Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

“Một Quốc gia bám víu đam mê vào một Quốc gia khác sẽ tạo ra nhiều xấu xa” – George Washington

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Một Quốc gia bám víu đam mê vào một Quốc gia khác sẽ tạo ra nhiều xấu xa” – George Washington

George Washington sinh ngày 22 tháng 02 năm 1732 tại thuộc địa Virginia. Ông xuất thân từ một gia đình chủ đồn điền, làm tổng tư lệnh Quân đội Lục Địa của các thuộc địa (Mỹ) chống lại Anh quốc, và sau đó thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789–1797). Ông đã xây dựng một đất nước phồn thịnh tránh chiến tranh, ngăn chặn nhiều nổi loạn và được lòng yêu mến của toàn dân. Washington được biết đến như là “Cha của nước Mỹ”. Nhiều học giả lịch sử xếp ông là một của hai hoặc ba vị tổng thống vĩ đại nhất. Washington mất ngày 14 tháng 12 năm 1799, ngày tiển đưa ông, Tướng Henry, đã ca ngợi Washington: “nhất trong thời chiến, nhất trong thời bình, và nhất trong lòng của người dân”.

Trước năm 1781, Mỹ gồm có 13 thuộc địa ở miền Đông, tất cả đều thuộc sở hữu của Anh. Vào những năm từ 1759 đến 1775, Washington sống bình yên, lo trông nom đồn điền của ông và phục vụ như là dân biểu cho House of Burgesses, quốc hội của thuộc địa Virginia, tiền thân của tiểu bang Virginia. Trong thời gian này, ông và những chủ đồn điền khác cảm thấy bị bóc lột và hạn chế bởi những luật lệ của Anh, từ đó Washington bắt đầu lên tiếng chống đối.

Sự chống đối của các thuộc địa đối với các đạo luật thuế khóa của Anh quốc, đưa đến việc 13 thuộc địa đồng lòng tẩy chay, không đóng thuế cho chính phủ Anh, và thành lập quốc hội và quân lực của các thuộc địa chống lại Anh, trong cuộc chiến dành độc lập.

Năm 1775, Washington là Chỉ huy của Quân đội Lục địa thành lập bởi 13 thuộc địa và Liên minh Pháp. Tháng 7 năm 1775, ông bắt đầu cuộc chiến chống Anh kéo dài 6 năm. Ngày 4 tháng 7 năm 1776, dù cuộc chiến chưa chấm dứt, nhưng Mỹ đã ký bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố tách rời mười ba thuộc địa khỏi Anh. Đây là ngày trọng đại đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1781, dưới sự chỉ huy của Washington, Mỹ đã thắng trận ở Yorktown, giành toàn quyền độc lập cho đất nước.

Năm 1787, Washington làm chủ tọa cuộc Hội nghị ở Philadelphia để soạn ra Hiến Pháp Hoa Kỳ. Cuối tháng 4 năm 1789, ông đắc cử tổng thống với sự chọn lựa nhất trí.

Cuối nhiệm kỳ Tổng thống thứ nhất, 1793, Washington soạn thảo bài “Diễn văn Từ giả”, với dự định về hưu. Nhưng Bộ trưởng Tài chánh, Hamilton, và Bộ trưởng Ngoại giao, Jefferson, đã thuyết phục ông tiếp tục phục vụ cho đất nước. Họ cho rằng Chủ nghĩa Liên bang và Đảng Quân chủ-Cộng hoà mới thành lập, và với tình hình ngoại giao hiện thời, nếu thiếu sự lãnh đạo của Washington, nước Mỹ sẽ không đứng vững. Cuối nhiệm kỳ hai, 1797, với sự giúp đỡ của Hamilton, Washington cẩn thận chỉnh sửa lại bài “Diễn văn Từ giả”, quyết định không tái ứng cử. Tuy bài diễn văn được cho là nổi tiếng nhất của Washington, bài này đã không được diễn thuyết trước quần chúng. Do sự sắp đặt của ông, bài được đăng trên báo ở Philadelphia, và bảy ngày sau được xuất bản trên báo The Independent Chronicle, một tờ báo nổi tiếng lúc bấy giờ ở Boston.

Trong bài diễn văn này, Washington đề cập đến hai điều chính:

1. Chính phủ Liên Bang: Lúc này là lúc các thuộc địa mới ngồi vào để thành lập chính quyền quốc gia, cho nên tinh thần quốc gia còn chưa mạnh, Washington phải nhấn mạnh đến “Liên Bang” (“the Union”) rất nhiều trong bài diễn văn.

2. Chính sách ngoại giao cô lập và trung lập (isolationism và neutrality). Mỹ đã áp dụng chính sách này từ thời lập quốc cho đến Thế chiến thứ I, khi Mỹ phải giúp Châu Âu đánh Đức. Chính sách isolationism bị thay đổi từ đó. (Rồi Thế chiến II và sau đó chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…).

Cho đến ngày nay, bài diễn văn được xem là một văn kiện quan trọng nhất của lịch sử Mỹ và là nền tảng học thuyết chính trị của phe Liên bang (Federalist’s party). Mỗi năm vào ngày sinh nhật của Washington, Thượng Nghị Viện chọn ra một Thượng Nghị Sĩ, luân phiên mỗi năm từ một đảng, để xướng lên bài diễn văn của một người tự xưng là “người bạn sắp chia tay”. Đọc bài này, ta có cảm tưởng như đây là lời di chúc của một người cha ân cần nhắn nhủ những đứa con yêu dấu của mình trước khi ra đi. Như Henry Cabot Lodge đã viết trong sách cuộc đời của Washington: “Không người nào để lại lời di chúc chính trị đáng kính nể hơn” (No men ever left a nobler political testament).

Hãy cùng nhau lắng lòng đọc những phần chính, trích từ bài diễn văn.

Diệu Sương

Tài liệu tham khảo:

http://www.whitehouse.gov/about/presidents/georgewashington
http://en.wikipedia.org/wiki/George_Washington
http://en.wikipedia.org/wiki/George_Washington%27s_Farewell_Address
http://www.earlyamerica.com/earlyamerica/milestones/farewell/


Kính chào các bạn và đồng bào,

Thời điểm cho một cuộc bầu cử để bầu một công dân quản lý ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ không còn xa lắm, và thời gian thật sự đã đến để các bạn vận dụng ý tưởng đề cử một người, một người được trang phục bởi chữ tín, tôi cảm thấy thích đáng, nhất là khi có thể có lợi cho việc trình bày rõ ràng tiếng nói của quần chúng, rằng tôi nên cho các bạn biết quyết định tôi đã có, để từ chối được xét đứng tên trong số những người mà các bạn sẽ chọn ra một người.

…Tôi được an ủi để tin rằng, trong khi sự lựa chọn và sự thận trọng kêu gọi tôi rời khung cảnh chính trị, lòng yêu nước cũng không cấm đoán chuyện ra đi đó.

…Nhưng sự quan tâm đến phúc lợi của các bạn, là phúc lợi không thể chấm dứt với đời tôi, và sự e sợ nguy hiểm, rất tự nhiên với quan tâm đó, thúc dục tôi, trong một dịp như bây giờ, gởi đến để các bạn suy nghĩ nghiêm chỉnh, và đề nghị để các bạn xét lại thường xuyên, một số cảm xúc đã nhiều suy tư, không phải từ các quan sát hời hợt, và những điều đối với tôi là hoàn toàn quan trọng cho hạnh phúc lâu dài của các bạn như là một dân tộc. Những điều này được gởi đến các bạn với nhiều tự do hơn, vì các bạn có thể thấy trong đó chỉ là những cảnh báo khách quan của một người bạn sắp chia tay, người không thể có động cơ cá nhân để thiên vị trong lời khuyên nhủ. Tôi cũng không quên được, như là một khuyến khích, những chấp nhận rộng lượng của các bạn đối với các cảm xúc của tôi vào một dịp trước đây cũng tương tự như dịp này.

Lòng yêu mến tự do đã đan xen với mỗi sợi cơ trong tim các bạn, cho nên không cần thiết phải có khuyến nghị nào của tôi để củng cố hay xác nhận những điều sau đây.

Sự thống nhất của Chính phủ, tạo các bạn thành một dân tộc, bây giờ cũng là điều yêu dấu đối với các bạn. Điều này rất chính đáng; vì đó là cột trụ chính của tòa dinh thự của nền độc lập thực sự của các bạn, trụ cột của an sinh trong nước, hòa bình ngoài nước; trụ cột của an toàn của các bạn, của thịnh vượng của các bạn, của chính sự tự do mà các bạn rất quý trọng…

…Các công dân, do sanh trưởng hay do chọn lựa, của cùng một quốc gia, quốc gia đó có quyền tập trung lòng yêu mến của các bạn. Tên “người Mỹ”, thuộc về bạn, trong năng lực quốc gia của bạn, phải luôn nâng cao niềm hãnh diện chính đáng của Lòng yêu nước, hơn bất kì danh xưng nào phát xuất từ các phân biệt địa phương. Với chút ít khác biệt, các bạn có cùng tôn giáo, tác phong, thói quen, và nguyên tắc chính trị. Các bạn đã, trong cùng chính nghĩa, cùng chiến đấu và cùng chiến thắng. Độc lập và Tự do các bạn có được là hậu quả của đồng tâm, và đồng sức, của hiểm nguy chung, đau khổ chung, và thành công chung.

Nhưng những ý niệm này, dù chúng có nhấn mạnh tới cảm giác của các bạn thế nào, cũng rất nhẹ so với những điều ảnh hưởng tức khắc đến quyền lợi của các bạn. [Vì vậy], Ở đây mỗi bộ phận của đất nước chúng ta đều thấy động lực thiết yếu nhất để cẩn thận bảo vệ và gìn giữ Liên Bang của toàn bộ.

….Liên Bang nên được xem là giá đỡ chính của tự do của các bạn, và tình yêu dành cho cái này [tự do] nên làm các bạn quý chuộng sự bảo vệ cái kia [Liên Bang].

….Hãy tôn trọng thiện chí và công lý đối với mọi Quốc gia; nuôi dưỡng hòa bình và hòa thuận với tất cả. Tôn giáo và đạo đức đòi hỏi thái độ này, và có thể nào chính sách tốt lại không đòi hỏi như thế? Rất xứng đáng cho một quốc gia tự do, khai sáng và, trong một thời gian không xa, vĩ đại, để cống hiến cho nhân loại một tấm gương cao thượng và lạ thường của một dân tộc luôn được hướng dẫn bởi công lý cao quý và lòng nhân từ. Ai có thể nghi ngờ việc hoa trái của chính sách đó, theo dòng thời gian và sự kiện, sẽ đền bù nhiều hơn những món lợi tạm thời có thể mất đi do kiên trì theo đuổi chính sách đó? Có thể nào Thượng đế không kết nối hạnh phúc lâu dài của Quốc gia với Đức hạnh của nó? Thử nghiệm này, ít nhất là được đề nghị bởi mọi cảm xúc làm cho bản tính con người thành cao quý. Ôi! Hay là nó sẽ thành không thể, bởi vì các thói xấu của con người?

Trong việc thi hành một kế hoạch như vậy, không điều gì cốt lõi hơn là, ác cảm thường trực, thâm căn cố đế, đối với một số quốc gia nào đó, và bám víu mê đắm vào một số quốc gia khác, nên được loại bỏ. Một Quốc gia, mang hận ghét thường xuyên hay say mê thường xuyên đối với một quốc gia khác, là một nô lệ không ít thì nhiều. Quốc gia đó là nô lệ cho tính gây gổ hay lòng luyến ái của nó, đằng nào thì cũng đủ để đưa quốc gia đó đi lạc khỏi nhiệm vụ và quyền lợi của nó.

Ác cảm mà một nước có đối với nước khác làm cho mỗi nước sẵn sàng hơn để nhục mạ và đả thương, để tâm đến từng lý do mếch lòng vặt vãnh, tự cao và cứng đầu, mỗi khi xảy ra tranh chấp lặt vặt hay tình cờ. Do đó, đụng chạm thường xuyên, tranh chấp đẫm máu, độc hại và dai dẵng. Quốc gia, bị thúc đẩy bởi ác tâm và oán hận, đôi khi ép Chính phủ đi vào chiến tranh, ngược với tính toán tốt nhất của chính sách. Chính phủ đôi khi tham dự vào khuynh hướng của quốc gia, và chấp nhận bằng cảm tính những điều mà lý trí loại bỏ; đôi khi quốc gia lại gây hấn với một quốc gia yếu kém, nô lệ cho các dự án khởi động bởi kiêu hãnh, tham vọng, và các ‎ý đồ đen tối và gian ác khác. Thông thường là, hòa bình, và đôi khi có lẽ là tự do, của các quốc gia bị trở thành nạn nhân.

Tương tự như vậy, một quốc gia bám víu đam mê vào một quốc gia khác sẽ tạo ra nhiều xấu xa. Cảm tình cho một quốc gia được ưa thích sẽ tạo ra ảo tưởng về một quyền lợi chung hoàn toàn do tưởng tượng, trong các trường hợp chẳng có một quyền lợi chung nào thật sự hiện diện, và ngấm vào nước này các chuyện thù hằn của nước kia, dẫn đưa nước này tham dự vào các tranh chấp và các cuộc chiến của nước kia, mà không có lợi lộc hay lý do chính đáng. Điều đó cũng dẫn tới sự nhượng bộ cho quốc gia được ưa thích các đặc quyền mà những quốc gia khác bị từ chối, làm tổn hại gấp đôi cho quốc gia tạo ra những nhượng bộ đó; do buông bỏ một cách không cần thiết những gì cần giữ lại; và do kích động ganh tỵ, ác ý, và khuynh hướng trả đũa, của những quốc gia mà những đặc quyền tương tự bị từ chối. Và điều đó cũng cho các công dân lừa bịp, đồi bại, nhiều tham vọng, (những người phục vụ quốc gia được ưa thích,) các điều kiện để phản bội hay hy sinh quyền lợi của chính đất nước của họ, không bị chê bai, đôi khi còn được nổi tiếng; mạ vàng dưới lớp vỏ của ý thức đạo đức về nghĩa vụ, lòng tôn trọng ‎ý kiến quần chúng rất đáng khen, hay lòng nhiệt tình đáng ca tụng cho quyền lợi công cộng—chấp hành một cách tồi tệ hay điên rồ các tham vọng, mục nát, hay cuồng dại.

Chống lại những mưu chước xảo quyệt của ảnh hưởng nước ngoài (tôi trịnh trọng kêu gọi các bạn hãy tin tôi, hỡi đồng bào,) sự cảnh giác của một dân tộc tự do nên được liên tục đánh thức; vì lịch sử và kinh nghiệm chứng minh, rằng ảnh hưởng của nước ngoài là một trong những kẻ thù độc hại nhất của Chính phủ Cộng hòa. Nhưng cảnh giác đó, để được hữu dụng, phải được vô tư; bằng không nó trở thành công cụ của chính ảnh hưởng phải tránh, thay vì bảo vệ chống lại ảnh hưởng đó. Quá thiên vị với một nước, và quá ghét một nước khác, làm cho những người bị tư duy như vậy chỉ thấy nguy hiểm một bên, và nó che mắt, thậm chí ủng hộ cả nghệ thuật gây ảnh hưởng của bên kia. Người yêu nước thật sự, người chống chỏi những mưu đồ của quốc gia được ưa thích, thường bị nghi ngờ và ghê tởm; trong khi các công cụ và những kẻ bịp bợm của quốc gia được ưu thích lạm dụng sự cổ vũ và lòng tin của nhân dân, để hiến dâng mất quyền lợi của nhân dân.

Quy luật lớn cho thái độ của chúng ta, đối với các nước khác, là, trong việc mở rộng các liên hệ thương mãi, ta có liên hệ chính trị với họ càng ít càng tốt. Đối với các cam kết chúng ta đã có, hãy thực thi chúng với thiện ý hoàn toàn. Và chúng ta ngừng tại đây.

Châu Âu có một số quyền lợi chính, chẳng liên hệ gì đến chúng ta, hay chỉ là một quan hệ rất xa. Vì vậy Châu Âu phải dính líu vào các tranh chấp thường xuyên, với các nguyên nhân hoàn toàn xa lạ với quan tâm của chúng ta. Cho nên, vì vậy, rất không khôn ngoan nếu chúng ta dính líu, qua các quan hệ ngụy tạo, đến các thăng trầm thường tình của chính trị Âu Châu, hoặc các liên kết và các xung đột thường tình của những mối thân hữu hay thù hận của Châu Âu.

Vị trí tách rời và xa xôi của chúng ta mời mọc và cho phép chúng ta theo đuổi một chiều hướng khác. Nếu chúng ta giữ nguyên là một dân tộc, dưới một chính quyền hiệu quả, sẽ không bao lâu nữa chúng ta có thể chống lại các tổn thương lớn đến từ các phiền toái bên ngoài; chúng ta có thể có thái độ để giữ trung lập, mà bất kì lúc nào chúng ta cũng có thể kiên trì giữ, để được kính nể cực kỳ; những nước tham chiến, vì không thể giành được gì của chúng ta, sẽ không hời hợt phiêu lưu để khiêu khích chúng ta; chúng ta có thể chọn lựa hòa bình hay chiến tranh, như quyền lợi của chúng ta, được công lý dẫn dắt, sẽ chỉ định.

Tại sao lại bỏ qua các lợi thế của một tình huống thật khác thường? Tại sao lại bỏ đất mình để đứng trên đất người? Tại sao, vì đan dệt vận mệnh của chúng ta vào với bất kỳ bộ phận nào của Châu Âu, chúng ta lại làm rối rắm hòa bình và thịnh vượng của chúng ta trong những hoạt động của tham vọng, kình địch, tư lợi, hài hước hay tùy hứng của Châu Âu?

Chính sách thật sự của chúng ta là tránh xa các liên minh lâu dài với bất cứ phần nào của thế giới bên ngoài; tôi muốn nói là đến mức độ mà chúng ta được tự do để làm điều đó bây giờ, vì không nên hiểu là tôi chủ trương phản bội các cam kết chúng ta đang có. Tôi có câu châm ngôn ứng dụng tới việc công không thua gì việc tư, rằng thành thật luôn luôn là chính sách tốt nhất. Tôi lặp lại, vì vậy, hãy để những cam kết này được tôn trọng trong ý‎ nghĩa xác thực của chúng. Nhưng, theo tôi nghĩ, không cần thiết và không khôn ngoan để kéo dài thêm.

Để luôn luôn cẩn thận gìn giữ chúng ta, nhờ các cơ cấu thích hợp, trong tư thế phòng thủ đáng nể, chúng ta có thể an toàn tin tưởng vào các liên minh tạm thời cho các tình trạng khẩn cấp.

…Dù, trong khi ôn lại những sự kiện xảy ra trong guồng máy hành chánh của tôi, tôi không thấy có lầm lỗi cố ‎ý, tuy thế tôi quá nhạy cảm về những yếu kém của tôi nên không thể không nghĩ rằng chắc hẳn tôi có lẽ đã mắc phải nhiều lỗi. Bất cứ các lỗi đó là gì, tôi thành tâm cầu xin Đấng toàn năng chuyển đi hay giảm nhẹ những xấu ác mà chúng có thể mang đến. Tôi cũng sẽ hy vọng là Đất Nước tôi sẽ không bao giờ ngưng nhìn các lỗi lầm đó với lòng độ lượng, và hy vọng rằng, sau bốn mươi lăm năm của cuộc đời cống hiến để phục vụ với nhiệt huyết chính trực, những lỗi lầm vì khả năng kém cỏi của tôi sẽ được ký thác vào lãng quên, như chính tôi chẳng bao lâu nữa phải về nơi an nghỉ.

Tin cậy vào sự tử tế của Quốc gia trong việc này cũng như trong những điều khác, và thúc đẩy bởi tình thương nồng nhiệt đối với Quốc gia, rất tự nhiên đối với một người đã nhìn Tổ quốc từ trong mảnh đất quê hương của chính mình và của tổ tiên mình trong nhiều thế hệ, tôi mong mỏi với chờ đợi vui vẻ việc về hưu, trong đó tôi tự hứa là sẽ thực hiện, không vằn gợn, niềm vui sướng ngọt ngào là được cùng chia sẻ, với đồng bào tôi, ảnh hưởng ôn hòa của luật pháp tốt đẹp dưới một chính quyền tự do, luôn là mục tiêu ưa thích của tôi, và phần thưởng hạnh phúc, như tôi tin tưởng, của các quan tâm, các công sức lao động và các hiểm họa chung của chúng ta.

George Washington
Hoa Kỳ ngày 17 tháng 9 năm 1796

(Diệu Sương dịch)


George Washington’s Farewell Address
To the People of the United States

FRIENDS AND FELLOW-CITIZENS:

The period for a new election of a citizen, to administer the executive government of the United States, being not far distant, and the time actually arrived, when your thoughts must be employed designating the person, who is to be clothed with that important trust, it appears to me proper, especially as it may conduce to a more distinct expression of the public voice, that I should now apprize you of the resolution I have formed, to decline being considered among the number of those out of whom a choice is to be made.

…I have the consolation to believe, that, while choice and prudence invite me to quit the political scene, patriotism does not forbid it.

…But a solicitude for your welfare which cannot end but with my life, and the apprehension of danger, natural to that solicitude, urge me, on an occasion like the present, to offer to your solemn contemplation, and to recommend to your frequent review, some sentiments which are the result of much reflection, of no inconsiderable observation, and which appear to me all-important to the permanency of your felicity as a people. These will be offered to you with the more freedom, as you can only see in them the disinterested warnings of a parting friend, who can possibly have no personal motive to bias his counsel. Nor can I forget, as an encouragement to it, your indulgent reception of my sentiments on a former and not dissimilar occasion.

Interwoven as is the love of liberty with every ligament of your hearts, norecommendation of mine is necessary to fortify or confirm the attachment.

The unity of Government, which constitutes you one people, is also now dear to you. It is justly so; for it is a main pillar in the edifice of your real independence, the support of your tranquillity at home, your peace abroad; of your safety; of your prosperity; of that very Liberty, which you so highly prize…

…Citizens, by birth or choice, of a common country, that country has a right to concentrate your affections. The name of american, which belongs to you, in your national capacity, must always exalt the just pride of Patriotism, more than any appellation derived from local discriminations. With slight shades of difference, you have the same religion, manners, habits, and political principles. You have in a common cause fought and triumphed together; the Independence and Liberty you possess are the work of joint counsels, and joint efforts, of common dangers, sufferings, and successes.

But these considerations, however powerfully they address themselves to your sensibility, are greatly outweighed by those, which apply more immediately to your interest. Here every portion of our country finds the most commanding motives for carefully guarding and preserving the Union of the whole.

…your Union ought to be considered as a main prop of your liberty, and that the love of the one ought to endear to you the preservation of the other.

…Observe good faith and justice towards all Nations; cultivate peace and harmony with all. Religion and Morality enjoin this conduct; and can it be, that good policy does not equally enjoin it? It will be worthy of a free, enlightened, and, at no distant period, a great Nation, to give to mankind the magnanimous and too novel example of a people always guided by an exalted justice and benevolence. Who can doubt, that, in the course of time and things, the fruits of such a plan would richly repay any temporary advantages, which might be lost by a steady adherence to it ? Can it be, that Providence has not connected the permanent felicity of a Nation with its Virtue? The experiment, at least, is recommended by every sentiment which ennobles human nature. Alas! is it rendered impossible by its vices ?

In the execution of such a plan, nothing is more essential, than that permanent, inveterate antipathies against particular Nations, and passionate attachments for others, should be excluded; and that, in place of them, just and amicable feelings towards all should be cultivated. The Nation, which indulges towards another an habitual hatred, or an habitual fondness, is in some degree a slave. It is a slave to its animosity or to its affection, either of which is sufficient to lead it astray from its duty and its interest.

Antipathy in one nation against another disposes each more readily to offer insult and injury, to lay hold of slight causes of umbrage, and to be haughty and intractable, when accidental or trifling occasions of dispute occur. Hence frequent collisions, obstinate, envenomed, and bloody contests. The Nation, prompted by ill-will and resentment, sometimes impels to war the Government, contrary to the best calculations of policy. The Government sometimes participates in the national propensity, and adopts through passion what reason would reject; at other times, it makes the animosity of the nation subservient to projects of hostility instigated by pride, ambition, and other sinister and pernicious motives. The peace often, sometimes perhaps the liberty, of Nations has been the victim.

So likewise, a passionate attachment of one Nation for another produces a variety of evils. Sympathy for the favorite Nation, facilitating the illusion of an imaginary common interest, in cases where no real common interest exists, and infusing into one the enmities of the other, betrays the former into a participation in the quarrels and wars of the latter, without adequate inducement or justification. It leads also to concessions to the favorite Nation of privileges denied to others, which is apt doubly to injure the Nation making the concessions; by unnecessarily parting with what ought to have been retained; and by exciting jealousy, ill-will, and a disposition to retaliate, in the parties from whom equal privileges are withheld. And it gives to ambitious, corrupted, or deluded citizens, (who devote themselves to the favorite nation,) facility to betray or sacrifice the interests of their own country, without odium, sometimes even with popularity; gilding, with the appearances of a virtuous sense of obligation, a commendable deference for public opinion, or a laudable zeal for public good, the base or foolish compliances of ambition, corruption, or infatuation.

Against the insidious wiles of foreign influence (I conjure you to believe me, fellow-citizens,) the jealousy of a free people ought to be constantly awake; since history and experience prove, that foreign influence is one of the most baneful foes of Republican Government. But that jealousy, to be useful, must be impartial; else it becomes the instrument of the very influence to be avoided, instead of a defence against it. Excessive partiality for one foreign nation, and excessive dislike of another, cause those whom they actuate to see danger only on one side, and serve to veil and even second the arts of influence on the other. Real patriots, who may resist the intrigues of the favorite, are liable to become suspected and odious; while its tools and dupes usurp the applause and confidence of the people, to surrender their interests.

The great rule of conduct for us, in regard to foreign nations, is, in extending our commercial relations, to have with them as little political connexion as possible. So far as we have already formed engagements, let them be fulfilled with perfect good faith. Here let us stop.

Europe has a set of primary interests, which to us have none, or a very remote relation. Hence she must be engaged in frequent controversies, the causes of which are essentially foreign to our concerns. Hence, therefore, it must be unwise in us to implicate ourselves, by artificial ties, in the ordinary vicissitudes of her politics, or the ordinary combinations and collisions of her friendships or enmities.

Our detached and distant situation invites and enables us to pursue a different course. If we remain one people, under an efficient government, the period is not far off, when we may defy material injury from external annoyance; when we may take such an attitude as will cause the neutrality, we may at any time resolve upon, to be scrupulously respected; when belligerent nations, under the impossibility of making acquisitions upon us, will not lightly hazard the giving us provocation; when we may choose peace or war, as our interest, guided by justice, shall counsel.

Why forego the advantages of so peculiar a situation? Why quit our own to stand upon foreign ground? Why, by interweaving our destiny with that of any part of Europe, entangle our peace and prosperity in the toils of European ambition, rivalship, interest, humor, or caprice?

It is our true policy to steer clear of permanent alliances with any portion of the foreign world; so far, I mean, as we are now at liberty to do it; for let me not be understood as capable of patronizing infidelity to existing engagements. I hold the maxim no less applicable to public than to private affairs, that honesty is always the best policy. I repeat it, therefore, let those engagements be observed in their genuine sense. But, in my opinion, it is unnecessary and would be unwise to extend them.

Taking care always to keep ourselves, by suitable establishments, on a respectable defensive posture, we may safely trust to temporary alliances for extraordinary emergencies.

…Though, in reviewing the incidents of my administration, I am unconscious of intentional error, I am nevertheless too sensible of my defects not to think it probable that I may have committed many errors. Whatever they may be, I fervently beseech the Almighty to avert or mitigate the evils to which they may tend. I shall also carry with me the hope, that my Country will never cease to view them with indulgence; and that, after forty-five years of my life dedicated to its service with an upright zeal, the faults of incompetent abilities will be consigned to oblivion, as myself must soon be to the mansions of rest.

Relying on its kindness in this as in other things, and actuated by that fervent love towards it, which is so natural to a man, who views it in the native soil of himself and his progenitors for several generations; I anticipate with pleasing expectation that retreat, in which I promise myself to realize, without alloy, the sweet enjoyment of partaking, in the midst of my fellow-citizens, the benign influence of good laws under a free government, the ever favorite object of my heart, and the happy reward, as I trust, of our mutual cares, labors, and dangers.

George Washington
United States – September 17, 1796

Source: The Independent Chronicle, September 26, 1796.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét