Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là sự sợ hãi” – Diễn văn nhậm chức của TT Roosevelt
Lần này, chúng ta sẽ cùng nhau đọc hai bài diễn văn nổi tiếng của Franklin Delano Rosevelt (1882 – 1945, thường được gọi tắt là FDR) , vị tổng thống thứ 32 của nước Mỹ, người mà đánh giá là vị tổng thống số 1 của nước Mỹ (theo đánh giá của các học giả Anh năm 2010). Đây là hai bài diễn văn tiêu biểu cho chính sách và thành tựu của ông ở cương vị tổng thống: lèo lái nước Mỹ qua cuộc Đại Khủng Hoảng và Chiến Tranh Thế Giới Thế Hai. (Tuần này chúng ta đọc bài Diễn Văn Nhậm Chức lần đầu, và tuần sau chúng ta sẽ đọc bài Diễn Văn Trân Châu Cảng). Trước khi đọc hai bài diễn văn, có lẽ ta nên điểm qua một chút về tính cách và con người của tác giả, Franklin Delano Rosevelt.
F.D.Roosevelt sinh trưởng trong một dòng họ với những tên tuổi gắn bó với lịch sử nước Mỹ, một gia đình giàu có và môi trường sống nhiều đặc quyền. Bà nội của ông là chị em họ của phu nhân tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, James Monroe. Còn ông ngoại của ông hậu duệ của những nhà lập quốc đến đất Mỹ trên tàu Mayflower, Richard Warren, Isaac Allerton, Degory Priest, và Francis Cooke. Ông cũng là anh em họ năm đời với tổng thống Theodore Rosevelt. Mẹ ông là một bà mẹ độc đoán với nhiều ảnh hưởng trên con trai, trong khi bố ông là một ông bố xa cách.
Thiếu thời, ông học ở nhà và đi đây đó rất nhiều. Đến 14 tuổi, Roosevelt đi học chính thức lần đầu là tại trường nội trú Groton danh tiếng, thuộc giáo hội Anh giáo tại tiểu bang Massachusetts. Đó là một trường có tôn chỉ là đào tạo cho nước Mỹ những lớp người lãnh đạo có học vấn cao và có trách nhiệm xã hội. Tại đây, Franklin tiếp nhận ảnh hưởng của hiệu trưởng Endicott Peabody, người đã dạy cho cậu hiểu rằng nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp đỡ người kém may mắn và khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Đây là nơi gieo mầm và đặt nền móng cho chí hướng tham gia chính trị của chàng thanh niên Franklin, để khi vào đại học, tại trường Havard nổi tiếng với những học giả tên tuổi nhưng không quá nghiêm khắc mà đảm bảo cho cá tính của sinh viên có thể phát huy đầy đủ, Franklin đã dồn trí lực vào các vấn đề chính trị, chọn lịch sử và chính trị làm môn học chính của mình và đã đạt được thành tích học tập rất nổi trội. Đang lúc học ở Harvard, người anh em họ năm đời của Franklin là Theodore Roosevelt đắc cử tổng thống; chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã biến ông thành hình mẫu lý tưởng và nhân vật anh hùng trong mắt FDR.
Tháng 8/1921, Roosevelt bị nhiễm bệnh mà theo các bác sĩ của ông tin là bệnh bại liệt, dẫn đến tình trạng bị bại liệt hoàn toàn và vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống ở tuổi 39. Thế nhưng trong quãng đời còn lại, ông không bao giờ chấp nhận mình bị bại liệt vĩnh viễn. Bên cạnh việc tiến hành các liệu pháp có được vào thời bấy giờ và luyện tập, ông luôn giữ hình ảnh một chính trị gia khỏe mạnh và giàu nghị lực. Dù đôi khi sử dụng xe lăn trong những chỗ riêng tư ông không bao giờ để công chúng thấy hình ảnh ông ngồi trên xe lăn. Roosevelt thường xuất hiện trước công chúng trong tư thế đứng thẳng người với một phụ tá hoặc một trong các con trai của ông đứng kế bên. Ông vẫn tự lái chiếc xe hơi có bộ điều khiển tay được thiết kế đặc biệt cho ông.
Trong 5 tiêu chí đánh giá về các tổng thống Mỹ mà các học giả Anh tại Đại học London đặt trong cuộc bình chọn xếp hạng mang tính học thuật năm 2010, gồm xây dựng chương trình hành động, năng lực lãnh đạo trong nước, chính sách đối ngoại, sự trong sạch của chính quyền và ý nghĩa lịch sử về di dản của họ. Tổng thống Franklin D Roosevelt (1933-1945) được xếp vị trí số một chung cả danh sách và dẫn đầu về 3 tiêu chí là xây dựng chương trình hành động, năng lực lãnh đạo trong nước và chính sách đối ngoại.
Ông đã lãnh đạo đất nước bằng nhiệt tâm của một Ky-tô hữu có trách nhiệm xã hội cao và nghị lực phi thường của một người bại liệt từ thắt lưng trở xuống. Một người “bại liệt” không bao giờ chấp nhận là mình bại liệt, một người bại liệt không bao giờ chấp nhận mình là người ngồi xe lăn trong mắt người khác, một người bại liệt luôn đứng thắng – dù với 10pounds (tương đương khoảng 4,5 kg) thép quanh chân. Đó là nghị lực mà nước Mỹ cần để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trở thành cường quốc số 1 của thế giới. Phản ánh về những năm tháng Roosevelt làm tổng thống, người viết tiểu sử về ông, Jean Edward Smith vào năm 2007 có nói: “Điều gì đã đưa Hoa Kỳ qua Đại khủng hoảng và Đệ nhị Thế chiến đến tương lai thịnh vượng …. Ông đã tự nhấc người lên khỏi chiếc xe lăn để nhấc bổng quốc gia này lên khi nó đang ở trong tư thế quỳ gối.”
Diễn văn nhậm chức lần đầu, ngày 4/3/1933
Đây là bài diễn văn khi Franklin D. Roosevelt nhậm chức tổng thống lần đầu tiên vào năm 1933, khi nước Mỹ đang chìm sâu trong Đại Khủng Hoảng, ông đã giúp nhân dân Mỹ lấy lại niềm tin vào chính mình. Ông đã đem đến hi vọng khi hứa sẽ hành động ngay và rõ ràng, và quả quyết trong bài Diễn Văn Nhậm Chức của mình: “Điều duy nhất chúng ta phải sợ là chính sự sợ hãi.” Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của mình, ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy.
Đại Suy Thoái hay Đại Khủng Hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lan sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từthu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm. Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là “đêm trước” của Thế chiến thứ hai.
Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ, Herbert Clark Hoover là người phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế đầu tiên của nước này. Ông đã áp dụng hàng loạt biện pháp can thiệp của chính phủ vào thị trường tự do nhưng vẫn không ngăn chặn được sự suy thoái vẫn đang trong chiều hướng gia tăng.
Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–36), FDR đã hướng dẫn Quốc hội Hoa Kỳ thông qua chương trình kinh tế New Deal. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với Phố Wall, ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937.
Các sử gia xếp loại chương trình của Roosevelt là “cứu nguy, hồi phục và cải cách”. Cứu nguy là vấn đề cấp bách vì có đến hàng chục triệu người thất nghiệp. Hồi phục có nghĩa là thúc đẩy nền kinh tế quay trở về trạng thái bình thường. Cải cách có nghĩa là sửa chữa dài hạn những gì sai trái, đặc biệt là với hệ thống ngân hàng và tài chính.
Hãy để các nhà kinh tế học tiếp tục bình luận và đánh giá về các lý thuyết kinh tế về cuộc Đại Khủng Hoảng, hay sự sáng suốt và hiệu quả các chính sách kinh tế đã được thực hiện bởi Roosevelt hay vị tổng thống trước ông, Herber Clark Hoover. Quay trở lại với bài Diễn Văn Nhậm Chức của Roosevelt, điểm nổi bật ở đây là ông đã qui trách nhiệm khủng hoảng lên lòng hám lợi và nền tảng vị kỷ của chủ nghĩa tư bản, đại diện là giới ngân hàng và doanh nhân tài chính, ông khôi phục lại những giá trị truyền thống cao đẹp của nhân loại, và vạch ra rằng đó chính là lối thoát cho cuộc khủng hoảng:
“Các biện pháp phục hồi nằm trong mức độ mà chúng ta áp dụng các giá trị xã hội cao quý hơn lợi nhuận tiền bạc đơn thuần. Hạnh phúc không nằm trong việc có tiền, mà trong niềm vui trước thành tựu, trong sự xúc động của những nỗ lực sáng tạo. Niềm vui, sự kích thích tinh thần làm việc phải không còn bị lãng quên trong sự đuổi theo những lợi nhuận phù du một cách điên dại.”
Ông đã nhóm trở lại tinh thần vượt lên khó khăn, tự tin vào chính mình của nhân dân Hoa Kỳ:
“Những ngày đen tối, hỡi bằng hữu, sẽ xứng đáng giá với cái giá chúng ta trả nếu chúng dạy được cho ta rằng số phận thật sự của chúng ta không phải là chờ đợi được chăm lo, mà là tự chăm lo mình, chăm lo đồng bào mình… Nhiệm vụ chính lớn nhất của chúng ta là đưa mọi người quay lại làm việc.”
Đó là vinh quang của con người trong công việc mình làm mà không phải trong sự giàu có – nhiều tiền – bất kể sự cống hiến, công sức của mình như thế nào. Đó là sự đánh giá cao và tin tưởng ở sức lao động của con người.
Mình tin rằng đây là những giá trị cốt lõi cho sự vững vàng, thịnh vượng bền vững của nhân loại, dù là ở quy mô cá nhân, gia đình, công ty, cộng đồng hay quốc gia.
Diễn văn nhậm chức – Tổng thống Roosevelt
Thưa Tổng thống Hoover, ngài Chánh án và các bằng hữu của tôi:
Đây là một ngày thánh hiến quốc gia. Và tôi chắc chắn rằng vào ngày này bạn bè người Mỹ của tôi mong đợi rằng tôi nhậm chức tổng thống, tôi xin nói với mọi người một cách thẳng thắn một quyết định bị thúc ép bởi tình thế hiện nay của nhân dân của chúng ta.
Đây là thời điểm cần thiết nói lên sự thật nhất, toàn bộ sự thật, một cách thẳng thắn và mạnh dạn. Chúng ta cũng không cần lưỡng lự về việc đối diện một cách trung thực với các điều kiện ở nước ta hiện nay. Quốc gia tuyệt vời này sẽ chịu đựng, như nó đã phải chịu đựng, sẽ hồi sinh và sẽ phát triển thịnh vượng.
Vì vậy, trước hết, hãy để tôi khẳng định niềm tin vững chắc của tôi rằng điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là sự sợ hãi – sự sợ hãi không tên, phi lý, không chính đáng, đang làm tê liệt những nỗ lực cần thiết để chuyển sự rút lui thành tiến lên.
Trong mỗi giờ phút đen tối của vận mệnh đất nước ta, người lãnh đạo một cách thẳng thắn và hăng hái đã nhận được niềm thông hiểu và sự hỗ trợ của chính nhân dân, điều thiết yếu cho chiến thắng. Và tôi tin chắc rằng các bạn một lần nữa sẽ dành cho người lãnh đạo sự hỗ trợ đó trong những ngày rất quan trọng này.
Trong tinh thần đó cả về phía tôi và ở phía các bạn, chúng ta sẽ đối mặt với khó khăn chung của mình. Cảm ơn Chúa, đó chỉ là những điều vật chất. Các giá trị đã bị suy giảm đến mức ngoài sức tưởng tượng, thuế đã tăng; khả năng thanh toán của chúng ta đã giảm; mọi cơ quan chính phủ đang phải đối mặt với sự cắt giảm thu nhập nghiêm trọng; trong các hoạt động thương mại, các phương tiện thanh toán đã đóng băng; những lớp lá úa của các doanh nghiệp sản xuất nằm ở mọi hướng; nông dân không tìm được thị trường cho sản phẩm của mình; và các khoản tiết kiệm nhiều năm của hàng ngàn gia đình đã cạn kiệt.
Quan trọng hơn nữa, một lượng lớn người dân thất nghiệp đang phải đối mặt với sự nghiệt ngã để tồn tại, và một số lượng lớn không kém đang lao động cực nhọc với đồng lương ít ỏi. Chỉ có một kẻ lạc quan ngu ngốc có thể phủ nhận những thực tế đen tối của thời điểm này.
Thế nhưng sự đau khổ của chúng ta không phải từ những thất bại thật sự. Chúng ta không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh châu chấu. So với những hiểm họa mà tổ tiên của chúng ta chinh phục, nhờ họ tin tưởng và không sợ hãi, chúng ta vẫn còn nhiều điều để cám ơn. Thiên nhiên vẫn hào phóng ban phát và nỗ lực của con người đã nhân sự hào phóng đó lên. Sự sung túc đang ở ngưỡng cửa của chúng ta, nhưng sự sử dụng sung túc này một cách bao dung đang quằn quại với hình ảnh của hệ thống phân phát.
Căn bản, đó là vì những đầu nậu về việc trao đổi hàng hóa của nhân loại đã thất bại, do sự ngoan cố và thiếu năng lực của chính họ, đã thừa nhận thất bại của họ, và đã thoái vị. Việc làm của những kẻ đổi tiền vô lương tâm đang đứng trước sự truy cứu của tòa án công luận, bị tâm và trí của con người chối bỏ.
Thật ra, họ đã cố gắng. Nhưng nỗ lực của họ đã bị đóng khung trong các mô hình của một truyền thống lỗi thời. Đối diện với sự thất bại của hệ thống tín dụng, họ chỉ biết đề xuất để vay nhiều hơn.
Bị mất hẳn sự quyến rũ của lợi nhuận mà họ đã dùng để xui khiến nhân dân ta đi theo sự lãnh đạo sai lầm của họ, họ dùng đến những lời hô hào, khóc lóc cầu xin khôi phục sự tin tưởng. Họ chỉ biết các quy tắc của thế hệ những người tự tư tự lợi.
Họ không có tầm nhìn, và khi không có tầm nhìn, con người ta bị hỏng.
Vâng, những kẻ đổi tiền đã chạy trốn khỏi ngai cao của họ trong đền thờ của nền văn minh chúng ta. Bây giờ chúng ta có thể khôi phục lại ngôi đền đó về với những chân lý cổ xưa. Các biện pháp phục hồi nằm trong mức độ mà chúng ta áp dụng các giá trị xã hội cao quý hơn lợi nhuận tiền bạc đơn thuần.
Hạnh phúc không nằm trong việc có tiền, mà trong niềm vui trước thành tựu, trong sự xúc động của những nỗ lực sáng tạo.
Niềm vui, sự kích thích tinh thần làm việc phải không còn bị lãng quên trong sự đuổi theo những lợi nhuận phù du một cách điên dại. Những ngày đen tối, hỡi bằng hữu, sẽ xứng đáng giá với cái giá chúng ta trả nếu chúng dạy được cho ta rằng số phận thật sự của chúng ta không phải là chờ đợi được chăm lo, mà là tự chăm lo mình, chăm lo đồng bào mình.
Công nhận rằng gian dối của cải vật chất như là tiêu chuẩn của sự thành công đi song hành với việc từ bỏ niềm tin sai lầm rằng các chức vụ nhà nước và địa vị chính trị cao chỉ được đánh giá bởi các tiêu chuẩn của sự kiêu hãnh của địa vị và lợi nhuận cá nhân; và phải chấm dứt thái độ trong kinh doanh và ngân hàng thường xuyên đã cho người ta một niềm tin thiêng liêng vào những hành vị sai trái nhẫn tâm và ích kỷ. Thảo nào lòng tin đã mòn mỏi, vì lòng tin chỉ phát triển mạnh trên sự trung thực, trên danh dự, trên sự thiêng liêng của nghĩa vụ, trên bảo vệ một cách trung thành, và trên hoạt động không ích kỷ, không có những điều nay, lòng tin không thể sống.
Các cuộc gọi phục hồi, tuy nhiên, không phải chỉ cho những thay đổi về đạo đức.
Quốc gia này đang đòi hỏi hành động, và hành động ngay.
Nhiệm vụ chính lớn nhất của chúng ta là đưa mọi người quay lại làm việc. Đây không phải là vấn đề nan giải nếu chúng ta đối diện nó một cách khôn ngoan và can đảm.
Điều này có thể thực hiện được một phần qua việc tuyển dụng nhân công trực tiếp của chính Chính phủ, hành xử việc này cũng như cách ta hành xử trường hợp khẩn cấp của chiến tranh, nhưng đồng thời, thông qua việc sử dụng lao động này, [chúng ta] hoàn thành các dự án cực kỳ cần thiết để kích thích và tổ chức lại việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời của chúng ta.
Đi đôi với chính sách đó, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận sự mất cân đối về dân số tại các trung tâm công nghiệp của chúng ta và, bằng cách phân phối lại ở quy mô quốc gia, nỗ lực để tạo sự sử dụng đất dai tốt hơn với những người thích hợp nhất với đất đai.
Vâng, nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng những nỗ lực nhất định để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, và dùng sức mạnh này để mua các sản phẩm, dịch vụ mà các thành phố của chúng ta cung cấp.
Nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng cách ngăn chặn trên thực tế tấn thảm kịch mất mát ngày càng tăng bởi việc xiết nợ những gia đình nhỏ, những trang trại nhỏ của chúng ta.
Nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng cách kiên định rằng Liên bang, Tiểu bang, và chính quyền địa phương hành động ngay lập tức theo các yêu cầu cắt giảm mạnh chi phí của mình.
Nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng cách thống nhất các hoạt động cứu tế mà hiện nay thường phân tán, không kinh tế, bất bình đẳng. Nhiệm vụ này có thể được thực hiện bằng một kế hoạch quốc gia về, và việc giám sát trên, tất cả các hình thức vận tải, truyền thông và các tiện ích khác rõ ràng là có tính chất công ích.
Có rất nhiều cách để giúp thực hiện nhiệm vụ này, nhưng nhiệm vụ này không bao giờ có thể được giúp thực hiện chỉ đơn thuần bằng cách nói về nó.
Chúng ta phải hành động. Chúng ta phải hành động nhanh chóng.
Và cuối cùng, trong tiến trình để nối lại công việc của chúng ta, chúng ta cần hai biện pháp bảo vệ để tránh lặp lại những tồi tệ của trật tự cũ. Phải có giám sát chặt chẽ mọi hoạt động ngân hàng và tín dụng và đầu tư. Phải chấm dứt sự đầu cơ bằng tiền của người khác. Và phải cung cấp lượng tiền mặt đầy đủ nhưng lành mạnh.
Hỡi bằng hữu, đó là những đường tấn công. Tôi hiện đốc thúc một phiên họp đặc biệt của Quốc hội mới về các biện pháp cụ thể để họ thực hiện, và tôi sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tức thời của 48 Tiểu Bang.
Qua chương trình hành động này chúng ta ra lệnh cho chính chúng ta tái lập trật tự của ngôi nhà quốc gia của chúng ta và làm tăng thặng dư cán cân thu nhập. Quan hệ quốc tế, mặc dù rất quan trọng, nhưng tại thời điểm này, và vì như cầu đòi hỏi, phải là thứ yếu so với việc thiết lập một nền kinh tế quốc gia sáng suôt. Như là một vấn đề thực tiễn, tôi muốn đặt những chuyện số một vào hàng số một. Tôi sẽ không tiếc công phục hồi thương mại thế giới bằng các điều chỉnh kinh tế quốc tế; nhưng trường hợp khẩn cấp trong nước không thể đợi các thành tựu quốc tế.
Những tư tưởng cơ bản hướng dẫn các phương cách phục hồi quốc gia này không chỉ có tinh cách quốc gia một cách hẹp hòi. Đó là việc chú trọng, như là tư duy đầu tiên, vào sự phụ thuộc hỗ tương giữa những thành phần khác nhau trong nước Mỹ và các bộ phận khác nhau của nước Mỹ — sự công nhận một biểu lộ thường trực và truyền thống của tinh thần tiền phong của người Mỹ. Đó là con đường phục hồi. Đó là con đường ngay tức thì. Đó là bảo đảm mạnh mẽ nhất rằng sự phục hồi sẽ trường tồn.
Trong lĩnh vực chính sách thế giới, tôi sẽ cống hiến quốc gia này cho chính sách của người hàng xóm tốt: người hàng xóm kiên quyết tôn trọng chính mình và, bởi vì anh ta như vậy, tôn trọng các quyền của người khác; những người hàng xóm tôn trọng nghĩa vụ của mình và tôn trọng sự thiêng liêng của thỏa thuận của ông trong và với một thế giới của hàng xóm.
Nếu tôi đọc được tâm tính của nhân dân ta một cách chính xác, chúng ta bây giờ nhận ra, như chúng ta chưa bao giờ nhận ra trước đây, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng ta, chúng ta có thể không chỉ đơn thuần là nhận, nhưng chúng ta cũng phải cho; nếu chúng ta muốn tiến tới, chúng ta phải di chuyển như một đội quân được đào tạo và trung thành sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của một kỷ luật chung, bởi vì không có kỷ luật như vậy thì không thể có tiến bộ, không có lãnh đạo nào có hiệu lực.
Chúng ta, tôi biết, đã sẵn sàng và xung phong đặt cuộc sống và tài sản của chúng ta dưới một kỷ luật như vậy, bởi vì điều đó tạo ra một lãnh đạo nhắm vào lợi ích cao cả hơn. Điều này, theo thiển y’ của tôi, cam kết rằng các mục đích cao cả hơn sẽ liên kết chúng ta, liên kết tất cả chúng ta như là một nghĩa vụ thiêng liêng với một sự nhất trí về nhiệm vụ, mà xưa nay thấy trong thời chiến.
Với cam kết này, tôi không ngần ngại chấp lãnh đạo quân đội tuyệt vời này của nhân dân ta, ành riêng cho một cuộc tấn công vào các vấn đề chung của chúng ta.
Hành động trong hình ảnh này, hành động để đạt được điều này là khả thi theo hình thức chính phủ mà chúng ta đã thừa hưởng từ tổ tiên của chúng ta. Hiến pháp của chúng ta rất đơn giản , rất thực tế cho nên luôn luôn có thể đáp ứng nhu cầu đặc biệt với những thay đổi trong trọng tâm và bố trí mà không mất đi khuôn khổ căn bản. Đó là lý do tại sao hệ thống hiến pháp của chúng ta đã tự chứng minh là cơ chế chính trị lâu dài tuyệt vời nhất mà thế giới hiện đại đã từng nhìn thấy.
Hiến pháp đã đáp ứng mọi căng thẳng của việc mở rộng lãnh thổ rộng lớn, của các cuộc chiến tranh với nước ngoài, của các xung đột nội bộ đắng chát, của quan hệ thế giới. Và hy vọng rằng sự cân bằng bình thường giữa hành pháp và lập pháp có thể được hoàn toàn bình đẳng, hoàn toàn đầy đủ để đáp ứng nhiệm vụ chưa từng có trước chúng ta. Nhưng có thể là nhu cầu chưa từng có và sư cần thiết phải hành động cấp thời có thể đòi hỏi tạm thời thay đổi sự cân bằng bình thường trong các thủ tục công quyền.
Tôi đã được chuẩn bị theo nhiệm vụ hiến định của mình để đề xuất các biện pháp mà một quốc gia đang khó khăn giữa một thế giới đang khó khăn có thể yêu cầu. Những biện pháp này, hoặc các biện pháp khác mà Quốc hội có thể kiến tạo từ kinh nghiệm và sự khôn ngoan của Quốc Hội, tôi sẽ tìm cách, theo thẩm quyền hiến định của tôi, để được thông qua nhanh chóng.
Tuy nhiên, trong trường hợp Quốc hội không chọn một trong hai tiến trình này, trong trường hợp mà tình trạng khẩn cấp quốc gia vẫn còn nghiêm trọng, tôi sẽ không lảng tránh con đường nhiệm vụ rõ ràng đối diện tôi lúc đó.
Tôi sẽ xin Quốc hội một công cụ còn lại để đương đầu với cuộc khủng hoảng – Quyền hành pháp rộng rãi để phát động một cuộc chiến chống lại tình trạng khẩn cấp, một quyền lực lớn như quyền lực tôi sẽ được trao nếu chúng ta bị ngoại bang xâm lược trên thực tế.
Trước sự tin tưởng dựa nơi tôi, tôi đáp lại bằng lòng can đảm và lòng tận tụy thích đáng ở từng thời điểm. Tôi không thể làm ít hơn.
Chúng ta phải đối diện với những ngày gian khổ phía trước trong sự dũng cảm nồng ấm của tình đoàn kết quốc gia; với ý thức rõ ràng về tìm kiếm những giá trị đạo đức truyền thống và quý giá, với sự hài lòng trong sạch đến từ việc thực hiện nghiêm khắc nghĩa vụ bởi cả già lẫn trẻ.
Chúng ta nhắm vào việc bảo đảm của đời sống quốc gia đầy đặn và ổn định vĩnh viễn.
Chúng ta không mất niềm tin vào tương lai của nền dân chủ thiết yếu. Nhân dân Hoa Kỳ đã không thất bại. Với nhu cầu của mình, nhân dân đã bày tỏ một mệnh lệnh la nhân dân muốn có hành động trực tiếp và mạnh mẽ.
Nhân dân Hoa Kỳ đã yêu cầu kỷ luật và đinh hướng dưới sự lãnh đạo. Nhân dân đã xem tôi là công cụ hiện thời cho mong mỏi của nhân dân. Tôi đón nhận điều này như một món quà.
Trong sự cống hiến này – Trong sự cống hiến của một quốc gia, chúng ta khiêm nhường xin phúc lành của Thiên Chúa.
Xin Người hãy bảo vệ mỗi người và mọi người chúng con.
Xin Người hãy dẫn dắt con trong những ngày sắp tới.
(Quỳnh Linh dịch và giới thiệu)
President Roosevelt’s First Inauguration Address
President Hoover, Mr. Chief Justice, my friends:
This is a day of national consecration. And I am certain that on this day my fellow Americans expect that on my induction into the Presidency, I will address them with a candor and a decision which the present situation of our people impels.
This is preeminently the time to speak the truth, the whole truth, frankly and boldly. Nor need we shrink from honestly facing conditions in our country today. This great Nation will endure, as it has endured, will revive and will prosper.
So, first of all, let me assert my firm belief that the only thing we have to fear is fear itself — nameless, unreasoning, unjustified terror which paralyzes needed efforts to convert retreat into advance.
In every dark hour of our national life, a leadership of frankness and of vigor has met with that understanding and support of the people themselves which is essential to victory. And I am convinced that you will again give that support to leadership in these critical days.
In such a spirit on my part and on yours we face our common difficulties. They concern, thank God, only material things. Values have shrunk to fantastic levels; taxes have risen; our ability to pay has fallen; government of all kinds is faced by serious curtailment of income; the means of exchange are frozen in the currents of trade; the withered leaves of industrial enterprise lie on every side; farmers find no markets for their produce; and the savings of many years in thousands of families are gone.
More important, a host of unemployed citizens face the grim problem of existence, and an equally great number toil with little return. Only a foolish optimist can deny the dark realities of the moment.
And yet our distress comes from no failure of substance. We are stricken by no plague of locusts. Compared with the perils which our forefathers conquered, because they believed and were not afraid, we have still much to be thankful for. Nature still offers her bounty and human efforts have multiplied it. Plenty is at our doorstep, but a generous use of it languishes in the very sight of the supply.
Primarily, this is because the rulers of the exchange of mankind’s goods have failed, through their own stubbornness and their own incompetence, have admitted their failure, and have abdicated. Practices of the unscrupulous money changers stand indicted in the court of public opinion, rejected by the hearts and minds of men.
True, they have tried, but their efforts have been cast in the pattern of an outworn tradition. Faced by failure of credit, they have proposed only the lending of more money.
Stripped of the lure of profit by which to induce our people to follow their false leadership, they have resorted to exhortations, pleading tearfully for restored confidence. They only know the rules of a generation of self-seekers.
They have no vision, and when there is no vision the people perish.
Yes, the money changers have fled from their high seats in the temple of our civilization. We may now restore that temple to the ancient truths. The measure of that restoration lies in the extent to which we apply social values more noble than mere monetary profit.
Happiness lies not in the mere possession of money; it lies in the joy of achievement, in the thrill of creative effort.
The joy, the moral stimulation of work no longer must be forgotten in the mad chase of evanescent profits. These dark days, my friends, will be worth all they cost us if they teach us that our true destiny is not to be ministered unto but to minister to ourselves, to our fellow men.
Recognition of that falsity of material wealth as the standard of success goes hand in hand with the abandonment of the false belief that public office and high political position are to be valued only by the standards of pride of place and personal profit; and there must be an end to a conduct in banking and in business which too often has given to a sacred trust the likeness of callous and selfish wrongdoing. Small wonder that confidence languishes, for it thrives only on honesty, on honor, on the sacredness of obligations, on faithful protection, and on unselfish performance; without them it cannot live.
Restoration calls, however, not for changes in ethics alone.
This Nation is asking for action, and action now.
Our greatest primary task is to put people to work. This is no unsolvable problem if we face it wisely and courageously.
It can be accomplished in part by direct recruiting by the Government itself, treating the task as we would treat the emergency of a war, but at the same time, through this employment, accomplishing great — greatly needed projects to stimulate and reorganize the use of our great natural resources.
Hand in hand with that we must frankly recognize the overbalance of population in our industrial centers and, by engaging on a national scale in a redistribution, endeavor to provide a better use of the land for those best fitted for the land.
Yes, the task can be helped by definite efforts to raise the values of agricultural products, and with this the power to purchase the output of our cities.
It can be helped by preventing realistically the tragedy of the growing loss through foreclosure of our small homes and our farms.
It can be helped by insistence that the Federal, the State, and the local governments act forthwith on the demand that their cost be drastically reduced.
It can be helped by the unifying of relief activities which today are often scattered, uneconomical, unequal. It can be helped by national planning for and supervision of all forms of transportation and of communications and other utilities that have a definitely public character.
There are many ways in which it can be helped, but it can never be helped by merely talking about it.
We must act. We must act quickly.
And finally, in our progress towards a resumption of work, we require two safeguards against a return of the evils of the old order. There must be a strict supervision of all banking and credits and investments. There must be an end to speculation with other people’s money. And there must be provision for an adequate but sound currency.
These, my friends, are the lines of attack. I shall presently urge upon a new Congress in special session detailed measures for their fulfillment, and I shall seek the immediate assistance of the 48 States.
Through this program of action we address ourselves to putting our own national house in order and making income balance outgo. Our international trade relations, though vastly important, are in point of time, and necessity, secondary to the establishment of a sound national economy. I favor, as a practical policy, the putting of first things first. I shall spare no effort to restore world trade by international economic readjustment; but the emergency at home cannot wait on that accomplishment.
The basic thought that guides these specific means of national recovery is not nationally — narrowly nationalistic. It is the insistence, as a first consideration, upon the interdependence of the various elements in and parts of the United States of America — a recognition of the old and permanently important manifestation of the American spirit of the pioneer. It is the way to recovery. It is the immediate way. It is the strongest assurance that recovery will endure.
In the field of world policy, I would dedicate this Nation to the policy of the good neighbor: the neighbor who resolutely respects himself and, because he does so, respects the rights of others; the neighbor who respects his obligations and respects the sanctity of his agreements in and with a world of neighbors.
If I read the temper of our people correctly, we now realize, as we have never realized before, our interdependence on each other; that we can not merely take, but we must give as well; that if we are to go forward, we must move as a trained and loyal army willing to sacrifice for the good of a common discipline, because without such discipline no progress can be made, no leadership becomes effective.
We are, I know, ready and willing to submit our lives and our property to such discipline, because it makes possible a leadership which aims at the larger good. This, I propose to offer, pledging that the larger purposes will bind upon us, bind upon us all as a sacred obligation with a unity of duty hitherto evoked only in times of armed strife.
With this pledge taken, I assume unhesitatingly the leadership of this great army of our people dedicated to a disciplined attack upon our common problems.
Action in this image, action to this end is feasible under the form of government which we have inherited from our ancestors. Our Constitution is so simple, so practical that it is possible always to meet extraordinary needs by changes in emphasis and arrangement without loss of essential form. That is why our constitutional system has proved itself the most superbly enduring political mechanism the modern world has ever seen.
It has met every stress of vast expansion of territory, of foreign wars, of bitter internal strife, of world relations. And it is to be hoped that the normal balance of executive and legislative authority may be wholly equal, wholly adequate to meet the unprecedented task before us. But it may be that an unprecedented demand and need for undelayed action may call for temporary departure from that normal balance of public procedure.
I am prepared under my constitutional duty to recommend the measures that a stricken nation in the midst of a stricken world may require. These measures, or such other measures as the Congress may build out of its experience and wisdom, I shall seek, within my constitutional authority, to bring to speedy adoption.
But, in the event that the Congress shall fail to take one of these two courses, in the event that the national emergency is still critical, I shall not evade the clear course of duty that will then confront me.
I shall ask the Congress for the one remaining instrument to meet the crisis — broad Executive power to wage a war against the emergency, as great as the power that would be given to me if we were in fact invaded by a foreign foe.
For the trust reposed in me, I will return the courage and the devotion that befit the time. I can do no less.
We face the arduous days that lie before us in the warm courage of national unity; with the clear consciousness of seeking old and precious moral values; with the clean satisfaction that comes from the stern performance of duty by old and young alike.
We aim at the assurance of a rounded, a permanent national life.
We do not distrust the the future of essential democracy. The people of the United States have not failed. In their need they have registered a mandate that they want direct, vigorous action.
They have asked for discipline and direction under leadership. They have made me the present instrument of their wishes. In the spirit of the gift I take it.
In this dedication — In this dedication of a Nation, we humbly ask the blessing of God.
May He protect each and every one of us.
May He guide me in the days to come
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét