỏi nhiều trước khi biết nó dẫn ta đi đâu. Về việc quay trở lại một thời kỳ trong quá khứ, chúng ta còn một nhận xét nữa là sự kiện này vượt qua giới hạn của bệnh thần kinh. Bệnh thần kinh quả có những sự quay trở về như thế nhưng không phải sự quay trở về nào cũng gây ra bệnh, không đồng hóa với bệnh và không len lỏi vào trong đời người bệnh. Một thí dụ trong sự trở về này có thể tìm thấy trong nỗi buồn làm cho người ta rời bỏ hẳn quá khứ vào tương lai. Nhưng sự buồn rầu khác hẳn bệnh thần kinh. Nhưng trái lại cũng có những bệnh thần kinh được coi như hình thức bệnh hoạn của sự buồn rầu.

Cũng có khi sau một biến cố làm rung chuyển cả đời họ, nhiều người thất vọng đến nỗi không còn nghĩ gì đến hiện tại và tương lai nữa, chỉ chú trọng đến quá khứ thôi. Nhưng không phải vì thế mà họ là những người mắc bệnh thần kinh. Cho nên dù vấn đề bị thương có quan trọng và xuất hiện luôn luôn như thế nào chăng nữa chúng ta cũng sẽ không dùng nó để biểu thị bệnh thần kinh.

Thứ hai: kết quả của công trình khảo cứu không có giới hạn về sau. Nói về người bệnh thứ nhất chúng ta đã trình bày là cử chỉ bị ám ảnh của bà ta không có ý nghĩa gì và bà ta đã gắn liền vào đó những kỷ niệm thầm kín của cuộc đời. Chúng ta đã nghiên cứu những liên quan giữa cử chỉ này và những kỷ niệm kia rồi dựa theo tính chất của những kỷ niệm này để tìm ra ý muốn của cử chỉ kia. Nhưng lúc đó chúng ta đã gạt ra ngoài một chi tiết đáng được chú ý. Trong khi người bệnh làm những cử chỉ ám ảnh như thế, bà ta không hề biết gì về biến cố phát sinh ra cử chỉ đó. Liên quan giữa những điều bà ta làm biến cố ra sao bà ta không hề hay biết, bà đã nói thực khi nói rằng bà ta không rõ nguyên nhân nào đã thúc đẩy mình làm việc đó. Thế rồi bị ảnh hưởng bởi phương pháp trị bệnh, một ngày kia bà biết rõ liên quan đó và nói cho chúng ta nghe. Nhưng bà ta vẫn không biết gì về nguyên nhân của cử chỉ dó: đối với bà ta chỉ có vấn đề sửa chữa một biến cố đáng buồn trong quá khứ và nâng chồng lên một bậc cao hơn. Chỉ sau một sự chữa chạy lâu dài bà mới biết được lý do đó chính là lý do độc nhất khiến cho bà đã có những hành động ám ảnh nói trên.

Chúng ta đã dựa vào quang cảnh trong nhà sau đêm tân hôn và những nguyên nhân thúc đẩy người bệnh do lòng yêu chồng gây nên để tìm ra ý nghĩa của cử chỉ ám ảnh. Trong khi làm những cử chỉ đó, người bệnh không hề biết đến ý nghĩa, nguồn gốc và mục đích của những cử chỉ đó. Vậy có nghĩa là trong người bệnh có cả một sự hoạt động tinh thần mà cử chỉ ám ảnh chỉ là hậu quả. Bà cũng cảm thấy hậu quả này nhưng không một điều kiện tinh thần nào đã xâm nhập được vào ý thức của bà. Bà ta hành động giống như anh chàng bị thôi miên nhận lệnh của Bernheim phải mở một cái dù trong phòng trình diễn, năm phút sau khi tỉnh dậy, đã tuân lệnh mà không biết tại sao mình làm thế. Khi chúng ta nói đến những hoạt động tinh thần vô thức, chúng ta đã nghĩ đến tình trạng vừa nói. Chúng ta thách bất cứ ai có thể khảo sát tình trạng đó một cách đúng nguyên tắc khoa học hơn chúng ta vì nếu họ làm được chúng ta sẽ hủy bỏ quan niệm về những sự hoạt động tinh thần vô thức. Cho đến khi đó chúng ta sẽ bỏ ngoài tai mọi lời bài bác cho rằng vô thức không có thực theo nghĩa khoa học của chữ này, và đó chỉ là một cách nói cho hay mà thôi. Lời bài bác này không có giá trị gì vì cái vô thức mà họ cho là không có thực lại có những kết quả rất thực và nhận thấy được sự ám ảnh.

Tình trạng của người bệnh thứ hai cũng giống như thế. Cô ta đã tạo ra một nguyên tắc theo đó cái gối không được chạm vào gỗ trên thành giường rồi theo nguyên tắc đó mà không hiểu nó bắt nguồn ở đâu, có nghĩa gì và do động lực nào thúc đẩy. Dù cô ta có phản kháng dữ dội đến đâu chăng nữa, hay không thèm để ý đến nguyên tắc đó, hay tìm cách làm trái lại, đều không ảnh hưởng gì đến việc phải cử hành đúng theo nguyên tắc đã đặt ra. Cô ta bị bắt buộc phải theo và tha hồ tự hỏi tại sao mình lại làm như thế. Trong những triệu chứng của sự ám ảnh, trong cách phát biểu và thúc đẩy đột nhiên hiện ra không ai biết từ đâu tới, chống lại ảnh hưởng của đời sống bình thường, xuất hiện như những người khách lạ đầy đủ quyền hành, như những người bất tử có mặt trong cuộc đời ồn ào của người thường, làm sao không nhận ra rằng đó là dấu vết của một vùng nào đặc biệt trong tinh thần, một vùng sống riêng biệt đối với các vùng khác, với mọi hoạt động và biểu thị của đời sống bên trong. Những triệu chứng, biểu thị và thúc đẩy đó làm cho chúng ta chắc chắn rằng có một vô thức tinh thần, và môn thần kinh học vì chỉ biết có một tâm lý hữu thức thôi nên không làm cách nào khác hơn là tuyên bố rằng biểu thị nói trên chỉ là kết quả của sự suy nhược. Tất nhiên tự chúng, những sự biểu thị và thúc đẩy này không có tính cách vô thức, cũng như những cử chỉ ám ảnh cũng không thoát khỏi cảm giác hữu thức. Những sự biểu thị và thúc đẩy đó sẽ không trở nên những triệu chứng nếu không xâm nhập vào ý thức. Nhưng những điều kiện tinh thần mà những biểu thị và thúc đẩy này phải chịu cũng như các tập thể mà sự giải thích của chúng ta đã xếp chúng vào có tính cách vô thức, ít nhất cũng cho tới khi chúng trở nên có ý thức nhờ những điều phân tích của chúng ta.

Những điều nhận thấy trong trường hợp hai người bệnh nói trên cũng là những điều nhận thấy trong mọi trường hợp bệnh thần kinh khác; trong mọi trường hợp, người bệnh không hề hay biết gì về những điều đó cả; bao giờ sự phân tích cũng cho thấy rằng những triệu chứng này chỉ là kết quả của những hoạt động tinh thần vô thức có thể trở thành hữu thức với một số điều kiện nào đó. Nếu các bạn thêm tất cả những điều này vào những điều vừa được trình bày trong đoạn trên, các bạn sẽ hiểu dễ dàng tại sao môn phân tâm học không thể bỏ qua giả thuyết về sự vô thức và tại sao chúng ta lại coi sự vô thức như một cái gì đó có thể sờ mó thấy được. Các bạn cũng hiểu luôn tại sao nhưng kẻ chỉ hiểu biết qua loa về sự vô thức, chưa hề phân tích sự vô thức bao giờ, chưa hề giải thích một giấc mơ bao giờ, chưa hề tìm hiểu ý nghĩa của một triệu chứng bệnh thần kinh bao giờ, những kẻ đó không thể coi được là những chuyên viên. Chúng ta cần nhắc lại một lần nữa: chỉ một việc có thể dùng sự giải thích để tìm hiểu ý nghĩa của một triệu chứng bệnh thần kinh cũng đủ là một bằng chứng không phủ nhận được là sự vô thức quả là một điều có thực và chúng ta cần chấp nhận sự có mặt của nó.

Nhưng như thế chưa phải là hết. Một phát minh khác của Breuer mà tôi coi là rất quan trọng cho ta biết nhiều hơn nữa về liên quan giữa vô thức và những triệu chứng bệnh thần kinh. Không những ý nghĩa của các triệu chứng này có tính cách vô thức mà giữa vô thức này và sự có mặt của các triệu chứng có những liên quan có thể thay thế nhau được. Các bạn sẽ hiểu tôi ngay, cùng với Breuer tôi khẳng định rằng: mỗi khi chúng ta đứng trước một triệu chứng, chúng ta phải kết luận rằng trong người bệnh có một vài hoạt động vô thức có chứa đựng ý nghĩa của triệu chứng này. Ý nghĩa nầy phải vô thức thì triệu chứng mới phát hiện ra được. Những sự hoạt động tinh thần hữu thức không phát sinh ra những triệu chứng bệnh thần kinh; một khi những hoạt động vô thức trở thành hữu thức thì những triệu chứng đó biến mất ngay. Bạn thấy rõ chưa: đó là một phương pháp trị bệnh, làm cho các triệu chứng biến mất. Chính Breuer đã dùng phương pháp làm biến mất triệu chứng để chữa khỏi bệnh cho người bệnh bị náo loạn thần kinh đầu tiên của ông. Ông ta đã tìm ra một kỹ thuật hữu thức hóa những sự hoạt động vô thức dấu giếm ý nghĩa của những triệu chứng rồi từ đó làm cho những triệu chứng này biến mất.

Sự phát minh của Breuer là kết quả không phải của lý luận mà của một sự quan sát thành công với sự giúp đỡ của người bệnh. Các bạn đừng tìm hiểu sự phát minh này bằng cách kéo nó về một sự phát minh khác; các bạn hãy chấp nhận nó như một sự kiện căn bản có thể đưa đến sự giải thích nhiều sự kiện khác. Vì thế nên tôi xin phép các bạn diễn tả sự phát minh này theo một hình thức khác.

Một triệu chứng được phát hiện để thay thế một cái gì không phát hiện ra được. Một vài sự hoạt động tinh thần vì không phát triển bình thường được để đi tới ý thức nên phải phát sinh ra một triệu chứng. Vậy triệu chứng bệnh thần kinh là kết quả của một sự hoạt động mà sự phát triển đã bị ngăn chặn làm rối loạn bởi một nguyên nhân nào đó. Triệu chứng được phát hiện để thay thế hoạt động bị ngăn chặn này và như thế đã có một sự thay bậc đổi ngôi; khi phương pháp trị liệu hủy bỏ được liên quan này tức là phương pháp đã đạt được mục đích.

Phát minh của Breuer cho đến bây giờ vẫn là căn bản của phương pháp trị bệnh bằng phân tâm học. Đề luận: “những triệu chứng sẽ biến mất một khi các điều kiện vô thức đã được hữu thức hóa” đã được mọi công trình khảo cứu về sau khẳng định, mặc dù gặp biết bao nhiêu sự phức tạp kỳ khôi và không chờ đợi nhất trong việc áp dụng vào thực tế. Phương pháp trị bệnh của chúng ta là làm sao biến vô thức thành hữu thức, phương pháp đó chỉ hữu hiệu khi làm được việc đó.

Các bạn đừng lầm tưởng rằng công việc trị bệnh như thế sẽ dễ áp dụng. Người ta sở dĩ mắc bệnh thần kinh chính vì không biết rằng bên trong mình có một hoạt động tinh thần nào đó mà đáng lẽ mình phải biết. Đề luận này làm ta nhớ lại một đề luận khác của Socrate khi ông cho rằng tội lỗi chính là kết quả của một sự ngu dốt. Một vị bác sĩ không khó khăn gì không tìm ra dễ dàng những hoạt động tinh thần mà người bệnh không ý thức được. Cho nên vị bác sĩ phải giải thoát cho người bệnh ra khỏi sự ngu dốt đó bằng cách nói cho y biết điều mình tìm ra. Vị bác sĩ phải có đủ khả năng hủy bỏ một phần nào tính cách vô thức của những triệu chứng, còn về liên quan giữa triệu chứng và biến cố trong đời sống người bệnh thì bác sĩ làm sao đoán ra được và phải chờ đợi người bệnh cho mình biết. Nhưng về điểm này, bác sĩ có thể có được tài liệu bằng cách hỏi những người sống xung quanh người bệnh để biết về những biến cố trong đời người bệnh, cả về những biến cố mà người bệnh không biết vì xảy ra trong thời thơ ấu. Hòa hợp hai phương pháp này, bác sĩ có thể trong một khoảng thời gian ngắn đạt được mục đích định đến, nghĩa là làm cho những hoạt động tinh thần vô thức trở thành hữu thức.

Kết quả như thế thực hoàn hảo, chúng ta đã đạt được những kinh nghiệm không chờ đợi. Cũng như theo Molìere có thứ củi này có thứ củi nọ, có thứ hiểu biết này, cũng như có thứ hiểu biết nọ, và mọi thứ hiểu biết đều không có giá trị tâm lý như nhau. Sự hiểu biết của bác sĩ không giống sự hiểu biết của người bệnh và không thể có cùng một hiệu quả. Nếu bác sĩ nói cho người bệnh điều hiểu biết của mình, bác sĩ không thể thành công. Hay nói cho đúng hơn, sự thành công của bác sĩ không phải ở chỗ đã hủy bỏ được những triệu chứng, nhưng là khởi đầu một sự phân tích mà những dấu hiệu đầu tiên thường do chính những điều mâu thuẫn do người bệnh cung cấp. Người bệnh biết một điều trước kia không biết, đó là ý nghĩa của triệu chứng căn bệnh của mình, vậy mà người bệnh cũng không biết gì hơn trước. Như thế chúng ta thấy rằng có hơn một sự “không biết”. Muốn biết những điều “không biết” có khác nhau ra sao, cần có những hiểu biết sâu xa về tâm lý. Nhưng không phải vì thế mà đề luận của chúng ta là: “những triệu chứng sẽ biến mất một khi ý nghĩa của chúng trở thành hữu thức” trở thành không đúng. Chỉ có điều là sự hiểu biết phải đặt nền tảng trên một sự thay đổi bên trong người bệnh, sự thay đổi này chỉ phát hiện sau một công việc tinh thần theo đuổi một mục đích nhất định. Chúng ta đứng trước những vấn đề mà sự tập hợp lại sẽ xuất hiện như một động lực trong công việc cấu thành những triệu chứng.

Và bây giờ tôi hỏi các bạn: điều tôi vừa nói các bạn có cho là quá tăm tối và rắc rối không? Các bạn có bị lạc hướng khi thấy tôi rút lại những điều vừa đưa ra, bao quanh những đề luận của tôi bằng mọi thứ giới hạn, đi vào một chiều hướng này để rồi lại quay theo một chiều hướng khác không? Tôi tiếc rằng sự việc đã xảy ra như thế. Nhưng tôi quả không thích đơn giản hóa chân lý, không thấy có gì trở ngại khi trình bày cho các bạn biết rằng vấn đề của chúng ta có nhiều khía cạnh phức tạp kỳ lạ, không thấy hại gì khi đưa cho các bạn biết những điều mà bạn chưa thể dùng ngay trong lúc này. Tôi biết là mỗi sinh viên đều sắp xếp những ý tưởng của giáo sư theo tiện lợi riêng cho mình, vắn tắt hóa bài thuyết trình, giản dị hóa và trích ra trong đó những điều mình muốn giữ lại. Tất nhiên càng có nhiều điều được trình bày bao nhiêu thì những điều được giữ lại càng nhiều bấy nhiêu. Dù sao tôi cũng hy vọng rằng trong bao nhiêu điều trình bày, các bạn cũng đã có được một ý niệm khá rõ ràng về phần chính trong bài thuyết trình của tôi, nghĩa là phần liên quan đến ý nghĩa của các triệu chứng đến vô thức và đến liên quan giữa vô thức và các ý nghĩa này. Có lẽ các bạn sẽ hiểu rằng sau này công trình khảo cứu của chúng ta sẽ hướng về hai điểm sau đây: một đằng tìm hiểu tại sao loài người lại bị bệnh, trở thành nạn nhân của một chứng bệnh thần kinh có thể kéo dài suốt đời, và đó là vấn đề trị bệnh; đằng khác tìm xem triệu chứng bệnh hoạn đã phát triển như thế nào với các điều kiện của chứng bệnh thần kinh, và đó là vấn đề động lực tinh thần. Thế nào cũng có những nơi mà hai vấn đề này tiếp giáo với nhau.

Tôi không muốn đi xa hơn nữa nhưng vì còn một chút thì giờ nên tôi muốn các bạn để ý đến một đặc tính khác trong hai vụ phân tích nói trên: đó là những lỗ hổng trong trí nhớ hay chứng mất trí nhớ. Tôi đã nói là công việc của phương pháp trị bệnh theo lối phân tâm là: biến vô thức, căn nguyên của bệnh thành hữu thức. Các bạn sẽ ngạc nhiên nếu thấy công thức này có thể được thay thế bằng công thức sau: lấp hết những lỗ hổng trong trí nhớ, hủy bỏ bệnh mất trí nhớ. Công thức sau chẳng khác gì công thức trước. Vậy chứng mất trí nhớ của người bệnh thần kinh giữ một vai trò quan trọng trong việc phát sinh các triệu chứng. Nhưng suy nghĩ kỹ về trường hợp người bệnh thứ nhất, chúng ta thấy là vai trò gán cho sự mất trí nhớ có lẽ không đúng lắm. Người bệnh không hề quên quang cảnh đêm tân hôn, trái lại nhớ rất kỹ và trong suốt câu chuyện không có một sự quên lãng nào khác trong việc phát sinh ra triệu chứng. Tuy không rõ ràng hơn nhưng trường hợp của người con gái trong trường hợp thứ hai cũng thế. Cô này cũng nhớ rất rõ dù nhớ một cách ngập ngừng, miễn cưỡng, thái độ của mình ngày xưa lúc nhất định đòi mở cửa phòng mình thông sang phòng cha mẹ và bắt mẹ nhường chỗ cho mình trong giường cha. Điều duy nhất làm chúng ta ngạc nhiên là người bệnh thứ nhất, sau khi làm đi làm lại cử chỉ ám ảnh của mình rất nhiều lần, không hề hay biết gì đến liên quan giữa cử chỉ này với biến cố trong đêm tân hôn và mặc dù sau này chúng ta đã hướng dẫn bà, bà cũng không hề nhớ lại kỷ niệm đó. Người con gái trong trường hợp sau cũng thế, cô ta cho rằng các lễ nghi và những cơ hội gây ra lễ nghi đó bắt nguồn ở tình trạng của cô phải làm đi làm lại một số công việc mỗi ngày. Trong cả hai trường hợp không hề có chứng mất trí nhớ thực sự: chỉ có đứt mất sợi dây liên lạc để cho biến cố quay trở lại trí nhớ thôi. Nhưng nếu sự rối loạn trong trí nhớ này đủ để cắt nghĩa sự ám ảnh thì trong trường hợp náo loạn tinh thần sự việc không phải thế. Trong sự náo loạn tinh thần thường có mất trí nhớ rất nhiều. Phân tích mỗi triệu chứng trong sự náo loạn tinh thần người ta thấy có rất nhiều cảm tưởng của đời sống trong quá khứ mà người bệnh cho là mình quên hết. Một đằng những cảm tưởng này thuộc về những năm đầu tiên của cuộc sống, thành ra sự mất trí nhớ trong sự náo loạn thần kinh chỉ là sự kéo dài trực tiếp của chứng mất trí nhớ của trẻ con về những giai đoạn đầu tiên trong cuộc sống tinh thần ngay cả đối với những người bình thường. Đằng khác những biến cố mới nhất trong đời người bệnh cũng bị quên, nhất là những cơ hội gây ra bệnh hay làm cho bệnh nặng hơn cũng bị quên một phần hay toàn thể. Luôn luôn những chi tiết quan trọng biến mất trong toàn thể kỷ niệm hay bị thay thế bằng những kỷ niệm sai lầm. Thường thường chỉ một ít thời gian sau khi được phân tích là những kỷ niệm về những biến cố mới này trở lại, những kỷ niệm này thường bị dồn ép để lại trong trí nhớ những lỗ hổng rất lớn.

Những sự rối loạn trong trí nhớ đặc biệt biểu thị cho bệnh náo loạn thần kinh với những triệu chứng là những cơn động kinh không để lại một dấu vết gì trong trí nhớ. Bởi vì sự việc không xảy ra tương tự trong sự ám ảnh nên chúng ta phải kết luận là những sự mất trí nhớ là một đặc tính tâm lý của chứng náo loạn thần kinh chứ không phải là một triệu chứng chung cho mọi bệnh thần kinh khác. Tầm quan trọng của sự khác biệt này được giảm bớt bởi nhận xét sau đây. Ý nghĩa của một triệu chứng có thể được quan niệm theo hai lối: một về phương diện ngôn gốc một về phương diện mục đích, nghĩa là nói một cách khác, một về những cảm giác và biến cố phát sinh ra nó, một về ý muốn mà nó phục vụ. Nguồn gốc của một triệu chứng chỉ là những cảm giác từ bên ngoài vào, có một lúc có tính cách hữu thức nhưng sau đó trở thành vô thức và bị quên lãng. Mục đích của triệu chứng, khuynh hướng của nó trái lại trong mọi trường hợp đều là một sự hoạt động tinh thần có tính cách hữu thức trong một lúc nào đó, nhưng cũng có thể bị vùi lấp trong vô thức mãi mãi. Vậy việc mất trí nhớ liên can đến nguồn gốc, nghĩa là đến những biến cố làm nền tảng cho triệu chứng, như trong trường hợp náo loạn thần kinh không quan trọng; chính mục đích khuynh hướng có thể có tính cách vô thức ngay từ đầu, chính mục đích và khuynh hướng này mới quy định sự lệ thuộc của triệu chứng với vô thức và trường hợp này xảy ra trong sự ám ảnh cũng như trong bệnh náo loạn thần kinh.

Chính vì gán cho vô thức một tầm quan trọng như thế nên chúng ta mới bị phê bình chỉ trích một cách gay gắt như thế. Các bạn đừng cho rằng chống đối này bắt nguồn ở chỗ người ta không quan niệm được vô thức hay không làm được những cuộc thí nghiệm về vô thức. Lịch sử khoa học đã hai lần cải chính nghiêm trọng đối với tính ích kỷ ngây ngô của loài người. Lần thứ nhất khi khoa học chứng minh rằng trái đất không hề là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một phần nhỏ bé, vô nghĩa lý trong hệ thống vũ trụ mà chúng ta không thể tưởng tượng được là to lớn như thế nào. Sự chứng minh thứ nhất này là công của Copernic dù trước đó khoa học thời Alexandre đã loan báo một vài điều tương tự. Lần thứ hai là khi khoa học chứng minh rằng con người không phải giữ một địa vị đặc biệt cao cả trong sự sáng tạo mà cũng lệ thuộc vào giới động vật, cũng có tính chất như mọi động vật. Cuộc cách mạng này được thực hiện sau những công trình của Darwin, Wallace và các người đi trước, và đã gặp sự chống đối kinh khủng của người đương thời. Lần cải chính thứ ba đánh vào tính tự cao tự đại của loài người khi cho rằng cái tôi của con người không là chủ độc tôn trong nhà mình, chỉ được biết một vài điều lẻ tẻ, hiếm hoi về những sự xảy ra ngoài ý thức của mình trong đời sống tinh thần. Những nhà phân tâm học không phải là những người độc nhất và đầu tiên kêu gọi lòng khiêm tốn của loài người nhưng họ có nhiệm vụ phổ biến thật rộng rãi quan niệm này với tất cả tấm lòng hăng hái và cung cấp cho mọi người những vật liệu lấy từ trong các cuộc thí nghiệm ra để dùng cho bất cứ ai. Do đó người ta tới tấp chỉ trích khoa học của chúng ta, quên hết mọi sự lịch sự trong giới văn học, phản kháng chúng ta với mục đích giũ bỏ những sự ràng buộc của một sự họp lý và vô tư. Thêm vào đó, họ còn sợ những thuyết của chúng ta gây rối loạn trong hòa bình của thế giới như các bạn sẽ có dịp nhận thấy về sau đây.

19. Chống đối và dồn ép

Muốn có một ý niệm đứng đắn về chứng bệnh thần kinh, chúng ta cần có nhiều kinh nghiệm mới và đây là hai cuộc thí nghiệm rất đáng chú ý, gây nhiều tiếng vang trong thời kỳ phát hiện.

Thí nghiệm thứ nhất: mỗi khi chúng ta trị bệnh cho một người nào, người đó thường chống cự lại rất dữ đội trong suốt thời kỳ điều trị. Câu chuyện khó tin nhưng có thực. Nếu chúng ta không nói điều đó cho gia đình người bệnh biết, họ sẽ cho rằng ta muốn kéo dài thời kỳ trị bệnh ra. Chính người bệnh chống cự lại rất dữ dội tuy không biết là mình chống cự và khi chúng ta làm sao để người bệnh nhận ra là họ chống cự lại chúng ta tức là chúng ta đã thành công khá lớn. Các bạn thử nghĩ xem: người bệnh đau khổ quá nhiều vì bệnh mình làm cho người chung quanh đau khổ theo, hy sinh biết bao nhiêu công của thời giờ để được khỏi bệnh, người đó có lý do gì để phản kháng lại bác sĩ muốn chữa cho họ khỏi? Họ sẽ cho là thái độ chống đối đó thực vô nghĩa lý mỗi khi bạn cho họ biết việc đó. Vậy mà chẳng còn điều gì đúng hơn là sự chống đối đó nữa, còn thiếu gì những người đau răng chống đối dữ dội lại nha sĩ khi thấy đưa đồ nhổ răng vào gần mồm.

Sự chống đối của người bệnh xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều khi rất tế nhị, khó nhận ra. Người ta không tin cậy ông thầy thuốc, nhiều khi còn đề phòng ông ta nữa. Trị bệnh thần kinh chúng ta cũng dùng kỹ thuật như trong việc giải thích giấc mơ. Chúng ta yêu cầu người bệnh tự quan sát và nói cho chúng ta nghe những điều họ cảm thấy theo thứ tự xuất hiện trong óc họ: tình cảm, ý tưởng, kỷ niệm. Chúng ta yêu cầu họ tự nhiên nói ra những điều mình nghĩ hay cảm thấy, chứ đừng ngập ngừng vì những điều đó khó nghe, khó nói, hay cho là không quan trọng hay vô nghĩa. Chúng ta bảo họ là đừng ngập ngừng gì, đừng nghe theo những lời chỉ trích bên trong và nếu họ làm theo đúng lời chỉ dẫn của chúng ta thì bệnh họ sẽ chóng khỏi hơn. Kinh nghiệm trong việc giải thích giấc mơ đã cho ta biết là chính trong những kỷ niệm, những điều nghi ngờ lại chứa đựng nhiều vật liệu giúp cho chúng ta tìm được vô thức.

Kết quả thứ nhất thu lượm được trong quy tắc cơ bản này là lấy ngay sự chống đối của người bệnh để chống lại người bệnh. Người bệnh dùng đủ mọi cách để không nghe theo lời bác sĩ, sẽ nói rằng không cảm thấy gì hết, không có một ý tưởng, một tình cảm hay một kỷ niệm nào, hay nếu có cũng chẳng biết rõ như thế nào. Nhưng dần dần người bệnh nhượng bộ trước những đề nghị của chúng ta, tự tố cáo bằng cách lặng im thật lâu trong khi đang nói chuyện, rồi rút cục thú nhận rằng mình biết những điều không thể nói ra được làm cho mình xấu hổ, cho nên không nói ra được trái với lời đã hứa. Có khi người bệnh thú nhận rằng có biết một vài điều nhưng điều đó liên can đến một người khác nên không tiện nói ra. Có khi lại cho là những điều mình biết chả có nghĩa gì, chả có tầm quan trọng nào đáng cho mình để ý đến. Cứ thế tiếp tục mãi cho tới khi bác sĩ nói cho họ biết rằng khi yêu cầu người bệnh nói hết thì người bệnh phải nói hết thực sự chứ không phải nói chơi.

Khó lòng tìm thấy một người bệnh nào lại không dành riêng cho mình một khoảng nào đó trong tinh thần, làm cho việc trị bệnh không len lỏi vào đó được. Một thân chủ rất thông minh của tôi trong suốt một tuần liền đã giấu không cho tôi biết là anh ta có nhân tình, khi tôi trách anh về điều đó, anh trả lời là anh tưởng rằng đó là việc riêng của anh. Tất nhiên việc trị bệnh bằng phân tâm học không thể chấp nhận điều giấu giếm đó. Ví dụ như bây giờ chúng ta tuyên bố rằng, cảnh sát trong ngày nào đó sẽ không bắt một người nào đó ở hai nơi trong thành Viên chẳng hạn, rồi đi tìm bắt một người tội phạm đang ẩn náu trong thành phố. Tên tội phạm sẽ trốn ở đâu nếu không phải là ở một trong hai nơi nói trên. Tôi tưởng rằng tôi có thể dành một quyền hạn như thế cho một người thân chủ của tôi khi cho rằng người này có thể giữ được lời hứa và không nói cho người khác biết những điều cần giấu vì lý do bí mật nghề nghiệp. Thân chủ này rất hài lòng về công việc trị bệnh. Tôi không hài lòng như anh ta và không bao giờ dám làm lại một thí nghiệm như thế nữa.

Những người bị ám ảnh thường viện cớ lương tâm và nghi ngờ để gây khó khăn trong việc trị bệnh, Những người bị náo loạn thần kinh thường làm hỏng công việc trị bệnh bằng cách nói ra những điều không ích lợi gì cho công việc trị bệnh, có khi còn làm sai lạc công việc này nữa. Tôi không hề muốn đưa các bạn đi sâu vào những chi tiết trong kỹ thuật trị bệnh. Tôi chỉ cần nói rằng, mỗi khi chúng ta thành công trong việc ép buộc người bệnh làm theo lời trong một phạm vi nào đó thì sự chống đối lập tức được chuyển sang một địa hạt khác. Lúc đó sự chống đối sẽ có tính cách tri thức dùng những tài liệu lý luận, những sự khó khăn, sai lầm mà người ta tưởng đã tìm ra trong lý thuyết của chúng ta. Từ miệng người bệnh chúng ta sẽ được nghe lại tất cả những lời bài bác mà các nhà khoa học nhất loạt đưa ra phản đối chúng ta. Đúng là một trận bão trong một ly nước. Nhưng người bệnh chịu khó nghe chúng ta nói, hướng dẫn bài bác họ, chỉ cho họ những tài liệu họ cần tham khảo. Họ sẵn sàng trở thành thân hữu của môn phân tâm học với điều kiện là môn này đừng động đến họ, đến cá nhân của họ. Trong sự chống đối đó có một ý muốn cho chúng ta đi xa dần nhiệm vụ chính. Vì thế nên chúng ta phải chống đối lại thái độ đó. Những người bị ám ảnh dùng một phương pháp đặc biệt trong việc chống đối. Người bệnh để yên cho chúng ta phân tích, không tỏ vẻ phản đối khiến cho đã có lúc chúng ta có cảm tưởng đang thành công, nhưng rồi cuối cùng chẳng đạt được một kết quả gì. Lúc đó mới thấy sự chống đối núp sau sự nghi ngờ. Người bệnh tự nhủ: “Những điều này thật hay, thật đẹp tôi chẳng muốn gì hơn là tiếp tục, nếu những điều đó đúng tôi sẽ khỏi bệnh. Nhưng có lẽ không đúng, mà một khi tôi tin là không đúng thì bệnh tôi chẳng khỏi được”. Tình trạng này có thể kéo dài lâu cho tới khi chúng ta tấn công thẳng vào sào huyệt sự chống đối và lúc đó mới là giờ phút quyết liệt.

Sự chống đối có tính cách trí thức không lấy gì làm quan trọng, có thể chiến thắng được dễ dàng. Nhưng còn sự chống đối khác khó chiến thắng hơn. Đáng lẽ gợi lại những kỷ niệm, người bệnh lại đưa ra những luận điệu thái độ trong cuộc sống để chống lại bác sĩ và phương pháp trị bệnh. Khi người bệnh là đàn ông, anh ta thường dựa vào những sự giao thiệp với người cha mà địa vị đã bị ông bác sĩ thay thế: đưa ra những luận điệu về sự ham muốn được độc lập, lòng tự ái vượt cả người cha, không muốn tỏ lòng biết ơn người cha, người bệnh dùng những luận điệu này để phá ông bác sĩ không cho ông làm được công việc trị bệnh. Người ta có cảm tưởng rằng người bệnh thích làm cho ông bác sĩ thất bại, bực mình hơn là muốn khỏi bệnh. Nếu người bệnh là đàn bà thì họ hay dùng những lời nũng nịu âu yếm để xiêu lòng ông bác sĩ, nhiều khi tình cảm đối với ông bác sĩ có đượm màu tình ái. Khi khuynh hướng này đạt tới một mức độ nào đó, người bệnh không quan tâm gì đến tình thế hiện tại nữa, không còn nghĩ đến bệnh trạng, quên hết những điều cam kết trong khi trị bệnh. Ngoài ra lòng ghen tuông, sự thất vọng của người bệnh khi thấy ông bác sĩ tỏ vẻ lạnh lùng với mình cũng ngăn trở công việc trị bệnh tiến hành đều đều.

Những sự chống đối này không đáng bị kết án hoàn toàn. Chính sự chống đối nhiều khi cũng chứa đựng nhiều tài liệu quan trọng về đời sống người bệnh và do đó cũng giúp nhiều cho bác sĩ nếu ông này biết hướng dẫn khéo léo. Chỉ có điều là trong lúc đầu bao giờ những sự chống đối này cũng có hại cho sự trị bệnh. Đó chính là sự phát triển của cái tôi mà người bệnh dùng để chống lại những sự thay đổi do sự trị bệnh có thể gây ra. Những đặc điểm của cái tôi này xuất hiện dưới những điều kiện của bệnh thần kinh và là phản ứng đối với căn bệnh; chúng ta có thể cho là chúng tiềm tàng trong người bệnh vì nếu không có bệnh thì không bao giờ chúng xuất hiện tới mức độ đó và với cường độ đó. Sự xuất hiện của các chống đối này không làm hại gì đến hiệu quả của sự trị bệnh. Nhà phân tâm học biết trước là thế nào cũng có chống đối, thế nào chúng cũng xuất hiện và chỉ không hài lòng khi không làm cho chúng xuất hiện với một sự rõ ràng mong muốn và làm cho người bệnh hiểu được tính chất của sự chống đối đó thôi. Sự hủy bỏ những sự chống đối đó chính là công việc cần thiết phải làm, nếu làm được thì chúng ta đã thành công một phần.

Người bệnh lại lợi dụng bất cứ một cơ hội nào để thôi không cố gắng nữa, cơ hội này có thể là một tai nạn bất thần xảy ra trong lúc đang chữa, một biến cố bên ngoài làm người bệnh chú ý đến, một vẻ thù nghịch của người chung quanh đối với bệnh, một bệnh khác xảy ra làm cho bệnh thần kinh nặng thêm, hoặc một sự tiến bộ khả quan trong việc chạy chữa. Các bạn cứ thêm vào những điều trên, những điều vừa nói là các bạn có ngay một bản kê khai không phải là đầy đủ, nhưng khá đúng về mọi phương tiện chống đối xảy ra trong lúc bệnh. Nếu tôi nói nhiều chi tiết về vấn đề như thế lại chỉ cốt để chứng minh rằng những kinh nghiệm của chúng ta trong việc khảo cứu các sự chống đối là nền tảng cho quan niệm sống động của chúng ta về bệnh thần kinh. Breuer và tôi đã bắt đầu chữa bệnh thần kinh bằng thôi miên: người bệnh đầu tiên của Breuer chỉ được chữa chạy trong tình trạng bị thôi miên, tôi cũng làm theo ông ta. Phải nhận là chữa như thế dễ dàng hơn, dễ chịu hơn, mất ít thì giờ hơn, nhưng kết quả đạt được không chắc chắn, không được lâu. Vì thế nên tôi bỏ không dùng thôi miên nữa và hiểu rằng nếu cứ tiếp tục dùng thôi miên thì không sao hiểu được tính cách sống động của những bệnh này. Vì thôi miên nên bác sĩ không thấy có sự chống đối. Dồn sự chống đối đi, thôi miên sẽ có một môi trường hoạt động rộng rãi hơn, và sự chống đối nấp sau môi trường đó không làm sao tiến tới được y như sự nghi ngờ trong bệnh thần kinh bị ám ảnh. Vì thế nên tôi có thể nói rằng môn phân tâm học chỉ ra đời khi người ta bỏ không dùng thôi miên nữa.

Nhưng dù có cho sự chống đối là quan trọng chăng nữa, chúng ta cũng nên dành chỗ cho nghi vấn và không nên quá vội vàng trong việc công nhận sự có mặt của các sự chống đối. Cũng có những trường hợp bệnh thần kinh mà sự liên tưởng chẳng làm được gì; cũng có khi những lời bài bác của chính người bệnh đáng được chúng ta để ý, chúng ta có thể đã lầm khi cho những lời bài bác này là những sự chống đối. Tuy nhiên tôi phải nói rằng lý luận được như thế không phải dễ dàng gì. Chúng ta đã có dịp quan sát con bệnh của chúng ta trước và sau khi những sự chống đối này xuất hiện. Cường độ của sự chống đối luôn luôn thay đổi trong thời gian trị bệnh; cường độ này tăng lên khi chúng ta tới một chủ đề mới, đến tột đỉnh khi chủ đề này đến chỗ xây dựng rồi sau đó giảm dần khi chủ đề đã làm xong. Ngoài ra, trừ phi vì vụng về trong kỹ thuật, chúng ta chưa hề gợi cho người bệnh chống đối chúng ta hết mình. Trong suốt thời gian trị bệnh, người bệnh thay đổi nhiều lần thái độ chống đối. Khi chúng ta đưa họ được đến một điểm nào đó làm cho họ ý thức được một phần nào những vật liệu chứa đựng trong vô thức của họ là họ chống đối mạnh nhất; nếu trước đó họ có hiểu hay chấp nhận một điều gì thì lúc đó họ cũng bỏ hết; trong sự chống đối tột đỉnh này nhiều khi họ tỏ ra ngu xuẩn. Nhưng nếu ta giúp họ thắng được sự chống đối đó, họ sẽ lấy lại được bình tĩnh và lại hiểu được. Vậy thái độ phê bình chỉ trích của họ không có tính cách độc lập mà chỉ là một phương tiện phụ trong tình cảm của họ do sự chống đối hướng dẫn. Nếu có điều gì không hợp lý, người bệnh sẽ tìm mọi cách chống đối, nhưng nếu có điều gì hợp lý, người bệnh lại chấp nhận một cách dễ dàng. Chúng ta cũng thường làm như thế, nhưng sở dĩ trong người bệnh sự lệ thuộc của ý chí vào tình cảm này xuất hiện rõ ràng như thế chính là vì chúng ta đã dồn chúng vào cứ điểm cuối cùng của chúng.

Chúng ta làm sao giảng được sự kiện người bệnh dùng đủ mọi cách chống lại sự hủy bỏ các triệu chứng bệnh và sự tái lập tình trạng bình thường của một hoạt động tinh thần? Những động lực chống lại sự thay đổi tình trạng này cũng như là những động lực đã gây ra tình trạng đó. Chúng ta có thể dùng những kinh nghiệm đạt được trong việc phân tích các triệu chứng để tái lập sự hoạt động tinh thần lúc các triệu chứng mới xuất hiện. Sau quan sát của Breuer chúng ta biết rằng, sở dĩ các triệu chứng căn bệnh xuất hiện là vì sự hoạt động tinh thần không đạt được mức độ bình thường để có thể trở thành hữu thức. Triệu chứng chỉ xuất hiện để thay thế những cái gì chưa hoàn thành. Do đó chúng ta có thể xác định được vị trí của tác dụng của động lực gây ra triệu chứng đó. Chắc phải có một sự chống đối mạnh mẽ không có sự hoạt động tinh thần tiến vào được ý thức: vì thế cho nên sự hoạt động này phải có tính cách vô thức và với tính cách vô thức đó nó còn xuất hiện dưới hình thức một triệu chứng. Nhưng sự cố gắng biến vô thức thành hữu thức cũng gặp sự chống đối. Chúng ta gọi sự hoạt động gây ra bệnh thần kinh xuất hiện dưới hình thức một sự chống đối này là sự dồn ép.

Bây giờ chúng ta phải hình dung xem sự dồn ép này ra sao? Đó là điều kiện trước nhất để hợp thành một triệu chứng và từ trước tới nay chúng ta chưa từng thấy một cái gì tương tự. Lấy thí dụ một sự thúc đẩy, một hoạt động tinh thần có thể biến thành một hành vi: sự thúc đẩy này có thể bị gạt ra một bên, bị bỏ đi hay bị lên án. Vì thế nên nghị lực của nó bị rút đi, nó trở thành bất lực, chỉ còn sót lại trong tinh thần như một kỷ niệm thôi. Mọi quyết định mà sự thúc đẩy là đối tượng đều phải tiến hành dưới sự kiểm soát hữu thức của cái tôi. Nhưng khi sự thúc đẩy đó bị dồn ép thì sự việc xảy ra khác hẳn. Nó sẽ giữ nguyên nghị lực nhưng không để lại đằng sau một kỷ niệm nào cả, sự dồn ép sẽ hoạt động mà không chịu sự kiểm soát của ý thức. Sự so sánh này không giúp ta tiến gần đến sự hiểu rõ tính chất của sự dồn ép .

Tôi muốn trình bày cho các bạn xem những sự biểu thị lý thuyết có ích nhất về phương diện này, nghĩa là đúng nhất để hình dung sự dồn ép bằng một hình ảnh nhất định. Nhưng muốn cho rõ ràng chúng ta phải thay nghĩa dùng để mô tả của chữ “vô thức” bằng nghĩa có tính cách hệ thống của chữ này; nói một cách khác, chúng ta phải chấp nhận rằng vô thức hay hữu thức của một đặc điểm tinh thần, chỉ là một trong các tính chất của sự hoạt động này thôi. Khi một sự hoạt động có tính cách vô thức, sự phân cách của nó đối với hữu thức chỉ là dấu hiệu về số mệnh của nó chứ không phải chính số mệnh đó. Muốn biết rõ số mệnh đó như thế nào, chúng ta phải công nhận rằng mỗi sự hoạt động tinh thần trước hết phải ở vào một giai đoạn vô thức trước khi biến thành hữu thức cũng như một hình chụp bằng máy ảnh bao giờ cũng phải qua một giai đoạn âm và chỉ trở thành tấm hình sau khi qua giai đoạn dương. Nhưng cũng không phải tấm hình nào cũng bắt buộc phải thành một hình dương, không phải bất cứ một sự hoạt động vô thức nào cũng phải biến thành hữu thức. Chúng ta chỉ có thể nói rằng mỗi hoạt động tinh thần bao giờ cũng thuộc một hệ thống tinh thần vô thức rồi có thể qua hệ thống hữu thức trong một vài trường hợp.

Hình dung tiện lợi nhất cho chúng ta là hình dung giản dị nhất của hệ thống: đó là hình dung trong không gian. Chúng ta coi hệ thống vô thức như một cái phòng to trong đó những khuynh hướng tinh thần chen chúc nhau như những người sống trong đó. Cạnh cái phòng này có một phòng nhỏ hơn như một phòng khách bên trong có ý thức tọa vị. Nhưng tại chỗ cửa thông căn phòng với phòng khách có một người gác cổng đứng kiểm soát mỗi khuynh hướng tinh thần, kiểm duyệt và không cho khuynh hướng đó vào nếu khuynh hướng này hợp ý anh gác. Dù người gác cổng đuổi một khuynh hướng không cho qua cửa phòng hay để cho một khuynh hướng qua cửa vào trong phòng, sự khác biệt giữa hai sự việc đó không có gì to lớn và kết quả vẫn như nhau. Mọi vấn đề đều phụ thuộc vào sự tinh mắt, tháo vát của anh chàng gác cổng. Hình ảnh này có lợi cho chúng ta vì giúp chúng ta mở rộng ý kiến của chúng ta. Những khuynh hướng ở lại căn phòng lớn dành cho vô thức thoát khỏi con mắt dòm ngó của ý thức trong phòng khách. Vậy những khuynh hướng đó đã bắt đầu có tính cách vô thức. Khi đi đến ngưỡng cửa phòng khách mà bị đuổi, không được vào phòng tức là khuynh hướng đó không có khả năng để trở thành hữu thức: chúng ta nói là chúng bị dồn ép. Nhưng những khuynh hướng được anh gác cổng cho phép qua cửa vào phòng không phải vì thế mà nhất thiết trở thành hữu thức: chúng chỉ trở thành hữu thức khi chúng được ý thức để mắt đến. Vậy chúng ta gọi căn phòng thứ hai này là: hệ thống tiền ý thức. Vậy việc một hoạt động trở thành hữu thức vẫn giữ nguyên nghĩa có tính cách mô tả. Đặc tính của sự dồn ép là ở chỗ một khuynh hướng bị anh gác - dan không cho bước từ vô thức sang phòng tiền ý thức. Chính anh gác cổng này chúng ta gọi là sự chống đối khi chúng ta dùng phương pháp phân tâm để chấm dứt sự dồn ép.

Các bạn sẽ bảo là những hình dung đó vừa giản dị vừa ngông nghênh không thể không có chỗ trong một bài thuyết trình về khoa học. Các bạn nói đúng, tôi cũng biết là nó không được đúng và nếu tôi không lầm thì chăng bao lâu nữa chúng ta sẽ có một cái gì hay hơn thay vào đó. Tôi không biết là sau khi sửa đổi và hoàn bị, hình dung đó có còn vẻ ngông nghênh nữa hay thôi. Trong khi chờ đợi các bạn nên nhớ rằng chúng ta đã có một hình dung như thế khi ta thấy con người của Ampère bơi trong dòng điện, và những hình dung như thế không phải là vô ích vì sao chúng cũng giúp ta hiểu được một vài sự quan sát. Tôi có thể chắc chắn rằng giả thuyết về hai căn phòng, người gác trước cửa phòng, ý thức đứng trong phòng khách cho chúng ta một hình dung rất sát thực. Tôi cũng muốn các bạn nhận thấy rằng những danh từ: vô thức, tiền ý thức, ý thức cũng có giá trị chẳng khác gì những danh từ vẫn thường dùng như: tiềm thức, cạnh ý thức (para - conscient) hay giữa ý thức (interconscient).

Tôi mong các bạn sẽ nói thêm rằng sự tổ chức của guồng máy tinh thần đúng để cắt nghĩa những triệu chứng bệnh thần kinh muốn có giá trị cần phải có tính tổng quát và giúp cho ta hiểu được những sự hoạt động bình thường. Không còn gì đúng hơn nữa, trong lúc này tôi chưa thể làm hài lòng các bạn được nhưng sự quan tâm của chúng ta về tâm lý của sự họp thành các triệu chứng bệnh thần kinh chỉ có thể tăng lên nhiều nếu, nhờ sự khảo sát các điều kiện bệnh lý, chúng ta hy vọng tìm hiểu được về sự hoạt động của hệ thống tinh thần bình thường mà từ trước tới nay chúng ta chưa hề biết gì cả.

Bài thuyết trình của tôi về hai hệ thống vô thức và hữu thức, về liên quan giữa chúng và những liên quan gắn chặt chúng với ý thức không nhắc nhở các bạn nhớ lại gì sao? Các bạn suy nghĩ đi và sẽ thấy rằng anh chàng gác cửa đứng giữa vô thức và tiền ý thức chính là sự hiện thân của sự kiểm duyệt đã cho giấc mơ rõ ràng hình thức cuối cùng của nó. Những cái gì còn sót lại ban ngày, những sự kích động trong giấc mơ là những tài liệu tiền ý thức chịu ảnh hưởng của những ham muốn vô thức bị dồn ép, liên kết với chúng, nhận sự giúp đỡ của chúng, nhờ nghị lực của chúng để họp thành giấc mơ tiềm tàng. Dưới quyền ngự trị của hệ thống vô thức, những vật liệu tiền ý thức được xây dựng bằng sự cô đọng và di chuyển rất ít khi thấy xuất hiện trong đời sống tinh thần bình thường, nghĩa là trong hệ thống tiền ý thức. Chúng ta biểu thị hai hệ thống này bằng phương tiện làm việc của chúng; tùy theo mối liên quan của nó với ý thức ra sao chúng ta có thể nói hiện tượng này hay hiện tượng nọ thuộc vào hệ thống này hay hệ thống khác. Theo quan niệm này thì giấc mơ không có gì chứng tỏ là có tính cách bệnh hoạn, giấc mơ có thể đến với bất cứ người nào bình thường trong những điều kiện biểu thị cho giấc ngủ. Giả thuyết về sự cấu tạo của guồng máy tinh thần, vừa cắt nghĩa được sự thành lập giấc mơ, vừa cắt nghĩa được sự thành lập các triệu chứng bệnh thần kinh có thể có giá trị đối với bất cứ đời sống tinh thần bình thường nào.

Vậy chúng ta phải hiểu sự dồn ép như thế nào? Sự dồn ép chỉ là một điều kiện đi trước sự thành lập một triệu chứng. Chúng ta đã thấy là triệu chứng thay thế cho một cái gì mà sự dồn ép không cho biểu lộ ra ngoài. Nhưng khi biết sự dồn ép là gì rồi chúng ta cũng chưa hiểu làm sao triệu chứng có thể thay thế được cái gì đó không biểu lộ ra ngoài. Về đầu kia của vấn đề, sự dồn ép cũng nêu ra những câu hỏi như sau: Những khuynh hướng chịu ảnh hưởng của sự dồn ép là những khuynh hướng nào? Những động lực nào đã bắt buộc phải có sự dồn ép? Sự dồn ép có mục đích gì? Để trả lời các câu hỏi đó hiện nay chúng ta chỉ có một yếu tố duy nhất. Khảo sát sự chống đối, chúng ta thấy sự chống đối chỉ là sản phẩm của những động lực và những tính chất đó đã quy định sự dồn ép hay ít nhất đã giúp cho nó xuất hiện. Còn những cái khác chúng ta chưa biết.

Nhưng ở đây chúng ta có thể dựa vào những thí nghiệm nói trên. Sự phân tích cho ta biết rõ những triệu chứng bệnh thần kinh có mục đích gì. Đối với các bạn điều đó chẳng có gì mới lạ. Tôi chẳng đã trình bày như thế trong hai trường hợp bệnh thần kinh rồi sao? Nhưng hai trường hợp đó có nghĩa gì? Các bạn có quyền đòi hỏi tôi chứng minh điều tôi khẳng định hàng trăm hay nhiều hơn nữa trường hợp khác. Tôi tiếc là không thể chiều ý được. Tôi phải yêu cầu các bạn dựa trên kinh nghiệm riêng của các bạn hay trông cậy vào sự tin tưởng của các bạn về những điều đã được tất cả các nhà phân tâm học khác khẳng định.

Chắc hẳn các bạn còn nhớ là trong hai trường hợp đó chúng ta đã dùng sự phân tích để đi sâu vào đời sống tình dục của người bệnh. Trong trường hợp thứ nhất chúng ta thấy hết sức rõ ràng mục đích hay khuynh hướng của các triệu chứng được khảo sát; trong trường hợp thứ hai có thể rằng mục đích hay khuynh hướng này bị một cái gì che lấp mất, chúng ta sẽ nói sau đến cái này. Nhưng trong những trường hợp khác chúng ta đều nhận thấy những chi tiết giống như trong hai trường hợp trên. Trong mọi trường hợp chúng ta đều đi sâu vào các biến cố tình dục, đều thấy rõ những ham muốn tình dục của người bệnh và lần nào chúng ta cũng thấy những triệu chứng đều có một mục đích như nhau. Mục đích này không gì khác hơn là sự thỏa mãn tình dục; những triệu chứng có mục đích thỏa mãn tình dục của người bệnh, thay thế cho sự thỏa mãn khi trong đời sống bình thường người bệnh không được thỏa mãn.

Các bạn hãy nhớ lại trường hợp bị ám ảnh trong người bệnh thứ nhất. Người vợ phải xa chồng, người chồng mà mình yêu quý nhưng không thể cùng sống với mình được vì những sự yếu kém của ông ta. Nàng phải trung thành với chồng, không tìm cách thay thế chồng bằng người khác. Triệu chứng bệnh của nàng hiến cho nàng những gì nàng cầu mong, nâng cao người chồng lên, phủ nhận, sửa chữa sự yếu kém của chồng, nhất là sự bất lực. Triệu chứng này chỉ là sự thỏa mãn một ham muốn như giấc mơ nhưng khác giấc mơ ở chỗ đây là sự thỏa mãn một ham muốn về tình ái. Về người bệnh thứ hai những điều nàng làm trước khi đi ngủ có mục đích trăn trở không cho cha mẹ giao hợp để tránh khỏi có một đứa em. Bằng lễ nghi này, người con gái định thay thế người mẹ. Vậy trong trường hợp này cũng như trong trường hợp thứ nhất, người bệnh muốn hủy bỏ những trở ngại cho việc thỏa mãn tình dục và ham muốn luyến ái. Chúng ta sẽ nói ngay đến những sự phức tạp nói trong phần trên.

Để biện minh cho những điều dè dặt cần có trong đề luận của tôi, tôi yêu cầu các bạn chú ý đến sự kiện là tất cả những điều tôi nói về sự dồn ép, sự thành lập và ý nghĩa các triệu chứng đều dựa trên sự phân tích ba hình thức của bệnh thần kinh: và chỉ áp dụng cho ba hình thức này thôi: náo loạn thần kinh vì lo âu sợ hãi, náo loạn thần kinh vì quy hồi, bị ám ảnh. Sự hoạt động của phân tâm học cũng chỉ giới hạn trong ba chứng bệnh này thôi, những chứng bệnh mà chúng ta gọi là chứng bệnh thần kinh khác. Tuy phân tâm học cũng có khảo cứu nhưng không đi sâu lắm. Có một loại chứng bệnh không thể trị được bằng phân tâm học nên bị gạt ra một bên. Các bạn không nên quên rằng phân tâm học là một khoa học hãy còn quá trẻ, muốn nghiên cứu cần phải để nhiều thời gian và công của, rằng mới cách đây không lâu khoa học này chỉ có mỗi một nhân viên thôi. Tuy nhiên tại khắp mọi nơi người ta đã tìm hiểu những chứng bệnh thần kinh không phải là hoán chuyển. Tôi hy vọng sẽ trình bày cho các bạn biết những giả thuyết và kết quả của chúng ta khi đem áp dụng vào những chứng bệnh mới này sẽ phát triển như thế nào, những môn học mới này không phủ nhận những giả thuyết và kết quả này mà còn xây dựng nhiều điều cao hơn nữa. Vì những vật liệu này chỉ áp dụng cho ba chứng bệnh hoán chuyển thôi, tôi tự cho phép nâng cao giá trị của các triệu chứng bằng cách cho các bạn biết một chi tiết mới. So sánh nguyên nhân gây ra ba chứng bệnh này chúng ta tiến tới một kết quả có thể tóm tắt trong công thức sau đây: những người bệnh đau khổ vì một sựthiếu sót, vì thực tế đã ngăn không cho họ thỏa mãn được tình dục. Hai kết quả này hòa hợp với nhau hoàn toàn. Cách độc nhất để hiểu những triệu chứng này là coi chúng như một sự thỏa mãn xuất hiện để thay thế điều mà đời sống tinh thần thường đã ngăn không cho thỏa thỏa mãn.

Người ta có thể đưa ra nhiều luận điệu bài bác nữa đối với đề luận là những triệu chứng bệnh thần kinh chỉ là những triệu chứng dùng để thay thế. Tôi nói cho các bạn nghe về hai luận điệu này. Các bạn có thể bảo: có rất nhiều trường hợp mà đề luận của ông không biện minh được; trong những trường hợp này những triệu chứng có vẻ như có một mục đích trái hẳn: không phải là thỏa mãn tình dục mà tìm cách gạt ra ngoài hay hủy bỏ sự thỏa mãn tình dục. Tôi không muốn phủ nhận rằng lý luận của bạn rất đúng. Trong phân tâm học nhiều khi sự việc phức tạp hơn mình tưởng. Nếu sự việc giản dị đi thì đâu có cần tới phân tâm học để diễn giảng cho rõ ràng hơn. Trong trường hợp người bệnh thứ hai của chúng ta có những cử chỉ tìm cách gạt bỏ sự thỏa mãn tình dục ví dụ như việc cất hết các tiếng tích tắc đồng hồ để tránh cho người bệnh khỏi nghĩ đến sự cương lên của cơ quan sinh dục hay việc tránh cho bình hoa khỏi rơi xuống đất, khỏi vỡ hay vọng là với việc đó người bệnh sẽ gìn giữ được trinh tiết. Trong nhiều trường hợp khác, tính cách tiêu cực này rõ ràng hơn những hành vi cử chỉ đều có mục đích tránh những kỷ niệm và sự cám dỗ về tình dục. Nhưng hơn một lần phân tâm học đã chứng minh rằng có sự trái ngược không hẳn là đã có mâu thuẫn. Chúng ta có thể mở rộng đề luận: những triệu chứng có mục đích hoặc thỏa mãn tình dục hoặc lẩn tránh nó. Tính cách tích cực rõ ràng trong sự náo loạn thần kinh, tính cách tiêu cực rõ ràng trong sự ám ảnh. Nếu những triệu chứng có thể dùng để thỏa mãn tình dục hay trái lại thì tính cách lưỡng diện này có thể được cắt nghĩa rằng sự hoạt động mà chúng ta chưa có dịp nói đến. Chúng là kết quả của sự dung hòa, của sự liên hợp của hai khuynh hướng trái ngược nhau, cũng mô tả những điều bị dồn ép cũng như những điều gây ra sự dồn ép và giúp cho sự lập thành của sự dồn ép. Sự thay thế có lợi hơn hay kém cho một trong hai khuynh hướng chứ ít khi chỉ có lợi cho một khuynh hướng thôi. Trong bệnh náo loạn thần kinh, hai mục đích thường phát biểu trong một triệu chứng; trong sự ám ảnh có hai mục đích khác nhau: triệu chứng có hai thì, phân ra hai động tác. Mỗi động tác thực hiện cái nọ trước cái kia rồi triệt tiêu nhau.

Còn một điều nghi vấn khác khó giải hơn. Chúng ta có đi hơi quá xa không khi muốn giải thích mọi trường hợp bằng sự thỏa mãn tình dục. Những triệu chứng này thực ra không thỏa mãn một yếu tố có thực nào cả, mà chỉ hâm nóng lại một cảm giác hay biểu dương cho một hình ảnh ngông cuồng của một phức thể tình dục. Ngoài ra sự thỏa mãn tình dục này thường có tính cách trẻ con không xứng đáng như sự thủ dâm hay những hành vi bẩn thỉu mà người ta thường cấm trẻ con không cho làm. Các bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy người ta coi là thỏa mãn tình dục là những hành động đáng lẽ chỉ nên coi như những sự thỏa mãn độc ác, kinh tởm có khi trái thiên tự nữa. Về những điểm này chúng ta chưa thể đồng ý với nhau được một khi chưa khảo sát sâu rộng đời sống tình dục của đàn ông và chất xác định xem như thế nào thì được coi như có tính chất tình dục.

20. Đời sống tình dục của người đàn ông

Chắc các bạn đều tưởng tượng rằng mọi người đều đồng ý về ý nghĩa của hai chữ tình dục. Trước hết “tình dục” chẳng là một cái gì tục tĩu mà mọi người đều tránh không muốn nói đến ư? Có người kể cho tôi nghe chuyện một số học trò của một nhà tinh thần học nổi tiếng, muốn cho thầy tin rằng triệu chứng của bệnh náo loạn thần kinh có tính chất tình dục, đưa thầy đến trước một người bệnh náo loạn thần kinh đang quằn quại trong những dáng điệu giống như một người đàn bà đang sinh. Ông thầy tỏ vẻ khinh thường và nói: “Sự sinh con không có gì dính dáng đến tình dục cả”. Tất nhiên việc sinh con không phải lúc nào cũng có tính chất tục tĩu.

Có bạn sẽ trách tôi vì đã đùa cợt trước một vấn đề nghiêm trọng như thế. Nhưng tôi không hề muốn nói đùa. Bởi lẽ nội dung của hai chữ “tình dục” không dễ định nghĩa tí nào. Trước hết người ta có thể cho rằng tất cả những cái gì có dính dáng đến sự khác biệt giữa giống đực và giống cái đều có tính chất tình dục, nhưng định nghĩa đó vừa mơ hồ vừa quá rộng. Xét đến cách giao cấu các bạn có thể cho rằng tất cả những cái gì dính dáng đến việc tìm khoái lạc bằng thân thể, nhất là bằng các cơ quan tình dục của người khác phái, nghĩa là dính dáng đến việc giao hợp đều có tính chất tình dục. Định nghĩa như thế các bạn sẽ gần quan điểm với những người nào cho tình dục là một thứ gì tục tĩu khó coi, và nếu như thế thì sự sinh đẻ chẳng có gì là tình dục cả. Nhưng khi quan niệm rằng đặc tính của tình dục là sự sinh con, các bạn sẽ gạt bỏ ra ngoài định nghĩa đó rất nhiều hành động như sự thủ dâm hay hôn hít, tuy không có mục đích sinh đẻ mà vẫn có tính chất tình dục. Chúng ta biết rằng sự cố gắng định nghĩa đều đưa đến nhiều sự khó khăn, cho nên chúng ta đừng hy vọng rằng trong trường hợp này chúng ta sẽ tránh khỏi những khó khăn đó. Trong quá trình phát triển của khái niệm về “tình dục” chúng ta thấy có một cái gì mà Silberer gọi là một “sự sai lầm vì muốn giấu giếm”. Dù sao chúng ta cũng không thiếu những chiều hướng có thể đưa chúng ta đến điều mà loài người thường gọi là “tình dục”.

Một định nghĩa nào có thể nói đến sự khác biệt giữa phái nam và phái nữ, sự sung sướng thỏa mãn trong vấn đề tình dục, nhiệm vụ sinh con, và luôn cả tính chất tục tĩu khó coi của tình dục, của những hoạt động đáng phải dấu giếm, có thể dù dùng cho mọi nhu cầu thực tế của cuộc đời. Nhưng khoa học không thỏa mãn với một định nghĩa như thế. Sau khi khảo sát kỹ càng, tỉ mỉ, chúng ta thấy là có một số loại người mà đời sống tình dục khác hẳn đời sống của đa số người khác. Nhiều người trong bọn người “sa đọa” này không còn để ý gì đến sự khác biệt giữa cái và đực nữa. Họ chỉ thỏa mãn được tình dục đối với người cùng phái với họ thôi; người khác phái đối với họ chẳng có nghĩa gì cả và nhiều khi còn làm họ ghê tởm nữa. Những con người “sa đọa” này quả là không hề để ý đến việc sinh con. Những người này, chúng ta gọi là “người đồng tính luyến ái”. Đàn ông hay đàn bà thuộc loại này có khi là những người có học thức, có giáo dục, có tinh thần luân lý và trí thức rất cao. Họ muốn dựa vào những đại diện khoa học của riêng họ, gán cho mình tính cách của một giống thứ ba (ngoài giống đực và giống cái) cũng có quyền lợi như những giống kia. Chúng ta sẽ có dịp xét đến những yêu sách của họ. Họ không hề là “phái thượng lưu” trong nhân loại như ý muốn; trong hàng ngũ của họ cũng có những kẻ vô giá trị và vô ích như trong số người thường.

Những con người “sa đọa này” cũng dùng những đối tượng tình dục của mình như người thường. Nhưng sau đó họ có nhiều hành động khác hẳn người thường. Họ có thể đem so sánh với những con quỷ quái dị, thô bỉ trong bức họa của P. Brêughl đang tìm cách cám dỗ thánh Antoine, hay những vị thần và tín đồ mà Gustave Flaubert cho diễu qua trước mặt con người ngoan đạo của ông ta. Họ cần được phân loại, nếu không chúng ta sẽ không biết đường nào mà lần. Họ được chia thành hai loại: loại người đồng tính luyến ái khác thường về đối tượng tình ái của họ, theo đuổi mục đích luyến ái khác hẳn người thường. Thuộc loại thứ nhất này bao gồm những người nào không giao hợp với người khác phái bằng cơ quan sinh dục như thường lệ mà thay thế cơ quan này bằng phần khác trong thân thể. Phần thân thể này có tiện lợi hay không trong việc thỏa mãn tình dục, có bẩn thỉu hay không, họ bất cần, không cho là quan trọng (ví dụ như thay âm hộ bằng mồm hay hậu môn). Cũng thuộc vào loại này những người dùng cơ quan sinh dục không phải vào việc giao cấu mà vào việc khác, vì dụ như hậu môn hay chỗ bài tiết khác. Rồi đến những người không dùng đến cơ quan sinh dục và thay vào đó bằng đôi vú, đôi chân hay những bím tóc của người đàn bà. Có người lại không thèm dùng đến thân thể của người đàn bà nữa: đối với họ có khi một vật dụng nào trong phòng tắm cũng dùng được việc như một chiếc giầy hay khăn tắm. Đó là bọn thuộc về linh vật giáo. Cuối cùng phải kể đến bọn người giao cấu như thường nhưng với những đòi hỏi kinh khủng, như giao cấu với một xác chết vì chỉ thỏa mãn khi làm xong công việc kinh tởm ghê người đó. Nhưng thôi nói đến những sự kinh tởm đó đã quá nhiều.

Loại thứ hai gồm có những người thỏa mãn tình dục theo lối mà những người thường chỉ coi như những sự sửa soạn, ví dụ như sờ mó khắp mọi nơi trên mình người khác phái, nhìn vào thực sâu những nơi thầm kín nhất, phô bầy cơ quan sinh dục của mình ra với hy vọng là người khác phái cũng sờ mó như mình. Rồi đến những người chỉ thỏa mãn được bằng cách làm nhục hay làm đau khổ người khác phái bằng mọi hành động xấu xa. Cũng thuộc loại này những người chỉ thỏa mãn khi bị hành hạ, đau đớn trong lúc hành lạc. Những người khác thuộc loại người làm đủ những hành động bất thường của cả hai loại trên. Muốn cho đầy đủ chúng ta cần phân chia hai loại trên thành những loại nhỏ khác: một loại tìm cách thỏa mãn bằng những sự việc có thực, một loại khác chỉ thỏa mãn bằng những sự việc không có thực, chỉ có trong trí tưởng tượng thôi.

Tất cả những sự kinh tởm nói trên đều là những hành vi dục tình thực sự của bọn người này, đó là điều không còn ai nghi ngờ nữa. Chính bọn người này cho đó là sở thích của họ. Nhiều khi họ cũng thấy những hành động đó chỉ là những hành động thay thế nhưng sự thực đối với họ những hành động kinh tởm, điên rồ này cũng giá trị về sự thỏa mãn tình dục chẳng khác gì đối với người thường, nhiều khi đòi hỏi họ những sự hy sinh to lớn chẳng khác gì chúng ta và khi khảo sát những chi tiết trong đời sống tình dục của họ chúng ta sẽ thấy họ giống và khác chúng ta ở chỗ nào. Tất nhiên những hành động đó có tính cách tục tĩu khó coi đến trở thành nhơ nhuốc.

Bây giờ đứng trước một hành vi dục tình quái gở như thế, chúng ta phải có thái độ như thế nào? Tuyên bố là chúng ta bất bình, ghê tởm, không tán thành những hành động đó, chẳng đi đến đâu cả, chẳng ích lợi gì. Đó là những hiện tượng mà chúng ta phải nghiên cứu như mọi hiện tượng khác. Chúng ta cũng không thể nói rằng những hiện tượng đó chỉ có tính cách đặc biệt, hiếm có vì không đúng sự thực. Những hiện tượng đó xảy ra luôn luôn và rất nhiều. Nhưng nếu có người nào đó nói rằng những hành vi quái gở nói trên không nên làm cho chúng ta quan niệm sai lầm về những điều chúng ta đã bênh vực thì chúng ta phải trả lời ngay là: một khi chưa hiểu được những hành động bệnh hoạn về tình dục đó, một khi chưa biết giữa chúng và đời sống tình dục bình thường có những liên quan gì, chúng ta sẽ không hiểu được rõ ràng đời sống tình dục bình thường trước một công việc khẩn cấp, tìm hiểu những sự bất bình thường đó để xem chúng có liên quan gì đến đời sống tình dục bình thường.

Chúng ta có một điều nhận xét và hai cuộc thí nghiệm mới. Điều nhận xét thứ nhất của Ivan Bloch: những sự bất bình thường kinh tởm điên rồ này vẫn có từ xưa tới nay, trong mọi thời đại, trong mọi dân tộc, dù bán khai, hay văn minh nhất, nhiều khi còn được xã hội tha thứ và công nhận nữa. Hai thí nghiệm mới được thi hành trong khi khảo sát các người mắc bệnh thần kinh của môn phân tâm học; hai thí nghiệm này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về những sự bất bình thường này.

Chúng ta đã nói rằng những triệu chứng bệnh thần kinh chỉ là sự thỏa mãn có tính cách thay thế, nhưng việc dùng cách nghiên cứu những triệu chứng này để khẳng định đề luận này nhiều khó khăn. Đề luận này chỉ có thể chứng minh được khi nói đến sự thỏa mãn dục tình, chúng ta phải kể cả những sự thỏa mãn bằng những phương pháp bất thường nói trên, vì những triệu chứng đó xảy ra quá nhiều. Không có một người bệnh thần kinh nào lại không có khuynh hướng đồng tính luyến ái, rất nhiều triệu chứng bệnh thần kinh chỉ là cách phát biểu của khuynh hướng tiềm tàng này thôi: điều nhận xét này khiến cho bọn người đồng tính luyến ái không thể tự cho rằng mình là những con người đặc biệt. Kẻ nào vỗ ngực tự xưng là đồng tính luyến ái chỉ là người ý thức được bệnh của mình mà thôi, nhưng số người này không thấm vào đâu so với số người mà sự đồng tính luyến ái tiềm tàng trong tâm trí. Chúng ta bắt buộc phải coi sự đồng tính luyến ái như một cái nhọt trong đời sống tình ái, tầm quan trọng của nó càng ngày càng to khi ta tiến gần đến đời sống này. Tất nhiên sự khác biệt giữa đồng tính luyến ái và đời sống tình dục bình thường không phải vì thế mà mất đi; nếu giá trị lý thuyết của sự đồng tính luyến ái có giảm đi chăng nữa giá trị thực tế của nó vẫn tồn tại. Ngay bệnh paranoia (bệnh thần kinh có đặc tính tự cao tự đại, ích kỷ ghê gớm, luôn luôn tinh thần tỏ ra bất trắc, hay nghi ngờ, cáu kỉnh) cũng chỉ là một mưu toan chống lại những sự đồng tính luyến ái quá mạnh. Chắc các bạn còn nhớ tới người bệnh, trong khi bị ám ảnh thường bắt chước cử chỉ của chồng sống xa mình: việc này xảy ra luôn luôn đối với những người bị bệnh thần kinh. Tuy đó không phải thực sự là đồng tính luyến ái nhưng nó cũng hội tụ đủ các điều kiện của sự đồng tính luyến ái.

Bệnh náo loạn thần kinh thường phát sinh các triệu chứng ở khắp các cơ quan trong thân thể và làm rối loạn sự hoạt động của các cơ quan này. Trong chứng bệnh này có đủ mọi khuynh hướng sa đọa tìm cách thay thế cơ quan sinh dục bằng những cơ quan khác, hoạt động tương tự như cơ quan sinh dục. Chính nhờ khảo sát triệu chứng của bệnh thần kinh này, chúng ta mới tìm ra được quan niệm rằng mọi cơ quan trong thân thể, ngoài nhiệm vụ thông thường ra còn giữ một vai trò giống như của cơ quan sinh dục, nhiều khi mạnh đến nỗi làm rối loạn các sự hoạt động bình thường của cơ quan đó. Có rất nhiều cảm giác, triệu chứng của bệnh náo loạn về thần kinh tập trung của các cơ quan không liên quan gì đến vấn đề sinh dục cả và điều này cho ta biết về tính chất của chúng: chúng là sự thỏa mãn tình dục sa đọa bằng những cơ quan không phải là cơ quan tình dục nhưng hoạt động như những cơ quan này. Luôn luôn chúng ta thấy những cơ quan thu nhận đồ ăn và cơ quan bài tiết trở thành những cơ quan kích động tình dục. Nhận xét này cũng tương tự như nhận xét của chúng ta về sự sa đọa, chỉ có điều khác là trong sự sa đọa những hành vi sa đọa có thể nhận được thấy một cách dễ dàng, không sao lầm được trong khi trong sự náo loạn thần kinh, chúng ta phải bắt đầu bằng cách giải thích những triệu chứng, rồi cho những khuynh hướng tình dục sa đọa này vào trong vô thức chứ không cho là chúng có trong ý thức của người bệnh.

Trong số các hình thức của bệnh thần kinh bị ám ảnh, hình thức quan trọng nhất là những hình thức bị áp lực của những khuynh hướng sa đọa; những triệu chứng này chính là những phương pháp chống lại những sự ham muốn hay mô tả sự giằng co giữa ý chí thỏa mãn và ý chí chống lại. Nhưng sự thỏa mãn thay vì dùng con đường ngắn nhất để đạt mục đích lại phát hiện trong cử chỉ của người bệnh bằng những con đường quanh co làm cho người bệnh phải chịu biết bao nhiêu điều đau khổ. Những hình thức khác thường phát hiện bằng những cử chỉ mà người bình thường chỉ làm với tính cách sửa soạn trong việc giao cấu: người bệnh muốn nhìn, sờ soạng, tìm tòi trong những nơi thầm kín nhất. Vì thế nên chúng ta có thể cắt nghĩa được tại sao người bệnh lại rất sợ khi có người sờ mó đến mình. Có rất nhiều cử chỉ của những người bị ám ảnh lặp đi lặp lại cử chỉ thủ dâm, và cử chỉ thủ dâm như các bạn dã biết, thường đi kèm với nhiều hình thức khác nhau của những hành vi tình dục đi sai chiều hướng.

Tôi có thể dễ dàng nói đến nhiều liên quan nữa giữa sự sa đọa và chứng bệnh thần kinh, nhưng những điều vừa nói đủ dùng cho công việc của chúng ta rồi. Nhưng chúng ta không nên gán cho những triệu chứng, sự có mặt và cường độ của khuynh hướng sa đọa của loài người một tầm quan trọng quá mức. Chắc các bạn có nghe nói rằng có người mắc bệnh thần kinh chỉ vì không được thỏa mãn về tình dục. Lúc đó nhu cầu về tình dục sẽ đi vào con đường bất thường. Về sau các bạn sẽ biết sự việc trong những trường hợp này xảy ra như thế nào, nhưng ngay từ bây giờ các bạn đã hiểu rằng những khuynh hướng sa đọa sau khi bị dồn ép sẽ tái xuất hiện mạnh mẽ hơn là nếu chúng ta không gặp trở ngại trong việc thỏa mãn tình dục một cách bình thường. Đối với những sự sa đọa rõ ràng người ta cũng nhận thấy một ảnh hưởng tương tự. Những sự sa đọa này thường xuất hiện trong trường hợp sự thỏa mãn tình dục gặp những sự trở ngại không vượt qua được vì một vài nguyên nhân xã hội nhất thời hay có tính cách lâu dài. Có những trường hợp trong đó sự sa đọa không liên quan gì đến những điều kiện kể trên và chỉ là hình thức bình thường của cá nhân trong việc thỏa mãn tình dục.

Chắc các bạn có cảm tưởng rằng thay vì vạch rõ những liên quan giữa tình dục bình thường và tình dục sa đọa ra, chúng ta chỉ càng làm cho chúng tối tăm thêm lên thôi. Các bạn hãy chỉ nghĩ đến những điều sau đây nếu quả đúng là trong những người không được thỏa mãn tình dục bình thường, chúng ta thấy xuất hiện những khuynh hướng sa đọa và những khuynh hướng này không thể xuất hiện được nếu không có việc ngăn trở trong việc thỏa mãn tình dục thì chúng ta phải công nhận là dù sao trong những người nói trên cũng đã có sẵn mầm mống của những sự sa đọa đó rồi, nghĩa là những sa đọa đã tiềm tàng sẵn trong người họ từ lâu. Công nhận thế xong, chúng ta nói đến những sự việc mới khác mà tôi đã báo trước trong những dòng trên. Phân tâm học phải chú trọng đến đời sống tình dục của trẻ con vì nhận thấy rằng những kỷ niệm về ý tưởng xuất hiện trong những người bị bệnh thần kinh bao giờ cũng đưa họ quay trở lại những năm đầu tiên của thời thơ ấu. Kết luận của chúng ta đều được chứng minh bằng những điều quan sát được trong trẻ con. Và chúng ta thấy rằng tất cả những khuynh hướng sa đọa này đều bắt nguồn trong thời thơ ấu, rằng trẻ con có trong mình chúng những mầm mống của các khuynh hướng sa đọa này. Nói tóm lại, tình dục sa đọa không là gì khác hơn là tình dục của trẻ con được phóng đại và phân chia thành những khuynh hướng đặc biệt khác.

Bây giờ hẳn các bạn nhìn những sự sa đọa bằng con mắt khác và không thể không công nhận rằng những sự sa đọa qủa có liên quan chặt chẽ với đời sống tình dục của con người. Nhưng các bạn chỉ đến được đó với biết bao nhiêu sự ngạc nhiên và thất vọng. Trước hết các bạn có ý muốn phủ nhận hết: nào sự kiện rằng trẻ con cũng có một đời sống tình dục, nào tính cách đứng đắn của các sự tìm tòi của chúng ta, nào quyền của tôi được thấy giữa những điều chúng ta lên án như một sự sa đọa và thái độ của trẻ con có một cái gì giống nhau. Tôi muốn nói cho các bạn rõ vì lý do nào các bạn muốn phủ nhận hết rồi sau đó sẽ nói về toàn thể những điều nhận xét của tôi. Nói rằng trẻ con không có một đời sống tình dục - gồm đủ mọi thứ như kích động tình dục, nhu cầu thỏa mãn tình dục - và đời sống này chỉ đột nhiên xuất hiện vào năm chúng 12 hay 14 tuổi, tức là đưa ra một nhận xét không thể nào có thực về phương diện sinh lý, chẳng khác gì cho rằng trẻ con không hề có cơ quan tình dục và cơ quan này chỉ xuất hiện khi chúng đến tuổi dậy thì thôi. Điều xuất hiện vào tuổi dậy thì chỉ là cơ năng sinh sản dùng một guồng máy thân thể và tinh thần có sẵn trong đứa bé để đạt mục đích. Chính vì bạn lầm lẫn tình dục và sinh dục nên bạn mới không hiểu được những vấn đề tình dục, sa đọa và chứng bệnh thần kinh. Điều lầm lẫn này rất tai hại. Điều ngạc nhiên là điều lầm lẫn này lại bắt nguồn ở sự kiện rằng các bạn cũng đã là trẻ con và chịu ảnh hưởng của giáo dục ngăn cấm bạn có những ý tưởng đó. Về phương diện giáo dục, xã hội thường tự gán cho mình nhiệm vụ chính là ngăn cản, kìm hãm bản năng tình dục khi nó xuất hiện như một nhu cầu sinh sản, giới hạn sự hoạt động của nó, ép nó phải theo ý chí của một cá nhân và sự đè nén của xã hội. Xã hội cũng quan tâm đến việc ngăn chặn sự phát triển của bản năng tình dục cho tới khi đứa bé đạt tới một trình độ chín mùi nào đó trong xã hội vì khi đến tuổi đó rồi, giáo dục không còn ảnh hưởng gì đến đứa bé nữa. Nếu xuất hiện quá sớm, tình dục sẽ gạt bỏ những hàng rào ngăn cản và cuốn đi hết những kết quả mà giáo dục đã phải khó nhọc lắm mới đạt được. Nhiệm vụ ngăn chặn bản năng tình dục không phải là một công việc dễ dàng: có khi chúng được thực hiện quá sớm hoặc quá ít. Nền tảng của xã hội loài người có tính cách kinh tế: vì không đủ phương tiện để cho mọi người trong xã hội không làm mà cũng sống được, xã hội bắt buộc phải hạn chế số người sống trong xã hội và làm cho họ quên những đòi hỏi về tình dục, dùng nghị lực về tình dục cho sự làm việc. Chúng ta đứng trước nhu cầu cần thiết để sống của mọi thời, phát sinh ra từ khi có loài người và tồn tại mãi cho tới bây giờ.

Có lẽ kinh nghiệm đã chứng tỏ cho các nhà giáo dục thấy rằng công việc kìm hãm tình dục của thế hệ mới chỉ làm được khi người ta không chờ đợi tuổi dậy thì mà bắt đầu ngay từ những năm đầu tiên của thời thơ ấu, bắt trẻ con phải chịu kìm hãm nhu cầu tình dục để sửa soạn cho tuổi dậy thì. Để đạt mục đích đó người ta ngăn cấm không cho trẻ con hoạt động tình dục, đổi hướng những hoạt động này với hy vọng làm cho đời sống của chúng ta trở thành vô dục, để rồi dần dần người ta tin tưởng rằng đời sống trẻ con không có tình dục thực. Lòng tin tưởng này đã được khoa học xác nhận. Để cho những điều mình dạy khỏi mâu thuẫn với điều mình muốn, người ta đã không để ý gì đến hoạt động tình dục của trẻ con - và điều này không dễ gì thực hiện nổi - hoặc người ta làm cho khoa học có một quan điểm khác về vấn đề. Đứa bé được coi như trong sạch, ngây thơ và kẻ nào nói trái lại sẽ bị coi là kẻ phạm thượng, phạm đến những tình cảm thiêng liêng và âu yếm nhất của nhân loại.

Chỉ có trẻ con mới không bị lừa bởi những quy ước đó; chúng luôn luôn đòi hỏi quyền lợi của chúng và chứng tỏ rằng, đối với chúng, con đường trong sạch là con đường dài chưa đi đến. Có điều lạ là ngay cả những người không chịu công nhận là trẻ con cũng có dục tình lại là những người để ý nhất đến việc giáo dục chúng về tình dục và lên án gắt gao những sự phát hiện của dục tình nơi chúng. Ngoài ra, về phương diện lý thuyết thực thú vị khi nghĩa rằng năm năm đầu tiên trong thời thơ ấu, vào tuổi mà trẻ con ít có thành kiến hơn về tình dục lại là những năm bị mây mờ của sự mất trí nhớ che phủ nhiều nhất, đám mây mờ này chỉ có phân tâm học mới quét đi được. Tuy vậy tuổi này là tuổi có thể có một vài hình thức giấc mơ.

Và bây giờ, tôi muốn trình bày cho các bạn nghe một cách rõ ràng hơn về những điều khảo cứu về đời sống tình dục của trẻ con. Để đạt mục đích đó xin phép các bạn cho tôi nói đến khái niệm của sự khát dục (libido). Sự khát dục giống như sự đói ăn nói chung. Người ta đói tức là bản năng tiêu thụ đồ ăn cần được thỏa mãn, cũng như người ta khát dục khi bản năng nhục dục cần được thỏa mãn. Chúng ta không cần cắt nghĩa những khái niệm khác như sự kích động và sự thỏa mãn tình dục. Các bạn sẽ phản đối tôi bằng cách nói rằng, những hoạt động tình dục của trẻ con mở cho chúng ta một môi trường giải thích rất rộng hầu như bất tận. Chúng ta tiến tới được những sự giải thích này bằng cách phân tích thụt lùi. Những phát hiện đầu tiên của tình dục trong đứa bé sơ sinh cũng gắn liền vào nhiều công việc khác của đời sống. Quan tâm chính của đứa bé là tiêu thụ đồ ăn. Mỗi khi ăn xong đứa bé lăn ra ngủ trong lòng mẹ, mặt lộ vẻ sung sướng thỏa mãn mà về sau này người ta thấy giống y như vẻ sung sướng thỏa mãn của người lớn sau khi thỏa mãn tình dục. Nhưng nói thế chưa đủ để đi đến một kết luận được. Nhưng ngay cả khi đứa bé no rồi chúng ta vẫn thấy nó muốn ăn nữa không phải vì cần ăn, mà chỉ vì muốn tìm khoái lạc trong công việc này thôi. Lúc đó đứa bé chỉ mút chứ không ăn. Mút xong lại lăn ra ngủ với vẻ sung sướng thỏa mãn trên nét mặt đủ cho ta thấy là việc mút vú cũng đưa đến cho nó cảm giác khoái lạc như khi bú. Rồi đến lúc đứa bé không thể ngủ được nếu nó không mút vú. Chính một bác sĩ chuyên môn về nhi khoa ở Budapest, bác sĩ Lindner là người đầu tiên đã nói đến tính chất tình dục về hành vi này của đứa bé. Những người chuyên săn sóc trẻ con có vẻ như cũng công nhận điều này là đúng. Họ biết rõ việc mút vú chẳng có mục đích gì hơn là gây khoái cảm cho đứa bé, ho thấy đó là một thói quen xấu nên tìm đủ mọi cách cho đứa bé bỏ thói quen đó bằng cách gán cho thói quen đó những cảm giác xấu xa, khó chịu. Do đó chúng ta được biết đứa bé có nhiều hành vi chẳng có mục đích gì khác hơn là gây khoái cảm cho nó. Chúng ta tin rằng nó bắt đầu có khoái cảm đó khi tiêu thụ đồ ăn nhưng chẳng bao lâu nó sẽ không cần tiêu thụ đồ ăn mà cũng có được khoái cảm. Khoái cảm đó phát sinh ra trong mồm, chúng ta gọi nơi nào trong mồm gây khoái cảm đó là miền “dục tình”, coi sự khoái cảm mút vú của đứa bé là một khoái cảm dục tình. Sau này chúng ta sẽ có dịp thảo luận về tính cách hợp lý của những danh từ đó.

Nếu đứa bé nói được, nó sẽ nói rằng việc mút vú là công việc quan trọng nhất trong đời nó. Nói thế không phải là không có lý vì khi mút vú nó thỏa mãn hai nhu cầu to lớn của đời nó. Chúng ta không thể không ngạc nhiên khi được phân tâm học cho biết hành vi đó có một tầm quan trọng đặc biệt là hành vi này cứ tồn tại mãi mãi trong đời người. Hành vi mút vú mẹ là khởi điểm cho một đời sống tình dục, lý tưởng tình dục mà sau này không bao giờ ta đạt được trong việc thỏa mãn tình dục, lý tưởng mà trí tưởng tượng của chúng ta thường gợi lại mỗi khi trong đời có lúc nào bị nhiều thiếu thốn và bị nhu cầu cấp bách thúc đẩy. Vì thế mà đôi vú của người mẹ trở nên đối tượng đầu tiên của bản năng tình dục; và tôi không thể nào hiến cho bạn một ý niệm thực đúng về tầm quan trọng của đối tượng thứ nhất này đối với những đối tượng sau đó, về ảnh hưởng sâu xa của nó trong mọi sự biến thể và thay thế ngay cả trong những miền đất xa xôi nhất trong đời sống tinh thần. Nhưng chỉ ít lâu sau đứa bé sẽ thôi không mút vú nữa mà thay bằng một phần khác trong thân thể nó như mút ngón tay hay lưỡi. Nó tự tìm thấy khoái cảm mà không cần gì đến bên ngoài, rồi nó sẽ để ý đến một miền khác trong người nó trong việc gây khoái cảm này. Không phải bất cứ miền dục tình nào trong thân thể đều có hiệu quả như nhau trong việc gây khoái cảm: vì thế cho nên đứa bé coi là một biến cố quan trọng trong đời nó khi tìm ra rằng cơ quan sinh dục của nó gây nhiều khoái cảm nhất cho nó, để rồi tìm ra con đường đưa nó đến sự thủ dâm.

Nêu ra tầm quan trọng của hành vi mút vú này chúng ta đã nêu ra hai tính chất cần thiết của tình dục trẻ con: tình dục này bắt nguồn ở nhu cầu to lớn trong cơ thể, có tính cách tự thỏa mãn, nghĩa là tìm thấy đối tượng ngay trên thân thể mình. Điều đó rõ ràng trong việc tiêu thụ đồ ăn cũng rõ ràng chẳng kém việc bài tiết. Việc đại tiện và tiểu tiện cũng gây cho đứa bé sơ sinh những khoái cảm và nó sẽ tổ chức công việc này để gây cho nó thực nhiều khoái cảm bằng cách kích động những nơi có thể kích động được. Lúc đó thế giới bên ngoài đối với nó, theo nhận xét tế nhị của Luou Andréas, sẽ là một chướng ngại vật, một sức mạnh thù nghịch chống lại sự hưởng thụ khoái cảm và nó dự định phải chống lại cả bên trong lẫn bên ngoài. Người ta cấm nó không được đại tiện bất cứ lúc nào nó muốn, người ta bắt buộc nó phải theo những sự chỉ dẫn của người khác. Người ta bảo là những cái gì dính dáng đến việc đại tiện và tiểu tiện đều xấu xa cần giấu giếm. Nó bị bắt buộc phải từ bỏ sự hưởng thụ khoái cảm chỉ vì xã hội giữ gìn tư cách. Lúc đầu nó không hề thấy phân bẩn thỉu, khó ngửi, nó cho phân là một phần trong cơ thể nó; nó miễn cưỡng gạt phân đi và dùng phân như một món quà biếu những người nó thích. Sau khi giáo dục đã uốn nắn được nó rồi, đứa bé bắt đầu di chuyển giá trị mà nó gán cho phân đến các quà biếu và tiền bạc. Nó tỏ vẻ rất hãnh diện về việc tiểu tiện.

Tôi cảm thấy là các bạn đang tự kìm hãm để khỏi hét lên: “Thôi đi ông ơi, ông đừng nói đến những điều kinh tởm đó nữa. Ông cho là phân trẻ con chính là một nguồn thỏa mãn dục tình mà ngay đứa bé sơ sinh cũng đã biết lợi dụng! Nói rằng phân là một thứ gì quý báu, rằng hậu môn là một cơ quan tình dục ư! Chúng tôi không bao giờ tin như thế cả. Chúng tôi hiểu tại sao những nhà chuyên môn về nhi khoa và tinh thần học lại nhất định không công nhận phân tâm học và các kết quả do phân tâm học đạt được”. Các bạn hãy bình tĩnh lại đi. Các bạn có vẻ như quên rằng nếu tôi nói đến tình dục của trẻ con là vì nó gắn liền vào sự sa đọa trong tình dục. Các bạn chắc đã thấy nhiều người lớn thích dùng hậu môn thay thế âm hộ trong việc giao cấu. Các bạn có thấy rằng có nhiều người suốt đời lúc nào cũng coi sự đại tiện như một nguồn khoái cảm vô tận hay sao? Về sự quan tâm và khoái cảm của người ta khi nhìn người khác đại tiện, các bạn chỉ cần hỏi trẻ con khi nó biết nói rồi là đủ hiểu. Tất nhiên bạn không nên làm cho chúng sợ hãi khi hỏi chúng, vì làm như thế công việc của bạn sẽ không có kết quả gì. Về những điều khác mà các bạn không muốn tin, các bạn cứ việc xét những kết quả đạt được trong việc phân tích và quan sát trực tiếp trẻ con. Nếu các bạn không thấy những điều tôi nói tức là các bạn không có thiện chí. Các bạn có thể ngạc nhiên khi thấy tôi đồng hóa hoạt động tình dục của trẻ con với nhưng sự sa đọa về tình dục. Điều đó cũng chẳng quan hệ gì, tuy liên quan giữa hai sự kiện nói trên hết sức tự nhiên vì nếu trẻ con có một đời sống tình dục thì đời sống này tất nhiên phải có tính cách sa đọa, vì tình dục này quả không liên quan gì đến việc sinh con cả. Điểm đặc biệt cho mọi sự sa đọa về dục tình là chúng không hề biết gì đến mục đích chính của tình dục và sự sinh sản. Chúng ta gọi là sa đọa bất cứ một hành vi tình dục nào không có mục đích sinh sản mà chỉ có mục đích tìm khoái lạc, không liên quan gì đến sinh sản. Chỗ rẽ của sự phát triển tình dục phải tìm trong mục đích chính của tình dục là sự sinh sản. Tất cả những cái gì xảy ra trước khi đến chỗ rẽ đó, tất cả những cái gì không đi vào chỗ rẽ đó, tất cả những cái gì chỉ có mục đích gây khoái lạc thôi đều phải được gọi bằng danh từ sa đọa và bị mọi người khinh bỉ.

Các bạn hãy để tôi tiếp tục trình bày nhanh chóng về tình dục trẻ con. Những điều tôi nói về hai hệ thống cơ quan đều có thể được bổ túc bằng những cơ quan khác. Đời sống tình dục của trẻ con gồm nhiều khuynh hướng lẻ tẻ hoạt động riêng biệt không liên quan gì đến nhau, dùng chính ngay thân thể của đứa bé hay những vật bên ngoài làm nguồn khoái cảm. Trong những cơ quan mà trẻ con dùng để thỏa mãn tình dục, chẳng mấy chốc cơ quan tình dục chiếm chỗ quan trọng nhất; có nhiều người từ sự thủ dâm vô ý thức trong những năm đầu tiên cứ tiếp tục thủ dâm cho đến tuổi dậy thì hay sau tuổi dậy thì nữa, không hề biết đến gì ngoài cơ quan tình dục của chính mình trong việc thỏa mãn dục tình. Sự thủ dâm không phải là một đề tài để khảo sát, cần nhiều công trình nghiên cứu.

Dù ý của tôi là càng rút ngắn bài thuyết trình của tôi bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, tôi cũng không thể không nói cho các bạn nghe về sự tò mò có tính cách dục tình của trẻ con. Tính tò mò này là đặc tính của tình dục trẻ con, có một tầm quan trọng to lớn trong việc tìm các triệu chứng thần kinh. Tính tò mò này bắt đầu rất sớm, có khi ngay từ năm mới lên ba. Nó không bắt đầu ở sự khác biệt giữa giống đực và giống cái vì đối với trẻ con, nhất là con trai thì trai và gái chẳng có gì khác nhau cả, chúng tin rằng con trai và on gái đều có cơ quan tình dục giống nhau. Khi một đứa con trai tìm ra ở người em gái hay người bạn gái cái âm hộ, nó không thể không cho rằng mình đã nhìn lầm vì không thể tưởng tượng được rằng một người lại có thể thiếu một cơ quan quan trọng như thế. Sau này biết rõ nó sợ hãi ghê lắm, nhất là khi nhớ lại người lớn hay dọa thiến nó mỗi khi nó làm điều lầm lỗi. Mặc cảm bị thiến này có ảnh hưởng sâu rộng đối với nó, đối với tính tình nó khi nó khỏe mạnh, đối với tinh thần nó khi nó bị ốm, đối với sự phản kháng của nó khi nó được điều trị bằng phân tâm học. Các em bé gái thường cho việc mình không có cái dương vật dài dài là dấu hiệu rõ ràng trong chứng bệnh thần kinh bắt nguồn ở chỗ người con gái không làm hết được bổn phận của người đàn bà. Đối với đứa bé gái âm hạch giữ vai trò của dương vật, vì âm hạch là trung tâm của một sự kích động đặc biệt, cơ quan giúp cho nó tự thỏa mãn về tình dục. Khi sự kích động này di chuyển từ âm hạch đến chỗ cửa âm hộ chính là lúc đứa bé trở thành ngươi đàn bà. Trong trường hợp dục tình của đàn bà bị tê liệt, âm hạch vẫn giữ nguyên tính cách nhạy cảm.

Về phương diện tình dục, đứa bé quan tâm nhất đến việc tìm hiểu xem trẻ con ở đâu, vấn để này là vấn đề do con quỷ thành Thèbes đặt ra và sau này sở dĩ đứa bé quan tâm đến là vì nó sợ có em bé ra đời chiếm chỗ của nó. Chính đứa bé cũng không tin tưởng gì lắm vào cách giải thích nói rằng chính những con cò đã mang em bé đến. Chính cái cảm tưởng bị người lớn lừa dối đã làm cho đứa bé trở thành cô độc và độc lập đối với người lớn. Nhưng trẻ con không thể tự mình giải quyết được những vấn đề đó. Việc cơ quan tình dục chưa phát triển đúng mức ngăn trở không cho nó biết nhiều. Trước hết nó cho rằng sở dĩ có trẻ con là vì người lớn đã ăn một chất gì đặc biệt, và nó không biết rằng chỉ có đàn bà mới sinh con thôi. Sau này khi biết được điều này, nó cho việc ăn một chất gì để có con như một chuyện thần thoại. Lớn lên nó biết người cha giữ vai trò quan trọng trong việc sinh con, nhưng không biết vai trò đó như thế nào. Nếu tình cờ được chứng kiến một sự giao hợp, nó cho đó là một sự hành hung, một trận giáp lá cà độc ác: nó đã quan niệm sai lầm việc giao hợp. Tuy nhiên nó cũng chưa biết rõ việc giao hợp có liên quan gì đến việc trẻ con ra đời. Ngay cả khi nhìn thấy vết máu trên quần áo hay trên người mẹ, nó cũng cho đó là hậu quả của sự hành hung của cha nó đối với mẹ nó. Sau này nó bắt đầu nghi ngờ là có lẽ dương vật có giữ một vai trò gì trong việc sinh con, nhưng cũng chưa biết công dụng của dương vật ngoài việc dùng để di tiểu.

Trẻ con hầu hết đều cho rằng em bé ra đời bằng hậu môn. Khi không còn để ý đến hậu môn nữa, nó tin rằng đứa bé ra đời bằng lỗ rốn, hay ở giữa đôi vú trên ngực người mẹ. Cứ như thế dần dần càng ngày nó càng biết thêm về điểm này, dò dẫm mãi cho đến một ngày nào đó trước tuổi dậy thì, đột nhiên bàng hoàng, như bị đánh bất thần trước những câu giải đáp cho vấn đề thường làm nó bận tâm, những lời giải đáp tuy không đầy đủ nhưng cũng đủ đưa nó ra khỏi sự ngây thơ buổi đầu.

Chắc thế nào các bạn cũng nghe nói rằng, vì muốn giữ nguyên những đề luận của mình về nguyên nhân tình dục của những chứng bệnh thần kinh và tầm quan trọng của tình dục trong các triệu chứng bệnh này, phân tâm học bị bó buộc phải gán cho khái niệm tình dục một phạm vi quá đáng. Bây giờ hẳn các bạn đã có dịp xét xem điều đó có quả thực đáng hay không. Tôi chỉ mở rộng khái niệm về tình dục đủ để đưa được vào đó đời sống tình dục của những kẻ sa đọa và trẻ con. Nói khác đi tôi chỉ trả lại cho khái niệm đó tầm quan trọng nó vẫn có xưa nay. Ngoài ý nghĩa phân tâm học ra, tình dục chỉ là một khái niệm hết sức chật hẹp, chỉ dùng vào mỗi một mục đích sinh sản, nghĩa là điều người ta thường gọi là đời sống tình dục bình thường.

21. Sự phát triển của sự khát dục (libido) và những tổ chức tình dục

Tôi có cảm tưởng là chưa thuyết phục được các bạn về tầm quan trọng của sự sa đọa trong quan niệm tình dục của chúng ta. Vì thế nên tôi muốn bổ túc và hoàn bị vấn đề này trong giới hạn có thể được.

Các bạn không nên cho rằng chỉ vì những sự sa đọa mà chúng ta phải thay đổi quan niệm của chúng ta về khái niệm tình dục và bị phản đối ghê gớm như thế. Sự khảo sát về tình dục của trẻ con cũng giúp vào đó rất nhiều và những kết quả đạt được trong việc khảo cứu song song về vấn đề sa đọa và vấn đề tình dục trẻ con đối với chúng ta có tính cách quyết định. Nhưng những sự phát biểu về tình dục trẻ con, dù đã được chứng minh rõ ràng đối với những đứa bé khá nhiều tuổi, có vẻ hãy còn mơ hồ bất định lắm. Những người không để ý đến phân tâm học không công nhận là những sự phát hiện đó có tính chất tình dục và chỉ gán cho chúng tính chất có liên quan đến giống đực hay giống cái thôi. Các bạn không nên quên rằng chúng ta chưa hề có một dấu hiệu nào được mọi người công nhận để nhận dạng tính chất một hoạt động tình dục; chúng ta chỉ nghe nói đến tình dục về phương diện sinh sản thôi và thấy là danh từ này có một định nghĩa quá hẹp. Những tiêu chuẩn về sinh lý, như những chu kỳ 23 hay 28 ngày của W. Fliess không được mọi người đồng ý; người ta đang chờ để khám phá ra những đặc điểm hóa học của hoạt động tình dục. Trái lại, những sự sa đọa về tình dục của người lớn là những điều ai cũng thấy được, không còn nghi ngờ gì nữa. Những sự sa đọa này thuộc phạm vi tình dục là một điều không còn ai phủ nhận nữa. Dù được gọi bằng danh từ dấu hiệu của sự suy nhược hay bằng tên gì nữa, người ta cũng không dám xếp chúng vào loại nào khác hơn là những hiện tượng trong đời sống tình dục. Ngay cả khi chỉ có những sự sa đọa thôi, chúng ta cũng vẫn có quyền cho rằng tình dục và sinh sản là hai điều không giống nhau vì ai cũng biết rằng sa đọa tức là phủ nhận mục đích của sự sinh sản.

Ở đây tôi thấy có một sự song hành đáng chú ý. Trong khi mọi người thường lẫn lộn tinh thần và ý thức, chúng ta đã phải mở rộng khái niệm tinh thần và cho rằng có một tinh thần vô thức. Nhiều người thường đồng hóa tình dục và những cái gì dính dáng đến sự sinh sản, hay nói vắn tắt hơn cơ quan sinh dục hay đến sự sinh sản. Sự đồng hóa nói trên chỉ có hình thức và không có cội rễ sâu xa.

Nhưng nếu sự có mặt của các sự sa đọa tình dục đưa ra một lý lẽ có tính cách quyết định về vấn đề này, tại sao lý lẽ này không được mọi người công nhận và tại sao vấn đề lại chưa được giải quyết? Tôi không thể nói cho các bạn nghe được, nhưng theo tôi thì có lẽ vì những sự sa đọa tình dục không được nhìn bằng con mắt có thiện cảm và điều này có ảnh hưởng đến lý thuyết ngăn cản không cho khoa học khảo sát sâu rộng. Có lẽ loài người coi những sự sa đọa này không như những cái gì đáng ghê tởm, phải tránh xa, mà còn có tính chất nguy hiểm, kinh khủng, sợ cho chính mình cũng bị cám dỗ, bị bắt buộc phải kìm hãm mình ngay từ khi mới nghe nói đến, y như lòng ghen tuông bí ẩn trong vở Tannhauser trong đó thần Công lý đã thú nhận là:

“Ở Venusberg, nó đã quên hết danh dự và bổn phận! Chao ôi! Không phải sự đó có thể đến với chúng ta được đâu”.

Sự thực những sự sa đọa là những con người khổ sở phải trả giá rất đắt sự thỏa mãn mà họ phải mất bao nhiêu công trình mới có được.

Mặc dù mục đích và đối tượng của những sự sa đọa có vẻ hết sức lạ kỳ, điều làm cho những sự sa đọa này có tính chất tình dục chính là sự thỏa thích tuyệt đỉnh và sự xuất tinh trong những hành động này. Đó tất nhiên chỉ là trường hợp của những kẻ sa đọa đứng tuổi: đối với trẻ con sự thỏa thích và sự xuất tinh không phải lúc nào cũng xảy ra; chúng được thay thế bằng những hiện tượng mà người ta không thể gọi được là có tính chất tình dục.

Để bổ túc những điều tôi vừa nói về tầm quan trọng của những sự sa đọa, tôi cần thêm điều này. Dù người ta thù ghét quan điểm này, dù người ta muốn ngăn cách những sự sa đọa và tình dục bình thường bằng cái hố sâu chừng nào chăng nữa, người ta vẫn phải cúi đầu trước nhận xét cho thấy trong đời sống tình dục bình thường vẫn có một vài điều sa đọa. Ngay cả cái hôn cũng bị coi như sa đọa vì đã hòa hợp hai miền tình dục nơi mồm thay vì sự hòa hợp của hai cơ quan sinh dục khác nhau. Vậy mà không ai cho là sa đọa hết, người ta còn dùng nó trên sân khấu để che lấp hành vi giao cấu. Chính cái hôn, khi lên đến tột độ cũng có thể gây nên một sự thỏa thích tuyệt đỉnh và làm cho xuất tinh, và do đó dễ biến thành sa đọa. Có khi người ta phải nhìn thực chăm chú hay sờ soạng vào thân thể mới thỏa mãn được, có người trước khi bị kích thích đến tột độ lại cắn cấu người tình mới thỏa mãn được, và đối với người tình nói chung, sự kích thích mạnh nhất không phải do cơ quan sinh dục gây nên mà do phần khác trong thân thể người khác phái. Chúng tôi có thể kể thực nhiều thí dụ về điểm này. Chúng ta không thể không coi là sự sa đọa những hành vi như thế. Càng ngày người ta càng nhận rõ rằng đặc tính cần thiết của những sự sa đọa không phải là chúng vượt qua mục đích tình dục hoặc thay thế cơ quan tình dục bằng những cơ quan khác hoặc thay đổi đối tượng luôn luôn, mà chính vì tính cách biến dạng tuyệt đối và bất biến, một đặc tính không thể đi đôi với sự giao cấu, điều kiện của sự sinh sản. Trong trường hợp hành vi sa đọa chỉ có mục đích sửa soạn hay giáo đầu cho hành vi giao cấu thì chúng ta không thể gọi đó là hành vi sa đọa được và tất nhiên cái hố chia rẽ những hành vi sa đọa và sự giao cấu bình thường được lấp đi một phần lớn. Từ những sự kiện này chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng tình dục bình thường chỉ là sản phẩm của một cái gì đã có trước nó và nó chỉ giành được trong những vật liệu có sẵn từ trước để giữ lại những cái gì còn dùng được trong việc sinh sản.

Trước khi lợi dụng các điều hiểu biết của chúng ta về những sự sa đọa để khảo cứu một cách mới mẻ và sâu rộng hơn về tình dục trẻ con, tôi phải yêu cầu các bạn chú ý đến một sự khác biệt rất quan trọng giữa sự sa đọa và tình dục trẻ con. Tình dục sa đọa thường được tập trung hoàn toàn vào một mục đích duy nhất, một trong các khuynh hướng lẻ tẻ trội hơn các khuynh hướng khác nên đứng lên cầm đầu hoặc gạt bỏ hết mọi khuynh hướng khác để phát hiện một mình, hay bắt các khuynh hướng kia phải lệ thuộc vào mình. Về phương diện này, giữa tình dục bình thường và tình dục sa đọa chẳng có điểm khác biệt nào khác hơn điểm khác biệt giữa những khuynh hướng lẻ tẻ trội hơn các khuynh hướng khác và tất nhiên giữa mục đích tình dục của chúng. Người ta có thể cho rằng ở cả hai nơi đều có một sự độc tài chuyên chế được tổ chức hoàn hảo, chỉ khác nhau ở đảng được lên cầm quyền thôi. Trái lại trong tình dục trẻ con không hề có tổ chức hay tập trung gì cả, mọi khuynh hướng lẻ tẻ đều có quyền như nhau và đều được tìm cách hưởng thụ riêng cho phần mình. Sự vắng mặt của mọi sự tổ chức và tập trung có thể phù hợp với nhau ở chỗ cả hai lối tình dục bình thường và sa đọa đều bắt nguồn ở tình dục trẻ con. Có những trường hợp tình dục sa đọa rất giống tình dục trẻ con ở chỗ tại cả hai nơi những khuynh hướng lẻ tẻ đều theo đuổi những mục đích riêng không liên quan gì đến những khuynh hướng khác. Đó có thể là trường hợp tình dục ấu trĩ chứ không phải sa đọa.

Biết rõ những điều đó chúng ta bắt đầu thảo luận về một đề luận mà người ta đưa ra. Người ta sẽ nói tại sao ông cứ cứng đầu, cứng cổ nhất định gọi một vài hành vi của đứa bé sơ sinh là tình dục trong khi chính ông cũng công nhận rằng những hành vi đó không thể định nghĩa được và chỉ trở thành tình dục trong giai đoạn sau của cuộc đời thôi? Tại sao ông không chịu chỉ dựa vào sự kiện sinh lý thôi để cho rằng những hành vi của đứa bé sơ sinh như mút vú, hay giữ phân lại chỉ chứng minh rằng đứa bé chỉ tìm những khoái cảm mà một vài cơ quan trong thân thể có thể đưa lại cho nó thôi. Nói như thế ông sẽ không gây khó chịu cho thính giả và độc giả của ông khi cho rằng ngay cả những đứa bé ra đời khỏi bụng mẹ cũng đã có tình dục rồi. Tôi không tìm cách bài bác lý luận cho rằng người ta có thể tìm thấy khoái cảm trong cơ thể, tôi biết rằng khoái cảm có cường độ mạnh nhất, khoái cảm do sự giao hợp chỉ là một khoái cảm kèm theo sự hoạt động của các cơ quan tình dục. Nhưng tại sao và như thế nào một sự khoái cảm lúc đầu chỉ tập trung vào một vài cơ quan lại trở thành tình dục trong những giai đoạn sau của cuộc đời? Chúng ta có biết gì hơn về sự khoái cảm của từng cơ quan hay so với tính chất tình dục xuất hiện đúng lúc các cơ quan sinh dục bắt đầu đảm nhiệm vai trò của mình khi tình dục trùng hợp với cơ quan sinh dục. Và dù sao thì mục đích của các sự sa đọa cũng là tìm kiếm sự khoái cảm tuyệt đỉnh bằng phương tiện khác việc giao hợp. Nói như thế bạn sẽ trả lời được lời bài bác của tôi về sự sa đọa vì gạt bỏ được liên quan giữa tình dục và sự sinh sản trong khi liên quan này không thể đi đôi được với sự sa đọa. Các bạn sẽ đẩy lùi sự sinh sản vào hậu trường để dành cho sự hoạt động của cơ quan sinh dục một địa vị quan trọng bậc nhất. Nhưng lúc đó, sự khác biệt giữa tôi và các bạn lại không quá to như các bạn tưởng: chúng ta đã xếp cho các cơ quan sinh dục đứng cạnh các cơ quan khác. Các bạn sẽ nghĩ sao về những lời khẳng định từ trước là với tính cách gây khoái cảm, cơ quan sinh dục có thể được thay thế bằng các cơ quan khác, y như trong cái hôn, trong việc sử dụng các cơ quan khác trong cơ thể để làm những hành vi tình dục sa đọa hay trong triệu chứng của những kẻ náo loạn thần kinh. Trong sự náo loạn thần kinh chẳng hạn nhiều khi những sự kích động, cảm giác, ngay cả sự cương dương vật lên được di chuyển từ các cơ quan sinh dục đến những cơ quan khác nhiều khi ở rất xa cơ quan sinh dục (như đầu, mặt chẳng hạn). Làm như thế các bạn sẽ không còn gì để có thể gọi là tình dục nữa, các bạn sẽ bị bắt buộc phải làm theo tôi và mở rộng khái niệm về tình dục đến những hành vi trong thời thơ ấu để tìm khoái cảm mà cơ quan này hay cơ quan nọ có thể gây nên được.

Tôi sẽ hoàn toàn có lý khi đưa ra hai luận điểm nữa. Các bạn đã biết cái chúng ta gọi là tình dục là những hành vi không thể định nghĩa được trong những năm đầu tiên của thời thơ ấu, có mục đích gây khoái cảm, bởi vì khi phân tích các triệu chứng bệnh thần kinh, chúng ta đã có được những vật liệu có tính chất tình dục. Nhưng các bạn sẽ trả lời là dù những vật liệu đó có tính chất tình dục thực chăng nữa thì cũng không có gì chứng tỏ rằng hành vi của trẻ con hướng về sự tìm khoái cảm có tính chất tình dục. Đồng ý, nhưng hãy xét đến một trường hợp tương tự. Các bạn hãy tưởng tượng là chúng ta không có cách nào để quan sát sự phát triển của hai cây song tử diệp, như cây lê và cây hồ đậu, bằng cách quan sát hạt giống của chúng, nhưng chúng ta có thể quan sát bằng trái lại được, nghĩa là đi từ cái cây đã thành hình hoàn toàn rồi, quay trở lại hạt giống đầu tiên có hai tử diệp. Hai tử diệp giống nhau như đúc, trông chẳng khác gì nhau cả. Chúng ta có thể dựa vào nhận xét đó mà kết luận rằng giữa hai hạt giống đó có sự đồng nhất thực sự được không và sự khác biệt giữa hai cây lê và cây hồ đậu chỉ xuất hiện sau này thôi không? Về phương diện sinh lý chúng ta chẳng hợp lý hơn khi cho rằng sự khác biệt đã có sẵn trong hai hạt giống rồi tuy bề ngoài chúng có vẻ đồng nhất ư? Đó là điều chúng ta làm khi cho rằng khoái cảm của đứa bé sơ sinh là khoái cảm của tình dục. Còn vấn đề cho rằng phải có mọi khoái cảm do các cơ quan gây nên đều có tính chất tình dục không hay là cạnh khoái cảm tình dục còn có những khoái cảm khác không, đó là điều tôi không muốn đem ra thảo luận ở đây. Tôi biết rất ít về những sự khoái cảm do các cơ quan gây nên và những điều kiện của các sự khoái cảm đó, và chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng nếu chúng ta phân tích ngược trở lại chúng ta sẽ thấy ở đằng cuối đường đi có những yếu tố nào chưa định nghĩa được.

Thêm một nhận xét nữa. Nói cho thực các bạn chẳng được lợi gì khi khẳng định tính cách thuần túy trong sạch của tình dục trẻ con, trong khi đáng lẽ các bạn phải thuyết phục được tôi là chúng ta có nhiều lý do rất hay để cho rằng những hành vi của trẻ con không có tính chất tình dục. Ngay từ năm thứ ba trở đi thì chúng ta chẳng còn gì nghi ngờ về tính chất tình dục của trẻ con nữa. Ngay từ tuổi này dương vật của chúng đã có thể cương lên được rồi và có nhiều khi có xảy ra trường hợp thủ dâm tức là có sự thỏa mãn tình dục. Sự phát hiện có tính cách tinh thần và xã hội của đời sống tình dục không còn có điều gì khiến cho người ta nhầm lẫn được: sự lựa chọn đối tượng, đặc biệt thích người này hơn người khác, thích phái nam hay phái nữ, ghen tuông, đều là những sự kiện được các nhà quan sát vô tư công nhận ngoài môn phân tâm học, trước môn này nữa, những sự kiện có thể được chứng thực bởi bất cứ người nào có thiện chí. Các bạn sẽ trả lời là không bao giờ các bạn nghi ngờ sự có mặt của một lòng âu yếm xảy ra ngay trong thời còn nhỏ nhưng không cho rằng đó là tình dục. Tất nhiên trong khoảng từ 3 đến 8 tuổi đứa bé đã biết che đậy lòng âu yếm của mình, nhưng càng quan sát kỹ các bạn càng thấy rõ rằng lòng âu yếm đó quả có tính chất tình dục. Mục đích tình dục của thời kỳ này gắn liền vào sự tìm hiểu tình dục của trẻ con trong tuổi đó, tôi đã kể cho các bạn nghe một vài ví dụ rồi. Tính chất sa đọa của những mục đích này có thể cắt nghĩa được vì trẻ con vào tuổi đó chưa biết rõ được mục đích của sự giao hợp.

Giữa năm lên 6 và lên 8 sự phát triển của tình dục có một thời kỳ ngừng trệ có thể được coi là thời kỳ tiềm tàng. Thời kỳ tiềm tàng này có thể không có, nhưng dù có hay không thoái kỳ đó cũng không đưa đến sự ngừng hẳn của mọi hành vi tình dục. Phần lớn các biến cố và khuynh hướng tinh thần xảy ra trước thời kỳ tiềm tàng này đều bị lãng quên hết, rơi vào trong sự lãng quên mà chúng ta đã có dịp nói đến, làm cho chúng ta không còn nhớ gì về những năm đầu tiên trong thời thơ ấu nữa. Nhiệm vụ của phân tâm học là làm sống lại kỷ niệm của thời kỳ nay, và người ta không thể không nghi ngờ rằng sự lãng quên này chính là hậu quả của sự dồn ép.

Từ năm thứ ba trở đi, đời sống tình dục của đứa bé có nhiều điểm rất giống đời sống tình dục của người lớn, chỉ khác ở chỗ các cơ quan sinh dục phát triển chưa đều, tính chất tình dục là tính chất sa đọa rõ ràng và tất nhiên ở chỗ cường độ tình dục đó không mạnh bằng của người lớn thôi. Nhưng những giai đoạn hay ho nhất của sự phát triển tình dục, hay của sự khát dục này chính là những giai đoạn trong thời kỳ xảy ra trước thời kỳ 3 tuổi này. Sự phát triển này tiến hành nhanh đến nỗi sự quan sát trực tiếp không thể có được những hình ảnh cố định rõ ràng. Chỉ nhờ vào môn phân tâm học, chúng ta mới có thể dựa vào các chứng bệnh thần kinh để tìm ra những giai đoạn xa xôi nhất của sự phát triển khát dục (libido). Tất nhiên đó chỉ là những công trình xây dựng, nhưng nhờ thực hành môn phân tâm học các bạn sẽ thấy những công trình xây dựng này thực có ích và cần thiết. Các bạn sẽ hiểu tại sao bệnh lý học lại có thể tìm ra được những sự kiện mà chúng ta không biết được trong các điều kiện bình thường.

Bây giờ chúng ta có thể biết rõ đời sống tình dục của trẻ con trước khi chúng chú ý đến cơ quan sinh dục, sự chú ý này được sửa soạn trong thời gian đầu tiên của đứa bé trước khi thời kỳ tiềm tàng và bắt đầu được tổ chức chặt chẽ trong thời kỳ dậy thì. Trong thời kỳ đầu tiên có một thứ tổ chức lỏng lẻo hơn mà chúng ta gọi là thời kỳ tiền sinh dục… Nhưng trong thời kỳ này chính những khuynh hướng sa đọa và dùng hậu môn chiếm địa vị độc tôn chứ không phải những khuynh hướng sinh dục lẻ tẻ. Sự khác biệt giữa giống đực và giống cái chưa giữ vai trò gì hết, thay vào đó chỉ có sự khác biệt giữa tích cực và tiêu cực, sự khác biệt này báo trước tính cách phân cực của tình dục. Trong những hoạt động của thời kỳ này, điều chúng ta có thể gọi là giống đực xuất hiện dưới hình thức một khuynh hướng muốn ngự trị chẳng mấy lúc biến thành độc ác. Những khuynh hướng tiêu cực gắn liền vào một miền tình dục chung quanh hậu môn và hậu môn bắt đầu giữ một địa vị quan trọng. Ý muốn xem và biết được phát hiện mạnh mẽ; yếu tố sinh dục chỉ tham dự vào đời sống tình dục với tư cách là cơ quan bài tiết nước tiểu. Những đối tượng tình dục trong giai đoạn này không thiếu, nhưng những đối tượng này không cần thiết phải họp lại để thành một đối tượng duy nhất. Giai đoạn cuối cùng của thời kỳ này là thời kỳ chú ý đến hậu môn đi trước thời kỳ chú đến các cơ quan sinh dục. Rất nhiều yếu tố trong giai đoạn đầu tiên này sẽ tụ lại để thành lập đời sống tình dục cuối cùng sau đó và nhiều khuynh hướng đầu tiên sẽ dùng đủ mọi cách để len lỏi vào đời sống này. Trước cả giai đoạn sa đọa - hậu môn trong quá trình phát triển khát dục chúng còn một thời kỳ tổ chức sơ khai nữa trong đó miền tình dục sẽ ở nơi mồm. Đặc điểm của thời kỳ này là tình dục được biểu hiện bằng hành vi mút tay, cho nên những người Ai Cập thời cổ đã tỏ ra rất sâu sắc khi hình dung đứa bé bằng hình ảnh cho tay vào mồm mút. Nhất là chú Horus. Abraham đã cho ta biết những dấu hiệu đó sẽ được thấy lại trong những giai đoạn sau đó của tình dục.

Tôi sợ những điều vừa nói chỉ làm các bạn mệt nhọc thêm chứ chẳng hiểu biết gì thêm. Có thể tôi đã đi vào quá nhiều chi tiết. Nhưng các bạn hãy kiên nhẫn: sau này các bạn sẽ hiểu hết tầm quan trọng của những điều tôi vừa nói. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy tạm chấp nhận rằng đời sống tình dục, hay sự hoạt động của lòng khát dục, không phải tự nhiên mà thành, phải trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, chẳng giai đoạn nào giống giai đoạn nào y như những giai đoạn giúp cho một con ngài trở thành con bướm. Chỗ rẽ của sự phát triển đó chính là lúc các khuynh hướng lẻ tẻ chịu lệ thuộc vào cơ quan sinh dục, nghĩa là lúc tình dục chịu lệ thuộc vào sự sinh sản. Vậy lúc đầu chúng ta chỉ có một đời sống tình dục rời rạc, do các khuynh hướng lẻ tẻ họp thành để tìm được khoái cảm do các cơ quan trong cơ thể gây nên, những khuynh hướng này hoạt động độc lập, không lệ thuộc vào nhau. Sự vô trật tự này được giảm bớt nhờ những tổ chức tiền sinh dục dẫn đến giai đoạn sa đọa - hậu môn, sau khi qua giai đoạn bằng mồm, giai đoạn thô sơ nhất. Thêm vào đó có nhiều hoạt động khác chưa được biết đến đầy đủ làm gạch nối giữa giai đoạn sau và giai đoạn trước và cao hơn. Sau này chúng ta sẽ hiểu rõ hết tầm quan trọng của sự phát triển lâu dài và đều đặn của sự khát dục trong quan niệm về các chứng bệnh thần kinh.

Ngày nay chúng ta xét đến một khía cạnh khác của sự phát triển này, nghĩa là những liên quan giữa những khuynh hướng lẻ tẻ và đối tượng. Hay nói cho đúng ra chúng ta xét nhanh sự phát triển này để rồi dừng lại lâu hơn trước một trong các kết quả chậm chạp đạt được. Vậy một vài yếu tố cấu thành của bản năng tình dục có ngay từ lúc đầu một đối tượng mà nó cầm giữ thực chặt; đó là khuynh hướng ngự trị, muốn biết và xem xét. Nhiều yếu tố khác liên quan đến nhiều miền tình dục trong thân thể, ngay lúc đầu cũng chỉ có một đối tượng, một khi còn bám vào những nhiệm vụ không có tính chất tình dục, nhưng rồi bỏ rơi đối tượng đó ngay khi rời bỏ những nhiệm vụ đó. Đối tượng tình dục thứ nhất dùng miệng là đôi vú của bà mẹ thỏa mãn nhu cầu nuôi ăn của đứa bé sơ sinh. Sau đó một khi đứa bé đã thỏa mãn được cả tình dục và nhu cầu nuôi ăn, nó sẽ không cần đến vú mẹ nữa, mà thay vào đó bằng ngón tay nghĩa là một phần trong thân thể nó. Khuynh hướng dùng mồm trở thành tự thỏa mãn cũng như khuynh hướng dùng hậu môn hay dùng những miền tình dục khác. Sự phát triển sau đó theo đuổi hai mục đích: 1) thoạt tiên rời bỏ tính cách tự thỏa mãn, thay đối tượng lấy trong thân thể mình; 2) đồng nhất hóa mọi đối tượng khác nhau của nhiều khuynh hướng khác nhau, thay chúng bằng một đối tượng duy nhất. Kết quả này không thể đầy đủ hay giống như đối tượng lấy trong thân thể được, và chỉ đạt được với điều kiện là một số khuynh hướng sẽ bị tiêu hủy vì không dùng được việc gì.

Sự diễn tiến đưa đến việc chọn lựa đối tượng này hay đối tượng khác khá phức tạp và chưa mô tả theo ý muốn. Chúng ta chỉ cần dẫn chứng bằng sự kiện là khi chu kỳ ấu trĩ, đi trước giai đoạn tiềm tàng gần hoàn thành rồi thì đối tượng được chọn gần giống như đối tượng gây nên khoái cảm trong thời kỳ còn dùng mồm. Đối tượng này không phải là đôi vú người mẹ nữa nhưng vẫn là người mẹ. Vậy người mẹ chính là đối tượng dầu tiên của tình yêu. Chúng ta nói đến tình yêu khi những khuynh hướng tinh thần của bản năng của tình dục giữ địa vị quan trọng nhất trong khi những sự đòi hỏi về thân thể hay tình dục căn bản của bản năng tình dục bị dồn ép hay bị quên đi trong chốc lát. Trong thời kỳ người mẹ là đối tượng đầu tiên của tình yêu sự hoạt động của tinh thần để dồn ép đã bắt đầu làm cho đứa bé không biết gì đến một phần trong các mục đích tình dục nữa. Sự lựa chọn người mẹ làm đối tượng đầu tiên của tình yêu này gắn liền vào điều mà chúng ta gọi là mặc cảm Oedipe, sau này sẽ có một tầm quan trọng rất lớn trong cách giải thích căn bệnh thần kinh của môn phân tâm học, và có lẽ là một trong các nguyên nhân chính của sự chống đối của xã hội đối với phân tâm học.

Các bạn hãy nghe một câu chuyện lặt vặt xảy ra trong thời chiến tranh. Một trong những người can đảm bênh vực phân tâm học được động viên với tư cách bác sĩ quân y tới một nơi nào đó trong xứ Ba Lan và được các đồng nghiệp chú ý vì những quan sát của ông đối với một bệnh nhân. Khi được hỏi, ông ta trả lời là sở dĩ đạt được kết quả bất ngờ như thế là vì ông đã dùng phân tâm học và sẵn sàng chỉ bảo cho đồng nghiệp về phương pháp này. Từ đó chiều nào các bác sĩ trong đơn vị, đồng nghiệp hay cấp trên của ông ta đều tụ họp để nghiên cứu phân tâm học. Mọi việc trôi chảy như thường cho tới hôm vị bác sĩ của chúng ta nói về mặc cảm Oedipe: một cấp trên của bác sĩ đứng dậy tuyên bố là ông không tin một chút nào về mặc cảm này và ông không thể cho phép nói đến mặc cảm đó đối với những người đã có gia đình, những người rất đáng kính trọng trong khi họ chiến đấu cho tổ quốc của họ. Và ông ra lệnh cấm không cho nói đến phân tâm học nữa. Vị bác sĩ phân tâm học nói trên không còn điều gì phải làm khác hơn là xin đổi sang một đơn vị khác. Phần tôi, tôi cho rằng nếu muốn chiến thắng mà người Đức phải cần đến một “tổ chức khoa học” như thế thì quả là một đại họa và tất nhiên giới khoa học Đức không thể nào tha thứ cho một quan niệm lỗi thời như thế lâu hơn nữa.

Mặc cảm Oedipe là cái gì ghê gớm vậy? Chỉ cái tên Oedipe đủ cho các bạn đoán ra rồi. Ai mà chẳng biết huyền thoại về đức vua Hi Lạp Oedipe bị số phận bắt phải giết cha và lấy mẹ đã phải dùng đủ mọi cách để thoát khỏi số phận độc ác đó nhưng không được nên đã tự trừng phạt bằng cách chọc mù đôi mắt của chính mình khi biết mình đã vô tình phạm cả hai tội to lớn nhất là giết cha và lấy mẹ. Chắc nhiều bạn đã vô cùng xúc động khi đọc vở kịch của Sophocle về vấn đề đó. Vở kịch này trình bày cho ta biết tội ác của Oedipe đã dần dần được lôi ra ánh sáng như thế nào khi cuộc điều tra bị đình trệ nhiều lần và được tiếp tục ra sao nhờ có nhiều dấu hiệu mới xuất hiện: vở kịch như có vẻ như diễn tiến trong cuộc khảo sát của phân tâm học. Người mẹ và người vợ đau khổ Jocasta nhiều lần ngăn cản không cho cuộc điều tra tiếp diễn, viện cớ rằng có rất nhiều người đã nằm mơ thấy mình ngủ với mẹ mình, nhưng đó chỉ là những giấc mơ không đáng để ý. Chúng ta không coi khinh giấc mơ, nhất là những giấc mơ điển hình mà nhiều người đã có, chúng ta tin rằng giấc mơ mà Jocasta nói đến có liên quan chặt chẽ đến câu chuyện kinh hoàng và kỳ lạ của huyền thoại .

Có điều đáng ngạc nhiên là vở kịch của Sophocle không hề gây xúc động hay giận dữ cho bất cứ một khán giả nào, trong khi những lý thuyết vô hại của vị bác sĩ quân y nói trên lại làm cho cấp trên của ông ta giận dữ và phản đối dữ dội như thế. Vở bi kịch này thực ra có tính cách vô luân vì hủy bỏ trách nhiệm tinh thần luân lý của con người, cho rằng chính các thần linh đã có sáng kiến về tội ác, đưa ra ánh sáng sự bất lực của những khuynh hướng luân lý trong con người trước sự tấn công của tội ác. Giá nằm trong tay một nhà thơ như Euripide, vở kịch đó có lẽ sẽ là một dịp bày tỏ sự phẫn nộ đối với thần linh và số mệnh. Nhưng đối với con người ngoan đạo như Sophocle thì không làm gì có chuyện phẫn nộ, ông ta né tránh khó khăn bằng cách tuyên bố rằng tinh thần luân lý cao độ đòi hỏi con người tuân theo ý chí của thần linh ngay cả khi thần linh ra lệnh phạm tội. Tôi không thấy cái luân lý này có thể là một sức mạnh của vở kịch, nhưng thực ra luân lý không hề ảnh hưởng để kết qua của vở kịch. Khán giả không hề chống đối lại luân lý của vở kịch nhưng phản ứng lại ý nghĩa và nội dung vở kịch. Khán giả phản ứng y như chính họ đang có mặc cảm Oedipe, như nhìn thấy trong ý chí của thần linh và trong lời tiên tri những cái gì có trong vô thức của họ và đang được lý tưởng hóa, y như chính họ đang có ý muốn gạt bỏ người cha đi và lấy mẹ mình. Tiếng nói của thi sĩ như bảo họ: “mày không thể chống lại trách nhiệm của mày. Mày có trần tình rằng mày đã làm đủ mọi cách để cưỡng lại ý muốn phạm tội của mày cũng vô ích. Lỗi của mày vẫn còn đó vì chính mày đã không rũ bỏ được những ý muốn phạm tội, những ý đó vẫn tiềm tàng trong vô thức của mày”. Đó chính là một sự tâm lý. Ngay cả khi đã dồn ép nhưng khuynh hướng xấu xa vào trong vô thức rồi, trong miệng vẫn nói là mình không có trách nhiệm gì cả, nhưng trong thâm tâm con người vẫn cho rằng mình có trách nhiệm mà không hiểu vì sao?

Sự thực mặc cảm Oedipe là một trong các nguyên nhân gây ra lòng hối hận giày vò những người mắc bệnh thần kinh. Hơn thế nữa: trong cuốn sách của tôi về “những buổi đầu của tôn giáo và luân lý con người”, xuất bản năm 1913 dưới nhan đề: “Vật tổ và kiêng kỵ” tôi đã đưa ra giả thuyết là chính mặc cảm Oedipe đã làm cho toàn thể nhân loại trong những ngày đầu tiên ý thức được sự phạm tội của mình trong khi chính sự phạm tội này là nguồn gốc cuối cùng của mọi tôn giáo và mọi luân lý. Tôi có thể nói nhiều đến chuyện đó nhưng thôi để khi khác. Vì một khi đã nói đến, chúng ta khó mà thôi không nói được trong khi tôi muốn quay lại vấn đề tâm lý cá nhân.

Sự quan sát đứa bé trong thời kỳ chọn lựa đối tượng trước khi đi vào thời kỳ tiềm tàng đã cho ta biết gì về mặc cảm Oedipe. Chúng ta thấy dễ dàng rằng, đứa bé chỉ muốn độc chiếm người mẹ, khó chịu vì sự có mặt của người cha, tỏ vẻ giận dỗi mỗi khi người cha tỏ vẻ âu yếm mẹ và không giấu vẻ hài lòng mỗi khi cha đi xa, có lúc nói rõ cảm tình của mình và hứa là sẽ lấy mẹ. Người ta bảo đó chỉ là những ý kiến trẻ con không liên can gì đến Oedipe, nhưng dù sao đó vẫn là những sự kiện, đại diện cho mặc cảm Oedipe. Người ta hơi ngạc nhiên khi thấy chính đứa bé đó trong một vài trường hợp tỏ ra âu yếm đối với cha; nhưng những tình cảm này, tuy đối lập nhau ở người lớn, lại có thể hòa hợp nhau, đi cạnh nhau rất lâu dài trong vô thức của đứa bé, Người ta còn nói rằng những tình cảm đó tính cách ích kỷ của đứa bé gây ra thôi chứ không hề có tính chất tình dục. Chính người mẹ chăm sóc đứa bé và đứa bé cũng muốn ngoài người mẹ ra không ai làm việc đó cả. Điều này rất đúng nhưng thực ra trong tình trạng này cũng như trong bao nhiêu tình trạng khác tương tự, tính ích kỷ chỉ mở đường cho tình dục sau này thôi. Khi đứa bé tỏ ra tò mò về phương diện sinh lý, khi nó muốn ngủ đêm cạnh người mẹ, muốn xem mẹ tắm rửa hay dùng nhiều hình thức khác thường làm cho người mẹ cười như nắc nẻ về sự ngây thơ của con, thì tính chất tình dục không còn có điều gì đáng nghi ngờ nữa. Chúng ta không nên quên rằng người mẹ cũng săn sóc đứa bé gái như thế mà không đưa đến kết quả tương tự, và nhiều khi người cha cũng tỏ vẻ âu yếm đứa bé trai chẳng kém gì người mẹ nhưng không phải vì thế mà được nó mến yêu như đối với mẹ nó. Nói tóm lại, người ta không thể nào gạt bỏ ý nghĩ về tình dục trong tình trạng nói trên. Vả lại, nếu đứa bé quá ích kỷ thì nó sẽ có lợi hơn nếu được cả hai cha mẹ cùng âu yếm, nó chẳng có lợi gì nếu chỉ tìm tình yêu ở người mẹ thôi.

Tôi chỉ nói đến thái độ của đứa bé trai đối với cha mẹ thôi. Thái độ của em gái cũng tương tự. Lòng âu yếm đối với cha, ý muốn gạt bỏ người mẹ đi, với những dáng điệu làm đỏm, em bé gái nhiều khi hiến cho chúng ta một bức tranh đẹp mắt khiến cho chúng ta quên những hậu quả quan trọng của tình trạng này. Chính các bậc cha mẹ nhiều khi cũng giúp vào việc gây cho con mặc cảm Oedipe này bằng cách chiều theo khuynh hướng đối với người cùng phái, thành ra trong những gia đình đông con người cha tỏ vẻ thích con gái hơn, trong khi người mẹ lại thích con trai. Tuy vậy dù rất quan trọng, yếu tố này cũng chưa đủ là một lý lẽ chống lại thực chất của mặc cảm Oedipe đối với đứa bé. Mặc cảm này trở thành mặc cảm gia đình khi có nhiều con lên. Những kẻ đến trước cho những kẻ đến sau là một đe dọa cho quyền lợi của mình, vị thế nên trẻ con thường không đón tiếp các em một cách nồng hậu mấy và chỉ mong cho em mất đi thôi. Những tình cảm thù ghét này thường được trẻ con nói ra miệng. Khi ý muốn xấu xa của đứa bé thực hiện, khi đứa em bất thần bị chết thì việc đó đối với đứa bé là một biến cố quan trọng tuy nhiên khi chính nó cũng chẳng nhớ gì cả. Khi có em mới sinh, đứa bé thường ở vào địa vị phế đế nên khó lòng quên được sự việc đó; nó đối với em có những tình cảm mà về sau này người lớn thường cho là tình cảm bất mãn, những tình cảm này có thể là khởi điểm cho một tình cảm lạnh lùng đối với mẹ. Chúng ta đã nói rằng những công trình khảo cứu về tình dục và những hậu quả của nó gần liền vào kinh nghiệm về đời sống trẻ con. Khi anh em của chúng lớn lên, thái độ của đứa bé thay đổi một cách có ý nghĩa. Nó sẽ đem tình yêu mẹ đổi thành tình yêu đối với em gái khi thấy mẹ đối với mình có vẻ lạnh lùng: ngay trong khi còn nhỏ các anh đã quây quần chung quanh em gái và tỏ vẻ ghen tức nhau. Đứa bé gái thường đem anh lớn thay vào người cha mà nó cho là không tỏ vẻ âu yếm nó như ngày xưa nữa, hay đem lòng yêu em gái như yêu một đứa con mà nó muốn có đối với cha nhưng không được.

Sự thực xảy ra như thế đó. Tôi có thể dựa vào sự quan sát trực tiếp các trẻ con, sự giải thích những kỷ niệm của chúng để kể cho các bạn nghe nhiêu thí dụ tương tự nữa. Kết quả là địa vị của một đứa bé trong một gia đình có nhiều con có một tầm quan trọng đối với đời sống sau này của nó và bao giờ nói đến tiểu sử của nó người ta không thể bỏ qua sự kiện này. Trước những sự giải thích thu lượm được không khó nhọc gì này, các bạn sẽ phì cười khi nghĩ đến những cố gắng của khoa học để lên án sự loạn luân. Chúng ta chẳng đã nói rằng đời sống chung của thời thơ ấu có tính chất làm cho đứa bé không chú ý đến sự hấp dẫn tình dục do những người trong nhà gây nên, rằng khuynh hướng sinh lý tránh sự giao hợp của những người cùng máu mủ đã được bổ túc bằng lòng kinh tởm sự loạn luân đó sao? Nói như thế chúng ta quên rằng nếu quả thực thiên nhiên đã đặt ra những ngăn trở không thể vượt qua cho sự loạn luân thì việc gì chúng ta còn phải đặt ra luật nọ để nghiêm cấm nó nữa. Chính điều trái lại mới là sự thực. Đối tượng thứ nhất về tình dục của loài người - người chị hay người mẹ - có tính cách loạn luân và loài người đã phải dùng những luật lệ thực nghiệm khác mới diệt trừ nổi. Những dân tộc bán khai ngay nay hãy còn tồn tại cũng bài trừ sự loạn luân rất nghiêm khắc. Th.Reik còn cho rằng lễ nghi của những dân tộc mọi rợ trong tuổi dậy thì có mục đích kéo đứa bé ra khỏi tình trạng loạn luân bằng cách kéo nó ra xa người mẹ để gây lại cảm tình của nó đối với người cha.

Thần thoại học đã chẳng cho chúng ta hay rằng loài người thường gán cho các vị thần tính cách loạn luân trong khi chính họ lại rất sợ loạn luân, và trong những dân tộc (như dân Pharaons và dân Incas ở Pérou) lễ cưới loạn luân giữa hai chị em hay anh em được coi như thiêng liêng. Vậy sự loạn luân là một đặc ân mà người thường không được quyền hưởng.

Một trong hai tội của Oedipe là tội loạn luân, tội kia là tội giết cha. Hai tội ác to lớn này đã bị chế độ tôn giáo và xã hội đầu tiên, chế độ vật tổ, lên án. Bây giờ từ quan sát trực tiếp đứa bé, chúng ta hãy qua sự phân tích bệnh trạng của người lớn bị bệnh thần kinh. Sự phân tích này giúp cho ta hiểu thêm những gì về mặc cảm Oedipe? Sự phân tích cho ta thấy mặc cảm này xuất hiện đúng như trong huyền thoại, mỗi bệnh nhân đều là một Oedipe hay là một Hamlet chống đối lại mặc cảm này, nghĩa là cũng như nhau. Mặc cảm Oedipe trong người lớn chỉ là bản cũ soạn lại của mặc cảm đó trong trẻ con thôi. Sự thù ghét người cha, mong muốn cho cha chết đi không còn được diễn tả một cách rụt rè nữa, lòng âu yếm đối với mẹ và lòng mong muốn được lấy mẹ cũng được nói ngay ra miệng. Chúng ta có quyền gán cho thời thơ ấu những tình cảm sống sượng quá đáng đó không? Hay chúng ta đã bị sai lầm vì một yếu tố mới? Tìm ra được yếu tố mới này không phải là chuyện dễ dàng. Mỗi khi có một người nói về dĩ vãng của mình, dù người đó có là một sử gia chăng nữa chúng ta có quyền chấp nhận không suy tính mọi điều ông ta nói về hiện tại hay về thời kỳ ngăn cách giữa dĩ vãng và hiện tại hay không? Trong trường hợp người bệnh thần kinh chúng ta có quyền tự tin xem sự lẫn lộn giữa dĩ vãng và hiện tại có vô tình hay không? Sau này chúng ta sẽ biết vì duyên cớ gì người bệnh đã lẫn lộn như thế, và chúng ta sẽ phải chú trọng đến việc trí tưởng tượng đã hoạt động như thế nào đối với những biến cố và sự kiện xảy ra trong một dĩ vãng rất xa. Chúng ta sẽ không khó khăn gì mà không thấy là lòng thù ghét người cha còn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ nhiều nguyên nhân do các thời sau đã cung cấp và những ham muốn tình dục đối với người mẹ thường xuất hiện dưới những hình thức mà đứa bé không thể biết đến. Nhưng chúng ta sẽ cố gắng vô tình khi tìm cách cắt nghĩa mặc cảm Oedipe bằng sự hoạt động của trí tưởng tượng đưa chúng ta quay trở lại dĩ vãng, đưa vào trong dĩ vãng những yếu tố lấy trong hiện thời. Người bệnh thần kinh còn giữ cái nhân của thời thơ ấu đúng như sự quan sát trực tiếp đã cho ta biết.

Mặc cảm Oedipe xuất hiện như một sự kiện trong bệnh viện có một tầm quan trọng to lớn trong thực tế. Chúng ta sẽ thấy là trong tuổi dậy thì, khi bản năng tình dục xuất hiện mạnh mẽ, người bệnh lại thấy lại những đối tượng thời xưa khiến cho những đối tượng này có tính chất tình dục. Sự lựa chọn đối tượng của đứa bé chỉ là một sự giáo đầu rụt rè, nhút nhát nhưng có tính chất quyết định của sự lựa chọn trong tuổi dậy thì. Vào tuổi đó sẽ có nhiều sự hoạt động tinh thần, tình cảm rất mạnh, có khi hướng về mặc cảm, có khi về sự phản ứng chống lại mặc cảm đó, nhưng những bước đầu của hoạt động vì không thể nói ra được nên đều bị dồn ép vào trong vô thức. Bắt đầu từ tuổi đó con người đứng trước một công việc quan trọng là công việc tự tách rời ra khỏi cha mẹ, chỉ sau khi sự tách rời này đã làm xong, đứa bé mới không còn là đứa bé nữa và trở thành một người trong cộng đồng xã hội. Nhiệm vụ của đứa con trai là rời khỏi người mẹ, đem tình dục của mình đặt vào một đối tượng khác, làm lành lại với người cha tùy theo trường hợp. Nhiệm vụ đó trở nên bắt buộc đối với tất cả mọi người không trừ ai. Nhiệm vụ này không bao giờ được hoàn thành theo lý tưởng cả, nghĩa là đúng với sự đòi hỏi của xã hội và tâm lý. Nhưng người bệnh thần kinh thường không bao giờ làm nổi nhiệm vụ này vì họ suốt đời phải chịu phục tùng dưới quyền người cha và không thể đem tình dục của mình đặt vào một đối tượng nào mới cả. Số phận của người con gái cũng chẳng hơn gì. Chính theo nghĩa đó mà chúng ta có thể cho rằng mặc cảm Oedipe chính là trúng tâm của những người bệnh thần kinh.

Chắc các bạn cũng đoán ra rằng tôi đã cố ý gạt ra ngoài nhiều chi tiết quan trọng về lý thuyết cũng như thực hành, liên quan đến mặc cảm Oedipe. Tôi không nói nhiều hơn nữa về những biến đổi của mặc cảm này cũng như sự lật ngược tình trạng của nó. Tôi chỉ nói rằng mặc cảm này là nguồn cảm hứng dồi dào cho bao nhiêu nhà thơ. Oto Rank đã cho thấy là những nhà soạn kịch trứ danh của mọi thời đã khai thác mặc cảm này rất nhiều, cũng như mặc cảm về sự loạn luân và biến thể của nó. Chúng ta cần ghi nhận rằng ngay cả trước khi phân tâm học ra đời, hai tội ác của mặc cảm Oedipe được công nhận như những ham muốn có tính cách tượng trưng nhất cho đời sống bản năng không bị kìm hãm. Trong một cuộc đối thoại trứ danh của Điderot nhan đề “Người cháu của Rameau” mà Goethe đã dịch ra tiếng Đức, chúng ta thấy có đoạn sau đây: “Nếu một đứa bé mọi rợ được mặc sức muốn làm gì thì làm, nếu nó vẫn giữ nguyên sự tồi tệ của nó, nếu nó dung hòa được một số ít lẽ phải của đứa bé còn nằm trong nôi với sự độc ác của con người ba mươi tuổi thì nó sẽ vặn cổ cha nó và ngủ với mẹ nó”.

Nhưng còn một chi tiết mà tôi không thể bỏ qua được. Không phải vô tình mà người mẹ và vợ của Oedipe làm cho chúng ta nghĩ đến giấc mơ. Các bạn hẳn còn nhớ là trong khi phân tích giấc mơ những sự ham muốn cấu thành giấc mơ thường có tính cách sa đọa, loạn luân hay đưa ra ánh sáng một lòng thù ghét không ai ngờ đối với một vài người thân cận rất được yêu mến. Lúc đó chúng ta chưa cắt nghĩa nguồn gốc của những khuynh hướng này. Bây giờ nguồn gốc đó hiện ra ngay trước mắt chúng ta không cần tìm tòi nữa. Đó chính là sản phẩm của sự khát dục của một vài biến dạng của những đối tượng mất đi từ lâu nhưng lúc này lại hiện ra trong ban đêm có thể có tác dụng được. Nhưng ngay người khỏe mạnh bình thường cũng có những giấc mơ sa đọa, loạn luân độc ác như thế, những giấc mơ này không phải là độc quyền của những người bệnh thần kinh, cho nên chúng ta có quyền kết luận là người phát triển bình thường cũng qua những giai đoạn sa đọa, biến dạng y như trong mặc cảm Oedipe, đó chỉ là một tình trạng bình thường, không có gì đặc biệt, chỉ có điều đối với những người bệnh thần kinh thì những sa đọa, biến dạng đó được phóng đại lên thôi. Đó chính là một trong các lý do khiến cho chúng ta phải khảo sát về giấc mơ trước khi khảo sát về các triệu chứng bệnh thần kinh.

22. Phương diện của sự phát triển và sự thụt lùi căn bệnh học

Chúng ta vừa được biết rằng sự hoạt động của khát dục biến hóa rất nhiều trước khi đạt được đến giai đoạn bình thường để phục vụ sinh sản. Tôi muốn nói cho các bạn nghe về vai trò của sự kiện này trong việc quy định những bệnh thần kinh.

Tôi đồng ý với các nhà bệnh lý học khi họ cho rằng sự phát triển của khát dục có hai điều nguy hiểm: nguy hiểm bị ngừng lại và nguy hiểm phải thụt lùi. Điều này có nghĩa rằng vì sự hoạt động sinh lý thường có khuynh hướng thay đổi luôn nên có thể những giai đoạn sửa soạn đầu tiên không đi đúng hướng và bị vượt qua hoàn toàn, một vài phần trong sự hoạt động có thể dừng lại ở một vài giai đoạn đầu tiên đó và vì thế sự phát triển có thể bị ngừng trệ tại một vài điểm nào đó.

Chúng ta hãy đi tìm ở một vài nơi khác tình trạng tương tự. Khi một dân tộc rời nơi mình đang ở để tìm một nơi mới, - điều thường xảy ra đối với những bộ lạc trong thời tiền sử - chắc chắn dân tộc đó không thể có mặt đầy đủ ở nơi mới đến. Ngoài một vài nguyên do khác, có thể một người nào đó dừng lại ở một nơi nào đó họ thích trong khi phần lớn bộ lạc vẫn tiếp tục lên đường. Muốn có một sự so sánh gần hơn, các bạn hẳn biết trong loài vật có vú ở trình độ cao, những hạch sinh dục, lúc đầu đứng ở dưới bụng, sau này di chuyển lên chỗ cuối xương chậu. Kết quả của sự di chuyển này là ở một vài loài vật, một trong hai hạch này vẫn đứng ở chỗ dưới bụng như cũ, hay dừng lại ở đường trong háng trên con đường mà chúng phải đi để tới chỗ xương chậu, hay có một trong hai đường háng này lại mở trong khi trong trường hợp bình thường cả hai đường đều phải đóng lại một khi hai hạch đã đi qua. Hồi còn là sinh viên tôi phải khảo sát về nguồn gốc của một dây thần kinh của một con cá thời cổ. Tôi nhận thấy là những dân thần kinh đó bắt nguồn từ những tế bào to đứng trong sừng sau. Điều này không thấy trong những vật có xương sống khác. Nhưng chẳng bao lâu tôi tìm ra rằng những tế bào thần kinh đó cũng đứng ngoài chất xám và chiếm cả một con đường đưa đến tiết tuỷ của rễ sau; tôi kết luận là những tế bào thần kinh này đã di cư từ tuỷ sống để đến định cư tại con đường rễ các gân thần kinh. Đó là điều được lịch sử của sự phát triển xác nhận: nhưng trong con cá do tôi khảo sát, những tế bào đã dừng lại ở dọc đường. Suy két kỹ lại các bạn sẽ thấy nhược điểm của sự so sánh này. Cho nên tôi chỉ nói với các bạn là đối với mỗi khuynh hướng tình dục có thể là một trong vài yếu tố của khuynh hướng này dừng lại ở một vài giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển trong khi một vài yếu tố khác đi tới đích. Tất nhiên chúng ta phải coi những khuynh hướng đó như một dòng nước chảy luôn luôn không ngừng ngay từ khi cuộc đời mới bắt đầu và chúng ta đã dùng một phương sách nhân tạo để phân chúng ra thành nhiều đợt liên tiếp. Những điều tôi vừa nói cố nhiên phải được dẫn giải rõ ràng hơn, nhưng công việc dẫn giải này sẽ đưa chúng ta đi quá xa. Tôi chỉ cần báo với các bạn là tôi gọi một khuynh hướng dừng lại ở một giai đoạn nào đó là sự định cư.

Điều nguy hiểm thứ hai của sự phát triển từng mức này là sự một vài yếu tố nào đó sau khi đã tiến quá nhanh có thể quay trở lại một giai đoạn nào trước đó: chúng ta gọi sự việc này là sự việc thụt lùi. Sự thụt lùi xảy ra khi một khuynh hướng trong khi hoạt động, nghĩa là trong khi tìm cách thỏa mãn nhu cầu gặp nhiều trở ngại từ bên ngoài vào. Sự định cư và thụt lùi liên kết với nhau chặt chẽ. Trong quá trình phát triển sự định cư càng mạnh bao nhiêu, sự hoạt động của nó càng dễ tránh được ảnh hưởng của những trở ngại bên ngoài do sự thụt lùi đưa vào bấy nhiêu, rồi sau đó sự hoạt động song song với sự thụt lùi càng có thể chống lại được với những những ảnh hưởng này bấy nhiêu. Mỗi khi trên con đường tiến triển, một dân tộc đã để lại trên con đường đó những hàng rào phòng thủ vững chắc thì mỗi khi những phần tử tiền tiến gặp trở ngại, nghĩa là bị ngăn chặn hay bị đánh bại bởi một kẻ địch quá mạnh, họ thường có khuynh hướng rút lui về những hàng rào phòng thủ đó để trốn tránh hay đợi chờ. Những phần tử tiền tiến này càng dễ dàng bị đánh bại hơn nếu những phần tử ở lại sau những hàng rào phòng càng nhiều hơn.

Muốn hiểu rõ những căn bệnh thần kinh, chúng ta không nên quên liên quan giữa sự định cư và thụt lùi này. Liên quan đó chính là chỗ dựa vững chắc để tìm hiểu vấn đề có liên quan đến sự qui định các bệnh thần kinh, tìm hiểu căn bệnh của chúng.

Chúng ta cần xét việc thụt lùi trong một thời gian nữa. Theo những điều mà bạn đã viết về sự phát triển và hoạt động của sự phát dục, các bạn tất nhiên phải cho rằng có hai loại thụt lùi quay về những đối tượng đầu tiên của sự khát dục, có tính chất loạn luận; thụt lùi của tất cả tổ chức tình dục quay về nhũng giai đoạn xảy ra trước. Chúng ta quan sát thấy cả hai loại thụt lùi này trong những chứng bệnh thần kinh hoán chuyển trong sự hoạt động của chứng bệnh này. Trong chứng bệnh này người ta nhận thấy sự thụt lùi tiến hành một cách đều đều đến chán nản. Nhất là trong chứng bệnh thần kinh thường gọi là bệnh của chàng Narcisse, một anh chàng say mê chính hình ảnh mình dưới mặt nước. Sự thụt lùi có rất nhiều điều đáng nói hơn nữa nhưng chúng tôi không muốn nói đến nhiều. Những bệnh như thế đặt chúng ta đứng trước những hình thức khác của sự phát triển và của sự thụt lùi. Tôi muốn các bạn đừng nên lẫn sự thụt lùi với sự dồn ép và muốn giúp cho các bạn có một ý tưởng rõ rệt về liên quan giữa hai sự kiện này. Sự dồn ép là một hoạt động làm cho một hành vi có thể trở thành hữu thức, nghĩa là có sẵn trong tiền ý thức trở thành vô thức. Cũng có sự dồn ép khi hành vi tinh thần vô thức không được nhận vào trong hệ thống tiền ý thức bên cạnh vì bị kiểm duyệt ngăn trở và đuổi trở lại. Giữa khái niệm dồn ép và khái niệm tình dục không có liên quan gì cả. Tôi muốn các bạn đặc biệt chú ý đến sự kiện này. Sự dồn ép chỉ là một hoạt động có tính cách tâm lý thuần túy, có thể đem áp dụng cho mọi hoạt động tương tự. Tôi muốn nói là khái niệm về sự dồn ép là một khái niệm có tính cách không gian, phù hợp với giả thuyết là bộ máy tinh thần gồm có nhiều hệ thống khác nhau giống như nhiều căn phòng khác nhau trong một ngôi nhà.

Do sự so sánh này chúng ta nhận thấy là từ trước tới nay chúng ta đã dùng chữ thụt lùi không phải theo nghĩa được mọi người công nhận mà theo một nghĩa hết sức đặc biệt. Nếu chúng ta gán cho sự thụt lùi một ý nghĩa tổng quát như là một sự quay trở lại từ một giai đoạn phát triển cao hơn đến một giai đoạn thấp hơn thì sự dồn ép cũng có thể được coi như một sự thụt lùi, một sự quay trở về giai đoạn trước đó xa hơn trong sự phát triển về tinh thần. Chỉ có điều là khi nói đến sự dồn ép chúng ta không hề nghĩ đến sự thụt lùi mà chỉ nghĩ đến việc một hành vi tinh thần bị giữ lại trong một giai đoạn dưới vô thức. Sự dồn ép là một khái niệm có tính cách tổng quát và di động; sự thụt lùi chỉ có tính cách mô tả với sự định cư, chúng ta chỉ muốn nói đến sự quay trở về một giai đoạn trước đó trong phát triển của sự khát dục, nghĩa là một điều hoàn toàn khác biệt với sự dồn ép và không có liên quan gì với nó cả. Chúng ta cũng không thể khẳng định rằng sự thụt lùi của sự khát dục là một hoạt động có tính cách tâm lý thuần túy và cũng không thể đặt cho nó một nơi cư ngụ nào trong guồng máy tinh thần. Dù sự thụt lùi có ảnh hưởng sâu xa đến đời sống tinh thần, yếu tố cơ thể vẫn là yếu tố quan trọng nhất của nó.

Lý luận này đối với các bạn có vẻ khô khan, nhưng bệnh viện sẽ hiến cho chúng ta những điều áp dụng làm cho những lý luận đó trở thành rõ ràng hơn. Các bạn hẳn biết rằng bệnh náo loạn thần kinh và bệnh náo bị ám ảnh là hai đại diện chính của loại bệnh thần kinh hoán chuyển. Trong bệnh náo loạn thần kinh quả có sự thụt lùi của sự khát dục trở về với những đối tượng tình dục đầu tiên có tính cách loạn luân, có thể nhận thấy mọi trường hợp trong khi người ta không hề nhận thấy có sự thụt lùi nào về những giai đoạn đầu tiên của tổ chức tình dục. Trái lại, sự dồn ép giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong bệnh náo loạn thần kinh. Nếu tôi được quyền bổ túc những điều đã thu lượm được từ trước tới nay về bệnh náo loạn thần kinh tôi sẽ mô tả trạng thái đó như sau: việc các khuynh hướng lẻ tẻ quy tụ dưới sự ngự trị của cơ quan sinh dục đã hoàn tất, nhưng kết quả của sự quy tụ đó lại gặp sự chống đối của hệ thống tiền ý thức liên lạc chặt chẽ với ý thức cho nên mới có một quang cảnh gần giống như trạng thái trước khi có sự ngự trị của cơ quan sinh dục, nhưng sự thực lại khác hẳn. Trong hai tình trạng thụt lùi của sự khát dục, tình trạng quay về một giai đoạn trước tổ chức tình dục đáng chú ý hơn cả. Vì sự thụt lùi này vắng mặt trong bệnh náo loạn thần kinh đều chịu ảnh hưởng của sự khảo sát bệnh náo loạn thần kinh nên mãi về sau này chúng ta mới biết rõ về tầm quan trọng của sự thụt lùi, sự khát dục sau tầm quan trọng của sự dồn ép. Các bạn có chờ đợi rằng chúng ta sẽ phải thay đổi quan điểm của chúng ta khi ngoài bệnh náo loạn thần kinh và bệnh ám ảnh ra, chúng ta còn phải xét đến bệnh Narcissisme (nghĩa là bệnh mê say hình bóng của mình qua hình ảnh dưới nước) không?

Trong bệnh bị ám ảnh, trái lại sự thụt lùi của khát dục về giai đoạn đầu tiên của tổ chức sa - đọa - hậu - môn là một sự kiện đáng chú ý nhất và chính sự thụt lùi này đã in dấu vết mình trong mòi sự phát hiện của các triệu chứng. Sự thúc đẩy có tính chất ái tình lúc đó xuất hiện dưới hình thức của sa đọa. Hình dung gợi lên do câu: tôi muốn giết em, thực ra có nghĩa: tôi muốn vui vầy với em. Các bạn chỉ cần nghĩ đến những sự thụt lùi liên can đến đối tượng, nghĩa là đến những người thân cận nhất và mến yêu nhất, các bạn sẽ có một ý niệm về sự kinh hoàng ghê tởm và những hình dung ám ảnh này gợi lên trong ý thức người bệnh như một cái gì hết sức xa lạ. Nhưng sự dồn ép trong các chứng bệnh thần kinh này giữ một vai trò quan trọng rất khó định nghĩa trong một bài học nhập môn như bài này. Sự thụt lùi của khát dục khi không đi cùng với sự dồn ép thường chỉ dẫn đến sự sa dọa chứ không gây bệnh thần kinh bao giờ. Vậy sự dồn ép tức là một hoạt động đặc biệt dành cho các bệnh thần kinh và biểu thị đặc biệt nhất cho các bệnh này. Có lẽ tôi sẽ có dịp nói chuyện với các bạn nhiều hơn về sự sa đọa và lúc đó các bạn sẽ thấy rằng mọi việc xảy ra một cách đơn giản hơn mình tưởng.

Tôi mong rằng các bạn sẽ không khó chịu khi thấy tôi nói quá nhiều đến sự định cư và thụt lùi của khát dục, nếu các bạn hay rằng những lời nói đó chỉ có mục đích sửa soạn cho các bạn xét đến vấn đề căn bệnh của thần kinh. Về điểm này tôi mới chỉ đưa ra có một dữ kiện: đó là người ta chỉ mắc bệnh thần kinh khi bị kìm hãm không cho thỏa mãn tình dục, nghĩa là bị thiếu thốn, và những triệu chứng xuất hiện để thay thế cho sự đòi hỏi không được thỏa mãn. Nhưng không phải vì thế mà kết luận rằng mỗi khi có sự kìm hãm tình dục là có ngay bệnh thần kinh; tôi chỉ muốn nói là hình thức thiếu thốn xảy ra trong mọi bệnh thần kinh đã được phân tích, chứ không phải cứ có thiếu thốn là có bệnh. Đề luận của tôi không hề đưa ra ánh sáng mọi bí ẩn của bệnh thần kinh mà chỉ nói đến một trong các điều kiện quan trọng và cần thiết trong sự phát sinh ra các chứng bệnh đó thôi.

Chúng ta cũng chưa biết là trong cuộc thảo luận sau này về đề luận nói trên, chúng ta sẽ phải chú ý đến thực chất của sự thiếu thốn hay đến tính cách đặc biệt của người bệnh hơn. Lý do và sự thiếu thốn không bao giờ đầy đủ và tuyệt đối cả, muốn trở thành căn bệnh, sự thiếu thốn phải đạt mục tiêu trên sự thỏa mãn mà con bệnh đòi hỏi, sự thỏa mãn duy nhất mà anh ta có thể đòi hỏi được. Có nhiều cách chịu đựng sự thiếu thốn về tình dục mà không bị bệnh. Chúng ta biết có nhiều người chịu đựng được mà không thấy có hại gì, họ không sung sướng nhưng cũng không mắc bệnh. Vả lại những khuynh hướng tình dục thường có tính chất dẻo dai lạ lùng, có thể thay thế nhau rất dễ dàng. Một khuynh hướng này có thể thay thế cường độ của một khuynh hướng khác; một khi trong thực tế người ta không thỏa mãn được sự đòi hỏi này, người ta có thể thay thế bằng sự thỏa mãn một đòi hỏi khác. Những khuynh hướng này như một hệ thống sông đào đầy nước thông với nhau mặc dù đều chịu sự thống trị của cơ quan sinh dục: hai đặc tính thực khó dung hòa. Hơn nữa các khuynh hướng lẻ tẻ về tình dục cũng như bản năng tình dục đều có thể dễ dàng thay đổi mục tiêu, đổi lẫn cho nhau những đối tượng hợp cho mình hơn, và chính sự dễ dàng thay thế này gây nên một sự phản kháng rất mạnh đối với tác dụng gây bệnh của sự thiếu thốn. Trong những yếu tố chống đối này có một yếu tố có tầm quan trọng xã hội đặc biệt. Đó là việc các khuynh hướng vì không thể thỏa mãn được trong hành vi tình dục nên đã thay thế sự thỏa mãn này bằng một mục tiêu khác tuy cũng giống như mục tiêu trên nhưng không có tính tình dục nữa mà chỉ còn tính chất xã hội thôi. Chúng ta gọi sự hoạt động thay thế này là sự “hoán chuyển” và làm như thế chúng ta đứng về phía những người dành cho những mục đích xã hội một giá trị lớn hơn mục đích tình dục, mục đích này chỉ có tính cách vị kỷ. Sự hoán chuyển chỉ là một trường hợp đặc biệt của việc gắn liền những khuynh hướng tình dục vào những khuynh hướng khác không tình dục. Chúng ta sẽ có dịp quay trở lại vấn đề này trong dịp khác.

Chắc các bạn muốn tin rằng sau khi tìm ra được những phương sách để chịu đựng sự thiếu thốn thì sự thiếu thốn sẽ mất hẳn tầm quan trọng. Sự thực không phải thế. Sự thiếu thốn vẫn giữ nguyên tính cách phát bệnh của nó. Những phương tiện để chịu đựng thiếu thốn thường không đủ dùng. Sự chịu đựng của khát dục có giới hạn. Sự dẻo dai và linh động của khát dục không hoàn toàn đầy đủ đối với mọi người, sự hoán chuyển chỉ hủy bỏ được một phần khát dục nào đó thôi, đó là không nói đến việc nhiều người chỉ có một khả năng hoán chuyển rất giới hạn. Có nhiều người chỉ thỏa mãn được với một số đối tượng và mục tiêu rất ít. Các bạn nên nhớ rằng, khi khát dục phát triển không đầy đủ thì thường hay định cư lại tại những giai đoạn tiền tổ chức và những đối tượng trong quá khứ, cả hai loại giai đoạn và đối tượng này đều không có khả năng cung cấp sự thỏa mãn thực sự nữa. Như vậy tức là sau sự thiếu thốn, sự định cư là yếu tố mạnh nhất trong việc phát sinh ra bệnh thần kinh. Người ta có thể cho rằng trong căn bệnh thần kinh, sự định cư là yếu tố quyết định bên trong, trong khi sự thiếu thốn là yếu tố quyết định bên ngoài.

Tôi lợi dụng cơ hội này để yêu cầu các bạn đừng vội tỏ thái độ trong việc thảo luận vô ích. Trong thế giới khoa học, người ta hay thích chiếm lấy một phần sự thực rồi tuyên bố phần này là tất cả sự thực để phủ nhận giá trị của phần còn lại, trong khi phần còn lại này không phải là không đúng sự thực. Chính do phương sách này, nhiều phe phái đã rời bỏ môn phân tâm học, có phe phái chỉ công nhận những khuynh hướng vị kỷ mà phủ nhận những khuynh hướng tình dục, có phe phái chỉ công nhận ảnh hưởng của đời sống thực sự thôi chứ không công nhận ảnh hưởng của quá khứ cá nhân, v.v… Người ta cũng có thể đem sự định cư và sự thiếu thốn ra chống đối nhau và nêu ra một cuộc thảo luận bằng cách đặt câu hỏi: những bệnh thần kinh bắt nguồn từ bên trong cơ thể hay từ bên ngoài, nó là kết quả của một cách cấu tạo cơ thể nào đó hay chỉ do một vết thương từ bên ngoài vào? Những bệnh đó có phải do sự định cư khát dục gây ra (hay do những cách cấu tạo đặc biệt khác của tình dục) hay do áp lực của thiếu thốn gây ra? Nói thực ra hỏi thế cũng chẳng khác gì hỏi: đứa bé sinh ra là do người cha hay người mẹ? Các bạn sẽ trả lời đúng là cả hai điều kiện đều cần thiết. Sự việc xảy ra nếu không dúng hẳn thì cũng tương tự như đối với bệnh thần kinh. Về phương diện căn bệnh học, những chứng bệnh có thể được xếp thành một loại trong đó hai yếu tố: cấu tạo tình dục và ảnh hưởng bên ngoài, hay nếu các bạn thích hơn, sự định cư của phát dục và sự thiếu thốn được phát hiện theo đường hướng làm cho một trong hai yếu tố đó tăng lên thì yếu tố kia phải sút giảm. Ở một đầu kia trong loại xếp hạng là trường hợp tối đa: vì khát dục phát triển một cách rất bình thường nên những người này nhất định phải mắc bệnh thần kinh dầu ảnh hưởng bên ngoài ra sao mặc lòng. Đằng đầu đối nghịch là trường hợp những người chắc chắn thoát được bệnh thần kinh nếu họ không rơi vào tình trạng này hay tình trạng khác. Trong những trường hợp ở giữa hai đầu đó thì sự cấu tạo tình dục càng mạnh bao nhiêu thì sự ảnh hưởng bên ngoài càng ít bấy nhiêu, và trái lại. Trong trường hợp này sự cấu tạo tình dục đáng lẽ không phát sinh ra bệnh thần kinh nếu không có sự can thiệp tai hại từ bên ngoài vào và những ảnh hưởng này sẽ có kết quả gì nếu khát dục đã được cấu tạo một cách khác. Tôi có thể công nhận rằng những yếu tố cấu tạo quan trọng hơn ảnh hưởng bên ngoài, nhưng điều đó còn tùy thuộc vào những giới hạn sự bất an của tinh thần.

Tôi đề nghị các bạn gọi loại này là lợi bổ túc, chúng ta sẽ có dịp nói tới nhiều loại khác nữa.

Việc khát dục cứ bám vào một hướng nào và một vài đối tượng nào đó là một yếu tố độc lập thay đổi từ người này qua người khác mà chúng ta chưa hề biết tại sao. Nếu chúng ta không nên đánh giá quá thấp vai trò của nó trong căn bệnh học thì chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao sự thân mật của nó trong sự liên quan đến căn bệnh học. Tính cách bám riết này của khát dục được nhận thấy trong nhiều trường hợp, trong những người hợp thành một loài trái hẳn với loại người tinh thần bất an: đó là loại người sa đọa. Trước khi phân tâm học xuất hiện. Binet đã tìm ra rằng, trong trí nhớ mất đi của người sa đoạ nhiều khi có những dấu vết một chiều hướng nào đó của bản năng hay một đối tượng nào đó được lựa chọn một cách bất thường mà khát dục của người sa đọa thường ghi nhớ suốt đời. Nhiều khi chúng ta không thể biết cái gì đã làm cho dấu vết đó có đủ khả năng lôi cuốn được sự khát dục một cách mạnh mẽ như thế. Tôi kể cho các bạn nghe một trường hợp do chính tôi quan sát. Có một ông ngày nay không còn để ý đến cơ quan sinh dục cùng các vẻ đẹp khác của đàn bà nhưng mỗi khi nhìn thấy bàn chân của người đàn bà đi một đôi giầy kiểu nào đó thì tự nhiên thấy lòng dục nổi lên đùng đùng, nhớ lại một biến cố xảy ra hồi ông ta mới lên sáu giữa một vai trò quyết định sự định cư của khát dục. Cậu bé ngồi trên một cái ghế đẩu trước mặt người nhũ mẫu dạy cậu học tiếng Anh. Người nhũ mẫu, một người già xấu, mắt xanh, mũi hếch, hôm đó bị đau chân nên đi một đôi giầy dạ và gác chân lên một cái đệm. Chân bà ta được giấu kín rất đứng đắn. Sau này có một cái chân gầy guộc, đầy gân xanh giống như chân của người nhũ mẫu đã trở nên đối tượng duy nhất của tình dục của ông ta và mỗi lần trông thấy một cái chân như thế cùng với những đặc điểm khác của người nhũ mẫu, ông ta lại thấy lòng dục nổi lên. Việc định cư của khát dục đã làm cho ông ta trở thành một người sa đọa chứ không phải là một người bệnh thần kinh, chúng ta gọi loại người sa đọa này là loại người bị ám ảnh bởi một cái chân. Các bạn thấy không: sự định cư tuy là một căn nguyên của bệnh thần kinh, phát sinh ra rất sớm, hồi còn trẻ con, nhưng cũng có tác dụng rất xa ngoài bệnh thần kinh. Vì vậy sự định cư là một điều kiện không có tính chất quyết định như sự thiếu thốn đã nói trong phần trên.

Do đó vấn đề quy định những chứng bệnh thần kinh có vẻ trở thành rắc rối. Sự thực công trình khảo cứu phân tâm học đưa ra ánh sáng một yếu tố mới trước khi không có trong bản thống kê căn bệnh của chúng ta và xuất hiện rõ ràng trong người bình thường bị mắc bệnh thần kinh. Trong các người này người ta thường gặp những sự ham muốn trái ngược nhau, một sự xung đột tinh thần. Một phần của người bệnh tỏ ý ham muốn một sự này trong khi một phần kia chống lại. Nếu không có sự xung đột này thì làm gì có bệnh thần kinh. Điều này chẳng có gì khác lạ. Các bạn hẳn biết đời sống tinh thần của chúng ta luôn luôn bị rung động bởi những sự xung đột mà chúng ta phải tìm cách giải thích. Một sự xung đột như thế mà gây ra bệnh thần kinh tất nhiên phải có những điều kiện gì đặc biệt. Vì thế chúng ta cần hỏi xem những điều kiện đó là những điều kiện nào, những sự xung đột gây bệnh này hoạt động giữa những động lực tinh thần nào, liên quan giữa sự xung đột và các yếu tố quyết định khác ra sao?

Tôi hy vọng có thể đưa ra những câu trả lời có thể làm các bạn hài lòng tuy có hơi ngắn và vắn tắt quá. Sự xung đột do sự thiếu thốn gây ra, khát dục vì không được thỏa mãn đã tìm cách thỏa mãn bằng những đường lối và đối tượng khác. Những đường lối và đối tượng này không được một phần nào đó trong người chấp nhận, do đó sinh ra một sự cấm đoán làm cho khát dục không được thỏa mãn với phương tiện mới. Kể từ lúc đó các triệu chứng dần dần xuất hiện theo một con đường mà ta sẽ xét sau. Những khuynh hướng khát dục tìm cách phát hiện ra bằng đường lối quanh co khác tuy vẫn cố gắng chứng minh sự đòi hỏi của mình bằng nhiều sự biến dạng và giảm thiểu khác. Con đường quanh co này chính là con đường xuất hiện của các triệu chứng: những triệu chứng này chính là sự thỏa mãn mới mẻ hay dùng để thay thế sự thỏa mãn trước không đạt được do sự thiếu thốn gây nên.

Người ta có thể làm sáng tỏ hơn tầm quan trọng của sự xung đột tinh thần bằng cách nói rằng: “Một sự thiếu thốn bên ngoài muốn gây bệnh cần phải có một sự thiếu thốn bên trong”. Tất nhiên sự thiếu thốn bên ngoài cũng như bên trong đều đi theo những con đường và những đối tượng khác nhau. Sự thiếu thốn bên ngoài muốn gạt bỏ một sự thỏa mãn này trong khi sự thiếu thốn bên trong lại muốn gạt bỏ một sự thỏa mãn khác, do đó mà có xung đột. Tôi thích lối trình bày này hơn vì nó có nội dung rõ ràng. Điều này chứng tỏ rằng trong những thời kỳ sơ khai của sự phát triển con người, những sự thiếu sót bên trong được quy định bằng những chướng ngại vật bên ngoài.

Nhưng những động lực phát sinh ra sự bài bác chống khuynh hướng khát dục là những động lực nào và phần kia có sự mâu thuẫn trong việc gây bệnh là thế nào? Đó là những khuynh hướng không có tính cách tình dục. Chúng ta gọi những khuynh hướng này là “khuynh hướng của cái tôi”; vì sự phân tích chứng bệnh chuyển hoán không cung cấp cho ta một phương sách nào giúp cho ta mổ xẻ được chúng, nên ta chỉ biết chúng một phần nào bằng những sự chống đối ngăn trở không cho ta phân tích được. Sự xung đột gây bệnh chính là sự xung đột giữa những khuynh hướng của cái tôi và những khuynh hướng khát dục. Trong một vài trường hợp người ta có cảm tưởng rằng đó chỉ là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng thuần túy tình dục; nhưng đó chỉ là bề ngoài vì trong hai khuynh hướng mâu thuẫn nhau, thế nào cũng có một khuynh hướng thỏa mãn cái tôi trong khi khuynh hướng kia tìm cách bảo vệ cái tôi khỏi sự cám dỗ. Vậy tức là chỉ có sự xung đột giữa cái tôi và khát dục thôi.

Mỗi khi phân tâm học coi một biến cố nào đó là sản phẩm của những khuynh hướng tình dục người ta thường chỉ trích nói rằng con người không phải làm bằng tình dục, trong đời sống tinh thần còn có những khuynh hướng khác ngoài khuynh hướng và lợi ích tình dục và chúng ta không nên quy tụ hết mọi sự vào tình dục. Tôi không thấy gì khoan khoái hơn là được đồng ý với những người chống đối mình ít ra là một lần. Phân tâm học không bao giờ quên được rằng có những khuynh hướng phi tình dục, chính phân tâm học được xây dựng trên nền tảng của một sự phân biệt rõ ràng giữa những khuynh hướng của cái tôi và luôn luôn khẳng định rằng bệnh thần kinh không phải là sản phẩm của tình dục mà là sự mâu thuẫn giữa tình dục và cái tôi. Phân tâm học không thấy lý do nào vững chắc để phủ nhận sự có mặt hay tầm quan trọng của những khuynh hướng của cái tôi trong khi tìm cách phát hiện và định nghĩa vai trò của các khuynh hướng tình dục trong bệnh thần kinh và trong cuộc đời. Nếu phân tâm học đã nói đến các khuynh hướng tình dục chính là vì những bệnh thần kinh hoán chuyển đã làm nổi bật những khuynh hướng này lên và hiến cho phân tâm học một phạm vi nghiên cứu mà người khác không thèm để ý đến.

Vả lại, cho rằng phân tâm học không để ý đến khía cạnh phi tình dục của cá tính là một điều không đúng. Chính sự phân biệt giữa cái tôi và tình dục đã chứng tỏ một cách đặc biệt rõ ràng là những khuynh hướng của cái tôi cũng phát triển một cách có ý nghĩa và sự phát triển này không phải là không liên quan gì đến tình dục và không có phản ứng gì đối với tình dục. Sự thực là chúng ta biết đến sự phát triển của cái tôi không rõ ràng bằng sự phát triển tình dục, và lý do là chúng ta chỉ biết được cách cấu tạo của cái tôi sau khi nghiên cứu chứng bệnh Narcissisme. Dù sao chúng ta biết được một công trình rất hay về vấn đề này. Đó là công trình của M. Ferenczi, người đã tìm cách ấn định giai đoạn phát triển của cái tôi và ít nhất chúng ta có hai điểm tựa vững vàng để có một ý niệm về sự phát triển này. Không phải những lợi ích tình dục của một người ngay từ lúc đầu bắt buộc phải xung đột với những lợi ích từ bảo vệ; chúng ta có thể cho rằng cái tôi, trong mỗi giai đoạn phát triển đều tìm cách hòa nhịp cùng tổ chức tình dục, thích ứng với tổ chức này. Những giai đoạn nối tiếp nhau của sự phát triển của khát dục diễn ra theo một chương trình sắp sẵn từ trước; nhưng để chắc chắn là sự nối tiếp này chịu ảnh hưởng của cái tôi; giữa sự phát triển của cái tôi và sự phát triển của phát dục có hòa hợp nào đó và sự rối loạn trong sự hòa hợp này đã gây ra bệnh thần kinh. Có một điểm chúng ta cho là rất quan trọng là tự hỏi một khi khát dục đã định cư tại một giai đoạn nào trong sự phát triển thì thái độ của cái tôi ra sao? Cái tôi có thể cấu kết với sự định cư này và trong trường hợp đó nó trở thành sa đọa hay ấu trĩ. Nhưng cái tôi cũng có thể chống lại sự định cư đó và trong trường hợp này cái tôi bị dồn ép trong khi tình dục bị định cư.

Theo con đường này chúng ta thấy yếu tố thứ ba của căn bệnh thần kinh, cái khuynh hướng đưa đến sự xung đột cũng tùy thuộc vào sự phát triển của cái tôi cũng như của khát dục. Vì thế những ý kiến của chúng ta về sự quy định bệnh thần kinh được bổ túc. Thứ nhất chúng ta có điều kiện tổng quát nhất, đó là sự thiếu thốn, rồi đến sự định cư của tình dục đưa thiếu thốn hướng về một vài hướng nào đó và thứ ba là sự can thiệp của khuynh hướng mâu thuẫn gây ra do sự phát triển của cái tôi trong khi cái tôi chống lại những khuynh hướng khát dục. Vậy tình trạng cũng không đến nỗi phức tạp khó lĩnh hội như các bạn tưởng. Dù sao chúng ta cũng chưa nói hết những điều phải nói về vấn đề này. Chúng ta cần nói thêm một vài điều mới nữa và khảo sát kỹ càng hơn những điều đã nói rồi.

Để chứng tỏ rõ hơn ảnh hưởng của cái tôi đối với việc phát sinh ra mâu thuẫn, nghĩa là đối với sự quy định chứng bệnh thần kinh, tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện tuy chỉ có trong tưởng tượng nhưng không phải vì thế mà không có vẻ thực. Thí dụ này do vở kịch của Nestroy gợi ra cho tôi: “ở tầng dưới và tầng lầu một”. Người gác cổng ở tầng dưới, người chủ nhà, một người giàu có được mọi người quý mến ở tầng trên. Cả hai đều có nhiều con, cô con gái của ông chủ nhà hoàn toàn tự do chơi với con người gác cổng. Có thể hai đứa bé chơi nhiều trò tục tĩu, ví dụ chơi trò bố mẹ, tìm cách nhòm ngó cơ quan sinh dục của nhau, tìm cách sờ soạng. Con gái ông chủ tuy mới có năm hay sáu tuổi nhưng đã có dịp quan sát một vài điều về tình dục người lớn, nên có thể đóng vai con người quyến rũ trai được. Dù không kéo dài bao lâu, nhưng trò chơi đó cũng đủ kích thích một vài khuynh hướng tình dục trong lòng hai đứa trẻ và sự kích thích này phát triển sau đó với hình thức thủ dâm. Lúc đầu tình trạng chung cho hai đứa trẻ, nhưng những cái gì xảy ra sau đó thì khác hẳn nhau. Cô con gái người gác cổng cứ tiếp tục thủ dâm như thế cho đến khi thấy kinh, rồi sau đó bỏ không thủ dâm, vài năm sau đó có thể có nhân tình, có con cái, làm nghề này nghề nọ, có thể trở thành một nghệ sĩ nổi danh và chấm dứt cuộc đời mình như một nhà quý tộc. Có thể đời sống của cô ta sẽ không huy hoàng như thế nhưng chắc chắn là cô ta sẽ sống trọn đời mình không thấy ảnh hưởng gì của những trò chơi dục tình thuở nhỏ, và không hề bị bệnh thần kinh. Cô con gái của ông chủ thì khác. Ngay từ lúc còn nhỏ cô bé đã tỏ ra hối hận rằng mình đã làm một việc gì xấu xa, cố gắng rất nhiều để không thủ dâm nữa nhưng vẫn không thể quên được những kỷ niệm đau buồn của tình dục hồi nhỏ. Lớn lên khi trực tiếp với những việc dính dáng đến thặng dư, cô ta sẽ quay mặt đi và tỏ vẻ không hề biết gì đến việc đó. Có thể là cô ta lại muốn thủ dâm trở lại nhưng không có can đảm than thở với ai cả. Khi đến tuổi lấy chồng, cô sẽ dễ dàng làm mồi cho bệnh thần kinh, sẽ cảm thấy thất vọng não nề khi nghĩ đến sự lấy chồng và nhìn cuộc đời bằng con mắt sầu thảm. Nếu đem phân tích, người ta sẽ thấy là cô gái có giáo dục, thông minh, đầy lý tưởng này đã hoàn toàn dồn ép các khuynh hướng tình dục của mình và các khuynh hướng này mà cô không hề biết đến, bắt nguồn từ những trò chơi trong thời thơ ấu.

Sự khác biệt giữa hai số mệnh này là ở chỗ cái tôi của một trong hai người đã có một quá trình phát triển mà cô kia không có. Đối với cô con gái người gác cổng, hoạt động tình dục có tính cách tự nhiên, không hề gây ẩn ý gì cả, dù trong thời còn nhỏ hay khi đã lớn thì cũng vậy thôi. Cô con gái của ông chủ trái lại chịu ảnh hưởng của giáo dục và những sự đòi hỏi của nền giáo dục. Nhờ sự giáo dục, cô ta tự gắn cho mình hình ảnh lý tưởng về sự trong sạch, trinh tiết của người đàn bà không phù hợp với những hoạt động tình dục. Chính sự học vấn đã làm cho cô ta không quan tâm lắm về vai trò của cô ta với tư cách một người đàn bà trong xã hội. Chính vì đã chịu một quá trình phát triển cao xa hơn cô bạn gái hồi còn nhỏ nên cô đã không chịu đáp ứng với sự đòi hỏi của tình dục.

Tôi muốn nhấn mạnh đến một điểm khác về sự phát triển của cái tôi, vì điểm này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của chúng ta, giúp cho ta tìm được kết luận chứng minh được sự ngăn cách rõ ràng của những khuynh hướng của cái tôi và tình dục. Chúng ta phải chấp nhận một định đề từ trước tới nay chưa hề được chú trọng tới. Cả hai sự phát triển của cái tôi và tình dục chỉ là của thừa kế của sự phát triển chung của nhân loại từ ngàn xưa. Tình dục cố nhiên bắt nguồn từ hệ thống phát sinh chủng tộc. Các bạn chỉ cần nhớ rằng ở một vài động vật, cơ quan tình dục có liên quan chặt chẽ tới cái mồm, ở một vài con vật khác thì cơ quan sinh dục lại gắn liền vào với cơ quan bài tiết. Ở một số con vật khác nữa cơ quan sinh dục lại gắn liền vào một vài cơ quan cơ năng di chuyển, những điều này đều được trình bày trong cuốn sách quý báu của W. Belshe. Như thế tức là trong mọi giống vật đều có sự sa đọa và tổ chức tình dục trong tình trạng không thay đổi. Nhưng đối với loài người thì ảnh hưởng của hệ thống phát sinh chủng tộc được che giấu dưới những điều kiện đặc biệt, nửa do di truyền để lại, nửa do kinh nghiệm tích lũy từ đời nọ đến đời kia và tính cách di truyền vẫn tồn tại và có tác dụng đối với nhưng cá nhân tiếp tục truyền thống của con người. Những điều kiện này ngày xưa chỉ có tính cách sáng tạo, thì bây giờ trở thành tính cách kích động. Tất nhiên quá trình phát triển tiền định của con người cũng có thể bị rối loạn và biến đổi trong mỗi cá nhân bởi những điều kiện bên ngoài mới nhất. Còn động lực nào đã gây ra quá trình phát triển đó và vẫn tiếp tục tác dụng theo chiều hướng cũ: đó là sự thiếu thốn do thực tế đưa ra hay nói cho đúng hơn, đó là sự cần thiết cho cuộc sống. Những người bệnh thần kinh chính là người chịu ảnh hưởng đau đớn của sự thiếu thốn hay cần thiết này và con người dù được giáo dục theo kiểu nào thì cũng có thể bị bệnh được. Khi tuyên cáo rằng sự cần thiết của cuộc sống là động cơ chính của sự phát triển này, chúng ta không hề làm giảm tầm quan trọng của những khuynh hướng bên trong khi sự có mặt của chúng có thể chứng minh được.

Chúng ta cần ghi nhận rằng những khuynh hướng tình dục và bản năng bảo tồn không hoạt động giống nhau trước sự cần thiết thực sự. Những bản năng đều có mục đích tự bảo tồn nên có thể giáo dục được, chúng chịu uốn mình theo sự cần thiết của cuộc sống và chịu theo đà phát triển theo sự chỉ dẫn của thực tế. Điều này rất dễ hiểu vì những bản năng này không tìm đâu ra những đối tượng dành cho nhu cầu của chúng bằng các trò khác, và không có chúng thì loài người sẽ bị tiêu diệt. Những khuynh hướng tình dục trái lại ngay lúc đầu không cần có đối tượng, không có nhu cầu nên khó giáo dục hơn. Sống một cuộc đời ăn bám cùng với cơ quan khác trong cơ thể có thể tự thỏa mãn được mà không cần ra khỏi cơ thể, những khuynh hướng thoát khỏi ảnh hưởng có tính cách giáo dục của sự cần thiết của cuộc sống và trong đời sống của nhiều người chúng cứ giữ mãi cái tính cách võ đoán, bất định cứng rắn, bí ẩn này. Thêm vào đó, ngay khi đến tuổi mà nhu cầu tình dục đạt đến cường độ cấp bách thì người thanh niên thường thôi không chịu ảnh hưởng của nền giáo dục nữa, những người giáo dục thừa biết điều đó và đã hoạt động ngay tức khắc; nhưng có lẽ họ đã công nhận rằng phân tâm học đã quan niệm đúng khi cho rằng chính nền giáo dục nhận được ngay từ hồi còn nhỏ mới để lại dấu vết sâu xa nhất, chú bé thường được coi như hoàn toàn cấu tạo xong vào năm 4 hay 5 tuổi và sau này sẽ hoạt động theo đường lối nhận được trong tuổi này.

Muốn làm nổi bật lên ý nghĩa của sự khác biệt giữa hai nhóm bản năng này chúng ta sẽ phải đi quanh co một con đường khá dài và đưa ra một trong các nhận xét mà ta gọi là có tính cách kinh tế. Làm như vậy, chúng bắt đầu đi vào một trong các con đường quan trọng nhất nhưng cũng tăm tối nhất trong phân tâm học. Chúng ta tự hỏi xem có phải bất cứ ý muốn cơ bản nào cũng do guồng máy tinh thần phát sinh ra không và để trả lời câu hỏi đó chúng ta nói rằng mọi hoạt động tinh thần của chúng ta đều hướng vào mục đích, hướng vào mục đích hiến cho ta sự khoái lạc, tránh cho ta những sự gì không khoái và những sự hoạt động tinh thần đều do nguyên lý khoái lạc ngự trị. Chúng ta muốn trả bất cứ giá nào để được biết xem những điều kiện của khoái lạc và không khoái lạc là những điều kiện nào. Điều độc nhất mà chúng ta biết được là sự khoái lạc có liên can đến sự giảm sút, giảm bớt cường độ hay sự hủy diệt của những sự kích động tích lũy trong guồng máy tinh thần trong khi sự đau khổ đi đôi với sự tăng gia, bột phát của những sự kích động này. Khảo sát khoái cảm gây cho chúng ta trong việc giao cấu, chúng ta không còn gì nghi ngờ về điểm này. Chính vì những hành vi gây khoái cảm đó quyết định về số phận của những kích động và nghị lực tinh thần nên chúng ta có thể gán cho chúng tính chất kinh tế. Chúng ta ghi nhận rằng, chúng ta có thể mô tả sự hoạt động của guồng máy tinh thần này theo một đường lối không liên can đến sự khoái lạc. Người ta có thể nói rằng guồng máy tinh thần dùng để chế ngự những sự kích động do bên trong hay bên ngoài gây ra. Về phần các khuynh hướng tình dục thì từ đầu đến cuối quá trình phát triển bao giờ cũng là một phương sách tìm kiếm khoái cảm nên bao giờ cũng hoạt động rất đều. Đó cũng là hoạt động của các khuynh hướng của cái tôi trong lúc đầu. Nhưng dưới áp lực của sự cần thiết chẳng bao lâu những khuynh hướng này thay thế nguyên lý khoái lạc bằng một sự thay đổi khác. Chúng có nhiệm vụ gạt bỏ những cái gì khó chịu chẳng kém nhiệm vụ tìm kiếm khoái cảm; cái tôi sẽ được biết là cần phải chối bỏ sự đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay tức khắc, rời công việc tìm kiếm khoái cảm vào lúc khác, chịu đựng một vài sự khó nhọc, và không tìm kiếm một vài nguồn khoái cảm nữa. Cái tôi được giáo dục như thế sẽ trở thành biết điều; sẽ không để cho nguyên lý khoái lạc chế ngự nữa, nhưng sẽ tuân theo nguyên lý thực tế. Nguyên lý này cũng có mục đích tìm khoái lạc nhưng là một sự khoái lạc mà cường độ và thời gian tiếp nhận bị giảm bớt dễ gây tin cậy hơn đối với những sự đòi hỏi của thực tế.

Từ nguyên lý khoái lạc qua nguyên lý thực tế, quá trình phát triển của cái tôi đã bước những bước tiến rất dài, quan trọng nhất. Chúng ta biết rằng những khuynh hướng tình dục chỉ trải qua những giai đoạn phát triển này rất chậm và có vẻ như bị bắt buộc, sau này chúng ta sẽ thấy sự liên quan giữa tình dục và tình trạng thực tế bên ngoài có những hậu quả gì đối với con người. Nếu cái tôi của con người cũng phát triển và có một lịch sử rõ ràng chẳng khác gì tình dục thì các bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chính cái tôi cũng thụt lùi, các bạn cũng tò mò muốn biết sự thụt lùi của cái tôi về những giai đoạn phát triển từ trước sẽ giữ một vai trò gì trong bệnh thần kinh.

23. Những phương sách thành lập triệu chứng

Đối với những người thường thì triệu chứng của bệnh thần kinh chính là những điều căn bản trong chứng bệnh và khi những triệu chứng này biến mất chính là lúc khỏi bệnh. Bác sĩ trái lại phân biệt triệu chứng và bệnh hoạn và cho rằng sự biến mất của các triệu chứng không chứng tỏ là bệnh đã khỏi. Nhưng điều còn sót lại trong căn bệnh sau khi triệu chứng biến mất chính là khả năng xuất hiện của những triệu chứng mới. Vì thế nên tạm thời chúng ta hãy chấp nhận quan điểm của người thường cho rằng phân tích các triệu chứng chính là để tìm hiểu bệnh tình.

Những triệu chứng - tất nhiên chúng ta chỉ nói đến triệu chứng có tính cách tinh thần, đến những bệnh tinh thần thôi - đối với toàn thể đời sống, được coi như những hành vi có hại hay ít nhất cũng chẳng có lợi gì, những hành vi mà người ta sợ hãi kinh tởm mà làm, thường kèm theo sự đau lòng, khổ sở. Điều tai hại nhất là người ta phải có nhiều cố gắng tinh thần mới hành động và chống lại nó được. Hai sự cố gắng này thường làm giảm nhiều nghị lực khiến cho người bị bệnh không còn đủ nghị lực để làm những việc thường trong đời. Vì thế chỉ nên nói đến bệnh thần kinh là người ta nghĩ ngay đến khía cạnh thực tế của nó. Tuy nhiên, nếu đứng về phương diện lý thuyết các bạn đừng chú trọng đến nghị lực bị tiêu phí đi này, các bạn sẽ không nói ngoa khi cho rằng mọi người chúng ta đều mắc bệnh thần kinh hết vì những điều kiện khiến cho các triệu chứng xuất hiện cũng có ở những người bình thường.

Về triệu chứng bệnh thần kinh, chúng ta đều biết chúng là kết quả của sự xung đột do lối thỏa mãn mới của tình dục gây nên. Hai động lực trước kia cách xa nhau, bây giờ tụ họp nhau lại để họp thành triệu chứng. Chính điều này cắt nghĩa tại sao triệu chứng lại có sức chống đối mạnh như thế; bởi vì nó bị giằng co ở hai phía. Chúng ta cũng biết rằng một trong hai phe trong sự xung đột đó đại diện cho khát dục không được thỏa mãn, bị gạt ra ngoài đời thực và phải đi tìm những phương sách thỏa mãn mới. Nếu sự thực tỏ ra không thương hại dù là khát dục có tỏ vẻ sẵn sàng chấp nhận một đối tượng khác với đối tượng bị từ chối chăng nữa, thì khát dục sẽ bị bắt buộc phải đi vào con đường thụt lùi, tìm cách thỏa mãn hoặc trong những tổ chức đã lỗi thời hoặc trong những đối tượng đã bị bỏ rơi từ trước. Cái gì đã lôi cuốn khát dục trên con đường thụt lùi, đó chính là những sự định cư mà nó đã để lại trong quá trình phát triển của nó.

Vậy mà con đường thụt lùi lại khác hẳn con đường bệnh thần kinh. Khi những sự thụt lùi không gặp sự chống đối của cái tôi thì mọi việc đều tiếp diễn như thường không xảy ra bệnh tình gì và tình dục được thỏa mãn thực sự tuy không bình thường. Nhưng khi cái tôi có nhiệm vụ kiểm soát không những ý thức mà còn cả những sự xúc động tinh thần, nghĩa là sự thực hiện những khuynh hướng tinh thần, khi cái tôi không chịu chấp nhận sự thụt lùi đó thì sự xung đột bùng nổ. Khát dục bị bít lối, phải tìm cách thoát ra bằng một chiều hướng nào giúp cho nó tiêu được những nghị lực tích lũy do sự đòi hỏi của nguyên lý khoái lạc. Khát dục phải tách rời khỏi cái tôi. Điều giúp cho tình dục dễ dàng hơn là những sự định cư mà nó phải tìm trong quá trình phát triển, những sự định cư mà cái tôi phải tìm cách chống lại bằng sự dồn ép. Bằng cách chiếm lại những vị trí bị dồn ép, khát dục thoát khỏi cái tôi mà những quy luật của cái tôi và bỏ rơi hết những sự giáo dục mà nó đã thụ hưởng dưới ảnh hưởng của cái tôi. Một khi còn hy vọng được thỏa mãn khát dục chịu để cho cái tôi dẫn dắt, nhưng khi bị áp lực của sự thiếu thốn cả bên trong lẫn bên ngoài, khát dục trở nên khó bảo và tiếc rẻ nghĩ đến những ngày hạnh phúc đã qua. Đó chính là đặc tính của khát dục, đặc tính này không thay đổi. Nghị lực của khát dục bây giờ áp dụng vào những sự phát hiện gắn liền vào vô thức, chịu sự kiểm soát của sự hoạt động của hệ thống này, trước hết là sự cô đọng và sự di chuyển. Chúng ta biết là giấc mơ được thành lập như một sự thực hiện ham muốn tưởng tượng trong vô thức, cũng vấp phải một hoạt động nào đó có tính cách tiềm ý thức. Ý thức kiểm duyệt giấc mơ và kết quả của sự kiểm duyệt đó là sự dung hòa gây ra giấc mơ rõ ràng. Đối với tình dục cũng vậy, tuy ở trong vô thức, nó cũng phải tìm cách dung hòa với cái tôi trong tiền ý thức. Sự chống đối đối tượng của tình dục ngay trung tâm cái tôi giống như một trận phản công vào vị trí mới của tình dục và bắt buộc nó phải tìm một hình thức phát hiện mới nào cho hợp với hình thức phát hiện của cái tôi. Triệu chứng phát sinh như thế đó, sản phẩm bị biến dạng rất nhiều của sự thỏa mãn vô thức của một sự ham muốn tình dục, một sản phẩm mập mờ, rất khéo chọn có hai cách nghĩ trái ngược hẳn. Giữa giấc mơ và triệu chứng có một sự khác biệt, trong giấc mơ ý muốn tiềm thức có mục đích bảo vệ giấc ngủ không cho một cái gì có thể quấy rối vào trong ý thức. Trái lại, khi có việc giao thiệp với giấc mơ, ý muốn tiền ý thức phải tỏ ra dễ dãi hơn vì tình trạng của người ngủ ít bị đe dọa hơn, giấc ngủ là một hàng rào ngăn cách không cho giao thiệp gì với bên ngoài cả.

Các bạn thấy là nếu khát dục thoát khỏi được các điều kiện do sự xung đột tạo nên thì là nhờ các sự định cư. Quay trở về với sự định cư, tình dục hủy bỏ hậu quả của sự dồn ép, được hưởng một lối rẽ cho sự thỏa mãn với điều kiện là tôn trọng thỏa hiệp với cái tôi. Bằng cách len lỏi trong vô thức, nhờ các sự định cư cũ, khát dục được tìm một sự thỏa mãn thật sự, dù rất giới hạn và khó nhận ra. Về kết quả cuối cùng này tôi có hai nhận xét: trước hết, tôi yêu cầu các bạn chú ý đến những dây liên lạc chặt chẽ giữa khát dục và vô thức một đằng, giữa ý thức và thực tế đằng khác, dù rằng trong lúc đầu giữa hai cặp này chẳng có dây liên lạc nào cả; thứ hai tôi muốn báo trước cho các bạn biết để các bạn đừng quên là tất cả những điều tôi vừa nói và sắp nói chỉ liên quan đến sự thành lập các triệu chứng trong bệnh náo loạn thần kinh thôi.

Khát dục tìm thấy những sự định cư ở đâu để tìm được một con đường qua các sự dồn ép? Thì ở trong những hoạt động và biến cố của tình dục trẻ con, trong những khuynh hướng lẻ tẻ và những đối tượng bị bỏ rơi từ hồi nhỏ chứ còn ở đâu nữa. Tình dục trở về với những thứ đó. Tầm quan trọng của thời thơ ấu có hai khía cạnh: một phần, trẻ con lần đầu tiên phát hiện những bản năng và khuynh hướng mà nó mang đến cho thế giới như những hoạt động của những cái gì bẩm sinh, phần khác, nó chịu ảnh hưởng bên ngoài của những biến cố xảy ra trong đời làm thức dậy hoạt động của những bản năng khác. Tôi cho rằng chúng ta có quyền chấp nhận một sự phân chia như thế. Sự phát biểu của những cái gì bẩm sinh không gây nên những một sự bài bác nào cả, nhưng kinh nghiệm phân tâm học bắt buộc phải chấp nhận rằng những biến cố tình cờ của thời thơ ấu có đủ khả năng tự tạo những điểm tựa dành cho sự định cư trong khát dục. Tôi chẳng thấy điểm đó có gì khó khăn về lý thuyết cả. Những yếu tố cấu thành chính là những dấu vết do tiền nhân để lại trong chúng ta; nhưng chính những yếu tố đó là những đặc tính thu lượm được về sau này vì nếu không thu lượm được thì làm sao có di truyền được. Chúng ta làm sao chấp nhận được quan niệm cho rằng khả năng thu lượm được những đặc tính mới có tính cách di truyền lại không có ở trong thế hệ của chúng ta. Giá trị của những biến cố trong đời sống tiền nhân hay trong tuổi thành niên của từng cá nhân, những sự kiện trong đời sống trẻ con trái lại phải được chú trọng đặc biệt. Chúng đưa đến những hậu quả càng nghiêm trọng hơn khi chúng xảy ra vào một thời kì mà sự phát triển của trẻ con chưa hoàn tất, và điều này làm cho chúng dễ bị xúc động do bên ngoài hơn. Công trình khảo cứu của Roux và nhiều người khác cho thấy rằng, chỉ cần trích một mũi kim nhỏ vào phôi thai trong lúc tế bào đang phân chia cũng đủ gây nên những sự rối loạn nghiêm trọng trong sự phát triển. Một mũi kim như thế trích vào một con vật đã hoàn tất sự phát triển rồi, không có ảnh hưởng gì hết.

Sự định cư của khát dục, được coi như đại diện của yếu tố cấu thành, có thể chia làm hai yếu tố mới: yếu tố di truyền và yếu tố thu được trong thời thơ ấu đầu tiên. Tôi biết là mọi người đều thích sự việc được tóm tắt trong một bản vẽ phác.

Căn bệnh

=

Tính tình do sự định cư

+

Biến cố tình cờ

thần kinh

của khát dục gây nên

bên ngoài

|
___________________________________

| |

Cấu tạo khát dục

Biến cố trong đời sống trẻ con

(Biến cố của đời sống thời tiền sử)

Sự cấu tạo khát dục di truyền gồm có nhiều tính tình, tùy theo tính tình này hướng về một khuynh hướng lẻ tẻ này hay khuynh hướng khác, với một khuynh hướng thôi hay với nhiều khuynh hướng khác kết hợp lại. Kết hợp với những biến cố trong đời sống trẻ con, sự cấu tạo hợp thành một loại "phụ thuộc" giống hệt như sự kết hợp giữa tình hình và những biến cố tình cờ xảy ra trong đời sống người lớn. Ở nơi nào chúng ta cũng thấy có những trường hợp cực điểm và những liên can thay thế như nhau. Người ta tự hỏi không biết có phải sự thụt lùi đáng chú ý nhất của khát dục, sự thụt lùi về một giai đoạn trước trong tổ chức tình dục cũng bị các điều kiện cấu tạo di truyền qui định không? Nhưng chúng ta nên gác câu trả lời câu hỏi này lại cho đến khi có được nhiều hình thức bệnh thần kinh hơn nữa.

Tầm quan trọng và vai trò này quả là lớn lao khi người ta chỉ chú trọng đến việc trị bệnh. Nhưng khi không để ý đến việc bệnh nữa, người ta thấy ngay rằng mình có thể là nạn nhân của một sự hiểu lầm và có một quan niệm một chiều về cuộc đời, đặt căn bản quá quan trọng trên tình trạng bị bệnh. Sự quan trọng của những biến cố thời thơ ấu bị sụt giảm nhiều, khi khát dục trong tình trạng thụt lùi đã chỉ định cư trên các biến cố đó một khi bị đuổi khỏi những vị trí tiền tiến hơn. Kết luận tự nhiên của sự kiện này là những biến cố trong thời thơ ấu không có quan trọng trong thời đó mà chỉ trở thành quan trọng khi có sự thụt lùi xảy ra thôi. Các bạn chắc chắn cũng còn nhớ rằng chúng ta cũng có một thái độ tương tự khi thảo luận về mặc cảm của Oedipe.

Chúng ta sẽ không gặp khó khăn gì trong việc tỏ thái độ trong trường hợp đặc biệt này. Sự biến dạng của tình dục, nghĩa là vai trò gây bệnh của những biến cố trong đời sống trẻ con được tăng cường trong một vài giới hạn nào đó bởi sự thụt lùi của khát dục, đó là một điều đã được chứng minh nhưng có thể đưa chúng ta đến chỗ sai lầm nếu chúng ta chấp nhận không dè dặt nguyên tắc đó. Còn có nhiều điều khác phải được chú trọng đến. Điểm thứ nhất: quan sát cho thấy rằng những biến cố trong thời thơ ấu có một tầm quan trọng riêng biệt phát hiện ra ngay từ thời đó. Có những bệnh thần kinh trẻ con trong đó sự thụt lùi chỉ giữ một vai trò vô nghĩa lý hay không phát hiện ra nữa, vì bệnh phát khởi ngay khi bị một vết thương trong cơ thể. Sự nghiên cứu các bệnh trẻ con này giúp cho chúng bớt được những sự hiểu lầm về chứng bệnh thần kinh của người lớn cũng như sự nghiên cứu các giấc mơ trẻ con đã giúp chúng ta hiểu rõ về những giấc mơ của người lớn. Bệnh thần kinh trẻ con xảy ra luôn luôn, nhiều hơn mình tưởng. Những bệnh này thường không được biết tới, chỉ được coi như những sự độc ác hay giáo dục tồi, thường bị đàn áp ngay từ khi còn nhỏ nhưng rất dễ nhận ra khi được nghiên cứu. Chúng thường phát hiện dưới hình thức của một sự náo loạn lo sợ sẽ được nói đến sau. Khi một chứng bệnh phát ra trong một giai đoạn nào đó, sự nghiên cứu cho thấy là nó chỉ tiếp tục một bệnh thần kinh trẻ con, chỉ xuất hiện dưới hình thức lờ mờ, như báo trước thôi trong thời kỳ thơ ấu. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh thần kinh trẻ con kéo dài mãi, không ngừng có khi suốt cả đời. Chúng ta đã quan sát được một vài trường hợp bệnh thần kinh trẻ con ngay trên những đứa bé; nhưng phần nhiều chúng ta chỉ dựa vào bệnh thần kinh của người lớn mà kết luận rằng đứa bé trong thời thơ ấu có bệnh, vì thế nên quan điểm của chúng ta cần có một vài thay đổi và một vài cẩn trọng.

Điều thứ hai, chúng ta phải công nhận rằng sự thụt lùi đều đều của khát dục về thời thơ ấu, sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên nếu trong thời thơ ấu đó không có một cái gì có vẻ lôi cuốn đặc biệt đối với khát dục. Sự định cư xuất hiện trong một vài điểm trong quá trình phát triển của các khát dục sẽ không có nội dung gì nếu chúng ta không quan niệm nó là sự cô đọng của một số lượng nghị lực nào đó. Tôi cần nhắc các bạn rằng về phương diện cường độ cũng như vai trò gây bệnh giữa các biến cố trong thời thơ ấu và trong khoảng đời sau đó có những liên quan giống như những liên quan đã được nhận thấy trong những điều đã học ở trên. Có những trường hợp trong đó yếu tố gây bệnh độc nhất là những biến cố tình dục trong thời thơ ấu, chắc chắn bắt nguồn ở những vết thương bên ngoài phát hiện theo những điều kiện của sự cấu tạo tình dục trung bình với tính cách chưa chín mùi của nó. Nhưng trái lại cũng có những trường hợp mà căn bệnh phải tìm trong những sự xung đột bên trong, trong đó vai trò của các cảm giác trẻ con phát hiện như những hậu quả của sự thụt lùi. Vì thế chúng ta có những cực điểm ở hai đầu của sự "ngừng phát triển" và sự thụt lùi giữa hai cực điểm đó là sự liên hợp của hai yếu tố này.

Tất cả những sự kiện này đáng được các nhà sư phạm quan tâm khi họ muốn ngăn cản bệnh thần kinh bằng cách kiểm soát tình dục trẻ con ngay trong những ngày đầu của đời sống. Một khi người ta còn tập trung mọi sự chú ý đến những biến cố tình dục trong thời thơ ấu, người ta có thể tin rằng đã làm hết mọi việc để ngăn chặn bệnh thần kinh khi làm chậm lại sự phát triển tình dục và tránh cho trẻ con khỏi có những cảm giác tình dục. Nhưng chúng ta lại biết rằng những điều kiện phát sinh ra bệnh thần kinh lại phức tạp hơn nhiều và không phải chỉ chịu ảnh hưởng của một yếu tố thôi. Người ta coi sóc trẻ con kỹ đến đâu chăng nữa cũng chẳng lợi ích gì vì người ta không thể làm gì được đối với yếu tố cấu thành. Sự coi sóc này rất khó thực hành và có hai điều nguy hiểm mới không nên coi thường: điều thứ nhất người ta sẽ đi quá xa mục tiêu bằng cách tạo điều kiện cho một sự dồn ép thái quá có thể đưa đến những hậu quả tai hại; điều thứ hai người ta ru trẻ con vào đời mà không cho nó những phương tiện chống lại sự tràn ngập của các khuynh hướng tình dục trong tuổi dậy thì. Những lợi ích của sự dự phòng tình dục của trẻ con như thế không chắc đã đưa đến kết quả như ý, người ta sẽ phải tự không biết có nên tìm ra một thái độ mới trong việc dự phòng bệnh thần kinh hay không?

Nhưng ta hãy quay trở lại những triệu chứng. Những triệu chứng này đã tạo ra một sự thay thế ham muốn không được thỏa mãn, bằng cách cho tình dục thụt lùi về giai đoạn trước đó nghĩa là về với những đối tượng và tổ chức biểu thị đặc tính của những giai đoạn này. Chúng ta biết người bị thần kinh thường hay bám vào một khoảng thời gian nào đó trong dĩ vãng, đó là khoảng thời gian mà anh ta cảm thấy sung sướng. Anh ta quay trở lại dĩ vãng, tìm tòi cho đến khi tìm thấy lại sự sung sướng đó, dù phải quay trở lại thời thơ ấu đầu tiên đúng như những điều anh nhớ lại theo những dấu hiệu xảy ra trong những thời kì gần hơn. Triệu chứng lặp lại bằng cách này hay cách khác sự thỏa mãn của thời thơ ấu đầu tiên đó, một sự thỏa mãn đã bị kiểm duyệt làm cho phải biến dạng đi, phát sinh từ sự xung đột, luôn luôn kèm theo một vài cảm giác đau đớn liên kết với các yếu tố như có sẵn mầm bệnh trong người. Sự thỏa mãn đó như một niềm đau và thường phàn nàn về điểm đó: sự thay đổi này chỉ là hậu quả của sự xung đột gây áp lực làm cho triệu chứng phải xuất hiện. Điều ngày xưa đối với đương sự là một sự thỏa mãn thì ngày nay trở thành một thứ gì chống đối lại sự thỏa mãn đó hay ghê sợ nó. Chúng ta biết một thí dụ rất hay về sự biến đổi đó. Đứa bé ngày xưa bú sữa mẹ một cách say sưa thì chỉ một vài năm sau đó đã không chịu được sữa mẹ rồi, một sự kinh tởm mà giáo dục rất khó khăn không thể chế ngự được. Sự ghê sợ này trở thành kinh tởm khi sữa mẹ hay đồ uống có pha sữa mẹ nó có một cái váng. Chính cái váng này đã làm cho thằng bé nhớ lại đôi vú mẹ nó lúc còn say mê bú sữa. Chính trong khoảng thời gian giữa sự say mê sữa mẹ và sự kinh tởm, người ta bắt trẻ phải cai sữa và làm cho nó như bị một vết thương từ bên ngoài vào.

Nhưng còn một lý do nữa khiến cho ta thấy những triệu chứng thực kỳ lạ và khó hiểu với tư cách một sự thoả mãn về tình dục. Những triệu chứng này chỉ nhắc lại cho chúng ta điều mà thường chờ đợi ở một sự thỏa mãn bình thường. Chúng thường không để ý gì đến những đối tượng và không muốn có liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Chúng ta bảo nó là hậu quả của sự từ bỏ nguyên tắc thực tế và quay về nguyên lý khoái lạc. Nhưng trong đó cũng có sự trở về với một thứ tình dục tự động được mở rộng hơn, thứ tình dục đã hiến cho khuynh hướng tình dục như sự thỏa mãn đầu tiên. Triệu chứng thay thế một sự thay đổi của thế giới bên ngoài bằng một sự thay đổi của thế giới bên trong, nghĩa là một hành động bên ngoài bằng một hành động bên trong, một hành vi bằng một sự thích ứng, và điều này về phương diện phòng bệnh quả là một sự thụt lùi có nhiều ý nghĩa. Chúng ta sẽ chỉ hiểu những điều đó khi nào có một dữ kiện mới do những công trình nghiên cứu về sau này đưa ra ánh sáng, về sự thành lập của các triệu chứng. Chúng ta nên nhớ lại rằng các triệu chứng được thành lập là nhờ ở sự cộng tác của những hoạt động vô thức giống như những hoạt động đã cộng tác trong việc thành lập giấc mơ, nghĩa là sự cô đọng và di chuyển. Giống như giấc mơ, triệu chứng cũng là hình dung của một cái gì được thực hiện, một sự thỏa mãn có tính cách trẻ con, nhưng nếu có sự cô đọng đến cực độ thì sự thỏa mãn này có thể biến thành một cảm giác hay một sự kích động duy nhất, và nếu có một sự di chuyển cực độ, sự thỏa mãn có thể được giới hạn vào một chi tiết duy nhất của tất cả phức thể tình dục. Cho nên sẽ không có gì ngạc nhiên cả nếu chúng ta cảm thấy sự khó khăn khi muốn tìm thấy trong triệu chứng sự thỏa mãn tình dục mà người ta nghi là có nhưng bao giờ cũng được xác nhận.

Tôi vừa báo cáo các bạn biết các bạn sắp được học một điều mới lạ. Đó là một cái gì không những mới mà còn làm cho chúng ta ngạc nhiên và bối rối nữa. Các bạn biết rằng trong khi phân tích các triệu chứng, chúng ta biết rõ những biến cố trong thời thơ ấu phát sinh ra tình dục và triệu chứng. Vậy mà điều ngạc nhiên là những biến cố trẻ con này không phải bao giờ cũng có thực. Đúng thế, trong phần lớn trường hợp những biến cố này không thực và trong một vài trường hợp chúng lại còn trái lại hẳn sự thực lịch sử nữa. Sự khám phá ra điều này, hơn hết mọi lý lẽ có thể làm cho ta mất lòng tin cậy đối với lời kể của người bệnh mà chúng ta dùng làm căn bản để phân tích và tìm hiểu bệnh thần kinh. Sự khám phá này làm chúng ta bối rối đến cực độ. Nếu những biến cố trong đời sống trẻ con lúc nào cũng có thực, chúng ta cảm tưởng như đang hoạt động trên đất rắn, nếu chúng không có thực, chỉ là trò bịa đặt của người bệnh, chúng ta lập tức phải rời bỏ chúng để đi tìm một con đường khác. Nhưng chúng ta không phải theo con đường nào trong hai con đường đó cả: những biến cố trong thời thơ ấu do phân tích lập lại hay gợi ra được, khi thì sai hoàn toàn, khi lại đúng hoàn toàn và trong phần lớn trường hợp chúng vừa sai vừa đúng. Vì vậy những triệu chứng khi thì hình dung đúng những biến cố có thể xảy ra thực và trong trường hợp này chúng có ảnh hưởng đến sự định cư của khát dục, khi thì chỉ là những điều bịa đặt của người bệnh không có một tính chất căn bệnh gì cả. Tình trạng này làm cho chúng ta bối rối ghê gớm. Nhưng tôi nhắc để các bạn nhớ rằng một vài kỷ niệm trong thời thơ ấu mà con người giữ lại được trong ý thức cũng có thể không đúng sự thực hay ít nhất cũng vừa đúng vừa sai. Vậy mà trong những trường hợp đó rất ít khi chúng lại không tìm ra bằng chứng về sự sai lầm, thành ra chúng ta cũng có thể tự an ủi khi nghĩ rằng điều làm cho chúng ta bối rối không phải do công trình phân tích gây ra mà chính do người bệnh gây ra.

Chỉ cần nghĩ ngợi một chút là ta hiểu ngay cái gì đã làm cho chúng ta bối rối trong tình trạng này: đó chính là lòng khinh ghét sự thực, không chú trọng đến sự khác biệt giữa sự thực và tưởng tượng. Chúng ta có vẻ như khó chịu với người bệnh vì anh ta đã bịa chuyện ra để làm cho chúng ta bực mình. Chúng ta có cảm tưởng như sự thực bị ngăn cách với tưởng tượng bằng một hố sâu không thể lấp bằng được và chúng ta muốn sự thực phải xuất hiện dưới hình thức khác. Đó chính là ý kiến của người bệnh khi họ nghĩ ngợi bình thường. Khi người bệnh đưa cho chúng ta những vật liệu nấp sau triệu chứng hé ra cho chúng ta biết những trạng thái được bóp nặn theo những biến cố trong đời sống trẻ con mà tâm điểm chính là một sự ham muốn được thỏa mãn, chúng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng cách tự hỏi không biết những điều đó đúng sự thực hay là những tưởng tượng. Sau đó có một vài dấu hiệu giúp cho ta trả lời được câu hỏi đó và chúng ta cho ngay người bệnh biết nhưng việc cho người bệnh biết không phải là không gặp khó khăn. Nếu ngay lúc đầu chúng ta bảo họ là họ đang kể chuyện tưởng tượng để che giấu việc xảy ra trong thời thơ ấu y như những dân tộc ngày xưa thường đem huyền thoại thay thế lịch sử của họ thì người bệnh lập tức không còn muốn tiếp tục câu chuyện đang kể nữa, mà điều đó không phải là điều ta mong muốn. Chính người bệnh cũng muốn có kinh nghiệm về những điều thực sự đã xảy ra và tuyên bố ghét cay ghét đắng những gì đã tưởng tượng. Nhưng nếu muốn đạt được kết quả, chúng ta phải cho người bệnh cảm tưởng là những điều họ kể đúng với những biến cố thực sự xảy ra trong thời thơ ấu thì biết đâu sau đó người bệnh chẳng trách móc và cười vào mũi chúng ta vì chúng ta đã tỏ ra quá dễ tin. Người bệnh khó lòng hiểu được tại sao chúng ta lại coi việc đúng hay sai là không quan trọng, không cần biết xem những biến cố xảy ra trong thời thơ ấu của họ đúng hay sai sự thực. Vậy mà thái độ của chúng ta đối với sản phẩm của tinh thần không thể nào khác được. Bởi vì những sản phẩm này cũng có nhiều điều đúng sự thực: chỉ có điều là chính người bệnh đã bịa ra những chuyện tưởng tưởng; nhưng đứng về phương diện bệnh thần kinh thì việc người bệnh tưởng tượng ra những câu chuyện cũng không kém phần quan trọng so với việc chính người bệnh đã sống qua những biến cố mà họ kể cho ta nghe. Chính những câu chuyện bịa đặt cũng có một thực thể tinh thần trái với thực thể vật chất và dần dần chúng ta tìm ra chân lý này: trong thế giới của bệnh thần kinh thì thực thể tinh thần giữ vai trò quan trọng hơn cả.

Thực là một điều sai lầm nếu cho tất cả những điều đó đều là tưởng tượng, không có một căn bản thực sự nào cả. Trái lại chúng ta có thể hỏi bà con nhiều tuổi hơn của người bệnh để biết rõ những điều có thực hay không? Ví dụ như một đứa bé vạch chim ra chơi mà không biết rằng đó là một điều cấm, có thể bị cha mẹ hay người lớn dọa sẽ cắt chim hay cắt bàn tay làm bậy đi. Cha mẹ được hỏi về việc này sẽ công nhận là có ngay vì họ cho rằng làm như vậy là phải; nhiều người bệnh nhớ rõ sự đe dọa này lắm nhất là khi sự đe dọa xảy ra vào lúc trẻ con đã hơi lớn. Khi người đe dọa là người mẹ hay thuộc phái nữ, họ thường nói là nếu không thôi họ sẽ bảo người cha hay người thầy thuốc thiến. Vị bác sĩ chuyên về nhi khoa ở Franfurt ghi lại trong một cuốn sách nổi tiếng là khi đứa bé mút tay người ta thường dọa ngắt tay của nó. Sự thực là trường hợp trẻ con bị người lớn dọa thiến không nhiều như những người bệnh thần kinh thường kể cho nhà phân tâm học nghe. Có thể là đứa bé tưởng tượng ra sự đe dọa đó nhờ vào một vài điềm ám chỉ đã được nghe, hoặc là vì nó biết người lớn không cho nó nghịch ngợm như thế hoặc vì đã nhìn thấy bộ phận sinh dục của con gái. Ngay cả trong những gia đình không nghèo nàn, rất ít khi trẻ con được chứng kiến sự giao hợp của cha mẹ hay người lớn để sau này nhớ lại, chúng thường phản ứng lại với cảm giác đã nhận được khi chứng kiến những cảnh đó. Nhưng khi trẻ con tả lại những cuộc giao hợp mà nó có thể đã chứng kiến với quá nhiều chi tiết có thể quan sát được, nhất là nó lại tả như chính nó trông thấy tận mắt cảnh tượng giao hợp đó, người ta sẽ không còn nghi ngờ gì nữa là những điều nó tả là những điều nó trông thấy trong khi chứng kiến sự giao hợp của giống vật (ví dụ như giống chó) trong khi chính đứa bé đến tuổi dậy thì cũng thấy rạo rực trong lòng khi chứng kiến cảnh tượng giao hợp. Trường hợp đặc biệt hơn cả là đứa bé cho rằng chính mắt mình nhìn thấy rõ ràng cha mẹ đang giao hợp với nhau khi chính nó còn đang ở tuổi còn bú mẹ. Việc bị người lớn quyến rũ cần được quan tâm đặc biệt hơn vì thường thường nó không phải là trường hợp tưởng tượng mà chính là kỷ niệm còn giữ được của một sự việc có xảy ra thực. Nhưng dù có hay không xảy ra chăng nữa thì con số những sự việc này cũng ít hơn người ta tưởng khi người bệnh kể lại. Việc một đứa bé gái bị những trẻ trai lớn hơn hay cùng tuổi quyến rũ hay xảy ra hơn trường hợp bị người lớn quyến rũ nhất là trong khi chính đứa bé gái kể lại người quyến rũ nó chính là người cha, chúng ta có thể chắc chắn rằng đó là những chuyện tưởng tượng và chúng ta không còn nghi ngờ gì về lý do tại sao chúng ta buộc tội người cha như thế. Trẻ con vào tuổi bị tình dục giày vò thường bịa ra chuyện bị quyến rũ để chứng minh việc mình thủ dâm. Các bạn cũng đừng tin rằng việc người lớn tìm cách thỏa mãn tình dục với những đứa bé hoàn toàn do trí tưởng tượng thêu dệt ra. Phần lớn các nhà phân tâm học đều đã phải chữa chạy những trường hợp như thế rồi và lạm dụng tình dục này quả đã có xảy ra nhiều lần không ai chối cãi được: chỉ có điều là những sự lạm dụng này thường xảy ra chậm hơn là thời gian mà con trẻ thường kể.

Người ta có cảm tưởng rằng tất cả những biến cố xảy ra trong thời thơ ấu này là yếu tố cần thiết của mọi bệnh thần kinh. Nếu những biến cố này phù hợp với sự thực thì càng hay, nếu không đúng với sự thực tất nhiên là chúng được hình thành bằng một vài dấu vết rồi được trí tưởng tượng bổ túc thêm thắt vào. Kết quả thì vẫn như nhau dù điều kể ra đúng sự thực hay không. Ở đây chúng ta có một liên quan bổ túc đã được nói đến rất nhiều nhưng liên quan ở đây là liên quan lạ lùng nhất trong các liên quan mà chúng ta biết từ trước tới giờ. Tại sao trẻ con lại cần phải bịa ra những chuyện đó và nó lấy tài liệu ở đâu để bịa như thế? Về lý do tại sao chúng lại bịa thì chẳng còn gì hồ nghi nữa, điều cần cắt nghĩa là tại sao, bao giờ cũng chỉ có từng ấy chuyện bịa xuất hiện, nội dung giống hệt như nhau? Tôi biết các bạn sẽ cho câu trả lời của tôi là quá táo bạo. Tôi nghĩ rằng những chuyện bịa đó đều có tính cách sơ khai và do ý muốn dự phòng được ông bà truyền lại cho. Do những chuyện bịa này, người bệnh lại ngập đầu trong đời sống cổ sơ khi thấy đời mình hiện đang sống cổ lỗ quá. Có thể là những điều bịa đặt đó chuyện bị quyến rũ, chuyện bị kích thích khi nhìn thấy cha mẹ giao hợp, chuyện bị đe dọa đem thiến hay chuyện bị thiến thực - đều là những chuyện có thực, đã xảy ra trong thực sự trong những giai đoạn sơ khởi của nhân loại, và khi dùng trí tưởng tượng bịa đặt ra những chuyện đó đứa bé chỉ dùng sự thực của thời tiền sử để lấp một chỗ trống trong sự thực của người đời. Tôi luôn luôn có cảm tưởng rằng tâm lý của những bệnh nhân thần kinh có thể cho chúng ta biết nhiều điều về những giai thoại đầu tiên của loài người lớn hơn bất cứ một tài liệu nào.

Những vấn đề vừa được nghiên cứu buộc chúng ta phải xét đến vấn đề nguồn gốc và vai trò của sự hoạt động trí thức mà người ta gọi là “sự tư tưởng trong ngông cuồng này”. Người ta chú trọng nhiều đến trí tưởng tượng ngông cuồng này nhưng không biết rõ vị trí thực sự của nó như thế nào trong đời sống tinh thần. Đây là những điều tôi có thể nói với các bạn về vấn đề. Vì bị sự cần thiết của cuộc đời thôi thúc nên con người dần dần biết phán đoán sự thực một cách đúng hơn, biết dung hòa thái độ của mình với điều mà người ta gọi là “nguyên lý thực tế” và tạm thời rời bỏ những đối tượng và mục đích của các khuynh hướng hưởng lạc, kể cả khuynh hướng tình dục. Sự rời bỏ này đối với con người là một điều khổ sở và con người luôn luôn tìm cách để đền bù vào đó. Vì thế cho nên con người tự dành cho mình một sự hoạt động tinh thần, để làm sao cho những sự hưởng lạc mà anh ta bị bắt buộc phải rời bỏ vẫn tồn tại dưới một hình thức khác không trái với sự đòi hỏi của thực tế và điều mà chúng ta gọi là “sự thử thách của cuộc đời”. Lúc đó mọi khuynh hướng đều lấp dưới hình thức mà nó cho đã được thỏa mãn, con người lúc đó cũng cảm thấy được thỏa mãn với những điều mà trí óc tưởng tượng là thỏa mãn và không thấy thắc mắc gì cả. Vì vậy con người vẫn tiếp tục được tự do hoạt động trong trí tưởng tượng của mình trong khi trong đời sống thực tế không còn được tự do nữa. Con người đã là, được một điều vô cùng khó khăn là có thể vừa sống như con vật đi tìm khoái lạc vừa sống như một con người có đủ lý trí. Nhưng sự thỏa mãn ít ỏi mà anh ta có được không chịu dừng lại ở đó. Th.Fontane đã nói: “Chúng ta không thể nào bỏ qua được những sự xây dựng phụ thuộc”. Sự sáng tạo ra vương quốc tinh thần của trí tưởng tượng tinh thần giống hệt như sự dự trữ tài nguyên thiên nhiên trong những nơi mà đòi hỏi của canh nông, giao thông và kỹ nghệ đã biến đổi hẳn tính chất sơ khai của đất màu, đến nỗi người ta không còn nhận ra một dấu vết gì của tình trạng sơ khởi nữa, mà người ta đã bị bắt buộc phải hy sinh vì lợi ích của thực tế. Trong sự dự trữ đó, mọi điều kể cả những điều vô ích nguy hại đều được tự do phát triển. Vương quốc tinh thần của trí tưởng tượng ngông cuồng chính là sự dự trữ tài nguyên thiên nhiên như thế và không chịu sự kiểm soát của thực tế.

Sản phẩm được biết rõ nhất của trí tưởng tượng chính là những “giấc mơ trong khi thức” hiện thân cho những sự thỏa mãn tưởng tượng của những tham vọng to lớn, tình ái, càng đầy đủ, huy hoàng bao nhiêu khi đời sống thực tế khiêm nhường và đòi hỏi kiên nhẫn bấy nhiêu. Trong các giấc mơ trong khi thức này người ta nhận thấy thực chất của cái hạnh phúc tưởng tượng làm cho con người được hưởng mọi sự khoái lạc bất cần những thực tế của cuộc đời. Chúng ta biết những giấc mơ trong khi thức đó chính là trung tâm điểm và điển hình cho những giấc mơ ban đêm. Một giấc mơ ban đêm chẳng khác gì hơn là một giấc mơ trong khi thức được đơn giản hóa nhờ các khuynh hướng được tự do hoạt động trong đêm, bị biến dạng bởi sự hoạt động ban đêm của tinh thần. Chúng ta đã quen với ý tưởng cho rằng những giấc mơ trong khi thức không phải lúc nào cũng nằm trong ý thức và có những giấc mơ trong khi thức vô thức này cũng có thể trở thành nguồn gốc của những triệu chứng bệnh thần kinh chẳng khác gì những giấc mơ ban đêm.

Điều đó chính là giúp cho các bạn hiểu rõ về địa vị của trí tưởng tượng ngông cuồng trong việc thành lập triệu chứng. Tôi đã nói rằng trong những trường hợp bị thiếu thốn, tình dục thường lùi về dĩ vãng, chiếm lại những vị trí đã vượt qua, nhưng vẫn để lại trong những vị trí đó một cái gì của chính mình. Không muốn thay đổi một điều gì trong điều khẳng định đó, tôi muốn đưa cho các bạn xem một mấu chốt ở giữa cái dây chuyền đó. Khát dục là cách nào tìm thấy lại con đường đưa nó quay về những điểm định cư? Những đối tượng và chiều hướng vẫn còn tồn tại với một cường độ nào đó trong sự phát hiện của trí tưởng tượng ngông cuồng. Khát dục chỉ cần tìm lại những sự phát hiện đó để tìm thấy con đường dẫn mình về điểm định cư, bị dồn ép. Những sự phát hiện này đã thả lỏng một phần nào và không xung đột với cái tôi, tuy vẫn luôn luôn đi ngược đường với cái tôi với một điều kiện nào đó, một điều kiện có tính chất lượng hơn là phẩm, và chính điều kiện này đã bị xáo trộn khi khát dục quay trở lại với những đối tượng tưởng tượng. Chính vì có sự quay về này nên năng lượng của những đối tượng đột nhiên tăng lên và đòi hỏi một sự thỏa mãn. Do đó mới phát sinh ra sự xung đột với cái tôi. Dù trước kia chúng có tính chất ý thức hay tiềm thức chăng nữa thì bây giờ chúng bị cái tôi dồn ép và hướng về vô thức. Từ những sự tưởng tượng ngông cuồng vô thức đó, khát dục quay trở về nguồn gốc của chúng trong vô thức đến những điểm định cư của chính mình.

Sự thụt lùi của khát dục về những đối tượng tưởng tượng chính là một giai đoạn ở giữa trên con đường dẫn tới sự phát sinh ra triệu chứng. Và giai đoạn này đáng được gọi bằng một tên riêng. C.G. Jung đề nghị một cái tên rất hay là một sự “tái nhập nội tâm”. Ta gọi sự tái nhập nội tâm là việc khát dục xa lánh các sự thỏa mãn thực sự để quay về với những sự tưởng tượng ngông cuồng mà từ trước tới nay người ta thường cho là vô hại. Một người “tái nhập nội tâm” chưa hẳn là bị bệnh thần kinh nhưng cũng ở vào một tình trạng bất định: một khi không tìm được lối thoát cho sự thỏa mãn tình dục, anh ta sẽ trở thành người bệnh. Trái lại với tính cách không thực của sự thỏa mãn trong bệnh cùng với sự xóa bỏ các sự khác biệt giữa trí tưởng tượng và sự thực có mặt ngay từ giai đoạn đầu tiên của sự tái nhập nội tâm.

Các bạn hẳn đã nhận thấy rằng trong những lời giải thích gần nhất, tôi đã đưa ra một yếu tố mới trong việc tìm căn bệnh đó là năng lượng, độ lớn của nghị lực đem dùng, một yếu tố mà chúng ta phải coi trọng. Phân tích mà chỉ nói đến phẩm chất của các điều kiện căn bệnh thôi thì không đủ. Hay nói cho rõ hơn một quan niệm thuần túy di động của các hoạt động tinh thần là thiếu sót: chúng ta còn phải có một quan niệm kinh tế nữa. Chúng ta phải tự bảo là sự xung đột giữa hai khuynh hướng chỉ bùng nổ khi chúng đạt tới một cường độ nào đó thôi, dù rằng những điều kiện thuộc về nội dung của các khuynh hướng đó có từ lâu rồi. Tầm quan trọng về phương diện của các yếu tố cấu tạo bản chất cũng tùy thuộc ở sức mạnh về lượng của khuynh hướng này hay khuynh hướng khác liên quan đến những tính tình cấu tạo bản chất. Người ta có thể cho rằng những cấu tính của con người đều giống nhau về lượng mà thôi. Ngay cả các yếu tố về lượng của những sự chống đối về căn bệnh thần kinh mới xuất hiện cũng có tính chất quyết định không kém. Mọi sự đều tùy thuộc vào số lượng tình dục không được dùng đến mà có một người có thể tích lũy được và vào cái phần to hay nhỏ của tình dục mà người đó có thể hướng dẫn ra khỏi con đường tình dục về sự hoán chuyển. Về phương diện phẩm chất mục đích cuối cùng của sự hoạt động tinh thần được mô tả như một khuynh hướng tìm khoái lạc và tránh sự khó nhọc, nhưng về phương diện kinh tế, mục đích này phải được coi như một cố gắng để chế ngự được sự kích động ở trung tâm guồng máy tinh thần và như một cố gắng để tránh sự khó nhọc xảy đến vì tính cách tù túng của những sự kích động đó.

Đó là tất cả những điều tôi muốn nói với các bạn về sự phát sinh ra triệu chứng bệnh thần kinh nhưng tôi cần nhất mạnh rằng tôi chỉ nói đến sự phát minh ra các bệnh bị ám ảnh, tuy những sự kiện căn bệnh náo loạn thần kinh giữ một địa vị quan trọng bậc nhất trong bệnh ám ảnh với tư cách của những sự thành lập có tính cách phản ứng. Trong các bệnh thần kinh khác đang được nghiên cứu, chúng ta cũng thấy có những sự khác biệt giống y như thế và có khi còn sâu xa hơn.

Trước khi chấm dứt bài này tôi muốn các bạn để ý đến một khía cạnh thích thú nhất trong đời sống tưởng tượng. Có một con đường ngược trở lại dẫn từ trí tưởng tượng ngông cuồng quay về với thực tế đó là nghệ thuật. Người nghệ sĩ chính là một con người tái nhập nội tâm gần giống như người bệnh thần kinh. Bị thúc đẩy bởi những khuynh hướng vô cùng mạnh mẽ, người nghệ sĩ muốn chiếm đoạt được danh vọng, quyền hành, của cải, vinh quang và tình ái. Nhưng nghệ sĩ không có phương tiện để đạt mục tiêu đó. Vì thế nên, cũng như những người không được thỏa mãn khác, nghệ sĩ quay mặt đi để không nhìn thực tế nữa, tập trung hết mọi quan tâm, tình dục của mình vào những sự ham muốn mà trí tưởng tượng của mình đã tạo ra và điều đó có thể làm cho anh ta bị bệnh thần kinh được. Muốn khỏi đi đến chỗ đó cần có nhiều điều kiện thuận lợi khác: và đã có biết bao nhiêu nghệ sĩ khổ sở vì bệnh thần kinh nên phải ngừng hoạt động. Có thể là bản chất nghệ sĩ dễ đưa đến những sự hoán chuyển hơn và yếu ớt hơn trong việc dồn ép các khuynh hướng gây bệnh. Và đâu là lối mà những nghệ sĩ đã dùng để thấy lại con đường của thực tế. Tôi không cần nói cho các bạn biết nghệ sĩ không phải là những người duy nhất sống một cuộc đời tưởng tượng. Phạm vi của trí tưởng tượng ngông cuồng là con đường trung dung được mọi người trong thế giới quí mến và tất cả những người nào thiếu thốn một cái gì thường (phàm nhân) chỉ được trí tưởng tượng ngông cuồng dành cho một khoái lạc giới hạn. Những sự dồn ép không thương hại trong họ bắt buộc họ phải tạm hài lòng với những giấc mơ trong khi thức mà nhiều khi học không ý thức được. Người nghệ sĩ thực sự có thể làm hơn thế. Ông ta gán cho những giấc mơ trong khi thức của mình một hình thức mấy hết tính cách cá nhân làm cho người khác khó chịu và trở thành một nguồn hưởng thụ cho người khác. Nghệ sĩ cũng biết làm cho sự vật đẹp lên để che giấu nguồn gốc đáng nghi. Nghệ sĩ còn có quyền lực bí ẩn nhào nặn các vật liệu để trở thành hình ảnh trung thành của trí tưởng tượng vô thức là cho trí tưởng tượng này gây ra một nguồn khoái lạc đủ để che giấu bản hay hủy bỏ, dù chỉ là tạm thời những sự dồn ép. Thực hiện được những điều đó, nghệ sĩ có thể hiến cho người khác niềm an ủi trong nguồn hưởng thụ của vô thức của chính họ: nghệ sĩ vì thế được mọi người cảm ơn và kính phục, bằng cách đó đã đạt được những điều trước kia chỉ có trong tưởng tượng của mình thôi: đó là danh vọng, quyền lực và tình ái.

24. Tinh thần bất an

Trong những bài trước chúng ta đã giải quyết những vấn đề thực khó khăn. Bây giờ tôi muốn nói thẳng với các bạn.

Tôi biết là các bạn bất bình, vì đã tự cho mình một quan niệm khác hẳn về phân tâm học nhập môn. Các bạn chờ đợi tôi đưa đến cho các bạn những thí dụ lấy trong cuộc sống chứ không trình bày một lý thuyết. Các bạn tự nhủ là khi tôi nói cho các bạn nghe câu chuyện: ở tầng dưới và tầng lầu một, các bạn cũng đã biết được một vài điều về căn bệnh thần kinh, nhưng tiếc rằng tôi đã đưa ra một chuyện tưởng tượng thay vì một chuyện lấy trong cuộc sống thực. Hay khi tôi nói cho các bạn nghe về hai triệu chứng, lần này có thực chứ không phải tưởng tượng cho các bạn xem chúng mất đi như thế nào bằng cách nói rõ liên quan của chúng với người bệnh, các bạn đã hé nhìn thấy ý nghĩa của triệu chứng và hy vọng tôi cứ tiếp tục đường lối đó mãi. Nhưng rồi tôi lại đưa ra trình bày những lý thuyết dài lê thê không bao giờ đủ cả, luôn luôn bị thêm thắt điều này điều nọ, làm việc với những khái niệm mà tôi chưa hề nói cho các bạn nghe bao giờ, đi từ lối trình bày có tính cách mô tả sang quan niệm di động, rồi quan niệm kinh tế. Chắc các bạn tự hỏi không biết có phải tôi dùng những chữ cùng một nghĩa và sở dĩ có thay đổi trong chữ dùng là vì muốn tránh nhắc đi nhắc lại mãi nguyên lý khoái lạc, nguyên lý thực tế, di sản di truyền dự phòng: và đáng lẽ phải đưa bạn đi sâu vào một chủ thuyết tôi lại chỉ đưa ra những điều càng ngày các bạn càng thấy đi xa dần khỏi tầm mắt các bạn.

Tại sao tôi lại không bắt đầu công việc nhập môn về lý thuyết về căn bệnh thần kinh bằng cách trình bày những điều mà chính các bạn đã biết về những bệnh đó, những điều mà các bạn đã quan tâm từ lâu. Tại sao tôi lại không bắt đầu bằng cách nói đến thực chất đặc biệt của những người tinh thần bất an, về phản ứng không thể nào hiểu được của họ trong sự giao thiệp với người khác và với những ảnh hưởng bên ngoài, về sự cáu kỉnh của họ và về việc họ không hề biết lo xa và thích ứng là gì? Tại sao tôi lại không đưa các bạn từ sự hiểu biết những hình thức giản dị được quan sát hàng ngày đến sự hiểu biết những vấn đề dính dáng đến sự phát triển cực đoan và bí ẩn trong tinh thần bất an.

Tôi không phủ nhận điều hợp lý của những lời đòi hỏi đó. Tôi không hề có ảo tưởng về nghệ thuật trình bày của tôi đến nỗi gán cho cả những lỗi lầm của mình một vẻ gì duyên dáng. Đặc biệt, tôi công nhận rằng trình bày theo lối khác lối tôi thường làm hẳn có lợi cho các bạn hơn, và quả thực tôi cũng có ý đó. Nhưng thực hiện được những điều mình muốn dù là những điều hợp lý đâu có phải dễ dàng. Trong các vấn đề đưa ra nghiên cứu có một cái gì làm cho mình không thể theo được con đường mình muốn lúc đầu. Ngay cả công việc vô nghĩa lý như việc xếp đặt vật liệu nhiều khi cũng không tuỳ thuộc ý muốn của tác giả: các vật liệu tự chúng xếp hạng lấy và chỉ mãi sau đó chúng ta mới tự hỏi tại sao những vật liệu đó lại xếp theo thứ tự này chứ không theo thứ tự khác?

(Còn tiếp )

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét