Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

“Trong thời bình phong trào Cộng sản không bao giờ đủ mạnh” – Iosif Vissarionovich Stalin

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “trong thời bình phong trào Cộng sản không bao giờ đủ mạnh” – Iosif Vissarionovich Stalin

Các bạn thân mến

Bài diễn văn này xuất hiện trong 1 giai đoạn lịch sử rất phức tạp…

(1) cho nên trong quá trình viết, mình đã cố gắng khái quát tình hình thế giới để mọi người “cảm” tốt hơn, vì vậy, phần giới thiệu sẽ hơi rắc rối và dài dòng mong mọi người ráng nuốt !

(2) khi đánh giá Stalin và các cảm nhận của ông trong bài diễn văn, có nhiều ý kiến khác nhau. Mình cũng cố gắng đưa ra các nhận định khách quan nhất có thể. Tuy nhiên nếu ai đó thấy mình vẫn chủ quan thì cứ vui lòng góp ý.

Iosif Vissarionovich Stalin (21.12.1879 – 2.3.1953) là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông cũng là lãnh tụ Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức – (theo Wikipedia)

Tháng 8 năm 1939, không khí của toàn Châu Âu cực kỳ căng thẳng, tất cả các bên đều gấp rút chuẩn bị chiến tranh, cũng như tiến hành các hoạt động chính trị nhằm có lợi nhất cho phe mình.

Châu Âu lúc bấy giờ chia làm 3 phe, và cả 3 phe đều xem 2 phe kia như kẻ thù tiềm năng

- Phe Đồng Minh: Nhóm các nước tư bản, giàu có với nhiều thuộc địa, nền kỹ thuật tương đối phát triển. Nhóm các nước này mong muốn duy trì tình hình thế giới không đổi để tiếp tục hưởng lợi. Nhóm Đồng Minh nhìn Đức Phát Xít và Liên Xô Cộng Sản là 2 mối đe dọa lớn cho sự bình ổn của thế giới (nên cần phải tiêu diệt). Tuy nhiên Đức sẽ là kẻ thù quan trọng hơn vì Đức có nhu cầu chia lại thế giới cấp thiết hơn, và đã chuẩn bị đầy đủ, trong khi Nga còn kiệt quệ sau chiến tranh thế giới I và hậu quả của nền sản xuất phong kiến để lại.

Do đó, chiến lược của nhóm Đồng Minh là 1 mặt nhún nhường cho Đức 1 số quyền lợi, mặt khác tìm cách ký các hiệp ước đồng minh (và viện trợ hạn chế) với Liên Xô, nhằm giữ Liên Xô là kẻ thù của Đức, với hy vọng Đức tấn công Liên Xô trước và cả 2 cùng kiệt quệ.

- Phe Đức (và Ý, nhưng chiếm vai trò khá nhỏ): Là nước có nền kỹ thuật cực kỳ phát triển, sản xuất hiệu quả nhưng thiếu thuộc địa tiêu thụ. Đức là nước cần gây chiến sớm, vì càng kéo dài thời gian thì các nước Đồng Minh và Nga càng mạnh (do có nhiều thuộc địa và tài nguyên).

Tuy nhiên Đức không thể gây chiến với cùng lúc 2 khối còn lại, nên kịch bản bất lợi nhất cho Đức là 2 phe kia liên kết chặt chẽ với nhau

- Liên Xô : Nền kinh tế kiệt quệ (do chiến tranh thế giới và nội chiến) và lạc hậu (vừa thoát khỏi chế độ phong kiến). Liên Xô cần hỗ trợ khoa học kỹ thuật và thời gian để phục hồi kinh tế và hiện đại hóa quân đội. Liên Xô có một lợi thế là quốc gia cực kỳ rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên

Do xung đột gay gắt với Đức Quốc Xã, nên ban đầu Liên Xô mong muốn liên kết với Đồng Minh, nhờ Đồng Minh hỗ trợ để phát triển nhanh về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên việc này cũng mang lại bất lợi cho Liên Xô:

o Nếu Đức không dám gây chiến nữa, thì tình hình thế giới không thay đổi: Liên Xô vẫn yếu kém và có 2 kẻ thù. Và chủ nghĩa Cộng Sản cũng không phát triển được ở các nước của kẻ thù

o Nếu nước Đức quay sang ký hiệp ước với Đồng Minh (vì đã có một số biểu hiện, ngoài ra năm 1935 Anh có ký hiệp ước Anglo-German Naval Agreement và hứa hẹn sẽ tiến triển), thì mũi dùi chiến tranh sẽ chĩa sang Liên Xô

Vậy là Liên Xô đứng trước chọn lựa: Liên Xô đứng ở vị trí nào trong quan hệ với 2 khối kia, sao cho có lợi nhất ?…

Bài diễn văn này là góc nhìn của Stalin về tình hình thời bấy giờ, các kịch bản có thể diễn ra trong tương lại (nếu Liên Xô đứng về phe này hay phe kia, Đức thắng hay bại …), từ đó đưa đến kết luận Liên Xô ký hiệp ước Không Xâm Phạm Xô Đức.

Theo đánh giá của người viết, lập luận của Stalin là sắc sảo, và thực tế lịch sử diễn ra gần đúng với ước đoán của Stalin trong bài diễn văn này (Đức tấn công Đồng Minh và 2 bên đánh nhau đến lúc 1 bên tan rã). Và điều này đã cho Liên Xô thời gian quý báu tiếp tục củng cố quân đội (2 năm)

Do đó, có thể cho rằng quyết định ký hiệp ước với Đức là quyết định chính xác (vẫn theo đánh giá của người viết)

Tuy nhiên, có 2 điều Stalin dự đoán sai, và 2 điều này gây thiệt hại nặng nề cho Hồng Quân sau đó:

(1) Đức không hề kiệt quệ sau khi thắng Đồng Minh. Với chiến thuật “Chiến Trang Chớp Nhoáng”, Đức loại 2.3 triệu quân Đồng Minh ra khỏi vòng chiến (70% lực lượng của Đồng Minh) mà Đức chỉ mất có 150 ngàn quân (Cả Đồng Minh và Đức đều có chừng hơn 3 triệu quân trong chiến dịch này)

Tuy nhiên, không thể trách Stalin về chuyện này, vì kết quả này ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người

(2) Đức không hề chờ đến lúc tiêu diệt nốt nước Anh và củng cố hệ thống thuộc địa (mất 10 năm như ước tính), mà bí mật quay ngoắc lại tấn công Liên Xô. Cuộc tấn công bất ngờ này gây thiệt hại nặng nề cho Liên Xô.

Điều này có thể trách Stalin :-) , là đã chủ quan nên không đề phòng quân Đức (theo ý kiến riêng của người viết)

Nào chúng ta hãy đọc và chiêm nghiệm lại các lý luận và kịch bản của Stalin về chiến tranh thế giới II ngay trước khi cuộc chiến diễn ra …

(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu và bình)

Bài diễn văn

Câu hỏi về chiến tranh và hòa bình đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng cho chúng ta. Giải pháp của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí mà Liên Xô lựa chọn. Chúng ta tuyệt đối tin rằng nếu chúng ta ký kết một hiệp ước tương trợ lẫn nhau với Pháp và Anh, Đức sẽ buông tha Ba Lan và tìm Modus Vivendi [cách sống hòa bình tạm thời] với các Cường quốc phương Tây. Chiến tranh có thể tránh được, nhưng các sự kiện sau đó có thể chứng minh là nguy hiểm cho Liên Xô.

Mặt khác, nếu chúng ta chấp nhận đề nghị của Đức, như các đồng chí biết, và ký kết một hiệp ước không chiến tranh với Đức, nước này chắc chắn sẽ xâm chiếm Ba Lan, và sự can thiệp của Pháp và Anh sau đó không thể nào tránh khỏi. Tây Âu sẽ bị chấn động và rối loạn trầm trọng. Trong trường hợp này chúng ta sẽ có một cơ hội tuyệt vời để ở ngoài cuộc xung đột, và chúng ta có thể dự định thời gian thuận lợi cho chúng ta để tham chiến.
Kinh nghiệm 20 năm qua cho thấy rằng trong thời bình phong trào Cộng sản không bao giờ đủ mạnh để Đảng Bolshevik giành chính quyền. Chế độ độc tài của một Đảng như vậy chỉ có thể thành tựu do kết quả của một cuộc chiến lớn.
Sự lựa chọn của chúng ta là quá rõ. Chúng ta phải chấp nhận đề nghị của Đức và, với sự từ chối, lịch sự mời phái đoàn Anh-Pháp về nước.

Không khó để vạch ra tầm quan trọng mà chúng ta sẽ đạt được theo lối tiến hành này. Rõ ràng, đối với chúng ta, rằng Ba Lan sẽ bị tiêu hủy ngay cả trước khi Anh và Pháp có thể đến để viện trợ. Trong trường hợp này Đức sẽ nhường cho chúng ta một phần của Ba Lan… Lợi thế ngay lập tức sẽ là nhận Ba Lan luôn tới các cổng của Warsaw, cũng như Ukrainian Galicia.

Đức cho chúng ta hoàn toàn tự do hành động trong vùng Pribaltic (ba nước vùng Baltic) và chấp nhận yêu cầu của chúng ta về Bessarabia. Đức sẵn sàng thừa nhận quyền lợi của chúng ta với Romania, Bulgaria và Hungary.

Nam Tư vẫn còn là một câu hỏi chưa được trả lời, giải pháp trong đó phụ thuộc vào vị trí hành động của Ý. Nếu Ý vẫn thuộc về phe của Đức, thì Nam Tư cần được hiểu là nằm trong lĩnh vực ảnh hưởng của Đức, và Đức sẽ dùng đương qua Nam Tư để đi đến biển Adriatic. Nhưng nếu Ý không theo phe Đức, thì Đức sẽ phụ thuộc vào Ý để đến được biển Adriatic, và trong trường hợp này Nam Tư sẽ rơi vào lĩnh vực ảnh hưởng của chúng ta.

Đây là trường hợp Đức sẽ giành phần thắng lợi từ chiến tranh. Chúng ta phải, tuy nhiên, dự tính những khả năng có thể đến từ thất bại cũng như từ chiến thắng của Đức. Trong trường hợp Đức bị thất bại, một Xô Viết hóa của Đức sẽ xảy ra không thể nào tránh khỏi và một chính phủ cộng sản sẽ được thành lập. Chúng ta không nên quên rằng một nước Đức Xô Viết hóa sẽ mang lại nguy hiểm rất lớn, nếu Xô Viết hóa này là kết quả từ sự thất bại của Đức trong một cuộc chiến chóng tàn. Anh và Pháp vẫn có đủ sức mạnh để giữ Berlin và để tiêu diệt một nước Đức của Xô Viết. Chúng ta sẽ không thể cứu giúp các đồng chí Bolshevik của chúng ta tại Đức một cách hữu hiệu.

Do đó, mục tiêu của chúng ta là Đức nên chiến đấu càng lâu càng tốt để nước Anh và Pháp dần dần mệt mỏi và đi đến cạn kiệt đến mức độ mà họ không còn có một tư thế nào để hạ một nước Đức thuộc Liên Xô.

Vị trí của chúng ta là như vầy. Duy trì trung lập và chờ đợi cho đúng thời cơ, Liên Xô hiện thời sẽ hỗ trợ kinh tế cho Đức và cung cấp cho Đức nguyên liệu và lương thực. Không cần phải nói rằng sự trợ giúp của chúng ta không được vượt quá một giới hạn nhất định, chúng ta không được gửi quá nhiều để làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta hoặc sức mạnh quân đội của chúng ta.

Đồng thời chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền hoạt động cộng sản trong khối Anh-Pháp, và chủ yếu là ở Pháp. Chúng ta phải dự đoán rằng trong nước Pháo vào thời chiến, Đảng [Cộng Sản] nên từ bỏ các phương cách đấu tranh hợp pháp và chuyển thành đấu tranh bí mật. Chúng ta biết rằng công việc của các đồng chí Pháp của chúng ta sẽ đòi hỏi nhiều sự hy sinh to tát, nhưng họ sẽ không ngần ngại. Nhiệm vụ đầu tiên của họ sẽ là phân tán và làm mất tinh thần quân đội và cảnh sát. Nếu công tác chuẩn bị này được thực hiện đúng cách, sự an toàn của Đức Xô Viết sẽ được bảo đảm, và điều này sẽ góp phần vào việc Xô Viết hóa nước Pháp.

Để thực hi ện các kế hoạch này điều trọng yếu là cuộc chiến càng kéo dài càng tốt, và tất cả các lực lượng, mà chúng ta đã có sẵn ở Tây Âu và vùng Balkan, cần được hướng tới mục tiêu này.

Bây giờ chúng ta xem xét khả năng thứ hai, một nước Đức chiến thắng. Một số người nghĩ rằng với điều này chúng ta sẽ đối đầu với một mối nguy hiểm nghiêm trọng. Có vài phần đúng trong trường hợp này, nhưng nó sẽ là một sai lầm để cho rằng vấn đề nguy hiểm là quá gần kề hoặc là quá to lớn như đã đề xuất.

Nếu Đức được chứng minh là chiến thắng, nước này sẽ rời khỏi cuộc chiến quá yếu để bắt đầu chiến tranh với Liên Xô trong vòng ít nhất một thập kỷ. Nước ấy sẽ phải giám sát việc chiếm giữ Pháp và Anh và khôi phục lại bổn quốc.

Ngoài ra, một nước Đức chiến thắng sẽ có nhiều thuộc địa bao la; việc khai thác và thích ứng các thuộc địa này vào hệ thống của Đức cũng sẽ khiến nước Đức miệt mài trong nhiều thập kỷ.

Rõ ràng, nước Đức này sẽ quá bận rộn nhiều nơi khác để quay lại chống chúng ta. Có thêm một điều nữa là sẽ tăng cường sự an toàn cho chúng ta. Một khi nước Pháp bị chinh phục, Đảng Cộng sản Pháp sẽ luôn rất mạnh. Một cuộc cách mạng cộng sản sẽ bùng nổ không thể nào tránh khỏi, và chúng ta có thể khai thác tình hình và viện trợ Pháp và khiến Pháp trở thành đồng minh của chúng ta. Ngoài ra, tất cả các quốc gia dưới sự “bảo hộ” của một nước Đức chiến thắng sẽ trở thành đồng minh của chúng ta. Điều này trình bày cho chúng ta một lĩnh vực hoạt động rộng lớn trong công cuộc khởi đầu cách mạng thế giới.

Các đồng chí, tôi đã trình bày quan điểm của tôi đến các đồng chí. Tôi lặp lại rằng là lợi thế của Liên Xô, quê hương của người dân lao động, để chiến tranh bùng nổ giữa Đức quốc và khối tư bản Anh-Pháp. Tất cả mọi việc nên được thực hiện để duy trì chiến tranh càng lâu càng tốt với mục tiêu làm suy yếu cả hai bên. Vì lý do này, là điều khẩn thiết để chúng ta bằng lòng ký kết hiệp ước đề xuất từ Đức, và sau đó làm việc với đường hướng mà cuộc chiến này, một khi được công bố, sẽ được kéo dài tối đa. Chúng ta phải tăng cường nhiệm vụ tuyên truyền của chúng ta đến các quốc gia tham chiến, hầu có sự chuẩn bị khi chiến tranh kết thúc.

(Diệu Sương dịch)

The question of war and peace has entered a critical phase for us. Its solution depends entirely on the position which will be taken by the Soviet Union. We are absolutely convinced that if we conclude a mutual assistance pact with France and Great Britain, Germany will back off from Poland and seek a modus vivendi with the Western Powers. War would be avoided, but further events could prove dangerous for the USSR.

On the other hand, if we accept Germany’s proposal, that you know, and conclude a non-aggression pact with her, she will certainly invade Poland, and the intervention of France and England is then unavoidable. Western Europe would be subjected to serious upheavals and disorder. In this case we will have a great opportunity to stay out of the conflict, and we could plan the opportune time for us to enter the war.
The experience of the last 20 years has shown that in peacetime the Communist movement is never strong enough for the Bolshevik Party to seize power. The dictatorship of such a Party will only become possible as the result of a major war.

Our choice is clear. We must accept the German proposal and, with a refusal, politely send the Anglo-French mission home.

It is not difficult to envisage the importance which we would obtain in this way of proceeding. It is obvious, for us, that Poland will be destroyed even before England and France are able to come to her assistance. In this case Germany will cede to us a part of Poland… Our immediate advantage will be to take Poland all the way to the gates of Warsaw, as well as Ukrainian Galicia.

Germany grants us full freedom of action in the Pribaltic (three Baltic States) and recognizes our claim on Bessarabia. She is prepared to acknowledge our interests in Romania, Bulgaria and Hungary.

Yugoslavia remains an open question, the solution of which depends on the position taken by Italy. If Italy remains at the sides of Germany, then the latter will require that Yugoslavia be understood as her zone of influence, and it is also by Yugoslavia that she will obtain access to the Adriatic Sea. But if Italy does not go with Germany, then the latter will depend on Italy for her access to the Adriatic Sea, and in this case Yugoslavia will pass into our sphere of influence.

This in case that Germany would emerge victorious from the war. We must, however, envisage the possibilities that will result from the defeat as well as from the victory of Germany. In case of her defeat, a Sovietization of Germany will unavoidably occur and a Communist government will be created. We should not forget that a Sovietized Germany would bring about great danger, if this Sovietization is the result of German defeat in a transient war. England and France will still be strong enough to seize Berlin and to destroy a Soviet Germany. We would be unable to come effectually to the aid of our Bolshevik comrades in Germany.

Therefore, our goal is that Germany should carry out the war as long as possible so that England and France grow weary and become exhausted to such a degree that they are no longer in a position to put down a Sovietized Germany.

Our position is this. Maintaining neutrality and waiting for the right time, the USSR will presently assist Germany economically and supply her with raw materials and provisions. It goes without saying that our assistance should not exceed a certain limit; we must not send so much as to weaken our economy or the power of our army.
At the same time we must carry on active Communist propaganda in the Anglo-French bloc, and predominantly in France. We must expect that in that country in times of war, the Party should quit the legal means of warfare and turn underground. We know that their work will demand great sacrifices, but our French comrades will not hesitate. Their first task will be to decompose and demoralize the army and the police. If this preparatory work is fulfilled properly, the safety of Soviet Germany will be assured, and this will contribute to the Sovietization of France.

For the realization of these plans it is essential that the war continue for as long as possible, and all forces, which we have available in Western Europe and the Balkans, should be directed toward this goal.

Now let us consider the second possibility, a German victory. Some think that this would confront us with a serious danger. There is some truth in this, but it would be a mistake to regard the danger as so close at hand or as great as has been proposed.
If Germany should prove to be victorious, she will leave the war too weakened to start a war with the USSR within a decade at least. She will have to supervise the occupation of France and England and restore herself.

In addition, a victorious Germany will have vast colonies/territories; the exploitation of those and their adaptation to German methods will also absorb Germany during several decades.

Obviously, this Germany will be too busy elsewhere to turn against us. There is one additional thing that will strengthen our safety. In a conquered France, the French Communist Party will always be very strong. A Communist revolution will unavoidably break out, and we will be able to exploit the situation and to come to the aid of France and make her our ally. In addition, all the nations that fall under the “protection” of a victorious Germany will become our allies. This presents for us a broad field of action for the initiation of world revolution.

Comrades, I have presented my considerations to you. I repeat that it is in the interest of the USSR, the workers’ homeland, that a war breaks out between the Reich and the capitalist Anglo-French bloc. Everything should be done so that it drags out as long as possible with the goal of weakening both sides. For this reason, it is imperative that we agree to conclude the pact proposed by Germany, and then work in such a way that this war, once it is declared, will be prolonged maximally. We must strengthen our propaganda work in the belligerent countries, in order to be prepared when the war ends.

http://politicom.moldova.org/page/1134-eng.html

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét