Một đại học ở “đẳng cấp quốc tế” không có nghĩa đơn giản là có tên trong các bảng xếp hạng do các nhóm như Đại học Giao thông Thượng Hải hay tạp chí Times làm hàng năm. Trung Quốc là nước có tham vọng “cháy bỏng” về một vài đại học đẳng cấp quốc tế. Dù Trung Quốc có vài đại học trong danh sách đại học hàng đầu theo tiêu chuẩn của Times, nhưng người trong cuộc thì khẳng định Trung Quốc chưa có một đại học nào đạt đẳng cấp quốc tế.
Nói như học giả Philip Altbach, nước nào cũng muốn có một hay vài đại học đẳng cấp quốc tế. Những nước có tham vọng đó phải kể đến Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan. Trung Quốc có hẳn một chương trình với tên gọi là “C9” (cái gì của nước này cũng có những mã số bí hiểm), mà theo đó, Chính phủ tập trung đầu tư cho 9 trường đại học với mục tiêu đến năm 2020 đạt được hay gần ngưỡng “đẳng cấp quốc tế”. Chín trường đại học này bao gồm Đại học Bắc Kinh, Nam Kinh, Thanh Hoa, Giao Thông Thượng Hải, Khoa học và Công nghệ. Riêng trường Thanh Hoa quyết tâm “phấn đấu” để đến năm 2011 sẽ có vị trí 100 trong danh sách các đại học hàng đầu trên thế giới. Ấn Độ cũng cảm thấy để nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế, họ cần phải có ít nhất 5 đại học trong danh sách các đại học hàng đầu trên thế giới. Không riêng gì Trung Quốc và Ấn Độ, đại học các nước “đang lên” như Malaysia và Thái Lan cũng đã và đang có tham vọng cao đó. Ngay cả nước ta với một nền giáo dục đại học còn nhiều ngổn ngang mà vẫn có chủ trương đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất một đại học đẳng cấp quốc tế. Nếu ý muốn có đại học đẳng cấp quốc tế đã quá rõ ràng, thì định nghĩa thế nào là “đẳng cấp quốc tế” vẫn chưa mấy rõ ràng. Đại học đẳng cấp quốc tế là dịch từ cụm từ world class university của tiếng Anh, và các học giả vẫn chưa nhất trí với một định nghĩa phổ quát. Nhiều người, như Altbach chẳng hạn, đề nghị đại học đẳng cấp quốc tế có những đặc điểm sau đây: xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, tự do học thuật, mô trường học thuật lành mạnh, tự chủ về chính sách tuyển sinh và ngân sách. Gần đây, giới nghiên cứu chú ý đến khái niệm EGM (emerging global model – mô hình toàn cầu) như là đại học đẳng cấp quốc tế. Đại học EGM có 8 đặc điểm như sau:
Dựa vào những tiêu chuẩn (hay đặc điểm) trên, Trung Quốc đã có một đại học nào có thể xem là đẳng cấp quốc tế chưa? Xin nói thêm rằng trong bảng xếp hạng đại học của nhóm THES (THES World University Rankings) năm 2010-2011, Đại học Thanh Hoa đứng hạng 59 và Đại học Bắc Kinh hạng 37. Theo Xu Zhihong, cựu hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc chưa có một đại học nào đạt đẳng cấp quốc tế cả. Trong một bài nói chuyện với sinh viên vào tháng 4/2010, ông lí giải rằng một đại học đẳng cấp quốc tế phải đạt 3 chỉ tiêu. Thứ nhất, đại học đó phải có các giáo sư danh tiếng trên thế giới làm những nghiên cứu có tác động ở qui mô quốc tế. Thứ hai, đại học phải có những thành tựu gây ảnh hưởng đến nền văn minh hiện đại. Thứ ba, đại học đẳng cấp quốc tế nên có những cựu sinh viên có đóng góp quan trọng trong việc khai sáng xã hội và văn minh nhân loại. Với những tiêu chuẩn đó, Xu Zhihong cho rằng Trung Quốc chưa có đại học đẳng cấp quốc tế. Một trong những cạm bẫy trong các chương trình phát triển đại học đẳng cấp quốc tế là … quá tham vọng. Phát triển một đại học thành đẳng cấp quốc tế theo mô hình EGM đòi hỏi thời gian và một sự đầu tư lớn. Các nước giàu như Đức, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Úc, v.v. cần đến cả trăm năm để có những đại học đẳng cấp quốc tế. Thái Lan phát triển đại học hơn 50 năm nhưng vẫn chưa có một đại học nào có thể gọi là đẳng cấp quốc tế. Trong môi trường tham nhũng tràn lan như ở Trung Quốc, giới học giả Trung Quốc tỏ ra bi quan về triển vọng có một đại học sánh vai ngang hàng với các đại học Ivy League của Mĩ hay Oxford, Cambridge của Anh. Nhìn người lại nghĩ đến ta. Việt Nam chúng ta cũng có tham vọng cháy bỏng có vài đại học đẳng cấp quốc tế. Giống như Trung Quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 có 4 trường được xem là đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên, đó chỉ là mục tiêu bởi vì trong thực tế hình như chưa thấy lộ trình cụ thể để đạt mục tiêu đó ra sao cả. Đối chiếu với 8 đặc điểm EGM, chúng ta dễ dàng thấy Việt Nam chưa sẵn sàng cho và chưa thể có một nền tảng cho một (chứ chưa nói đến 4) đại học đẳng cấp quốc tế:
Với những đối chiếu đơn giản trên, chúng ta thấy rõ ràng rằng con đường đến năm 2020 để có một đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam còn rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Thật vậy, nếu Trung Quốc còn bi quan như thế thì triển vọng có một đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam có thể nói là còn rất xa vời. Môi trường đại học VN chỉ là môi trường trung học kéo dài. Không có những sinh hoạt học thuật sau giờ học. Ngay cả làm seminars cũng rất nhiêu khê và hạn chế. Sinh viên đi học như là công chức, sáng đến trường, trưa đi ngủ, chiều lại tiếp học học. Thật khó tưởng tượng ở trường y mà thầy cô không có phòng làm việc thậm chí chẳng có lab! Lab thì nhếch nhác, thiếu an toàn. Thư viện thì thật là buồn, chẳng khác gì thư viện trung học. Hệ thống internet thì chập chờn. Vân vân. Với những cơ sở vật chất như thế (chưa nói đến nghiên cứu khoa học làm gì cho xa vời) mà mơ tưởng đến đại học đẳng cấp quốc tế thì quả thật đó là một giấc mơ lãng mạn. Tôi nghĩ chiến lược tốt nhất là là tập trung xây dựng “capacity” cho nghiên cứu khoa học tốt, tạo môi trường học thuật và tự do học thuật, đầu tư vào cơ sở vật chất tốt, rồi hãy nói đến chuyện "đẳng cấp quốc tế". |
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Đại học đẳng cấp quốc tế: Trung Quốc có chưa?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét