Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “chúng ta đã làm công việc này bởi vì nó là một cần thiết hữu cơ” – J. Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử
…và người ta nghe nói nước Đức đang chuẩn bị 1 loại bom mới, có sức huỷ diệt lớn, bom nguyên tử !!! Đội ngũ bác học của họ đang nắm 10/30 giải Nobel vật lý và 13/28 giải Nobel hoá học toàn cầu trước chiến tranh và nếu thực sự tập trung vào bom nguyên tử, không nước nào bì kịp họ.
Nước Mỹ ráo riết chạy đua với Đức trong việc chế tạo bom nguyên tử, và tích cực chiêu dụ (cũng như bắt cóc) các nhà bác học phía Đức. Cuối cùng, nước Mỹ đã chiến thắng và những quả bom nguyên tử đầu tiên thuộc về Mỹ theo chương trình Manhattan.
Ngày 6-9 tháng 8, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki làm chết hơn 150.000 người chủ yếu là dân thường (chỉ tính những người chết ngay) !!!
Cả thế giới đều bị sốc, lần đầu tiên có 1 loại vũ khí có thể tiêu diệt cả 1 thành phố. Và như vậy, một đất nước/dân tộc có thể bị tiêu diệt bằng 1 loạt bom nguyên tử, cho dù dũng cảm đến đâu.
Và một trong những người đau khổ nhất, là nhà bác học Oppenheimer, người đứng đầu dự án Manhattan và được xem là cha đẻ của loại vũ khí huỷ diệt này.
Chúng ta hãy cũng đọc và cảm nhận tâm trạng của ông trong bài diễn văn trước hội đồng khoa học về vấn đề này. Ông cảnh báo về một cuộc chiến tranh hạt nhân, cũng như kêu gọi các nhà khoa học sống có trách nhiệm hơn với khoa học, và cẩn thận hơn khi tiết lộ các thông tin khoa học. Và ông cũng mong muốn được dừng nghiên cứu về loại vũ khí này.
Về tác giả
J. Robert Oppenheimer (22 tháng 4, 1904 – 18 tháng 2, 1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, được biết đến với vai trò giám đốc của Dự án Manhattan. Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, mục đích của dự án đó là phát triển các loại vũ khí hạt nhân đầu tiên tại phòng thí nghiệm bí mật Los Alamos ở New Mexico.
Được biết đến như là “cha đẻ của bom hạt nhân,” Oppenheimer đã tỏ ra ân hận khi thấy sức giết người khủng khiếp của quả bom sau khi nó được sử dụng để phá hủy các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Sau chiến tranh, ông là cố vấn chính cho Ủy ban năng lượng hạt nhân Hoa Kỳ vừa mới được thành lập, ông đã dùng vị trí này để vận động cho việc kiểm soát năng lượng nguyên tử trên toàn thế giới và tránh khỏi cuộc chạy đua hạt nhân với Liên Xô.
Sau khi làm nổi giận nhiều chính trị gia và các nhà khoa học khác với các quan điểm chính trị của ông, ông đã bị tước quyền an ninh (quyền được biết nhiều bí mật quốc gia) trong một phiên điều trần chính trị vào năm 1954. Mặc dù bị tước mất quyền ảnh hưởng chính trị trực tiếp, Oppenheimer vẫn tiếp tục giảng dạy, viết, và làm việc trong ngành vật lý.
Một thập kỉ sau, Tổng thống John F. Kennedy đã tặng thưởng ông Huy chương Enrico Fermi như là một dấu hiệu trả lại quyền chính trị. Như là một khoa học gia, Oppenheimer được nhớ tới như là người sáng lập ra trường phái vật lý lý thuyết khi ở tại Đại học California tại Berkeley.
(Nguyễn Mai anh Kiệt giới thiệu)
J. Robert Oppenheimer
BÀI PHÁT BIỂU CHO HIỆP HỘI Các nhà khoa học LOS Alamos
Los Alamos, ngày 02 Tháng 11 năm 1945
Tôi rất cám ơn Ban Chấp hành đã cho tôi cơ hội này để nói chuyện với các bạn. Tôi muốn nói chuyện tối nay – nếu một số các bạn có trí nhớ tốt có lẽ các bạn sẽ thấy buổi nói chuyện này là chí lý – như là một nhà khoa học đồng nghiệp, và ít nhất là một người với cùng suy tư về tình thế khó khăn của chúng ta hiện nay. Tôi chẳng có điều gì rất triệt để để nói, hoặc một sự giác ngộ vĩ đại nào sẽ gây sốc hầu hết các bạn. Tôi không nói điều gì như là một khích lệ to lớn. Lý ra có lẽ tôi đã thích nói chuyện với các bạn vào một ngày trước đây – nhưng tôi đã không thể nói chuyện với bạn như là một Giám đốc. Tôi không thể nói chuyện, và sẽ không nói chuyện tối nay, quá nhiều về các vấn đề chính trị thực tiễn liên hệ. Lý do chính đáng cho điều đó là- Tôi không biết nhiều về chính trị thực tiễn. Và có một lý do khác, phàn nào hạn chế tôi trong quá khứ. Như các bạn đã biết, một số người trong chúng ta đã được yêu cầu làm cố vấn kỹ thuật cho Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, và qua Bộ trường này cố vấn cho Tổng Thống. Trong quá trình này chúng tôi đã tự nhiên thảo luận những điều trong tâm trí của chúng ta và đã được thành, thường là rất sẵn sàng, những người được nghe các vấn đề bí mật; không thể nói chi tiết về những gì ông A nghĩ và ông B không suy nghĩ, hoặc những gì sẽ xảy ra vào tuần tới, mà không vi phạm những điều bí mật.
Tôi không nghĩ rằng đó là điều quan trọng. Tôi nghĩ rằng có những vấn đề khá đơn giản và khá sâu, và có liên quan đến chúng ta như là một nhóm các nhà khoa học, liên quan đến chúng ta nhiều hơn, có lẽ hơn bất cứ nhóm nào khác trên thế giới. Tôi nghĩ rằng rất có ích để nhìn lại một chút vào tình trạng của chúng ta—điều gì đã xảy ra với chúng ta – và cái nhìn này phải cho chúng ta sự thành thật, trí tuệ, nguồn sức mạnh trong những ngày không-quá-dễ-dàng sắp tới. Tôi muốn xác định vấn đề một cách sâu sắc và nghiêm trọng đến mức tôi có thể, và sau đó có lẽ đến các câu hỏi trực tiếp trong quá trình của cuộc thảo luận sau đó. Tôi muốn bất cứ ai cảm thấy thích thì cứ hỏi tôi một câu hỏi và nếu tôi không thể trả lời, như thường là vậy, tôi sẽ nói là tôi không thể trả lời.
Điều đã xảy ra với chúng ta – thực sự là khá lớn, nó lớn đến mức mà tôi nghĩ rằng ở khía cạnh nào đó nó là một trong các phát triển lớn nhất của thế kỷ XX, sự khám phá ra thuyết tương đối, và sự phát triển của lý thuyết nguyên tử và diễn giải dưới ngôn ngữ hỗ trợ cho thuyết tương đối, để so sánh sự tương tự giữa hai lý thuyết. Những điều này, như các bạn biết, buộc chúng ta phải xem xét lại mối quan hệ giữa khoa học và tư duy hàng ngày. Chúng buộc chúng ta nhìn nhận rằng thực tế là chúng ta đã có thói quen nói một thứ ngôn ngữ và sử dụng một số khái niệm không nhất thiết có sự tương ứng gì với thế giới thực. Chúng buộc chúng ta phải chuẩn bị cho những bất cập trong những phương cách con người cố gắng để đối phó với thực tế, chính vì thực tế đó. Bằng cách nào đó, tôi nghĩ rằng những đức tính này, đức tính mà các nhà khoa học đã bị ép học một cách miễn cưỡng vì bản chất của thế giới mà họ đang nghiên cứu, có thể hữu ích ngay hôm nay trong việc chuẩn bị cho chúng ta để có được cái nhìn triệt để về các vấn đề, tự nhiên hoặc dễ dàng hơn là những người không có được những kinh nghiệm khoa học.
Tuy nhiên, ảnh hưởng thực sự của việc tạo ra bom nguyên tử và vũ khí nguyên tử – để hiểu rằng người ta phải nhìn lại, tôi nghĩ rằng hãy nhìn lại thời kỳ khi khoa học vật lý đang phát triển trong những ngày phục hưng, và khi khoa học mang lại các đe dọa được cảm nhận rất sâu sắc trên toàn thế giới Kitô giáo. Sự so sánh, tất nhiên, là không hoàn hảo. Bạn thậm chí có thể muốn nghĩ đến những ngày trong thế kỷ trước khi lý thuyết tiến hóa dường như là một mối đe dọa cho các giá trị sống của con người. Sự so sánh này không hoàn hảo bởi vì trong vũ khí nguyên tử không có gì cả – chắc chắn là không có gì mà chúng ta đã làm ở đây, hoặc trong khoa vật lý và hoá học ngay trước thời của công việc chúng ta làm ở đây, mà có tư tưởng cách mạng nào. Tôi không nghĩ rằng quan niệm về phân hạch hạt nhân chẳng gây căng thẳng cho ai muốn tìm hiều, và tôi không cảm thấy bất cứ ai trong chúng ta đã thực sự học được gì sâu sắc bằng cách suy nghĩa thêm về vấn đề này. Vấn đề này rất khác. Nó không phải là một ý tưởng – nó là một phát triển và một thực tế – nhưng nó có điểm chung với những ngày đầu của khoa học vật lý về một sự kiện là sự tồn tại của khoa học đang bị đe dọa, và giá trị của khoa học đang bị đe dọa. Đây là điểm mà tôi muốn nói một chút.
Tôi nghĩ rằng hầu như không cần phải nói lý do tại sao ảnh hưởng lại mạnh mẽ như vậy. Có ba lý do: một là tốc độ phi thường mà những điều ngay tại tuyến đầu của khoa học đã được chuyển đổi để ảnh hưởng đến rất nhiều người đang sống, và có khả năng ảnh hưởng tất cả mọi người đang sống. Một điều khác là thực tế, phần lớn hoàn toàn do tình cờ, và cũng liên hệ với vấn đề tốc độ, là các nhà khoa học đóng một vai trò lớn không chỉ trong việc cung cấp nền tảng [lý thuyết] cho vũ khí nguyên tử, mà còn thực sự làm ra vũ khí nguyên tử. Về điểm này, chúng ta chắc chắn là gần gũi với vũ khí nguyên tử hơn bất kì nhóm nào khác. Thứ ba là cái chúng ta tạo ra– một phần vì bản chất kỹ thuật của vấn đề, một phần bởi vì chúng ta làm việc chăm chỉ, một phần bởi vì chúng ta gặp may mắn–đã đến với thế giới với một thực tế công phá tan nát và đột ngột đến mức không có cơ hội nào cho các đường ranh được hao mòn từ từ.
Khi cân nhắc về tình hình hiện nay của khoa học, có lẽ là hữu ích để suy nghĩ một chút về những gì người ta nói và cảm nhận về động cơ của họ khi tham gia vào công việc này. Ta luôn luôn phải lo ngại rằng những gì mọi người nói về động cơ của họ là không đầy đủ. Nhiều người nói những điều khác nhau, và tôi nghĩ hầu hết trong đó có giá trị nào đó. Có một mối quan tâm lớn hàng đầu là kẻ thù của chúng ta có thể phát triển những vũ khí này trước chúng ta, và cảm giác – ít nhất là trong những ngày đầu, một cảm giác rất mạnh mẽ – rằng nếu không có vũ khí nguyên tử, có thể là rất khó khăn, có thể là không thể, có thể là cần một thời gian vô cùng dài để giành được chiến thắng trong cuộc chiến. Những quan tâm này đã giảm một chút vì rõ ràng rằng cuộc chiến dù gì cũng sẽ thắng lợi. Một số người, tôi nghĩ rằng, thúc đẩy bởi sự tò mò, và như vậy là đúng, và một số khác bởi một cảm giác phiêu lưu mạo hiểm, và như vậy cũng là đúng. Những người khác có nhiều lập luận chính trị hơn và nói, “Vâng, chúng ta biết rằng vũ khí nguyên tử là khả thi về nguyên tắc, và không nên treo trên đầu toàn thế giới mối đe dọa của một sự khả thi nhưng chưa thành hiện thực. Điều đúng là thế giới nên biết những gì có thể thành hiện thực trong lĩnh vực này và đối phó với nó. ” Và người ta thêm vào lý luận đó luận cứ rằng đó đã là lúc mọi người tại mọi nơi trên thế giới được đặc biệt chín muồi và rộng mở để đối phó với vấn đề này vì tính trực tiếp của các tồi tệ của chiến tranh, bởi vì tiếng khóc hoàn vũ từ tất cả mọi người rằng chúng ta không thể có chiến tranh thế này này một lần nữa, ngay cả một cuộc chiến tranh không có bom nguyên tử. Và cuối cùng, và tôi nghĩ là đúng, cảm giác rằng có lẽ không có nơi nào trên thế giới mà sự phát triển vũ khí nguyên tử sẽ có một cơ hội tốt hơn để dẫn đến một giải pháp hợp lý, và một cơ hội nhỏ hơn để dẫn đến thiên tai, hơn là tại Hoa Kỳ. Tôi tin rằng tất cả những điều này người ta nói là đúng sự thật, và tôi nghĩ rằng chính tôi cũng đã nói tất cả các điều này một lúc nào đó.
Nhưng khi bạn đi đến tận cùng thì lý do chúng ta đã làm công việc này bởi vì nó là một cần thiết hữu cơ. Nếu bạn là một nhà khoa học, bạn không thể chận đứng một điều như vậy. Nếu bạn là một nhà khoa học, bạn tin rằng đó là tốt để tìm hiểu thế giới hoạt động như thế nào, rằng đó là tốt để tìm ra những gì thực tế, rằng đó là tốt để chuyển giao cho nhân loại sức mạnh lớn nhất có thể có để kiểm soát thế giới và để đối phó với thế giới theo ánh sáng của thế giới và giá trị của thế giới.
Hiện đã có rất nhiều nói chuyện về tội ác của bí mật, che giấu, kiểm soát, an ninh. Một số bàn luận đó chỉ xảy ra ở bình diện thấp, giới hạn vào việc nói rằng rất khó khăn hoặc bất tiện để làm việc trong một thế giới mà không có tự do làm những gì bạn muốn. Tôi nghĩ rằng nói như thế là hợp lý, và sức đề kháng gần như nhất trí của các nhà khoa học đối với sự kiểm soát và bí mật là một hợp lý, nhưng tôi nghĩ rằng lý do của nó có thể nằm sâu hơn một chút. Tôi nghĩ rằng nó xuất phát từ thực tế rằng tính bí mật tấn công ngay vào gốc rễ của khoa học và điều khoa học phục vụ. Bạn không thể là một nhà khoa học, trừ khi bạn tin rằng học hỏi là việc tốt. Rất không tốt để là một nhà khoa học, và không thể là một nhà khoa học, trừ khi bạn nghĩ rằng chia sẻ kiến thức của bạn là điều có giá trị cao cả nhất, chia sẻ kiến thức với bất cứ ai quan tâm. Không thể là một nhà khoa học, trừ khi bạn tin rằng kiến thức của thế giới, và sức mạnh mà kiến thức này cho, là điều có giá trị bẩm sinh cho nhân loại, và rằng bạn đang sử dụng nó để giúp truyền bá kiến thức, và sẵn sàng chấp nhận hậu quả. Và, do đó, tôi nghĩ rằng sự đề kháng mà chúng ta cảm nhận và thấy mọi nơi quanh ta đối với bất cứ điều gì có vẻ như là một nỗ lực đối xử với khoa học của tương lai như thể đó là một điều nguy hiểm, một điều cần phải được theo dõi và quản lý, bị chống đối không bởi vì sự bất tiện của nó – tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một vị trí đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận bất kỳ sự bất tiện nào–nhưng bị chống đối bởi vì nó được dựa trên một triết lý không phù hợp với triết lý sống mà chúng ta đã học được trong quá khứ.
Có rất nhiều người cố gắng ngọ nguậy ra khỏi vấn đề này. Họ nói rằng tầm quan trọng thực sự của năng lượng nguyên tử không nằm trong các loại vũ khí đã được thực hiện, tầm quan trọng thực sự nằm trong tất cả các lợi ích to lớn mà năng lượng nguyên tử, phóng xạ khác nhau, sẽ mang đến cho nhân loại. Có thể có một số sự thật trong điều này. Tôi chắc chắn rằng có sự thật trong đó, bởi vì có bao giờ trong quá khứ mà một lĩnh vực mới mở ra mà mọi thành quả thực sự của nó được thấy hết ngay từ đầu. Tôi có một sự tự tin rất cao, thành quả – cái gọi là ứng dụng thời bình của năng lượng nguyên tử sẽ có trong tất cả những gì chúng ta nghĩ, và nhiều hơn nữa. Có những người khác cố gắng trốn thoát tính cấp bách của tình trạng này bằng cách nói rằng, rốt cuộc thì chiến tranh luôn luôn rất khủng khiếp, rốt cuộc thì tất cả các vũ khí đã luôn luôn thành tồi tệ hơn và tồi tệ hơn, rằng đây chỉ là một vũ khí khác và nó không tạo ra một thay đổi lớn, vũ khí nguyên tử không phải là quá xấu, các cuộc đánh bom đã xấu trong cuộc chiến này và đây không phải là một sự thay đổi – nó chỉ thêm một chút hiệu quả cho bom, một số cách bảo vệ sẽ được phát minh. Tôi nghĩ rằng những nỗ lực này để khuếch tán và làm suy yếu bản chất của cuộc khủng hoảng chi làm cho nó thành nguy hiểm hơn. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải chấp nhận nó như là một cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng, để nhận ra rằng những vũ khí nguyên tử mà chúng ta đã bắt đầu thực hiện là rất khủng khiếp, rằng vũ khí nguyên tử liên quan đến một thay đổi, không chỉ là một thay đổi nhỏ: chấp nhận điều này, và chấp nhận cùng với nó nhu cầu cần có những thay đổi trong thế giới để có thể du nhập những phát triển này vào cuộc sống của con người.
Như là các nhà khoa học, tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta có một khả năng lớn hơn để chấp nhận thay đổi, và chấp nhận thay đổi triệt để, bởi vì kinh nghiệm của chúng ta trong việc theo đuổi khoa học. Và điều đó có thể giúp chúng ta – điều đó, và thực tế là chúng ta đã sống với nó – có thể giúp chúng ta thể thành hữu ích phần nào trong việc hiểu biết những vấn đề này.
Tôi thấy rõ ràng chiến tranh đã thay đổi. Rõ ràng đối với tôi là nếu những quả bom đầu tiên – quả bom được thả xuống Nagasaki – nếu chúng có thể phá hủy mười dặm vuông, thì đó là một chuyện lớn. Rất rõ ràng đối với tôi là những quả bom này sẽ rất rẻ, nếu có ai muốn làm bom; rất rõ ràng đối với tôi là đây là một tình trạng mà một sự thay đổi về số lượng, thay đổi, trong đó lợi thế xâm lược so với phòng thủ – tấn công so với phòng thủ – được chuyển đổi, thay đổi về số lượng này có tất cả các tính chất của một sự thay đổi về chất lượng, các tính chất của sự thay đổi trong bản chất của thế giới. Tôi biết rằng vì chiến tranh đã trở thành không thể chịu đựng được, và câu hỏi đáng lý ra phải được hỏi và theo đuổi sau cuộc chiến tranh này, một cách nhiệt tâm hơn câu hỏi sau cuộc chiến trước đó, là có cách nào để tránh chiến tranh không? Nhưng tôi nghĩ rằng sự ra đời của bom nguyên tử và sự thật là không phải là quá khó để làm bom nguyên tử – sự thật là bom nguyên tử sẽ trở thành phổ quát nếu mọi người muốn làm cho chúng thành phổ quát, sự thật là bom nguyên tử không làm kinh tế của bất kỳ quốc gia hùng mạnh nào thành cạn kiệt, và năng lực hủy diệt của chúng sẽ gia tăng và năng lực hủy diệt đó hiện nay đã cao hơn bất kì một vũ khí nào đến mức không so sánh được – tôi nghĩ rằng những điều này tạo ra một tình hình mới, quá mới đến nỗi có một chút nguy hiễm, một chút nguy hiểm ngay trong lòng tin là các vũ khí nguyên tử chúng ta có là một luận cứ mới cho các sắp xếp và hy vọng đã hiện diện trước khi bom nguyên tử ra đời. Tôi nói vậy có nghĩa là dù tôi rất thích nghe những biện hộ cho một liên đoàn thế giới, hoặc những biện hộ cho tổ chức Liên Hợp Quốc, như người đã nói những điều này trong nhiều năm – thích nghe nhiều như tôi thích nghe người ta nói rằng đây là một luận cứ mới, tôi nghĩ rằng người ta đã phần nào lạc đường, bởi vì điểm chính không phải là vũ khí nguyên tử tạo thành một luận cứ mới. Lúc nào chúng ta cũng có luận cứ tốt. Điểm chính là vũ khí nguyên tử tạo thành một lĩnh vực, một lĩnh vực mới, và một cơ hội mới để hiện thực hóa các điều kiện tiên quyết. Tôi nghĩ rằng khi mọi người nói về một thực tế rằng đây không chỉ là một nguy hiểm lớn, nhưng một hy vọng lớn, đây là những gì họ nên hàm ý. Tôi không nghĩ rằng họ nên có hàm ý là có những điều không biết, dù chắc chắn là có những điều không biết về giá trị của năng lượng nguyên tử cho kỹ nghệ và khoa học, nhưng là thực tế đơn giản rằng trong lĩnh vực này, bởi vì nó là một mối đe dọa, bởi vì nó là một nguy hiểm, và bởi vì nó có một số đặc điểm đặc biệt, mà tôi sẽ trở lại, có một khả năng hiện thực hóa, bắt đầu hiện thực hóa, những thay đổi cần thiết nếu có ta muốn có chút hòa bình nào.
Đó là những thay đổi rất xa rộng/sâu sắc. Đó là những thay đổi trong quan hệ giữa các quốc gia, không chỉ trong tinh thần, không chỉ trong pháp luật, mà cả trong quan niệm và cảm xúc. Tôi không biết điều nào là trước tiên trong những điều này, tất cả chúng phải được kết hợp với nhau, và chỉ có sự tương tác dần dần giữa các điều này mới có thể làm nên hiện thực. Tôi không đồng ý với những người nói rằng bước đầu tiên là phải có một cấu trúc của luật pháp quốc tế. Tôi không đồng ý với những người nói rằng điều duy nhất là có cảm giác bằng hữu. Tất cả những điều này đều có liên quan. Tôi nghĩ là đúng khi nói rằng vũ khí nguyên tử là mối hiểm họa ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới, và trong ý thức đó, đó là một vấn đề hoàn toàn chung, một vấn đề chung như vấn đề chung của Đồng Minh để đánh bại Đức Quốc Xã. Tôi nghĩ rằng để đối phó với vấn đề chung này, phải có một ý thức đầy đủ về trách nhiệm cộng đồng. Tôi không nghĩ rằng ai đó có thể trông mong mọi người đóng góp cho giải pháp của vấn đề này trừ khi họ thấy được khả năng tham gia vào giải pháp đó của mình. Tôi nghĩ rằng đây là lĩnh vực mà việc thi hành một trách nhiệm chung như vậy có một số lợi thế quyết định. Đây là một lĩnh vực mới, mà trong đó quyền lợi trực tiếp trong vài vùng của thế giới có thể ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những vùng khác. Đây là một vấn đề nghiêm túc ở đất nước [Mỹ]này, và đây là một trong những vấn đề của chúng ta. Nó là một lĩnh vực mới, trong đó vai trò của khoa học đã lớn dến mức tâm trí của tôi hầu như không thể tưởng tượng được rằng các truyền thống quốc tế của khoa học, và tình huynh đệ của các nhà khoa học, không nên đóng một vai trò xây dựng. Một lĩnh vực mới mà trong đó tính chất lạ thường và đặc biệt của những hoạt động kỹ thuật cho phép người ta thành lập một cộng đồng lợi ích như là một kế hoạch thử nghiệm cho một kiểu hợp tác quốc tế mới. Tôi nói nó là một kế hoạch thử nghiệm vì khá rõ ràng rằng việc kiểm soát vũ khí nguyên tử không thể tự nó là kết thúc độc nhất của hoạt động như vậy. Kết thúc độc nhất này chỉ có thể là một thế giới đoàn kết, và một thế giới trong đó chiến tranh sẽ không xảy ra. Nhưng những điều đó không xảy ra qua đêm, và trong lĩnh vực này, có vẻ như người ta có thể bắt đầu, và bắt đầu mà không gặp những trở ngại không thể vượt qua mà lịch sử thường đặt trên con đường của bất kỳ nỗ lực hợp tác nào. Ngay đây, điều này không phải là chuyện dễ, và điểm mà tôi muốn nhấn mạnh, điểm tôi muốn đặt trọng tâm vào, là cần phải có một sự thay đổi to lớn trên phương diện tinh thần. Có những điều mà chúng ta gìn giữ rất thân yêu, và tôi nghĩ là đúng để gìn giữ rất thân yêu; tôi sẽ nói rằng từ “dân chủ” có lẽ đại diện cho vài điều đó cũng như bất kì từ nào khác. Có nhiều nơi trên thế giới không có nền dân chủ. Có những thứ khác mà chúng ta giữ gìn thân yêu, và đúng là chúng ta nên giữ. Và khi tôi nói về một tinh thần mới trong các vấn đề quốc tế, tôi có ý là ngay cả đối với những gì sâu xa nhất của những điều mà chúng ta trân quý, và người Mỹ đã sẵn sàng chết cho những điều đó- và chắc chắn hầu hết chúng ta sẽ sẵn sàng chết cho những điều đó- ngay cả trong những gì sâu sắc nhất, chúng ta nhận ra rằng có cái gì đó sâu sắc hơn; cụ thể là, sự cùng chung gắn bó với mọi người ở khắp mọi nơi. Chỉ khi bạn làm vậy thì điều này mới có ý nghĩa, bởi vì nếu bạn tiếp cận vấn đề và nói, “Chúng tôi biết những gì là đúng và chúng tôi muốn sử dụng bom nguyên tử để thuyết phục bạn đồng ý với chúng tôi,” thì bạn đang ở trong một vị trí rất yếu và bạn sẽ không thành công, bởi vì trong những điều kiện như vậy, bạn sẽ không thành công trong việc uỷ thác trách nhiệm cho sự tồn tại của loài người. Đó là một tuyên bố hoàn toàn đơn phương, bạn sẽ tìm thấy chính mình cố gắng bằng vũ lực để ngăn chặn một thảm họa.
Tôi muốn bày tỏ sự cảm thông tối đa với những người đã phải vật lộn với vấn đề này và với ngôn từ mạnh nhất tôi xin các bạn không đánh giá thấp khó khăn của vấn đề. Tôi có thể nghĩ đến một so sánh, và tôi hy vọng nó không phải là một so sánh hoàn toàn tốt: trong những ngày trong nửa đầu của thế kỷ XIX, đã có nhiều người, chủ yếu là ở miền Bắc, nhưng một số ở miền Nam, nghĩ rằng chẳng có tai họa nào trên trái đất tồi tệ hơn so với chế độ nô lệ của con người, và không có gì làm họ sẵn sàng hiến dâng đời sống của họ hơn là trừ tận gốc chế độ nô lệ. Luôn luôn, khi tôi còn trẻ, tôi tự hỏi tại sao khi Lincoln là Tổng thống, ông đã không tuyên bố rằng cuộc chiến chống lại miền Nam, khi nó nổ ra, là một cuộc chiến để chế độ nô lệ được bãi bỏ, rằng đây là điểm trung tâm, điểm tập hợp , của cuộc chiến đó. Lincoln đã bị những người chủ trường bãi bỏ nô lệ chỉ trích rất nhiều như bạn đã biết, bởi nhiều người được gọi là cực đoan thời đó, bởi vì Lincoln dường như tiến hành một cuộc chiến mà không đụng đến điều quan trọng nhất đó. Tuy nhiên, Lincoln đã nhận ra, và tôi chỉ mới hiểu được chiều sâu và trí tuệ của điều đó trong vài tháng qua , đó là vượt xa hơn vấn đề chế độ nô lệ là vấn đề của cộng đồng của nhân dân của đất nước, và vấn đề của Liên Bang. Tôi hy vọng rằng ngày nay điều này sẽ không là vấn đề kêu gọi chiến tranh, nhưng tôi muốn nhắc nhở bạn rằng để bảo toàn Liên Bang Lincoln đã phải hạ cấp vấn đề trước mắt là xóa bỏ chế độ nô lệ, và tôi tin – và tôi nghĩ rằng nếu Lincohn có thể làm được cách của mình thì ông ta đã làm như thế, hạ cấp nó xuống thấp hơn là sự mâu thuẫn của những ý niệm này trong một dân tộc đoàn kết để xóa bỏ nô lệ.
Đây là những phần nào nhận xét nói chung và có thể thích hợp để nói một hoặc hai điều thực tế hơn một chút, không quá khó khăn như vậy để nắm bắt.. Đó là, những thoả thuận nào giữa các quốc gia sẽ là một khởi đầu hợp lý. Tôi không biết câu trả lời cho điều này, và tôi rất chắc chắn rằng không nên có câu trả lời có sẵn, đó là cái đòi hỏi liên tục làm việc. Nhưng tôi nghĩ rằng không có hại gì để có một số đề nghị hợp lý cụ thể. Và tôi sẽ đi một bước xa hơn và hỏi những câu hỏi như câu hỏi bí mật – làm bối rối các nhà khoa học và những người khác – ngay cả bí mật cũng không phải là một chủ đề phù hợp với hành động đơn phương. Nếu năng lượng nguyên tử được xem là một vấn đề quốc tế, như tôi nghĩ rằng nó phải được xem như thế, nếu nó được đối xử trên cơ sở của một trách nhiệm quốc tế và một mối quan tâm chung của quốc tế, thì vấn đề bí mật cũng là vấn đề quốc tế. Tôi không có ý nói là cách phân loại hiện tại của chúng ta và thủ tục hiện tại của chúng ta, mà trong nhiều trường hợp rất là nực cười, cần được duy trì. Tôi có ý nói là vấn đề cơ bản về việc làm thế nào để điều trị tình trạng nguy hiểm này không nên được điều trị đơn phương bởi Hoa Kỳ, hoặc bởi Hoa Kỳ kết hợp với Anh.
Điều đầu tiên tôi sẽ nói về bất kỳ đề nghị nào là mọi đề nghị nên được coi là đề nghị tạm thời, và bất cứ khi nào một đề nghị được thiết lập ta cần hiểu và đồng ý rằng trong vòng một năm hoặc hai năm–bất cứ khoảng thời gian hợp lý nào – đề nghị sẽ được xem xét lại và những đã vấn đề phát sinh, và những phát triển mới đã xảy ra, sẽ đòi hỏi viết lại đề nghị.. Tôi nghĩ rằng điểm duy nhất là sẽ có chỉ một vài điều trong những đề nghị đó làm việc đúng hướng, và những điều đó nên được chấp nhận mà không buộc phải làm ngay tất cả những thay đổi, mà chúng ta biết cuối cùng phải xảy ra, đối với những người chưa sẵn sàng cho các thay đổi đó. Tốt hay không thì không chắc, nhưng đối với tôi nếu các bạn chọn bốn điểm này, công việc có thể tốt: thứ nhất, là chúng ta đang đối phó với một giải pháp tạm thời, được công nhận là tạm thời. Thứ hai, các quốc gia tham gia vào giải pháp sẽ có một ủy ban năng lượng nguyên tử liên quốc gia, hoạt động theo chỉ thị tổng quát nhất từ các quốc gia khác nhau, nhưng với một quyền lực mà chỉ ủy ban có, và không thuộc dưới quyền xem xét của lãnh đạo quốc gia, bắt dầu với các ứng dụng xây dựng năng lượng nguyên tử mà tất cả chúng ta đều muốn nhìn thấy phát triển– các nguồn năng lượng, và vô số các công cụ nghiên cứu là khả năng tức thì. Thứ ba, sẽ không chỉ đơn thuần là có khả năng trao đổi các nhà khoa học và học sinh, mà nên thiết lập một cơ cấu rất, rất cụ thể để phần nào ép buộc các trao đổi nhân sự như vậy, để chúng ta có thể khá chắc chắn rằng tình huynh đệ của các nhà khoa học sẽ được củng cố và các liên hệ mật thiết mà phần lớn của tương lai phụ thuộc vào sẽ được củng cố và có ảnh hưởng. Và thứ tư, tôi sẽ nói rằng không có quả bom nào được làm ra nữa. Tôi không biết liệu những đề nghị này tốt không, và tôi nghĩ rằng bất cứ ai trong nhóm này cũng sẽ có đề xuất riêng của mình. Nhưng tôi đề cập đến chúng như là những điều rất đơn giản, mà tôi không tin là có thể giải quyết vấn đề, và tôi muốn nói rõ ràng chúng không phải là giải pháp cuối cùng hoặc thậm chí sờ đến giải pháp cuối cùng, nhưng tôi nghĩ là nên được bắt đầu ngay lập tức; Tôi tin rằng – mặc dù tôi biết rất ít về điều này – các điều này cũng có thể được chấp nhận bởi bất kỳ quốc gia nào muốn trở thành đối tác với chúng ta trong cam kết tuyệt vời này.
Một trong những câu hỏi mà bạn sẽ muốn nghe thêm, và tôi chỉ có một chút hy vọng có thể thành công trong việc trả lời, là cho đến mức độ nào một quan điểm như vậy – quan điểm rằng sự sống của khoa học đang bị đe dọa, sự sống của thế giới đang bị đe dọa, và chỉ có sửa đổi sâu sắc về những gì tạo nên điều đáng để đấu tranh cho và đáng sống cho, thì cuộc khủng hoảng này mới có thể được giải quyết—cho đến mức độ nào những quan điểm này được những người khác chấp thuận? Chắc chắn không phải là mọi nhà khoa học đều đồng ý với các giải pháp này, nhưng tôi nghĩ rằng các giải pháp này đồng thuận với tất cả các ý kiến đã được trình bày trong nhóm này, và tôi biết rằng nhiều bạn bè của tôi ở đây đồng ý với nhau. Tôi nói đặc biệt về Bohr, người đã ở đây rất nhiều trong những ngày khó khăn, đã có nhiều cuộc thảo luận với chúng tôi, và đã giúp chúng tôi đạt được kết luận rằng [đó] không chỉ là một giải pháp mong muốn, nhưng đó còn là giải pháp duy nhất, rằng không có lựa chọn nào khác.
Tôi sẽ nói rằng các nhà khoa học có các khuynh hướng ly tâm mà dường như với tôi đó là một chút nguy hiểm, nhưng không rất nguy hiểm. Một trong số đó là nỗ lực cố gắng, trong thế giới hiểm nguy này, ở trong đó chức năng của khoa học đang bị đe dọa, cố gắng để sắp xếp thuận tiện cho việc tiếp tục của khoa học, và không chú ý đến những điều kiện tiên quyết để làm cho khoa học có ý nghĩa. Một khuynh hướng khác là xu hướng nói chúng ta phải có một khoa học tự do và khoa học mạnh, vì điều này sẽ làm cho chúng ta thành một quốc gia mạnh mẽ và cho phép chúng ta chiến đấu trong chiến tranh tốt hơn. Đối với tôi đây là một sai lầm sâu sắc, và tôi không muốn nghe nó. Khuynh hướng thứ ba thậm chí còn quái dị hơn, và đó là nói, “Ô cho Liên Hiệp Quốc các quả bom cho các mục đích cảnh sát, và chúng ta hãy trở lại với vật lý và hóa học.” Tôi nghĩ rằng không khuynh hướng nào trong số này thực sự được chấp nhận rộng rãi, nhưng chúng cho thấy rằng có những người đang rất cố gắng để né tránh những gì tôi nghĩ là vấn đề khó khăn nhất. Chúng ta phải chờ đợi các giải pháp sai này, và các giải pháp quá dễ, và ba giải pháp này thỉnh thoảng lại trồi lên.
Tôi có thể nói về thế giới bên ngoài là có những người nhanh chóng thấy tính nghiêm trọng của tình hình, và hiểu nó trong các cách không quá khác với cách tôi đã cố gắng để phác thảo. Không phải chỉ trong các nhà khoa học là chúng ta có người khôn ngoan và người ngu ngốc. Tôi đã có dịp, trong vài tháng vừa, gặp những người làm việc với chính phủ– lập pháp, các nhánh hành pháp, và thậm chí cả các nhánh của ngành tư pháp, và tôi đã thấy nhiều trong họ một sự hiểu biết về vấn đề này là gì, và các đường giải quyết tổng quát là gì, hểu biết rất rõ ràng. Tôi đặc biệt đề cập đến cựu Bộ trưởng Bộ chiến tranh, ông Stimson, người, có lẽ nhiều như bất cứ người nào, dường như hiểu được là vô vọng và thiếu thực tế đến thế nào để tấn công vấn đề này với một mức độ hời hợt, và lòng tận hiến của ông cho sự phát triển vũ khí nguyên tử được chi phối bởi sự hiểu biết của ông về hy vọng rằng nằm trong vũ khí ngyên từ là một thế giới mới. Tôi biết đây là một bất ngờ, bởi vì hầu hết mọi người nghĩ rằng Bộ Chiến tranh có chức năng duy nhất của nó là tạo chiến tranh. Bộ trưởng Bộ chiến tranh có chức năng khác.
Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi quan trọng: đó là, các nước khác có cái nhìn thế nào về những vấn đề này. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là nhận ra rằng ngay cả những người có thông tin tốt ở đất nước này cũng chậm hiểu, chậm chạp trong việc tin rằng những quả bom sẽ hoạt động, và sau đó chậm hiểu rằng sự hoạt động của các quả bom sẽ tạo ra vấn đề sâu sắc. Chúng ta thích nói tốt về quả bom, không chỉ là chúng ta ở đây tại địa phương này, nhưng trên cả nước, bởi vì chúng ta làm bom, và chúng ta tự hào về chúng. Tôi nghĩ rằng ở những vùng đất khác, có thể còn khó khăn hơn để sự hiểu biết về tầm quan trọng của điều này mọc rễ. Vì lý do này, tôi không chắc chắn rằng những cơ hội lớn nhất cho sự tiến bộ lại chẳng nằm phần nào trong tương lai xa hơn là tôi đã từng suy nghĩ trong một thời gian dài .
Đã có hai hoặc ba báo cáo chính thức của Tổng thống được xác định, hầu như trong vài phương diện luôn luôn có mâu thuẫn không thể tránh khỏi, chính sách chính thức của Chính phủ. Và tôi nghĩ rằng ta không phải hoàn toàn nản lòng vì có mâu thuẫn, bởi vì những mâu thuẫn cho thấy rằng vấn đề đang được hiểu như là một khó khăn, tạm thời được coi là vấn đề không có giải pháp. Chắc chắn bạn sẽ nhận thấy, đặc biệt là trong các thông điệp cho Quốc hội, nhiều dấu hiệu cho thấy một sự cảm thông với, và hiểu biết về, quan điểm mà nhóm này nắm giữ, và tôi đã thảo luận sơ qua tối nay. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta được khuyến khích với cụm từ “quá cách mạng để xem xét trong khuôn khổ của những ý tưởng cũ.” Đó là điều tất cả chúng ta đều nghĩ. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta được khuyến khích bởi ý thức cấp bách đã được nhấn mạnh thường xuyên và mạnh mẽ. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta phải được khuyến khích bởi việc công nhận, công nhận chính thức của Chính phủ về tầm quan trọng– tầm quan trọng lớn lao của sự tự do trao đổi ý tưởng khoa học và thông tin khoa học giữa tất cả các nước trên thế giới. Sẽ là vô lý để xem đây là mục đích cuối cùng, nhưng tôi nghĩ rằng cũng là một điều rất nguy hiểm nếu ta không nhận ra rằng đây là một điều kiện tiên quyết. Chính tôi cũng hơi nản lòng bởi sự giới hạn mục tiêu vào việc loại bỏ vũ khí nguyên tử, và tôi đã thấy nhiều bài viết– có thể là các bạn cũng đã thấy – trong đó được mục tiêu này được giải thích như sau: “Hãy để chúng tôi có được thỏa thuận quốc tế cấm vũ khí nguyên tử và sau đó cho phép chúng tôi quay lại để có một cuộc chiến tranh, tốt đẹp.” Đây chắc chắn không phải là một cách tốt để nhìn vào vấn đề. Tôi nghĩ rằng, nói lại lần nữa, rằng nếu giải quyết những vấn đề liên hệ đến bom nguyên tử, người ta phải có một kế hoạch thử nghiệm cho giải pháp chấm dứt chiến tranh.
Nhưng điều chắn chắn làm các bạn bối rối, và làm tôi bối rối, trong các báo cáo chính thức, là ý niệm nhất quyết giữ trách nhiệm đơn phương trong việc xử lý các loại vũ khí nguyên tử. Dù những động cơ của đất nước này tốt thế nào – Tôi sẽ không tranh luận với mô tả của Tổng thống về các động cơ và mục đích — chúng ta có 140 triệu người, và có 2 tỷ người sống trên trái đất. Chúng ta phải hiểu rằng bất cứ cam kết gì của chúng ta về quan điểm và ý tưởng của chúng ta, và dù chúng ta tự tin đến mức nào rằng các quan điểm và ý tưởng của chúng ta rốt cuộc sẽ chiến thắng, sự cam kết tuyệt đối của chúng ta với các quan điểm và ý tưởng đó, phủ nhận quan điểm và ý tưởng của các dân tộc khác, không thể là cơ sở cho bất kỳ thỏa thuận nào.
Như tôi đã nói, trong một thời gian dài tôi đã có cảm giác cực kỳ khẩn cấp, và tôi nghĩ rằng có thể có cái gì đó đúng về điều đó. Có một khoảng thời gian ngay sau khi sử dụng quả bom đầu tiên, có lẽ tự nhiên nhất là một tuyên bố rõ ràng về chính sách, và những bước đầu tiên để thực hiện chính sách, đã phải được thực hiện, và tôi sẽ sai nếu tôi không thừa nhận rằng một cái gì đó có lẽ đã bị mất, và có thể có bi kịch trong mất mát đó. Nhưng tôi nghĩ rằng thực tế đơn giản là trong thế giới thực tế, với những người thực tế ở trong đó, đã cần thời gian, và có thể mất thêm thời gian, để hiểu điều này một cách rốt ráo. Và tôi không chắc chắn, như tôi đã nói trước đây, là những vùng đất khác sẽ không mất nhiều thời gian hơn là ở đất nước này. Như bây giờ, con đường duy nhất của chúng ta là xem những gì chúng ta có thể làm để mang lại một sự hiểu biết tại mức độ sâu sắc đủ để làm cho một giải pháp thành hiện thực, và để làm điều đó không chậm trễ.
Ai đó có thể nghĩ rằng các quan điểm được đề xuất trong bài diễn văn của Tổng thống nhân Ngày Hải quân là không hoàn toàn đáng khích lệ, rằng nhiều người thông thạo hơn chúng ta trong nghệ thuật thực tế về quản lý quốc gia, đã thấy thêm hy vọng trong cái nhìn cực đoan, mà thoáng qua thì có vẻ có tầm nhìn, hơn là cách tiếp cận ở mức truyền thống hơn.
Tôi không có rất nhiều hơn nữa để nói. Có một vài điều các nhà khoa học có lẽ nên nhớ, mà tôi không nghĩ rằng tôi cần phải nhắc nhở chúng ta, nhưng đằng nào thì tôi cũng sẽ nhắc. Một là các khoa học gia rất thường được gọi lên để cung cấp thông tin kỹ thuật trong cách này hay cách khác, và tôi nghĩ rằng người ta phải cẩn thận để tư vấn trung thực. Và đó là là điều khó khăn, không phải bởi vì người ta nói dối, nhưng vì thường xuyên câu hỏi được lồng trong một hình thức làm cho rất khó để đưa ra một câu trả lời mà không gây nhầm lẫn. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ ở một vị trí rất yếu, trừ khi chúng ta duy trì lương tâm ở mức cao nhất, đó là truyền thống của chúng ta trong việc nói sự thật, và trong việc phân biệt giữa cái chúng ta biết là sự thật và cái ta hy vọng có thể là sự thật.
Điều thứ hai tôi nghĩ rằng đúng để nói là: Người ta cảm nhận ở khắp mọi nơi rằng tình huynh đệ giữa chúng ta và các nhà khoa học ở các nước khác có thể là một trong những điều hữu ích nhất cho tương lai, nhưng rõ ràng là ngay cả ở đất nước này không phải tất cả các nhà khoa học chúng ta luôn luôn đồng ý.
Không có hại trong đó, những bất đồng là khỏe mạnh. Nhưng chúng ta không thể mất đi ý nghĩa của tình anh em chỉ vì bất đồng ý, chúng ta không được mất niềm tin cơ bản về các nhà khoa học đồng nghiệp của chúng ta.
Tôi nghĩ rằng chúng ta không có chút hy vọng nào nếu chúng ta nhượng bộ trong lòng tin của chúng ta về giá trị của khoa học, về lợi ích mà nó có thể đem đến cho thế giới qua kiến thức về thực tế, về thiên nhiên, để dần dần đạt được kiểm soát lớn hơn và lớn hơn trên thiên nhiên, để học tập, giảng dạy, và hiểu biết. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta mất niềm tin vào đó, chúng ta không còn là nhà khoa học, chúng ta bán đi di sản của chúng ta, chúng ta mất đi những gì quý giá nhất của thời gian khủng hoảng này.
Nhưng có một điều khác nữa: chúng ta không chỉ là nhà khoa học, chúng ta còn là con người. Chúng ta không thể quên đi sự phụ thuộc vào đồng loại của mình. Tôi không chỉ nói về sự phụ thuộc về vật chất mà không có nó chẳng thể có khoa học, thiếu nó chúng ta chẳng thể làm việc; mà tôi còn nói về sự phụ thuộc về đạo đức sâu thẳm mà ở đó, giá trị của khoa học phải đặt trong thế giới con người, ở đó là nơi để những điều căn nguyên, cội rễ của chúng ta bám vào. Đây là những gắn kết mạnh nhất trên thế giới, mạnh hơn mọi sự từng kết nối chúng ta với nhau, đó là sự gắn kết sâu sắc nhất – ràng buộc chúng ta với đồng loại của mình.
(Quỳnh Linh, Diệu Sương và Trần Đình Hoành dịch)
SPEECH TO THE ASSOCIATION OF LOS ALAMOS SCIENTISTS
Los Alamos, November 2, 1945
I am grateful to the Executive Committee for this chance to talk to you. I should like to talk tonight — if some of you have long memories perhaps you will regard it as justified — as a fellow scientist, and at least as a fellow worrier about the fix we are in. I do not have anything very radical to say, or anything that will strike most of you with a great flash of enlightenment. I don’t have anything to say that will be of an immense encouragement. In some ways I would have liked to talk to you at an earlier date — but I couldn’t talk to you as a Director. I could not talk, and will not tonight talk, too much about the practical political problems which are involved. There is one good reason for that — I don’t know very much about practical politics. And there is another reason, which has to some extent restrained me in the past. As you know, some of us have been asked to be technical advisors to the Secretary of War, and through him to the President. In the course of this we have naturally discussed things that were on our minds and have been made, often very willingly, the recipient of confidences; it is not possible to speak in detail about what Mr. A thinks and Mr. B doesn’t think, or what is going to happen next week, without violating these confidences. I don’t think that’s important. I think there are issues which are quite simple and quite deep, and which involve us as a group of scientists — involve us more, perhaps than any other group in the world. I think that it can only help to look a little at what our situation is — at what has happened to us — and that this must give us some honesty, some insight, which will be a source of strength in what may be the not-too-easy days ahead. I would like to take it as deep and serious as I know how, and then perhaps come to more immediate questions in the course of the discussion later. I want anyone who feels like it to ask me a question and if I can’t answer it, as will often be the case, I will just have to say so.
What has happened to us — it is really rather major, it is so major that I think in some ways one returns to the greatest developments of the twentieth century, to the discovery of relativity, and to the whole development of atomic theory and its interpretation in terms of complementarity, for analogy. These things, as you know, forced us to re-consider the relations between science and common sense. They forced on us the recognition that the fact that we were in the habit of talking a certain language and using certain concepts did not necessarily imply that there was anything in the real world to correspond to these. They forced us to be prepared for the inadequacy of the ways in which human beings attempted to deal with reality, for that reality. In some ways I think these virtues, which scientists quite reluctantly were forced to learn by the nature of the world they were studying, may be useful even today in preparing us for somewhat more radical views of what the issues are than would be natural or easy for people who had not been through this experience.
But the real impact of the creation of the atomic bomb and atomic weapons — to understand that one has to look further back, look, I think, to the times when physical science was growing in the days of the renaissance, and when the threat that science offered was felt so deeply throughout the Christian world. The analogy is, of course, not perfect. You may even wish to think of the days in the last century when the theories of evolution seemed a threat to the values by which men lived. The analogy is not perfect because there is nothing in atomic weapons — there is certainly nothing that we have done here or in the physics or chemistry that immediately preceded our work here — in which any revolutionary ideas were involved. I don’t think that the conceptions of nuclear fission have strained any man’s attempts to understand them, and I don’t feel that any of us have really learned in a deep sense very much from following this up. It is in a quite different way. It is not an idea — it is a development and a reality — but it has in common with the early days of physical science the fact that the very existence of science is threatened, and its value is threatened. This is the point that I would like to speak a little about.
I think that it hardly needs to be said why the impact is so strong. There are three reasons: one is the extraordinary speed with which things which were right on the frontier of science were translated into terms where they affected many living people, and potentially all people. Another is the fact, quite accidental in many ways, and connected with the speed, that scientists themselves played such a large part, not merely in providing the foundation for atomic weapons, but in actually making them. In this we are certainly closer to it than any other group. The third is that the thing we made — partly because of the technical nature of the problem, partly because we worked hard, partly because we had good breaks — really arrived in the world with such a shattering reality and suddenness that there was no opportunity for the edges to be worn off.
In considering what the situation of science is, it may be helpful to think a little of what people said and felt of their motives in coming into this job. One always has to worry that what people say of their motives is not adequate. Many people said different things, and most of them, I think, had some validity. There was in the first place the great concern that our enemy might develop these weapons before we did, and the feeling — at least, in the early days, the very strong feeling — that without atomic weapons it might be very difficult, it might be an impossible, it might be an incredibly long thing to win the war. These things wore off a little as it became clear that the war would be won in any case. Some people, I think, were motivated by curiosity, and rightly so; and some by a sense of adventure, and rightly so. Others had more political arguments and said, “Well, we know that atomic weapons are in principle possible, and it is not right that the threat of their unrealized possibility should hang over the world. It is right that the world should know what can be done in their field and deal with it.” And the people added to that that it was a time when all over the world men would be particularly ripe and open for dealing with this problem because of the immediacy of the evils of war, because of the universal cry from everyone that one could not go through this thing again, even a war without atomic bombs. And there was finally, and I think rightly, the feeling that there was probably no place in the world where the development of atomic weapons would have a better chance of leading to a reasonable solution, and a smaller chance of leading to disaster, than within the United States. I believe all these things that people said are true, and I think I said them all myself at one time or another.
But when you come right down to it the reason that we did this job is because it was an organic necessity. If you are a scientist you cannot stop such a thing. If you are a scientist you believe that it is good to find out how the world works; that it is good to find out what the realities are; that it is good to turn over to mankind at large the greatest possible power to control the world and to deal with it according to its lights and its values.
There has been a lot of talk about the evil of secrecy, of concealment, of control, of security. Some of that talk has been on a rather low plane, limited really to saying that it is difficult or inconvenient to work in a world where you are not free to do what you want. I think that the talk has been justified, and that the almost unanimous resistance of scientists to the imposition of control and secrecy is a justified position, but I think that the reason for it may lie a little deeper. I think that it comes from the fact that secrecy strikes at the very root of what science is, and what it is for. It is not possible to be a scientist unless you believe that it is good to learn. It is not good to be a scientist, and it is not possible, unless you think that it is of the highest value to share your knowledge, to share it with anyone who is interested. It is not possible to be a scientist unless you believe that the knowledge of the world, and the power which this gives, is a thing which is of intrinsic value to humanity, and that you are using it to help in the spread of knowledge, and are willing to take the consequences. And, therefore, I think that this resistance which we feel and see all around us to anything which is an attempt to treat science of the future as though it were rather a dangerous thing, a thing that must be watched and managed, is resisted not because of its inconvenience — I think we are in a position where we must be willing to take any inconvenience — but resisted because it is based on a philosophy incompatible with that by which we live, and have learned to live in the past.
There are many people who try to wiggle out of this. They say the real importance of atomic energy does not lie in the weapons that have been made; the real importance lies in all the great benefits which atomic energy, which the various radiations, will bring to mankind. There may be some truth in this. I am sure that there is truth in it, because there has never in the past been a new field opened up where the real fruits of it have not been invisible at the beginning. I have a very high confidence that the fruits — the so-called peacetime applications — of atomic energy will have in them all that we think, and more. There are others who try to escape the immediacy of this situation by saying that, after all, war has always been very terrible; after all, weapons have always gotten worse and worse; that this is just another weapon and it doesn’t create a great change; that they are not so bad; bombings have been bad in this war and this is not a change in that — it just adds a little to the effectiveness of bombing; that some sort of protection will be found. I think that these efforts to diffuse and weaken the nature of the crisis make it only more dangerous. I think it is for us to accept it as a very grave crisis, to realize that these atomic weapons which we have started to make are very terrible, that they involve a change, that they are not just a slight modification: to accept this, and to accept with it the necessity for those transformations in the world which will make it possible to integrate these developments into human life.
As scientists I think we have perhaps a little greater ability to accept change, and accept radical change, because of our experiences in the pursuit of science. And that may help us — that, and the fact that we have lived with it — to be of some use in understanding these problems.
It is clear to me that wars have changed. It is clear to me that if these first bombs — the bomb that was dropped on Nagasaki — that if these can destroy ten square miles, then that is really quite something. It is clear to me that they are going to be very cheap if anyone wants to make them; it is clear to me that this is a situation where a quantitative change, and a change in which the advantage of aggression compared to defense — of attack compared to defense — is shifted, where this quantitative change has all the character of a change in quality, of a change in the nature of the world. I know that whereas wars have become intolerable, and the question would have been raised and would have been pursued after this war, more ardently than after the last, of whether there was not some method by which they could be averted. But I think the advent of the atomic bomb and the facts which will get around that they are not too hard to make — that they will be universal if people wish to make them universal, that they will not constitute a real drain on the economy of any strong nation, and that their power of destruction will grow and is already incomparably greater than that of any other weapon — I think these things create a new situation, so new that there is some danger, even some danger in believing, that what we have is a new argument for arrangements, for hopes, that existed before this development took place. By that I mean that much as I like to hear advocates of a world federation, or advocates of a United Nations organization, who have been talking of these things for years — much as I like to hear them say that here is a new argument, I think that they are in part missing the point, because the point is not that atomic weapons constitute a new argument. There have always been good arguments. The point is that atomic weapons constitute also a field, a new field, and a new opportunity for realizing preconditions. I think when people talk of the fact that this is not only a great peril, but a great hope, this is what they should mean. I do not think they should mean the unknown, though sure, value of industrial and scientific virtues of atomic energy, but rather the simple fact that in this field, because it is a threat, because it is a peril, and because it has certain special characteristics, to which I will return, there exists a possibility of realizing, of beginning to realize, those changes which are needed if there is to be any peace.
Those are very far-reaching changes. They are changes in the relations between nations, not only in spirit, not only in law, but also in conception and feeling. I don’t know which of these is prior; they must all work together, and only the gradual interaction of one on the other can make a reality. I don’t agree with those who say the first step is to have a structure of international law. I don’t agree with those who say the only thing is to have friendly feelings. All of these things will be involved. I think it is true to say that atomic weapons are a peril which affect everyone in the world, and in that sense a completely common problem, as common a problem as it was for the Allies to defeat the Nazis. I think that in order to handle this common problem there must be a complete sense of community responsibility. I do not think that one may expect that people will contribute to the solution of the problem until they are aware of their ability to take part in the solution. I think that it is a field in which the implementation of such a common responsibility has certain decisive advantages. It is a new field, in which the position of vested interests in various parts of the world is very much less serious than in others. It is serious in this country, and that is one of our problems. It is a new field, in which the role of science has been so great that it is to my mind hardly thinkable that the international traditions of science, and the fraternity of scientists, should not play a constructive part. It is a new field, in which just the novelty and the special characteristics of the technical operations should enable one to establish a community of interest which might almost be regarded as a pilot plant for a new type of international collaboration. I speak of it as a pilot plant because it is quite clear that the control of atomic weapons cannot be in itself the unique end of such operation. The only unique end can be a world that is united, and a world in which war will not occur. But those things don’t happen overnight, and in this field it would seem that one could get started, and get started without meeting those insuperable obstacles which history has so often placed in the way of any effort of cooperation. Now, this is not an easy thing, and the point I want to make, the one point I want to hammer home, is what an enormous change in spirit is involved. There are things which we hold very dear, and I think rightly hold very dear; I would say that the word democracy perhaps stood for some of them as well as any other word. There are many parts of the world in which there is no democracy. There are other things which we hold dear, and which we rightly should. And when I speak of a new spirit in international affairs I mean that even to these deepest of things which we cherish, and for which Americans have been willing to die — and certainly most of us would be willing to die — even in these deepest things, we realize that there is something more profound than that; namely, the common bond with other men everywhere. It is only if you do that that this makes sense; because if you approach the problem and say, “We know what is right and we would like to use the atomic bomb to persuade you to agree with us,” then you are in a very weak position and you will not succeed, because under those conditions you will not succeed in delegating responsibility for the survival of men. It is a purely unilateral statement; you will find yourselves attempting by force of arms to prevent a disaster.
I want to express the utmost sympathy with the people who have to grapple with this problem and in the strongest terms to urge you not to underestimate its difficulty. I can think of an analogy, and I hope it is not a completely good analogy: in the days in the first half of the nineteenth century there were many people, mostly in the North, but some in the South, who thought that there was no evil on earth more degrading than human slavery, and nothing that they would more willingly devote their lives to than its eradication. Always when I was young I wondered why it was that when Lincoln was President he did not declare that the war against the South, when it broke out, was a war that slavery should be abolished, that this was the central point, the rallying point, of that war. Lincoln was severely criticized by many of the Abolitionists as you know, by many then called radicals, because he seemed to be waging a war which did not hit the thing that was most important. But Lincoln realized, and I have only in the last months come to appreciate the depth and wisdom of it, that beyond the issue of slavery was the issue of the community of the people of the country, and the issue of the Union. I hope that today this will not be an issue calling for war; but I wanted to remind you that in order to preserve the Union Lincoln had to subordinate the immediate problem of the eradication of slavery, and trust — and I think if he had had his way it would have gone so — to the conflict of these ideas in a united people to eradicate it.
These are somewhat general remarks and it may be appropriate to say one or two things that are a little more programmatic, that are not quite so hard to get one’s hands on. That is, what sort of agreement between nations would be a reasonable start. I don’t know the answer to this, and I am very sure that no a priori answer should be given, that it is something that is going to take constant working out. But I think it is a thing where it will not hurt to have some reasonably concrete proposal. And I would go a step further and say of even such questions as the great question of secrecy — which perplexes scientists and other people — that even this was not a suitable subject for unilateral action. If atomic energy is to be treated as an international problem, as I think it must be, if it is to be treated on the basis of an international responsibility and an international common concern, the problems of secrecy are also international problems. I don’t mean by that that our present classifications and our present, in many cases inevitably ridiculous, procedures should be maintained. I mean that the fundamental problem of how to treat this peril ought not to be treated unilaterally by the United States, or by the United States in conjunction with Great Britain.
The first thing I would say about any proposals is that they ought to be regarded as interim proposals, and that whenever they are made it be understood and agreed that within a year or two years — whatever seems a reasonable time — they will be reconsidered and the problems which have arisen, and the new developments which have occurred, will cause a rewriting. I think the only point is that there should be a few things in these proposals which will work in the right direction, and that the things should be accepted without forcing all of the changes, which we know must ultimately occur, upon people who will not be ready for them. This is anyone’s guess, but it would seem to me that if you took these four points, it might work: first, that we are dealing with an interim solution, so recognized. Second, that the nations participating in the arrangement would have a joint atomic energy commission, operating under the most broad directives from the different states, but with a power which only they had, and which was not subject to review by the heads of State, to go ahead with those constructive applications of atomic energy which we would all like to see developed — energy sources, and the innumerable research tools which are immediate possibilities. Third, that there would be not merely the possibility of exchange of scientists and students; that very, very concrete machinery more or less forcing such exchange should be established, so that we would be quite sure that the fraternity of scientists would be strengthened and that the bonds on which so much of the future depends would have some reinforcement and some scope. And fourth, I would say that no bombs be made. I don’t know whether these proposals are good ones, and I think that anyone in this group would have his own proposals. But I mention them as very simple things, which I don’t believe solve the problem, and which I want to make clear are not the ultimate or even a touch of the ultimate, but which I think ought to be started right away; which I believe — though I know very little of this — may very well be acceptable to any of the nations that wish to become partners with us in this great undertaking.
One of the questions which you will want to hear more about, and which I can only partly hope to succeed in answering, is to what extent such views — essentially the view that the life of science is threatened, the life of the world is threatened, and that only [by] a profound revision of what it is that constitutes a thing worth fighting for and a thing worth living for can this crisis be met — to what extent these views are held by other men. They are certainly not held universally by scientists; but I think they are in agreement with all of the expressed opinions of this group, and I know that many of my friends here see pretty much eye to eye. I would speak especially of Bohr, who was here so much during the difficult days, who had many discussions with us, and who helped us reach the conclusion that [it was] not only a desirable solution, but that it was the unique solution, that there were no other alternatives.
I would say that among scientists there are certain centrifugal tendencies which seem to me a little dangerous, but not very. One of them is the attempt to try, in this imperilled world, in which the very function of science is threatened, to make convenient arrangements for the continuance of science, and to pay very little attention to the preconditions which give sense to it. Another is the tendency to say we must have a free science and a strong science, because this will make us a strong nation and enable us to fight better wars. It seems to me that this is a profound mistake, and I don’t like to hear it. The third is even odder, and it is to say, “Oh give the bombs to the United Nations for police purposes, and let us get back to physics and chemistry.” I think none of these are really held very widely, but they show that there are people who are desperately trying to avoid what I think is the most difficult problem. One must expect these false solutions, and overeasy solutions, and these are three which pop up from time to time.
As far as I can tell in the world outside there are many people just as quick to see the gravity of the situation, and to understand it in terms not so different from those I have tried to outline. It is not only among scientists that there are wise people and foolish people. I have had occasion in the last few months to meet people who had to do with the Government — the legislative branches, the administrative branches, and even the judicial branches, and I have found many in whom an understanding of what this problem is, and of the general lines along which it can be solved, is very clear. I would especially mention the former Secretary of War, Mr. Stimson, who, perhaps as much as any man, seemed to appreciate how hopeless and how impractical it was to attack this problem on a superficial level, and whose devotion to the development of atomic weapons was in large measure governed by his understanding of the hope that lay in it that there would be a new world. I know this is a surprise, because most people think that the War Department has as its unique function the making of war. The Secretary of War has other functions.
I think this is another question of importance: that is, what views will be held on these matters in other countries. I think it is important to realize that even those who are well informed in this country have been slow to understand, slow to believe that the bombs would work, and then slow to understand that their working would present such profound problems. We have certain interests in playing up the bomb, not only we here locally, but all over the country, because we made them, and our pride is involved. I think that in other lands it may be even more difficult for an appreciation of the magnitude of the thing to take hold. For this reason, I’m not sure that the greatest opportunities for progress do not lie somewhat further in the future than I had for a long time thought.
There have been two or three official statements by the President which defined, as nearly as their in some measure inevitable contradictions made possible, the official policy of the Government. And I think that one must not be entirely discouraged by the fact that there are contradictions, because the contradictions show that the problem is being understood as a difficult one, is temporarily being regarded as an insoluble one. Certainly you will notice, especially in the message to Congress, many indications of a sympathy with, and an understanding of, the views which this group holds, and which I have discussed briefly tonight. I think all of us were encouraged at the phrase “too revolutionary to consider in the framework of old ideas.” That’s about what we all think. I think all of us were encouraged by the sense of urgency that was frequently and emphatically stressed. I think all of us must be encouraged by the recognition, the official recognition by the Government of the importance — of the overriding importance — of the free exchange of scientific ideas and scientific information between all countries of the world. It would certainly be ridiculous to regard this as a final end, but I think that it would also be a very dangerous thing not to realize that it as a precondition. I am myself somewhat discouraged by the limitation of the objective to the elimination of atomic weapons, and I have seen many articles — probably you have, too — in which this is interpreted as follows: “Let us get international agreement to outlaw atomic weapons and then let us go back to having a good, clean war.” This is certainly not a very good way of looking at it. I think, to say it again, that if one solves the problems presented by the atomic bomb, one will have made a pilot plant for solution of the problem of ending war.
But what is surely the thing which must have troubled you, and which troubled me, in the official statements was the insistent note of unilateral responsibility for the handling of atomic weapons. However good the motives of this country are — I am not going to argue with the President’s description of what the motives and the aims are — we are 140 million people, and there are two billion people living on earth. We must understand that whatever our commitments to our own views and ideas, and however confident we are that in the course of time they will tend to prevail, our absolute — our completely absolute — commitment to them, in denial of the views and ideas of other people, cannot be the basis of any kind of agreement.
As I have said, I had for a long time the feeling of the most extreme urgency, and I think maybe there was something right about that. There was a period immediately after the first use of the bomb when it seemed most natural that a clear statement of policy, and the initial steps of implementing it, should have been made; and it would be wrong for me not to admit that something may have been lost, and that there may be tragedy in that loss. But I think the plain fact is that in the actual world, and with the actual people in it, it has taken time, and it may take longer, to understand what this is all about. And I am not sure, as I have said before, that in other lands it won’t take longer than it does in this country. As it is now, our only course is to see what we can do to bring about an understanding on a level deep enough to make a solution practicable, and to do that without undue delay.
One may think that the views suggested in the President’s Navy Day speech are not entirely encouraging, that many men who are more versed than we in the practical art of statesmanship have seen more hope in a radical view, which may at first sight seem visionary, than in an approach on a more conventional level.
I don’t have very much more to say. There are a few things which scientists perhaps should remember, that I don’t think I need to remind us of; but I will, anyway. One is that they are very often called upon to give technical information in one way or another, and I think one cannot be too careful to be honest. And it is very difficult, not because one tells lies, but because so often questions are put in a form which makes it very hard to give an answer which is not misleading. I think we will be in a very weak position unless we maintain at its highest the scrupulousness which is traditional for us in sticking to the truth, and in distinguishing between what we know to be true from what we hope may be true.
The second thing I think it right to speak of is this: it is everywhere felt that the fraternity between us and scientists in other countries may be one of the most helpful things for the future; yet it is apparent that even in this country not all of us who are scientists are in agreement. There is no harm in that; such disagreement is healthy. But we must not lose the sense of fraternity because of it; we must not lose our fundamental confidence in our fellow scientists.
I think that we have no hope at all if we yield in our belief in the value of science, in the good that it can be to the world to know about reality, about nature, to attain a gradually greater and greater control of nature, to learn, to teach, to understand. I think that if we lose our faith in this we stop being scientists, we sell out our heritage, we lose what we have most of value for this time of crisis.
But there is another thing: we are not only scientists; we are men, too. We cannot forget our dependence on our fellow men. I mean not only our material dependence, without which no science would be possible, and without which we could not work; I mean also our deep moral dependence, in that the value of science must lie in the world of men, that all our roots lie there. These are the strongest bonds in the world, stronger than those even that bind us to one another, these are the deepest bonds — that bind us to our fellow men.
——————
Oppenheimer refers approvingly at one point to a speech by Harry S Truman — he writes, “I think all of us were encouraged at the phrase ‘too revolutionary to consider in the framework of old ideas’.” The full text of Truman’s speech is available elsewhere on this website.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét