Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

“Họ đều là những người tốt” – Éamon de Valera


Lịch sử của Ireland trải dài suốt 800 năm từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20 là 1 giai đoạn xung đột và bất ổn kéo dài của người dân Ireland chống lại ách đô hộ của Vương Quốc Anh, lồng thêm vào đó là cuộc xung đột tôn giáo giữa Công Giáo La Mã và Kháng Cách (hay trong trường hợp này là Anh Giáo):

Cuối thế kỷ 12, nước Anh xâm chiếm toàn bộ Ireland và áp đặt ách đô hộ của mình lên Ireland.

Một thế kỷ sau đó, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo tại châu Âu bắt đầu có những bất đồng, dẫn đến sự tồn tại của 2 Giáo Hoàng song song, phát sinh cuộc chiến giữa các vương hầu. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh thiêng liêng, quyền lực của Giáo Hoàng, rồi nhiều người bắt đầu “suy nghĩ thêm” về bản chất của giáo hội, nguồn gốc và giới hạn của thẩm quyền dành cho giáo hoàng và các vương hầu.

Rồi xuất hiện nhu cầu “vẫn tin Kinh Thánh, nhưng không muốn chịu ảnh hưởng của Giáo Hoàng” và phong trào Kháng Cách xuất hiện, ban đầu với mục tiêu tạo áp lực để cải cách Giáo Hội Công Giáo, nhưng sau đó chuyển thành ly khai khỏi Công Giáo. 1 loạt nhánh của Thiên Chúa Giáo xuất hiện: Tin Lành, Anh Giáo, Phái Thanh Tẩy (phần này quá dài và rộng để viết xuống đây)

Năm 1542, Anh Giáo được áp đặt lên Ireland, nhanh chóng làm bùng nổ cuộc chiến tranh tôn giáo giữa những người theo Công Giáo và Anh Giáo. Nước Anh đàn áp dã man những người theo Công Giáo, sáp nhập hẳn Ireland vào Anh và giải tán Quốc Hội Ireland, càng khơi sâu thêm xung đột giữa “Người Cai Trị ngoại lai – Dân Địa Phương”

1916, diễn ra cuộc nổi dậy Lễ Phục Sinh của những người theo chủ nghĩa quốc gia Ireland nhằm đánh đuổi người Anh và thành lập Cộng Hoà Ireland. Cuộc nổi dậy bị đàn áp đẫm máu: 15 lãnh đạo bị hành hình và hơn 1000 người bị cầm tù. Nhưng chính sự đàn áp này khơi dậy tinh thần yêu nước của dân Ireland làm phong trào bùng nổ dữ dội hơn dưới sự lãnh đạo của Eamon De Valera. Nước Anh sau nhiều cố gắng đàn áp không được, cuối cùng đồng ý đình chiến với Ireland vào năm 1921, làm tiền đề cho tiến trình trả tự do cho Ireland.

Bài diễn văn dưới đây được đọc nhân kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra cuộc nổi dậy Lễ Phục Sinh, bước khởi đầu cho kết thúc của nền cai trị Anh. Đây là 1 bài diễn văn ngắn, lập luận giản dị nhưng vẫn có sức thuyết phục.

Có vài điểm nổi bật của bài diễn văn này:

    - 2 vấn đề “Quốc Gia” và “Tôn Giáo” đan xen lẫn nhau, nhiều lúc đồng nghĩa, do hoàn cảnh lịch sử (đã đề cập ở trên): Họ đều là những con người tốt, sống trọn vẹn cho trách nhiệm của mình, và chính sự tin tưởng vững chắc nhất,đức tin đầy đủ nhất và tình yêu với đất nước đã thúc đẩy hành động của họ. Thời gian đã chứng minh những người này là các nhà tiên tri, và với sự ưu ái của Thiên Chúa…

    - Tác giả đã khéo léo dựa vào sự hy sinh anh dũng của các nhà lãnh đạo, để nhắc nhở mọi người phải hoà hợp, thống nhất xây dựng đất nước. vì đó là mơ ước của những người đã ngã xuống

    - Và tác giả cũng nhắc nhở việc gìn giữ tiếng Ireland như 1 niềm tự hào dân tộc, vì Ireland là 1 nước độc lập và có ngôn ngữ riêng. Cần biết sở dĩ tác giả phải kêu gọi như vậy, vì việc chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Ireland vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, và đến tận ngày nay, vẫn chưa được coi là thành công.

Về tác giả (Wikipedia)

Éamon de Valera (14/10/1882 – 29/8/1975) là một trong những nhà chính trị nổi bật nhất trong thế kỷ 20 của Ireland. Là người đứng đầu chính phủ Ireland. Ông cũng là người ban hành Hiến Pháp Ireland
De Valera là nhà lãnh đạo của phong trào giành độc lập từ tay người Anh trong Chiến Tranh Giành Độc Lập cho Ireland, là nhà lãnh đạo khuynh hướng không ủng hộ hiệp ước với Anh trong nội chiến Ireland (1922-1923). Ông là nhà lãnh đạo chính phủ 1932–48, 1951–54 và 1957–59 và là tổng thống Ireland giai đoạn 1959–73.

(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu)

Phục Sinh này, chúng ta tưởng nhớ về Phục Sinh năm mươi năm trước đây, và tôn vinh những người khi đó đã trao mạng sống của mình, hoặc chấp nhận rủi ro với mạng sống của mình để Ireland có thể được tự do.

Đặc biệt, chúng ta mong muốn tôn vinh bảy con người dũng cảm đã bất chấp mọi cản trở vẫn kiên quyết khẳng định, một lần nữa với vũ trang, quyền độc lập chủ quyền của đất nước chúng ta. Đó là một quyết định định mệnh mà ngày nay chúng ta biết rằng là bước tiến táo bạo nhất và vượt xa nhất trong lịch sử của chúng ta.

Họ đều là những người tốt, sống trọn vẹn cho trách nhiệm của mình, và chính sự tin tưởng vững chắc nhất, đức tin đầy đủ nhất và tình yêu với đất nước đã thúc đẩy hành động của họ. Sự chuyên tâm và không vị kỷ của họ, sự hy sinh của họ và những hy sinh của những người đã mất trong Cuộc Nổi Dậy đã khơi mào cho sự trỗi dậy của cả nước tiếp theo. Nguyện xin Thiên Chúa tốt lành giữ tất cả họ trong sự che chở của Ngài.

Thời gian đã chứng minh những người này là các nhà tiên tri. Họ đã nhìn thấy những gì ít ai thời đó có thể tiên đoán, và với sự ưu ái của Thiên Chúa, các đặc ân chúng ta được hưởng ở đây hôm nay là do chúng ta nợ tầm nhìn xa của họ và sự thấu hiểu của họ về trái tim của dân tộc ta.

Tự do chính trị tự nó không phải là mục tiêu cuối cùng. Đúng hơn, tự do chính trị là điều kiện để từng bước xây dựng lên một cộng đồng, trong đó một số lượng thành viên càng ngày càng nhiều, nhờ được giảm nhẹ áp lực của các nhu cầu kinh tế nhiều đòi hỏi, nên được tự do để cỗng hiến đời họ cho tinh thần và tâm hồn càng ngày càng nhiều, và như vậy, họ có thể có được hạnh phúc của một cuộc sống đầy đặn. Đất nước ta khi đó có thể một lần nữa, như bao nhiêu thế kỷ trong quá khứ, trở thành một trung tâm mục vụ và trí tuệ vĩ đại, từ đó các chân lý cứu rỗi viên mãn của Mạc Khải của Thiên Chúa cũng như những thành quả của kiến thức chín chắn nhất về thế giới trần tục được phát triển.

Chúng ta không thể tôn vinh đầy đủ những con người của năm 1916 nếu chúng ta không làm việc và phấn đấu để mang lại cho Ireland những điều mà họ đã mong ước. Để làm được điều đó, mỗi người chúng ta phải làm phần của mình, và mặc dù các nhiệm vụ trước mắt chúng ta bây giờ khác những nhiệm vụ năm mươi năm trước đây, nếu chúng ta đủ tận tâm và ý chí của chúng ta kiên định, chúng ta có thể có ngày hôm nay sự hồi sinh của đất nước có thể sánh với sự hồi sinh sau năm 1916: chúng ta có thể khiến cho dân tộc chúng ta thống nhất như một gia đình – quốc gia của những người anh em – mỗi người làm việc trong sự hài hòa công nghiệp, không phải chỉ cho chính mình, mà vì điều tốt đẹp cho tất cả. Chúng ta khi đó có thể một cách tự tin tiến tới sự tôn cao đất nước ta giữa các nước khác, điều mà những con người năm 1916 đã tuyên thệ hiến thân phục vụ.

Trong việc thực hiện của tất cả các điều này, ngôn ngữ nước ta đóng một vai trò thiết yếu. Ngôn ngữ là một đặc tính chủ đạo của đất nước – là biểu hiện, như chính nó, của cá tính của quốc gia và là sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa những người dân của đất nước. Không một quốc gia nào có một ngôn ngữ riêng của mình mà sẵn sàng từ bỏ ngôn ngữ đó. Ví dụ như người dân Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, học và biết rõ một hoặc nhiều ngôn ngữ khác, như chúng ta cũng nên như vậy, tất nhiên, vì lợi ích của truyền thông, thương mại quốc tế, và cho các mục đích văn hóa; nhưng họ sẽ không bao giờ từ bỏ ngôn ngữ bản địa của họ, ngôn ngữ của tổ tiên của họ, thứ ngôn ngữ đã cất giữ một cách thiêng liêng tất cả những ký ức quá khứ của họ. Họ biết rằng nếu không có ngôn ngữ đó, họ sẽ chìm vào một chủ nghỉa thế giới vô định hình không có một quá khứ hay tương lai riêng biệt. Để tránh một số phận như vậy, thế hệ này của chúng ta phải chắc chắn là ngôn ngữ của chúng ta sẽ tồn tại. Đó là quyết tâm của những con người của năm 1916. Liệu đó có là quyết tâm của những người trẻ của năm 1966 không?

(Quỳnh Linh chuyển ngữ)

This Easter we are bringing to our minds the Easter of fifty years ago, and are seeking to honor the men who at that time gave, or risked their lives, that Ireland might be free.

We wish to honor, in particular, the seven brave men who, despite all the deterrents, made the decision to assert, once more in arms, our nation’s right to sovereign independence. It was a fateful decision which we now know to have been one of the boldest and most far-reaching in our history.

These were all good men, fully alive to their responsibilities, and it was only the firmest conviction, the fullest faith and love of country that prompted their action. Their single-mindedness and unselfishness, their sacrifice and the sacrifices of the others who gave their lives in the Uprising inspired the national resurgence which followed. May the good God have them all in His keeping.

Time has proved these men to have been prophets. They foresaw what few could then have foreseen, and to their foresight and their insight into the hearts of our people, under God’s favor, we owe the privileges we enjoy here today.

Political freedom alone was not the ultimate goal. It was to be, rather, the enabling condition for the gradual building up of a community in which an ever increasing number of its members, relieved from the pressure of exacting economic demands, would be free to devote themselves more and more to the mind and spirit, and so, able to have the happiness of a full life. Our nation could then become again, as it was for centuries in the past, a great intellectual and missionary center from which would go forth the satisfying saving truths of Divine Revelation, as well as the fruits of the ripest secular knowledge.

We cannot adequately honor the men of 1916 if we do not work and strive to bring about the Ireland of their desire. For this, each one of us must do his part, and though the tasks immediately before us now are different from those of fifty years ago, we can have today, if we are sufficiently devoted and our will be firm, a national resurgence comparable to that which followed 1916: we can have our people united as a family—a nation of brothers —each working in industrial harmony, not for himself only, but for the good of all. We could then march forward confidently to that exaltation of our nation amongst the nations to which the men of 1916 pledged themselves.

In the realization of all this, our national language has a vital role. Language is a chief characteristic of nationhood—the embodiment, as it were, of the nation’s personality and the closest bond between its people. No nation with a language of its own would willingly abandon it. The peoples of Denmark, Holland, Norway, for ex-ample, learn and know well one or more other languages, as we should, of course, for the sake of world communication, commerce, and for cultural purposes; but they would never abandon their native language, the language of their ancestors, the language which enshrines all the memories of their past. They know that without it they would sink into an amorphous cosmopolitanism—without a past, or a distinguishable future. To avoid such a fate, we of this generation must see to it that our language lives. That would be the resolve of the men and women of 1916. Will it not be the resolve of the young men and women of 1966?

Nguồn tham khảo:

http://uk.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100124063643AAJmQvp
http://en.wikipedia.org/wiki/Irish_people
http://en.wikipedia.org/wiki/United_Kingdom_of_Great_Britain_and_Ireland
http://en.wikipedia.org/wiki/Easter_Rising
http://www.bbc.co.uk/history/british/easterrising/
http://www.theirishstory.com/category/the-1916-rising/

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét