Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

“Không có sự cứu rỗi nào cho Ấn Độ” – Mohandas Gandhi (1916)

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Không có sự cứu rỗi nào cho Ấn Độ” – Mohandas Gandhi (1916)

Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948) là một chính trị gia và tư tưởng gia siêu việt. Ngài là người sáng tạo ra triết lý satyagraha. Satya (truth, sự thật) là đạo hay chân lý hàm ý lòng yêu thương. Lòng yêu thương phát sinh ra sức mạnh (agraha, force). Satyagraha là sức mạnh được sinh ra bởi lòng yêu thương. Satyagraha được thể hiện dựa trên nền tảng bất bạo động (ahimsa, nonviolence). Satyagraha là “vũ khí” đã giúp Ấn độ giành được quyền độc lập từ Anh quốc và là nguồn cảm hứng cho nhân quyền và tự do trên toàn thế giới.

Gandhi được tôn vinh là Mahatma, Linh hồn Vĩ đại (Great Soul) hay Tâm hồn rộng lớn, theo Phật giáo có nghĩa là Đại Bồ Tát, người quên mình vì lợi ích cho mọi người. Người Việt Nam tôn ông như bậc Thánh, người sống đời đơn giản, đức hạnh, vượt qua mọi cám dỗ của vật chất và dục lac để tập trung tinh thần vào việc rèn luyện nội tâm. Dân nước Ấn gọi ông là Bapu, Vị cha già dân tộc. Mỗi năm vào ngày sinh nhật của ông , 2 tháng 10, là ngày Gandhi Jayanti, lễ tưởng niệm Gandhi ở Ấn Độ. Đây cũng là ngày Bất Bạo Động Quốc tế.

Mohandas Gandhi sanh ra ở Porbandar, Quyền Lực Bombay, Ấn độ thuộc địa Anh quốc. Song thân của Mohandas thuộc giai cấp thương gia. Gandhi là con trai út trong gia đình gồm sáu người con.

Năm 7 tuổi, Mohandas thấy người bạn cùng lớp, Aku, đi ngang qua nhà, Mohandas vào bếp lấy ít bánh ngọt tặng bạn, mong được làm quen với người bạn thuộc giai cấp tiện dân “không thể đụng đến” (untouchable, đụng đến sẽ bị dơ lây). Nhưng Aku hoảng sợ và van xin: “Cậu không nên đến gần tớ”. Mohandas liền hỏi: “Tại sao không? Tại sao con người không thể đến gần con người?” Aku buồn bả đáp: “Vì tớ là người thuộc giai cấp thấp, con của một gia đình ở đợ.” Mohandas bèn nắm tay Aka và đặt miếng bánh vào đó. Aku quay mặt bỏ chạy. Lần đầu tiên trong đời, Monhandas có ý thức về vấn đề nhân quyền trong xã hội Ấn độ.

Theo tục lệ tảo hôn, ông cưới người vợ cùng lứa, Kasturbai, vào năm 13 tuổi. Ba năm sau thân phụ của Gandhi qua đời.

Năm 19 tuổi, Gandhi đi du học tại London. Gandhi tốt nghiệp và trở thành luật sư vào năm 1891. Gandhi trở về quê hương ngay sau đó và hay tin thân mẫu qua đời chỉ vài tuần trước. Người nhà đã giấu kín chuyện này vì sợ ảnh hưởng đến kỳ thi tốt nghiệp của Gandhi.

Cùng năm 1891, ông được nhận làm luật sư đại diện cho một công ty Ấn độ ở Nam Phi. Nam Phi thời bấy giờ cũng là thuộc địa của nước Anh và người Ấn ở đây bị kỳ thị chủng tộc. Có lần, trong một chuyến đi, ông bị đuổi ra xe lửa vì không chịu dời chỗ ngồi xuống hạng ba trong khi ông đã mua vé hạng nhất. Tiếp tục chuyến đi bằng đường ngựa, ông bị đánh vì không chịu đi bộ để nhường chỗ ngồi cho người Âu. Sau đó ông bị nhiều khách sạn từ chối không cho tá túc. Qua cuộc hành trình đầy gian nan, chính bản thân bị kỳ thị, ông bắt đầu đặt nghi vấn về tình trạng người Ấn dưới đế quốc Anh và về vị trí của mình trong xã hội.

Sự kiện đó khiến ông lưu lại Nam phi lâu hơn dự định để vận động cho vấn đề nhân quyền của người Ấn ly hương. Ông đã hoạt động để ngăn chặn một dự luật từ chối quyền bầu cử cho người Ấn. Mặc dù không thành công nhưng vận động của ông đã thu húc sự chú ý về những lời than phiền của người Ấn tại Nam phi. Ông đã giúp thành lập Hội Ấn độ Natal và đã kết hợp cộng đồng người Ấn thành một lực lượng chính trị thống nhất.

Năm 1906, chính quyền ở Transavaal, Nam Phi, ra luật mới, bắt buộc người Ấn phải khai báo chi tiết cá nhân để được giấy chứng nhận. Nếu không có giấy chứng nhận, bất cứ khi nào bị kiểm tra, người Ấn sẽ bị bỏ tù hay bị trục xuất. Gandhi cho đây là một sỉ nhục nhắm vào người Ấn. Ông áp dụng thuyết satyagraha, kêu gọi người Ấn bất tuân theo luật và chịu đựng hình phạt thay vì chống đối bằng phương pháp bạo động. Qua bảy năm chống đối, Gandhi và hàng ngàn người Ấn bị bỏ tù, bị đánh và thậm chí bị bắn. Công chúng ở Nam phi bắt đầu phản đối hành vi thô bạo của chính quyền khiến Tướng Jen Smuts phải đích thân thương lượng một thỏa hiệp với Gandhi. Ý tưởng của Gandhi được hình thành và khái niệm về satyagraha đã trưởng thành trong trận chiến này.

Cùng năm với Thế chiến thứ nhất, 1914, Gandhi quyết định trở về Ấn độ sinh sống sau 21 năm tha hương. Gandhi được người Ấn tiếp đón tại cảng Bombay như một người hùng. Ông được nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, nhân sĩ tiếng tăm biết đến qua công sức đóng góp của ông cho cộng đồng người Ấn tại Nam Phi. Gandhi từ bỏ Âu phục và mặc bộ đồ dân tộc đơn sơ.

Ông bắt đầu tổ chức nhiều cuộc biểu tình cho nông dân và người lao động thành thị để chống nạn thuế cao, bóc lột và kỳ thị. Sau khi nhận vai trò lãnh đạo cho Quốc hội Ấn độ vào năm 1921, Gandhi đã chỉ huy các chiến dịch toàn quốc để giảm nạn đói nghèo, mở rộng phụ nữ quyền, kết chặt sự thân thiện giữa các tôn giáo và dân tộc, chấm dứt giai cấp tiện dân (untouchable) và gia tăng nền kinh tế tự chủ. Tất cả đều nhắm vào mục đích swaraj (tự trị), giành nền độc lập cho Ấn độ.

Gandhi nổi tiếng lãnh đạo cuộc diễn hành để phản đối Luật Muối năm 1930. Lúc đó giá muối và thuế muối gia tăng. Thậm chí, chính phủ còn đánh thuế vào những người dân làm muối thiên nhiên trên các vùng biển. Gandhi áp dụng một satyagraha mới để chống lại luật muối. Ông dẫn 78 người đi gần 400 cây số trong vòng 24 ngày từ Ahmedabad đến biển Dandi để tự làm muối. Số người tham gia trên đường đi càng đông, hàng ngàn người đã tập hợp trên bờ biển. Chính quyền Anh đã bỏ tù hơn 60.000 người. Bá tước Edward Irwin quyết định thương lượng với Gandhi, một hiệp ước Gandhi-Irwin được ký kết. Chính phủ Anh đồng ý thả các tù nhân để đổi lấy việc đình chỉ phong trào bất tuân dân sự.

Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, 1939, Phát xít Đức xâm lược Ba lan. Gandhi tuyên bố Ấn độ không thể hợp tác với nước Anh để đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trong khi chính Ấn độ lại bị nước Anh từ chối nền độc lập. Gandhi soạn thảo một nghị quyết Ngưng Ấn độ (Quit India) đòi hỏi Anh quốc phải rút ra khỏi Ấn độ ngay lập tức. Ngưng Ấn độ đã trở thành phong trào mạnh mẽ nhất trong lịch sử của cuộc đấu tranh, hàng ngàn người bị giết, bị thương và hàng trăm ngàn người bị bắt. Gandhi và cả Quốc hội Ấn độ bị bắt ở Bombay vào năm 1942. Gandhi bị giam tù hai năm. Trong tù, ông phải chịu đựng hai hung tin, người thư ký 50 tuổi của ông qua đời vì bệnh tim và sáu ngày sau vợ ông từ trần qua 18 tháng tù. Sáu tuần sau ông bị bệnh sốt rét nặng. Chính quyền không muốn ông chết trong tù vì việc này sẽ làm cho cả nước giận dữ nên đã thả ông trước khi cuộc chiến chấm dứt. Năm 1944, Anh quốc biểu lộ rõ ràng ý định trao quyền lại cho Ấn độ, Gandhi kết thúc cuộc chiến, và khoảng 100.000 tù nhân chính trị được trả tự do.

Năm 1947, Ấn độ hoàn toàn giành được nền độc lập.

Gandhi đã trải qua tổng cộng 2.338 ngày trong tù và đã nhịn ăn nhiều lần.

Ngày 30 tháng 1 năm 1948, Gandhi bị ám sát trong khi đi tới diễn dàn để khai mạc cho buổi lễ cầu nguyện. Ngày ông mất là ngày “ngọn đèn trí tuệ đã rời khỏi chúng ta”, nhưng lời ông nói vẫn còn vang mãi trong lòng nhân loại: “Khi tuyệt vọng, tôi nhớ lại rằng qua lịch sử, con đường của sự thật và tình thương luôn luôn chiến thắng. Người tàn ác và kẻ sát nhân một thời dường như không thể bị đánh bại, nhưng cuối cùng, họ luôn luôn bị sụp đổ – hãy thường nghĩ như vậy.” (“When I despair, I remember that all through history the way of truth and love has always won. There have been tyrants and murderers and for a time they seem invincible, but in the end, they always fall — think of it, always.”)

Bài diễn văn “Không có sự cứu rỗi nào cho Ấn độ” đã được thuyết giảng vào ngày 4 tháng 2 năm 1916 cho buỗi lễ khai mạc tại trường Đại học Benares Hindu. Gandhi đã phát biểu trước khán giả của nhiều hoàng tử Ấn độ với y phục sang trọng và trang sức tràn ngập, trong số đó cũng có vài người Anh. Còn Gandhi trong bộ đồ thô sơ của người nông dân. Bài diễn văn đã làm xúc phạm đến khán giả, nhất là qua câu: “Không có sự cứu rỗi cho Ấn Độ, trừ khi các người lột bỏ đồ trang sức này và cầm giữ nó cho đồng bào của mình tại Ấn Độ.” Trong khi các hoàng tử Ấn độ tập hợp lại để ủng hộ đế quốc nhưng Gandhi lại phát biểu về đề tài chống đế quốc. Từ trước đến nay, các chiến dịch giành độc lập phần lớn đều được tiến hành bởi giới thượng lưu trí thức, Gandhi đã thấy được những chiến dịch này không đi đến đâu và ông đã chuyển hướng. Sự kiện ở đây đã biến ông trở thành người lãnh đạo tinh thần của cuộc vận động giành độc lập cho Ấn độ. Và giấc mơ của ông đã thành sự thật.

Tìm hiểu về cuộc đời của Gandhi để lại trong lòng chúng ta một sự kính phục vô bờ bến. Nhiều tài liệu phim ảnh và văn chương đã mô tả Mahatma Gandhi. Bộ phim Gandhi năm 1982 do Ben Kingsley đóng vai Gandhi đã chiếm giải Oscar là bộ phim hay nhất.

Nhiều sử gia đã viết về cuộc đời Gandhi trong số đó có:
- D. G. Tendulkar với Mahatma. Cuộc đời của Mohandas Karamchand Gandhi gồm tám tập
- Pyarelal & Sushila Nayar với Mahatma Gandhi gồm 10 tập.
- Bộ tài liệu với tựa đề Mahatma: Cuộc đời của Gandhi, 1869–1948 gồm 14 chương.

Gần cuối đời, khi được hỏi có Ngài có phải là một người Ấn độ giáo, Ngài trả lời: “Vâng, đúng rồi! Tôi cũng là một Kitô hữu, là một người Hồi giáo, là một Phật tử và là một người Do thái”.( Later in his life, when he was asked whether he was a Hindu, he replied, “Yes I am. I am also a Christian, a Muslim, a Buddhist and a Jew.”)

Gandhi thật sự xứng đáng với danh hiệu Cha gia dân tộc, Linh hồn Vĩ đại, Tâm hồn rộng lớn, Đại Bồ Tát và Thánh nhân.

Mời các bạn đọc một số đoạn trích ra từ bài diễn văn 4.2.1916

    …We have been told during the last two days how necessary it is, if we are to retain our hold upon the simplicity of Indian character, that our hands and feet should move in unison with our hearts. But this is only by way of preface. I wanted to say it is a matter of deep humiliation and shame for us that I am compelled this evening under the shadow of this great college, in this sacred city, to address my countrymen in a language that is foreign to me. I know that if I was appointed an examiner, to examine all those who have been attending during these two days this series of lectures, most of those who might be examined upon these lectures would fail. And why? Because they have not been touched.

    I was present at the sessions of the great Congress in the month of December. There was a much vaster audience, and will you believe me when I tell you that the only speeches that touched the huge audience in Bombay were the speeches that were delivered in Hindustani? In Bombay, mind you, not in Banaras where everybody speaks Hindi. But between the vernaculars of the Bombay Presidency on the one hand and Hindi on the other, no such great dividing line exists as there does between English and the sister language of India; and the Congress audience was better able to follow the speakers in Hindi. I am hoping that this University will see to it that the youths who come to it will receive their instruction through the medium of their vernaculars. Our languages the reflection of ourselves, and if you tell me that our languages are too poor to express the best thought, then say that the sooner we are wiped out of existence the better for us. Is there a man who dreams that English can ever become the national language of India? Why this handicap on the nation? Just consider for one moment what an equal race our lads have to run with every English lad.

    I had the privilege of a close conversation with some Poona professors. They assured me that every Indian youth, because he reached his knowledge through the English language, lost at least six precious years of life. Multiply that by the numbers of students turned out by our schools and colleges, and find out for yourselves how many thousand years have been lost to the nation. The charge against us is that we have no initiative. How can we have any, if we are to devote the precious years of our life to the mastery of a foreign tongue?

    … The only education we receive is English education. Surely we must show something for it. But suppose that we had been receiving during the past fifty years education through our vernaculars, what should we have today? We should have today a free India, we should have our educated men, not as if they were foreigners in their own land but speaking to the heart of the nation; they would be working amongst the poorest of the poor, and whatever they would have gained during these fifty years would be a heritage for the nation. Today even our wives are not the sharers in our best thought…

    … I have turned the searchlight all over, and as you have given me the privilege of speaking to you, I am laying my heart bare. Surely we must set these things right in our progress towards self-government. I now introduce you to another scene. His Highness the Maharaja who presided yesterday over our deliberations spoke about the poverty of India. Other speakers laid great stress upon it. But what did we witness in the great pandal in which the foundation ceremony was performed by the Viceroy? Certain it a most gorgeous show, an exhibition of jewellery, which made a splendid feast for the eyes of the greatest jeweller who chose to come from Paris. I compare with the richly bedecked noble men the millions of the poor. And I feel like saying to these noble men, “There is no salvation for India unless you strip yourselves of this jewellery and hold it in trust for your countrymen in India.” I am sure it is not the desire of the King-Emperor or Lord Hardinge that in order to show the truest loyalty to our King-Emperor, it is necessary for us to ransack our jewellery boxes and to appear bedecked from top to toe. I would undertake, at the peril of my life, to bring to you a message from King George himself that he excepts nothing of the kind.

    Sir, whenever I hear of a great palace rising in any great city of India, be it in British India or be it in India which is ruled by our great chiefs, I become jealous at once, and say, “Oh, it is the money that has come from the agriculturists.” Over seventy-five percent of the population are agriculturists and Mr. Higginbotham told us last night in his own felicitous language, that they are the men who grow two blades of grass in the place of one. But there cannot be much spirit of self-government about us, if we take away or allow others to take away from them almost the whole of the results of their labour. Our salvation can only come through the farmer. Neither the lawyers, nor the doctors, nor the rich landlords are going to secure it.

    …Hai ngày qua, chúng ta được cho biết, nếu chúng ta muốn nắm giữ được đặc tính bình dị của Ấn độ, thì việc tay và chân của chúng ta cùng di chuyển hòa nhịp với trái tim của chúng ta là việc cần thiết đến thế nào. Nhưng đó chỉ là mở đầu. Tôi muốn nói là vấn đề vô cùng nhục nhã và xấu hổ cho chúng ta rằng tối nay dưới bóng trường đại học vĩ đại, trong thành phố thiêng liêng này, tôi buộc phải nói chuyện với đồng bào của tôi bằng ngôn ngữ nước ngoài. Tôi biết rằng nếu tôi được chọn là người chấm thi để khảo nghiệm tất cả những người dự những buổi giảng trong hai ngày này, phần lớn những người được xét nghiệm sẽ bị rớt. Và vì sao? Vì những lời giảng này không gây cảm xúc cho họ.

    Tôi đã có mặt tại các phiên họp của Quốc hội lớn trong tháng 12. Khán giả đông hơn nhiều, và các bạn có tin tôi không khi tôi nói với bạn rằng chỉ có những bài diễn văn làm xúc động đến đám đông khán giả ở Bombay là những bài diễn văn được nói bằng tiếng Ấn Hindustani? Ở Bombay, nên nhớ, không phải ở Banaras nơi mọi người đều nói tiếng Ấn Hindi. Một mặt giữa tiếng mẹ đẻ của Bombay Quyền Lực và mặt khác là tiếng Hindi, nhưng không có ranh giới rõ rệt như giữa tiếng Anh và ngôn ngữ thân thuộc của Ấn độ; và khán giả trong Đại hội có thể theo dõi người nói bằng tiếng Ấn Hindi rõ hơn. Tôi hy vọng rằng Đại học này thấy được những bạn trẻ đến đây sẽ được giáo huấn bằng ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ của họ. Các ngôn ngữ của chúng ta là phản ảnh của chính chúng ta, và nếu bạn bảo tôi rằng ngôn ngữ của chúng ta quá nghèo nàn để diễn đạt ý nghĩ hay nhất, là nói rằng chúng ta xóa bỏ sự tồn tại của chúng ta sớm chừng nào tốt chừng đó. Có người nào mơ rằng tiếng Anh có lúc nào có thể trở thành quốc ngữ của Ấn độ. Tại sao điều này cản trở đất nước? Chỉ cần xem xét một chốc về sự công bằng trong cuộc đua mà các chàng trai của chúng ta phải cạnh tranh với mỗi chàng trai người Anh.

    Tôi đã có đặc quyền trao đổi với vài giáo sư ở Poona. Họ đã quả quyết với tôi rằng mỗi thanh niên Ấn độ, vì anh ta theo đuổi kiến thức bằng tiếng Anh, đã mất ít nhất sáu năm quý báu của cuộc đời. Nhân nó với số học sinh ra trường trung học và đại học, và trả lời cho chính bạn bao nhiêu ngàn năm đã bị mất cho nước nhà. Tổn phí của chúng ta là chúng ta không có chủ động. Làm sao chúng ta có được, nếu chúng ta cống hiến những năm quý báu của cuộc đời để luyện một giọng nước ngoài?

    …Nền giáo dục duy nhất chúng ta được nhận là nền giáo dục tiếng Anh. Chắc chắn chúng ta phải thể hiện điều gì cho nền giáo dục đó. Nhưng nếu chúng ta được nhận nền giáo dục trong vòng 50 năm qua bằng tiếng mẹ đẻ, chúng ta nên có gì ngày hôm nay? Chúng ta nên có một Ấn độ tự do hôm nay, chúng ta nên có những người học thức, không phải như họ là người ngoại quốc trên chính đất nước họ mà là nói thẳng đến trái tim của đất nước; họ sẽ làm việc giữa những người nghèo nhất trong số những người nghèo, và bất cứ điều gì họ đã gặt được trong vòng năm mươi năm đó sẽ là một di sản cho quốc gia. Ngày nay, ngay cả vợ của chúng ta cũng không là người chia sẻ tư tưởng tốt nhất với chúng ta…

    …Tôi đã soi rọi tìm kiếm khắp nơi, và khi bạn đã cho tôi đặc quyền nói chuyện với bạn, tôi phơi bày trái tim tôi. Chắc chắn chúng ta phải thiết lập những điều này ngay trong tiến trình của chúng ta tiến tới chính quyền tự trị. Tôi bây giờ giới thiệu với bạn một cảnh khác. Hoàng thân Maharaja người chủ tọa ngày hôm qua trong cuộc thảo luận nói về sự nghèo đói của Ấn Độ. Các diễn giả khác đã nhấn mạnh điều này. Nhưng chúng ta đã chứng kiến được gì trong chiếc lều vĩ đại, trong đó Phó vương cử hành buổi lễ nền tảng? Chắc chắn đó là sự phô bày tuyệt đẹp, một cuộc triển lãm đồ trang sức, một bữa tiệc lộng lẫy thỏa mãn đôi mắt của nhà buôn kim hoàn vĩ đại nhất được chọn đến từ Paris. Tôi so sánh những người giàu quý tộc ngập trang sức với hàng triệu người nghèo. Và tôi cảm thấy muốn nói với những người quý tộc, “Không có sự cứu rỗi cho Ấn Độ, trừ khi các người lột bỏ đồ trang sức này và cầm giữ nó cho đồng bào của mình tại Ấn Độ.” Tôi chắc chắn đó không phải là mong muốn của Hoàng đế hay Bá tước Hardinge rằng để chứng minh lòng trung thành chân thật nhất với Hoàng đế, chúng ta cần phải lục soát các hộp đồ trang sức của chúng ta và xuất hiện với đồ trang sức tràn ngập từ đầu đến chân. Tôi sẽ nhận, kể cả với nguy hiểm cho tính mạng của tôi, mang đến cho các bạn một tin nhắn từ chính Vua George rằng ông không bỏ qua những chuyện như vậy.

    Thưa quý ông, bất cứ khi nào tôi nghe một cung điện mọc lên trong bất kỳ thành phố lớn nào của Ấn Độ, có thể là ở Ấn Độ thuộc Anh hoặc có thể là ở Ấn Độ được cai trị bởi những tù trưởng vĩ đại của chúng ta, tôi trở thành ghen tị ngay, và nói, “Ồ, tiền đó đến từ nhà nông.” Hơn bảy mươi lăm phần trăm dân số là nông dân và ông Higginbotham đã nói với chúng ta đêm qua bằng ngôn ngữ rất khéo léo của chính ông, rằng họ là những người đã trồng hai cọng cỏ tại địa điểm cho chỉ một cọng. Nhưng không thể nào có tinh thần tự quản cho chúng ta, nếu chúng ta lấy hoặc cho phép người khác lấy từ các nhà nông gần như toàn bộ kết quả của sự lao động của họ. Sự cứu rỗi của chúng ta chỉ có thể đến từ người nông dân. Không phải luật sư, hay bác sĩ, hay những địa chủ giàu có sẽ bảo đảm sự cứu rỗi của chúng ta.

(Diệu Sương dịch và giới thiệu)

Tài liệu tham khảo:

http://en.wikipedia.org/wiki/Mohandas_Karamchand_Gandhi
http://www.lebichson.org/Phatphap/02Gandhi.htm
http://www.viet-studies.info/Phankhoi/PKhoi_ThoiCuocAnDo.htm
http://www.gandhi-manibhavan.org/gandhicomesalive/speech2.htm
http://nguoivietboston.com/?p=15008

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét