Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Lịch Sử Việt Nam - phần 10


VietSu

91. Năm 1884: Vua quan ta không chịu mở cửa giao thương, lại thích sang Tàu cầu viện. Quân Tàu cũng sang giúp ta đánh Pháp dù rằng nước Tàu cũng đang rối ren. Sau Pháp và Tàu ký hòa ước Fournier, nước Tàu rút quân về để Pháp tiếp tục đánh chiếm nước ta.

Year 1884: Our Kings and imperial officials didn’t communicate with the world and only asked Chinese for reinforcement. The Chinese still helped us to fight against the French even though China was in disturbance itself. Later on, China and France signed the Fournier peace treaty; the Chineses withdrew their army back, letting the French continued to conquer our country.

An 1884: Nos rois et fonctionnaires de l'Empire ne communiquèrent pas avec le monde et demandèrent seulement un renfort aux chinois. Les chinois continuèrent à nous aider à combattre les français, même si la Chine était elle-même en période de troubles. Plus tard, la Chine et la France signèrent le traité de paix Fournier; les chinois retirèrent leur armée laissant les français continuer à conquérir notre pays.

VietSu
Ông Tôn Thất Thuyết (Tài liệu: Một Thời Hoàng Tộc của Bảo Thái)

92. Vua Hàm Nghi và Hịch Cần Vương: Triều đình Huế ngày một rối ren, quyền hành ở trong tay 2 ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Năm 1885, Pháp tấn công triều đình Huế. Vua Hàm Nghi phải chạy ra Quảng Bình, ban hịch Cần Vương kêu gọi dân giúp vua chống Pháp. Triều đình không có vua phải lập vua Đồng Khánh lên ngôi.

King Ham Nghi and Can Vuong Edict: The Hue regime was more and more disordered; the power was in the hands of Mr. Nguyen Van Tuong and Mr. Ton That Thuyet. In 1885, the French attacked Hue imperial court, King Ham Nghi had to flee to Quang Binh where he proclaimed the Can Vuong Edict to call people for helping the King to fight the French. The imperial court had no king so they had to advance King Dong Khanh to the throne.

Le roi Hàm Nghi et l’édit de Cân Vuong: Le régime de Huê fut de plus en plus désorganisé, le pouvoir était entre les mains de M. Nguyên Van Tuong et M. Tôn Thât Thuyêt. En 1885, les français attaquèrent la cour impériale de Huê, le roi Hàm Nghi dut fuir à Quang Bình où il proclama l’édit de Cân Vuong pour appeler le peuple à l’aider à combattre les français. La cour impériale qui n’avait plus de roi promut au rang de roi Dông Khanh en le portant sur le trône.

VietSu
Vua Thành Thái.

93. Năm 1887: Pháp lập quan Tổng Đốc toàn quyền ở Sài Gòn để trông coi việc cai trị ở Nam kỳ và Cao Miên, cùng với việc bảo hộ ở Bắc kỳ. Mỗi nơi có 1 viên Thống sứ đứng đầu. Người Pháp thường nhúng tay vào công việc triều đình. Họ hay ủng hộ việc lập các ông vua trẻ lên ngôi để dễ dàng thuyết phục và khuynh loát.

Year 1887: The French set up the General-Governor in Saigon to rule the South of Vietnam and Cambodia, and to dominate the north of Vietnam. Each region had a separate resident Superior. The French tried to intercept our imperial affairs and usually support very young kings so they could easily manipulate.

An 1887: Les français établirent le gouvernement général à Saigon pour gouverner le sud du Viêt-Nam et le Cambodge et en même temps pour dominer le nord du Viêt-Nam. Chaque région avait un Supérieur résident différent. Les français tentaient d'interférer dans nos affaires impériales et soutenaient le plus souvent des rois très jeunes afin qu'ils puissent facilement les manipuler.

VietSu
Vua Đồng Khánh

94. Trong khi Pháp lo xếp đặt ở Bắc kỳ thì ở Trung kỳ đảng Cần Vương đánh phá mạnh. Vua Đồng Khánh ra mặt Bắc để chiêu dụ vua Hàm Nghi và các quan đại thần về cho yên việc đánh dẹp, nhưng các cựu thần vẫn nổi lên làm loạn. Vua Đồng Khánh phải trở về kinh.

While the French was busy with the Northern affairs, the Can Vuong party in the central attacked them. King Dong Khanh had to travel to North to persuade King Ham Nghi and high-ranking mandarins to go back but they still rebelled. King Dong Khanh had to return to the imperial court.

Tandis que les français étaient occupés avec les affaires du Nord, le parti Cân Vuong se souleva. Le roi Dông Khanh dut se rendre au Nord pour convaincre le roi Hàm Nghi et des mandarins de haut rang de ne plus se révolter mais ils continuèrent à le faire. Le roi Dông Khanh dut donc retourner à la cour impériale.

VietSu

95. Vua Hàm Nghi bị bắt: Bị phản bội, vua Hàm Nghi bị bắt đày đi Algerie, nhiều quan quân bị Pháp giết. Tùy tướng Tôn Thất Đạm viết thư xin lỗi vua đã không làm tròn nhiệm vụ rồi tự vẫn.

King Ham Nghi was arrested: King Ham Nghi was betrayed, arrested and deported to Algerie. Many other officials and soldiers were killed by the French. Mr. Ton That Dam, one of the King’s officers, wrote a letter to apologize to King Ham Nghi then committed suicide.

Le roi Hàm Nghi fut arrêté: le roi Hàm Nghi fut trahi, arrêté et déporté en Algérie. De nombreux autres fonctionnaires et soldats furent tués par les français. M. Tôn Thât Dam, un des officiers du roi, écrivit une lettre pour présenter des excuses au roi Hàm Nghi et se suicida ensuite.

VietSu
Vua Duy Tân.

96. Cách cai trị của người Pháp: Nam kỳ gọi là thuộc địa, coi như lãnh thổ nước Pháp. Bắc kỳ là xứ bảo hộ, quan Việt phải phục tùng quan Pháp. Trung kỳ do vua nước Nam giữ. người từ miền nầy qua miền khác phải xin phép chính phủ bảo hộ. Đây là chính sách chia để trị nhằm chia rẽ người Việt để người Pháp dễ bề cai trị. người Pháp thu nhiều thứ thuế để nuôi dưỡng quan quân bảo hộ.

French ruling: The South was a French colony, which was the same as French land. The North was a dominated land by French so Vietnamese imperial officials had to obey French mandarins. The central belonged to Vietnamese kings. Vietnamese who traveled from one region to another had to get permission from the French dominating government. This is a divided and conquered policy, which aimed to drive a wedge between Vietnamese so it would be easier for French officials to rule our people. The French set up many kinds of taxes to get money to pay for dominating officials.

La méthode de domination française : Le Sud était une colonie française, considérée comme terre française. Le Nord était une terre dominée par les français de sorte que les fonctionnaires impériaux viêtnamiens devaient obéir mandarins français. Le centre du pays appartenait aux rois viêtnamiens. Les Viêtnamiens qui voyageaient d'une région à l'autre devaient obtenir l’autorisation du gouvernement français. C’était une politique de division et de conquête ayant pour objectif d’enfoncer un coin entre viêtnamiens de sorte à permettre aux fonctionnaires français de diriger plus facilement notre peuple. Les français créèrent de nombreuses taxes pour obtenir des fonds pour payer les fonctionnaires dirigeants français.

VietSu

97. Ông Phan Đình Phùng: Ông Phan Đình Phùng thi đỗ làm quan, có cả tài văn võ. Ông đứng đầu đảng Văn Thân, xây chiến lũy Ba Đình, tập luyện binh sĩ chống Pháp. Ông có tài tổ chức quân đội, huấn luyện binh sĩ theo lối Âu châu. người Pháp đánh dẹp nhiều năm không xong. Sau ông già bị bịnh mà mất.

VietSu
Tượng ông Phan Đình Phùng

Mr. Phan Dinh Phung: Mr. Phan Dinh Phung was an imperial official who was both a scholar and warrior. He found Van Than party, built Ba Dinh fortification, and trained soldiers to fight the French. He was a talented general who trained the soldiers in European way. The French fought to dissolve Mr. Phan’s army in many years but failed. Mr. Phan Dinh Phung got old and died of sickness.

M. Phan Dình Phùng: M. Phan Dình Phùng fut un fonctionnaire impérial qui fut à la fois un érudit et un guerrier. Il fonda le parti Van Thân, construisit la fortification de Ba Dình et entraîna des soldats à combattre les français. C’était un général talentueux qui forma les soldats à l’européenne. Les français se battirent pendant des années sans succès pour dissoudre l'armée de M. Phan. M. Phan Dình Phùng vieillit et mourut de maladie.

VietSu

98. Ông Nguyễn Trung Trực, anh hùng trên sông Nhật Tảo : Ông Nguyễn Trung Trực sinh quán tại Bình Định. Ông là một sĩ phu bất khuất, lãnh đạo nghĩa quân khởi nghĩa 8 năm ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh. Chiến công chói lọi của ông là đốt cháy tàu Espérance trên sông Nhật Tảo, Tân An, và đánh chiếm thành Sơn Đá tại Kiên Giang. Sau kháng chiến thất bại, ông bị bắt chém tại chợ Rạch Giá năm 1868. Dân chúng chôn cất và lập đền thờ ông tại tỉnh Rạch Giá.

VietSu
Phần mộ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá

Mr. Nguyen Trung Truc, a hero on Nhat Tao river: Mr. Nguyen Trung Truc was born in Binh Dinh. He was an indomitable scholar who led righteous armies to rebel 8 years in the six provinces of the South. His glorious victories were burning the warship Esperance on Nhat Tao river, Tan An, and occupying the Son Da rampart in Kien Giang. Later, the rebellion was defeated; Mr. Nguyen Trung Truc was arrested and beheaded at Rach Gia market in 1868.

VietSu
Bên trong đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá

M. Nguyên Trung Truc, un héros de la rivière Nhât Tao: M. Nguyên Trung Truc naquit à Bình Dinh. Ce fut un érudit indomptable qui dirigea les armées rebelles pendant 8 ans dans les six provinces du Sud. Ses victoires glorieuses : la destruction par le feu du navire de guerre l'Espérance sur la rivière Nhât Tao, Tân An et l’occupation du rempart Son Da à Kiên Giang. Plus tard, la rébellion fut défaite, M. Nguyên Trung Truc fut arrêté et décapité au marché Rach Gia en 1868.

VietSu

99. Ông Trương Công Định, anh hùng Gò Công: Ông Trương Công Định từng ở trong đội quân của Kinh Lược Sứ Nguyễn Tri Phương và đánh Pháp lập được nhiều chiến công. Ông cùng nghĩa binh xây dựng nhiều đồn lũy kiên cố ở Gò Công. Được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ, nghĩa binh ông gây nhiều thiệt hại cho giặc. Về sau ông bị tên Huỳnh Công Tấn làm phản dẫn quân Pháp về đánh. Ông hy sinh, đền nợ nước, để lại thương tiếc cho mọi người .

Mr. Truong Cong Dinh, a hero of Go Cong: Mr. Truong used to be in the troop of the Viceroy Nguyen Tri Phuong, fighting the French many times. He was with his righteous armies to build ramparts at Go Cong. With strong support from people, he and his armies caused the enemy suffer heavy damages. Later, betrayer Huynh Cong Tan led French army to attack him. He died for the country causing great sorrow in people hearts.

M. Truong Công Dinh, un héros de Gò Công: M. Truong Công Dinh faisait partie de la troupe du vice-roi Nguyên Tri Phuong, lutant de nombreuses fois contre les français. Il érigea avec ses armées de solides forts à Gò Công. Avec appui ferme du peuple, lui et ses armées causèrent à l'ennemi de grands dommages. Plus tard, le traître Huynh Công Tân conduisit l'armée française pour l'attaquer. Il mourut pour le pays, causant une grande tristesse dans le cœur du peuple.

VietSu

100. Ông Thiên Hộ Dương, anh hùng Đồng Tháp : Ông tên thật là Võ Duy Dương, làm chức Lãnh binh năm 1865. Ông khởi nghĩa ở miệt Đồng Tháp, Cái Bè, Mỹ Quý, Sa Đéc, gây nhiều thiệt hại cho thực dân Pháp. Sau ông bị bịnh chết, phong trào "Dân Chúng Tự Vệ" của ông từ đó cũng bị lu mờ.

Mr. Thien Ho Duong, hero of Dong Thap: Mr Thien real name was Vo Duy Duong. He was an army leader in 1865. His uprising, in Dong Thap, Cai Be, My Quy and Sa Dec, caused big loss for the French colonists. His death of illness made the “Defend Movement” in the area die out.

M Thiên Hô Duong, le héros de Dông Thap: Son vrai nom était Vo Duy Duong. Il était chef d'armée en 1865. Son soulèvement à Dông Thap, Cai Bè, My Quy et Sa Déc, occasionna une perte importante pour les colons français. Sa mort de maladie causa l’extinction du mouvement de défense dans la région.

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét