Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

“Quyền lực cho Xô Viết” – Vladimir Ilyich Lenin

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Quyền lực cho Xô Viết” – Vladimir Ilyich Lenin

Các bạn thân mến,

Lần này mình xin giới thiệu với các bạn về bài diễn văn của Lenin với tựa đề “Trao quyền lực cho các Xô Viết”. Đây là bài diễn văn tiêu biểu cho một tư tưởng cách mạng mạnh mẽ, bạo dạn và triệt để, cái tư tưởng dẫn đường cho một cuộc cách mạng làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, chia thế giới thành hai cực trong suốt thế kỷ 20, cuộc cách mạng mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã “bẻ lái” hướng phát triển của chủ nghĩa tư bản – Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga 1917 vĩ đại.

Bối cảnh lịch sử và các khái niệm

Câu chuyện có lẽ nên được bắt đầu từ sự thất bại của cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Nga vào năm 1905-1907 khiến cho nước Nga vẫn tiếp tục là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Sa hoàng Nikolai II. Như một nước đế quốc, triều đình Sa hoàng cũng “hăng hái” tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với hi vọng mở rộng thị trường và thuộc địa. Tuy nhiên những thất bại liên tục trong chiến tranh đã khiến cho nhân dân Nga ngày càng bất mãn, kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Triều đình Sa hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được đất nước như trước.

Đảng Bolshevik, một đại bộ phận của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga Marxist tách ra khỏi nhóm thiểu số còn lại Menshevik từ Đại hội Đảng năm 1903, do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể đến đỉnh điểm là Cuộc Cách Mạng Tháng Hai của Nga vào cuối tháng 2, đầu tháng 3/1917. Cuộc cách mạng bắt đầu từ những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh vào tháng 1/1917 tại Petrograd, sau đó làn rộng sang nhiều thành phố khác, rồi chuyển sang tổng bãi công chính trị lôi cuốn 20 vạn công nhân tham gia và cuối cùng trở thành cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân và binh lính chống lại cảnh sát. Kết quả là Sa hoàng Nikolai II thoái vị và đế quốc Nga cáo chung.

Trong thời gian khởi nghĩa, theo lời kêu gọi của đảng Bolshevik, công nhân và binh lính đã tiến hành thành lập các xô viết đại biểu cho mình. Chiều ngày 27/2/1917, hội nghị các xô viết toàn Petrograd đã họp và bầu ra lãnh đạo thống nhất: xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd. Ngay sau khi đế quốc Nga cáo chung, xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd đã đứng ra điều hành mọi công việc của nhà nước.

Trong lúc đó, giai cấp tư sản cũng nhân cơ hội tìm cách giành lấy chính quyền. Đại diện của giai cấp tư sản đã thỏa thuận với các lãnh tụ Menshevik lúc này đang chiếm đa số trong các xô viết, đặc biệt là xô viết Petrograd. Sau đó, các lãnh tụ Menshevik và xã hội cách mạng đã thỏa thuận trao chính quyền cho giai cấp tư sản và chính phủ lâm thời tư sản được thành lập, dẫn đến tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết các đại biểu công nhân và binh lính.

Thế nhưng, sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực. Có ý kiến cho rằng một phần là do sự cạnh tranh với các Xô Viết. Các hệ thống giao thông và các nguồn lực công nghiệp đất nước đều do các Xô Viết nắm giữ và chính phủ lâm thời không có nguồn lực thực tế để giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước. Tuy nhiên dù sao việc chính phủ lâm thời theo đuổi chiến tranh đế quốc cũng không được quần chúng nhân dân ủng hộ.

Trong bối cảnh đó, Lenin xác định rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết và phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Phương pháp đấu tranh là dựa vào lực lượng quần chúng và sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 3/7/1917, hơn 500.000 nhân dân Petrograd biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay xô viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình và tiến hành đàn áp và bắt bớ các đảng viên Bolshevik. Đảng Bolshevik rút về hoạt động bí mật và chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Tuy nhiên, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục được nâng cao. Nhân dân dần dần thay thế các đại biểu đảng Menshevik và xã hội cách mạng bằng các đại biểu Bolshevik trong các xô viết. Các Xô Viết bắt đầu thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.

Bài diễn văn “Trao quyền lực cho các Xô Viết” được đăng vào tháng 9/1917, một vài tuần trước cuộc Cách Mạng Tháng Mười.

Vladimir Ilyich Lenin

Vladimir Ilyich Lenin (1870, 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 – 1883) và Friedrich Engel.

Ông được sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha là người làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục miễn phí ở Nga, mẹ là người theo chủ nghĩa tự do, và ông mang trong mình dòng máu lai giữa Nga, Đức và Do Thái. Chuyện kể rằng năm 17 tuổi, chứng kiến anh cả của ông bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III, ông đã xác định lựa chọn cho mình “một con đường khác”, khác với những phương pháp đấu tranh cá nhân và vô chính phủ, đó là chủ nghĩa Marx và cách mạng nhân dân. Ông tham gia vào các hoạt động xã hội từ khoảng năm 1923. Năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau sự chia rẽ với những người Menshevik. Năm1906 ông được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga.

Lenin luôn thể hiện là một con người đấu tranh cách mạng rất kiên quyết, triệt để và không nhân nhượng. Một con người dám nghĩ, dám làm và rất nguyên tắc, kiên định với tư tưởng của mình. Tinh thần này không chỉ thể hiện trong đấu tranh dành chính quyền, mà cả trong việc xây dựng đất nước và đối diện với những khuyết điểm của hệ thống cho mình tạo lập nên như nhận xét Giáo sư Đặng Phong trong một bái viết đánh dấu 140 năm ngày sinh Lenin (22/04/1870 – 22/04/2010) “Lenin không phải là người đầu tiên đưa ra những ý tưởng về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa … Nhưng nếu nói đến việc phát hiện ra những khuyết tật của nó và can đảm nhìn thẳng vào những khuyết tật đó thì người đầu tiên chính là Lenin. Sự nhạy bén, trung thực và can đảm của ông trong việc này vẫn là một tấm gương sáng ngời đối với sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.”

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa quốc tế do Lenin khởi xướng đầu thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20 thì thoái trào, cũng bắt đầu tại Nga. Tuy vậy các tư tưởng xã hội về quyền của người lao động và nông dân nghèo, hạn chế các lạm dụng và áp bức của giới tư bản, đã ảnh hưởng vào khắp thế giới dù là thuộc thể chế nào.

Trao quyền lực cho các Xô Viết

Vấn đề cốt yếu của mọi cuộc cách mạng không nghi ngờ gì nữa là vấn đề quyền lực nhà nước. Giai cấp nào nắm quyền lực sẽ quyết định mọi chuyện. Khi Dyelo Naroda, tờ báo của đảng cầm quyền ở Nga, phàn nàn gần đây (số 147) rằng, vì các tranh luận về quyền lực, cả hai vấn đề về Hội Đồng Lập Hiến và bánh mì đều bị bỏ quên, những người Cách Mạng Xã Hội nên được trả lời rằng, “Hãy tự hổ thẹn. Vì chính sự lưỡng lự và không kiên định của phía các bạn là phần lớn trách nhiệm trong trò ‘bộ trưởng nhảy cóc’, một sự trì hoãn không có kết thúc của Hội Đồng Lập Hiến, và sự suy yếu do những tay tư bản gây ra cho các biện pháp đã được thỏa thuận và kế hoạch hóa trong độc quyền lúa gạo và trong việc cung cấp bánh mì cho đất nước này.”

Không thể lảng tránh hay bỏ qua một bên vấn đề quyền lực, vì đó là vấn đề then chốt xác định mọi vấn đề cho sự phát triển của cách mạng, và trong các chính sách đối nội và đối ngoại của cách mạng. Không thể chối cãi rằng cuộc cách mạng của chúng ta đã “bỏ phí” sáu tháng do lưỡng lự về hệ thống quyền lực; đó là một sự thật mà chính sách lưỡng lự của những người Cách Mạng Xã Hội và Menshevik đã dẫn đến. Nhìn lại thời gian dài, chính sách nhân nhượng của các đảng phái này đã được xác lập bởi vị trí giai cấp của tiểu tư sản, bởi sự bất ổn kinh tế của tiểu tư sản trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và người lao động.

Toàn bộ vấn đề hiện tại là liệu tiểu tư sản học được gì trong những tháng vĩ đại, ngập đầy các biến cố một cách phi thường này. Nếu không, thì cuộc cách mạng đã thất bại, và chỉ cuộc khởi nghĩa thắng lợi của giai cấp vô sản có thể cứu vãn được cách mạng. Nếu chúng đã học được điều gì đó, [thì đó là] một quyền lực vững chắc, không nhân nhượng, phải được bắt đầu ngay lập tức.

Chỉ khi quyền lực được dựa trên đa số dân chúng một cách rõ ràng và vô điều kiện, thì nó mới có thể vững vàng trong một cuộc cách mạng quần chúng, tức một cuộc cách mạng khuấy động quần chúng, mà phần lớn là công nhân và nông dân, hành động. Cho đến nay, quyền lực nhà nước ở Nga vẫn gần như trong tay của những tên tư sản, những kẻ buộc phải nhượng bộ chỉ một số điều cụ thể (chỉ để rút lại các nhượng bộ này ngay hôm sau), buộc phải hứa (chỉ để không thực hiện lời hứa), buộc phải viện mọi loại nguyên cớ để che dấu sự thống trị của mình (nhưng chỉ là lừa dối nhân dân với màn kịch “liên minh chân thành”), v.v. Nói tóm lại, dù bảo rằng mình là một chính phủ cách mạng, dân chủ, của nhân dân nhưng thật sự đó là một chính phủ tư sản, phản cách mạng, phi dân chủ và chống lại nhân dân. Đây là sự tương phản đang tồn tại cho đến nay và là nguồn gốc của sự hoàn toàn bất ổn và không nhất quán của quyền lực, của “trò bộ trưởng nhảy cóc” mà những người Cách Mạng Xã Hội và Menshevik đã tham gia với những hăng hái thật bất hạnh (cho nhân dân).

Đầu tháng sáu 1917, tôi đã nói với Đại Hội Liên Xô Toàn Nga rằng hoặc là các Xô Viết sẽ tan rã và chết một cái chết nhục nhã, hoặc là phải trao toàn bộ quyền lực cho họ. Các sự kiện Tháng Bảy và Tháng Tám đã chứng minh các lời này một cách thuyết phục. Bất kể mọi lời dối trá nào mà những tên đầy tớ của bọn tư sản có thể nói – Potresov, Plekhanov và những tên khác, những kẻ cho rằng sự chuyển giao thực sự quyền lực cho một thiểu số nhỏ bé, cho bọn tư sản, những kẻ bóc lột, là “căn cứ mở rộng” của quyền lực — chỉ có quyền lực của các Xô Viết là có thể vững bền, rõ ràng dựa trên đại đa số nhân dân.

Chỉ có quyền lực Xô Viết có thể vững bền và không bị phá đổ dù trong những khoảnh khắc giông tố nhất của cuộc cách mạng bão bùng nhất. Chỉ có quyền lực này có thể bảo đảm sự phát triển rộng rãi và liên tục của cuộc cách mạng, sự tranh đấu một cách hòa bình của các đảng phái trong nội bộ các Xô Viết. Cho đến khi quyền lực này được tạo lập, không thể tránh khỏi sự do dự, bất ổn, chập chờn không có điểm kết của “các khủng khoảng về quyền lực”, một cảnh trớ trêu không dứt của trò bộ trưởng nhảy cóc, chia tách từ cánh Tả và cánh Hữu.

Tuy nhiên, khẩu hiệu “Hãy trao quyền lực cho các Xô Viết” rất thông thường, nếu không phải là trong hầu hết mọi trường hợp, dẫn đến một cách hiểu khá sai lệch rằng đó là một “nội các của các đảng phái của đại bộ phận Xô Viết”. Chúng tôi muốn đề cập chi tiết hơn về cách hiểu rất sai lầm này.

Một “Nội các của các đảng phái của đại bộ phận Xô Viết” nghĩa là một sự thay đổi về các cá nhân bộ trưởng, với toàn bộ cơ chế chính phủ cũ vẫn nguyên vẹn – một cơ cấu tổ chức rõ ràng phi dân chủ và quan liêu, không thể tiến hành những cải tổ mạnh mẽ, ngay cả những cải tổ trong các chương trình của những người Cách Mạng Xã Hội và Menshevik.

“Trao quyền lực cho Xô Viết” nghĩa là làm lại từ cội rễ toàn bộ cơ cấu tổ chức nhà nước cũ, cái cơ cấu tổ chức quan liêu đó đã cản trở mọi sự dân chủ. Có nghĩa là bãi bỏ cái cơ cấu tổ chức đó và thay thế nó bằng một cơ cấu tổ chức mới, một cơ cấu tổ chức phổ thông, tức một cơ cấu tổ chức thật sự dân chủ của các Xô Viết, tức đại bộ phận quần chúng được tổ chức và vũ trang – những người nông dân, người lính và nông dân. Có nghĩa là cho phép sự độc lập và chủ động của đại bộ phận quần chúng không chỉ trong việc bầu các đại diện mà cả trong quản lý hành chính, trong việc thực hiện cải cách và nhiều thay đổi khác.

Để làm rõ và dễ hiểu hơn sự khác biệt này, ta nên nhắc lại một thừa nhận đáng giá được đưa ra trước đây một thời gian bởi tờ báo của đảng cầm quyền Cách Mạng Xã Hội, Dyelo Naroda. Bài báo viết rằng thậm chí trong những bộ ngành được trao vào tay những bộ trưởng thuộc đảng xã hội (điều này được viết ra trong thời liên kết khét tiếng với Cadets, khi một số đảng viên Mensheviks và Cách Mạng Xã Hội làm bộ trưởng), toàn bộ guồng máy hành chính vẫn không đổi và cản trở công việc.

Điều này hoàn toàn hiểu được. Toàn bộ lịch sử của các quốc gia tư sản lập pháp, và cũng thế với một mức độ đáng kể, các quốc gia lập hiến, cho thấy rằng việc thay đổi bộ trưởng chẳng có ý nghĩa gì mấy, bởi vì công việc hành chính thật nằm trong tay của một đoàn quân vĩ đại của các quan chức hành chánh. Nhưng đoàn quân này là hoàn toàn phi dân chủ, được nối bằng hàng nghìn và hàng triệu sợi chỉ với các điền chủ và tư sản và hoàn toàn lệ thuộc vào điền chủ và tư sản. Đoàn quân này bị bao bọc bởi một bầu khí quyển của liên hệ tư sản, và chỉ hít thở bầu khí quyển này và không gì khác. Đoàn quân này quen thói cũ của nó, cứng ngắc, trì trệ, và bất lực để có thể thoát khỏi bầu khí quyển này. Nó chỉ có thể suy nghĩ, cảm giác, và hành động trong cung cách cũ. Đoàn quân này bi trói buộc bằng nô lệ cho cấp bậc, bằng vài quyền lợi của công chức; hàng cao cấp của đoàn quân này, qua cổ phiếu và ngân hàng, hoàn toàn bị vốn tư bản nô lệ hóa và, một mức độ nào đó, là đại diện và là cổ xe của quyền lợi và ảnh hưởng của vốn tư bản.

Ảo tưởng lớn nhất, sự tự lừa dối lớn nhất, và là lừa dối nhân dân, là cố gắng dùng guồng máy này để thực hiện những cải cách như là xóa bỏ các đại đồn điền mà không đền bù, hay độc quyền lúa gạo, v.v… Guồng máy này có thể phục vụ một cộng hòa tư sản, tạo một nền cộng hòa trong hình thể của một “chế độ quân chủ không vua”, như là Đệ Tam Cộng Hòa của Pháp, nhưng nó tuyệt đối không thể thực hiện cải cách chỉ nhằm rút bớt hay hạn chế nghiêm trọng các quyền tư bản, các quyền của “tài sản cá nhân thiêng liêng”, nói chi xóa bỏ các quyền đó. Chính vì vậy mà tại sao luôn luôn xảy ra, dưới mọi kiểu nội các “liên minh” có “đảng viên xã hội”, những đảng viên xã hội này, kể cả khi có người rất thành thật, thực sự trở thành một vật trang trí vô ích hay một tấm bình phong cho chính phủ tư sản, một loại cây thu lôi để chuyển hướng sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ, một khí cụ để chính phủ lừa dối nhân dân. Đó là trường hợp của Louis Blanc năm 1848, và hàng tá lần khác ở Anh và Pháp, khi các đảng viên xã hội tham dự nội các. Đây cũng là trường hợp của Chernovs và Tseretelis năm 1917. Sự việc đã là vậy và sẽ như vậy ngày nào hệ thống tư sản hiện hữu và ngày nào guồng máy thư lại tư sản cũ còn nguyên vẹn.

Các Xô Viết của các Đại Diện Công Binh và Nông đặc biệt có giá trị vì họ đại diện một loại guồng máy quốc gia mới, cực kỳ cao hơn, và dân chủ vô song. Nhưng người Cách Mạng Xã Hội và Mensheviks đã làm mọi thứ, mọi đều có thể và không thể, để biến các Xô Viết (đặc biệt là Xô Viết Petrograd và Xô Viết Toàn Nga, tức là Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương) thành các cửa tiệm bàn kháo vô ích mà, dưới giả dạng “kiểm soát”, chỉ thông qua các nghị quyết vô ích và các đề nghị mà chính phủ dẹp lên kệ với nụ cười lịch sự và tử tế nhất. Tuy nhiên, “Luồng gió mới” của vụ Kornilov, hứa hẹn một trận bão thật, cũng đủ cho mọi thứ mốc meo trong Xô Viết bay đi một chốc và, nhờ chủ động của những người cách mạng, đã bắt đầu thể hiện chính nó như là một cái gì huy hoàng, quyền lực và bất khả bại.

Hãy để những kẻ hoài nghi học từ bài học này của lịch sử. Hãy dể những người nói rằng “Chúng ta chẳng có guồng máy nào để thay thế cái cũ, một guồng máy nhất định hướng về việc bảo vệ giai cấp tư sản” xấu hổ cho chính họ. Bởi vì guồng máy này có hiện hữu. Đó chính là các Xô Viết. Đừng lo sợ về chủ động và độc lập của nhân dân. Hãy đặt lòng tin vào các tổ chức cách mạng của nhân dân, và các bạn sẽ thấy trong tất cả mọi lãnh vực của hoạt động quốc gia một sức mạnh, huy hoàng, tính bất khả bại của nhân công và nông dân biểu hiện trong đoàn kết và sự giận dữ của họ đối với Kornilov.

Thiếu lòng tin vào nhân dân, sợ sự chủ động và độc lập của nhân dân, run sợ trước năng lực cách mạng của nhân dân thay vì ủng hộ toàn vẹn và hết lòng, đây chính là chỗ mà các lãnh đạo Cách Mạng Xã Hội mà Menshevik đã phạm tội lớn nhất. Đây là nơi mà chúng ta có thể thấy một trong những gốc rễ của sự thiếu kiên quyết, và sự lắc lư của họ, các cố gắng bất tận và hoài công vô tận của họ để đổ rượu mới vào các bình cũ của guồng máy thư lại cũ.

Hãy xem lịch sử của việc dân chủ hóa quân đội trong cuộc cách mạng Nga năm 1917, lịch sử của Bộ Chernov, của “triều đại” Palchinsky, và sự từ chức của Peshkhonov – các bạn sẽ thấy những điều chúng ta nói ở trên hiện ra trong mỗi bước. Bởi vì không có lòng tin hoàn toàn vào các tổ chức của binh sĩ và không tuân thủ tuyệt đối vào nguyên tắc binh sĩ bầu chọn sĩ quan chỉ huy họ, những người Kornilovs, Kaledins và các sĩ quan chống cách mạng trở thành lãnh đạo quân đội. Đây là một sự thật. Nếu không cố tình nhắm mắt người ta không thể không thấy là sau vụ Kornilov chính phủ Kerensky để lại mọi thứ như là trước đó, thật ra họ còn đưa vụ Kornilov trở lại. Sự bổ nhiệm Alexeyev, “hòa bình” với người Klembovskys, Gagarins, Bagrations và những người Kornilov khác, và cách cư xử khoan hồng với Kornilov và Kaledin, tất cả chứng minh rất rõ là Kerensky thực sự đang mang vụ Kornilov trở lại.

Không có con đường giữa. Đây là điều đã được kinh nghiệm cho thấy. Hoặc là tất cả quyền lực vào tay các Xô Viết và quân đội hoàn toàn dân chủ, hoặc là một vụ Kornilov khác xảy ra.

Và lịch sử của Bộ Chernov thì sao? Phải chăng nó minh chứng rằng mỗi bước dù nghiêm chỉnh nhiều hay ít tiến về hướng thỏa mãn nhu cầu của nông dân, mỗi bước biểu lộ lòng tin vào các tổ chức quần chúng và hành động của họ, khơi cho họ một kích thích rất lớn? Nhưng Chernov lại tốn 4 tháng “trả giá” với các Cadets và thư lại, những người dùng mưu mẹo và các chậm trễ vô tận cuối cùng đã buộc được ông ta từ chức mà chẳng đạt được gì. Vì trong 4 tháng đó các chủ đất và tư bản “thắng cuộc chơi” – họ giữ được các đại đồn điền, làm chậm trể triệu tập Quốc Hội Lập Hiến, và ngay cả bắt đầu một số đàn áp đối với các ủy ban ruộng đất.

Không có con đường giữa. Điều này đã được kinh nghiệm cho thấy. Hoặc là toàn quyền lực vào tay các Xô Viết trung ương và địa phương, và tất cả đất đai được chia cho nông dân ngay lập tức, chờ quyết định của Quốc Hội Lập Hiến, hoặc là các điền chủ và tư bản chận mỗi bước đi, tái lập quyền lực điền chủ, đẩy nông dân đến giận dữ và đưa mọi việc đến cuộc nổi loạn bạo động của nông dân.

Điều tương tự xảy ra khi tư bản (với sự giúp đỡ của Palchinsky) đập nát các cố gắng để kiểm tra sản xuất, khi thương gia chống độc quyền lúa gạo và phá bỏ hệ thống phân chia dân chủ và có quy chế để phát lúa gạo và các loại thực phẩm khác mà Peshekhonov khởi sự.

Điều cần thiết cho nước Nga không phải là sáng tạo “cái cách mới”, không phải làm “kế hoạch” cho các thay đổi “toàn bộ”. Không có gì cả. Đó chính là tình trạng được mô tả, cố tình mô tả sai lạc – bởi tư bản, Potresovs, Plekhanovs, những người la hét chống “sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội” và chống “chuyên chính vô sản”. Tình trạng của nước Nga là các gánh nặng và khó khăn chưa từng có do chiến tranh; cơ nguy vô song và rất thật về kinh tế suy sụp và nạn đói đòi giải pháp, không những chỉ cho thấy, nhưng còn thuyết phục là cải cách và các thay đổi khác là tuyệt đối cần thiết. Những thay đổi này phải là độc quyền lúa gạo, kiếm soát sản xuất và phân phát, giới hạn in thêm tiền giấy, sự trao đổi công bình giữa lúa gạo và tài sản công nghệ, v.v…

Mọi người đều thấy các giải pháp loại này và hướng này là không thể tránh được, và tại nhiều nơi các giải pháp này đã được bắt đầu từ mọi phía. Chúng đã được khởi sự, nhưng đã và đang bị ngăn chận mọi nơi do sự chống đối của địa chủ và tư bản, do chính phủ Kerensky đưa lên (một chính phủ Bonaparte và tư sản trắng trợn trong thực tế), với guồng máy thư lại cũ, và qua áp lực trực tiếp và gián tiếp của vốn tài chính của Nga và “Đồng Minh”.

Trước đây không lâu, Prilezhayev, than vãn về sự từ chức của Peshekhonov và sư sụp đổ của ấn định giá cả và độc quyền lúa gạo, viết trên Dyelo Naroda (số 147):

“Can đảm và quyết tâm là điều các chính phủ của chúng ta của đủ mọi thành phần đã thiếu… Nhưng người dân chủ cách mạng không thể đợi, họ phải chủ động, và can thiệp vào khủng hoảng kinh tế với một phương pháp có kế hoạch… Nếu cần ở đâu, thì chính nơi đây cần một chính phủ quyết tâm.”

Khỏi cần phải nói. Đó là các lời nói vàng. Vấn đề là tác giả quên câu hỏi về một con đường mạnh mẽ, về can đảm và quyết tâm, không phải là vấn đề cá nhân, mà là câu hỏi giai cấp nào có can đảm và quyết tâm đó. Giai cấp duy nhất có khả năng là giai cấp vô sản. Một chính phủ can đảm và quyết tâm lái con đường vững chắc thì không gì khác hơn là chuyên chính của vô sản và của nông dân nghèo. Tôi, Prolezhayev, mê muội mong chờ chuyên chính này.

Chuyên chính như vậy có nghĩa lý gì trong thực tế? Nó chẳng có nghĩa gì khác hơn là sự chống đối của những người Kornilov sẽ bị bẻ gãy và sự dân chủ hóa quân đội được tái lập và hoàn tất. Hai ngày sau khi được thành lập 90 phần trăm của quân đội sẽ là những người ủng hộ chuyên chính này mạnh nhất. Làm thế nào mà người tỉnh táo nào lại có thể nghi ngờ việc nông dân ủng hộ chế độ chuyên chính này? Điều Peshekhonov đã hứa (“sự chống đối của tư bản đã được bẻ gãy” là lời Peshekhonov nói trước Đại Hội Sô Viết), nền chuyên chính này sẽ đưa vào thực hành, biến thành hiện thực. Cùng lúc đó các tổ chức dân chủ về phân phát và kiểm soát thực phẩm, v.v.. đã bắt đầu hình thành sẽ không cách nào bị xóa bỏ. Ngược lại, chúng sẽ được ủng hộ và phát triển, và tất cả trở ngại trên đường làm việc của chúng sẽ được dời bỏ.

Chỉ chuyên chính của giai cấp vô sản và nông dân nghèo có khả năng phá tan sự kháng cự của tư bản, có khả năng thể hiện sự dũng cảm siêu việt và kiên định trong việc sử dụng quyền lực, và có khả năng bảo đảm cho sự ủng hộ một cách hào hứng, không vị kỷ và thực sự anh hùng của số đông cả trong quân đội và ở giữa những người nông dân.

Trao quyền lực cho các Xô Viết, đây là con đường duy nhất để các tiến bộ tương lai được tuần tự, hòa bình và trôi chảy, tiếp tục các bước song hành hoàn hảo với nhận thức chính trị và quyết tâm của đại bộ phận nhân dân và với kinh nghiệm riêng của nhân dân. Trao quyền lực cho các Xô Viết nghĩa là chuyển giao hoàn toàn việc quản lý hành chính và kiểm soát kinh tế của đất nước vào tay những người công nhân và nông dân, cho những người mà không ai dám chống lại và những người mà, qua thực tế, qua kinh nghiệm của chính mình, sẽ nhanh chóng học được cách chia sẻ đất đai, sản xuất và thóc gạo một cách đúng đắn.

Power to the Soviets

The key question of every revolution is undoubtedly the question of state power. Which class holds power decides everything. When Dyelo Naroda, the paper of the chief governing party in Russia, recently complained (No. 147) that, owing to the controversies over power, both the question of the Constituent Assembly and that of bread are being forgotten, the Socialist-Revolutionaries should have been answered, “Blame yourselves. For it is the wavering and indecision of your party that are mostly to blame for ‘ministerial leapfrog’, the interminable postponements of the Constituent Assembly, and the undermining by the capitalists of the planned and agreed measures of a grain monopoly and of providing the country with bread.”

The question of power cannot be evaded or brushed aside, because it is the key question determining everything in a revolution’s development, and in its foreign and domestic policies. It is an undisputed fact that our revolution has “wasted” six months in wavering over the system of power; it is a fact resulting from the wavering policy of the Socialist-Revolutionaries and Mensheviks. In the long run, these parties’ wavering policy was determined by the class position of the petty bourgeoisie, by their economic instability in the struggle between capital and labour.

The whole issue at present is whether the petty-bourgeois democrats have learned anything during these great, exceptionally eventful six months. If not, then the revolution is lost, and only a victorious uprising of the proletariat can save it. If they have learned something, the establishment of a stable, unwavering power must be begun immediately.
Only if power is based, obviously and unconditionally, on a majority of the population can it be stable during a popular revolution, i.e., a revolution which rouses the people, the majority of the workers and peasants, to action. Up to now state power in Russia has virtually remained in the hands of the bourgeoisie, who are compelled to make only particular concessions (only to begin withdrawing them the following day), to hand out promises (only to fail to carry them out), to search for all sorts of excuses to cover their domination (only to fool the people by a show of “honest coalition”), etc., etc. In words it claims to be a popular, democratic, revolutionary government, but in deeds it is an anti-popular, undemocratic, counter-revolutionary, bourgeois government. This is the contradiction which has existed so far and which has been a source of the complete instability and inconsistency of power, of that “ministerial leapfrog” in which the S.R.s and Mensheviks have been engaged with such unfortunate (for the people) enthusiasm.

In early June 1917 I told the All-Russia Congress of Soviets[*] that either the Soviets would be dispersed and die an inglorious death, or all power must be transferred to them. The events of July and August very convincingly bore out these words. No matter what lies the lackeys of the bourgeoisie — Potresov, Plekhanov and others, who designate as “broadening the base” of power its virtual transfer to a tiny minority of the people, to the bourgeoisie, the exploiters — may resort to, only the power of the Soviets can be stable, obviously based on a majority of the people.

Only Soviet power could be stable and not be overthrown even in the stormiest moments of the stormiest revolution. Only this power could assure a continuous and broad development of the revolution, a peaceful struggle of parties within the Soviets. Until this power is created, there will inevitably be indecision, instability, vacillation, endless “crises of power”, a constant farce of ministerial leapfrog, outbreaks on the Right and on the Left.

The slogan, “Power to the Soviets”, however, is very often, if not in most cases, taken quite incorrectly to mean a “Cabinet of the parties of the Soviet majority”. We would like to go into more detail on this very false notion.

A “Cabinet of the parties of the Soviet majority” means a change of individual ministers, with the entire old government apparatus left intact — a thoroughly bureaucratic and thoroughly undemocratic apparatus incapable of carrying-out serious reforms, such as are contained even in the S.R. and Menshevik programmes.

“Power to the Soviets” means radically reshaping the entire old state apparatus, that bureaucratic apparatus which hampers everything democratic. It means removing this apparatus and substituting for it a new, popular one, i.e., a truly democratic apparatus of Soviets, i.e., the organized and armed majority of the people — the workers, soldiers and peasants. It means allowing the majority of the people initiative and independence not only in the election of deputies, but also in state administration, in effecting reforms and various other changes.

To make this difference clearer and more comprehensible, it is worth recalling a valuable admission made some time ago by the paper of the governing party of the S.R.s, Dyelo Naroda. It wrote that even in those ministries which were in the hands of socialist Ministers (this was written during the notorious coalition with the Cadets, when some Mensheviks and S.R.s were ministers), the entire administrative apparatus had remained unchanged, and hampered work.

This is quite understandable. The entire history of the bourgeois-parliamentary, and also, to a considerable extent, of the bourgeois-constitutional, countries shows that a change of ministers means very little, for the real work of administration is in the hands of an enormous army of officials. This army, however, is undemocratic through and through, it is connected by thousands and millions of threads with the landowners and the bourgeoisie and is completely dependent on them. This army is surrounded by an atmosphere of bourgeois relations, and breathes nothing but this atmosphere. It is set in its ways, petrified, stagnant, and is powerless to break free of this atmosphere. It can only think, feel, or act in the old way. This army is bound by servility to rank, by certain privileges of “Civil” Service; the upper ranks of this army are, through the medium of shares and banks, entirely enslaved by finance capital, being to a certain extent its agent and a vehicle of its interests and influence.

It is the greatest delusion, the greatest self-deception, and a deception of the people, to attempt, by means of this state apparatus, to carry out such reforms as the abolition of landed estates without compensation, or the grain monopoly, etc. This apparatus can serve a republican bourgeoisie, creating a republic in the shape of a “monarchy without a monarch”, like the French Third Republic, but it is absolutely incapable of carrying out reforms which would even seriously curtail or limit the rights of capital, the rights of “sacred private property”, much less abolish those rights. That is why it always happens, under all sorts of “coalition” Cabinets that include “socialists”, that these socialists, even when individuals among them are perfectly honest, in reality turn out to be either a useless ornament of or a screen for the bourgeois government, a sort of lightning conductor to divert the people’s indignation from the government, a tool for the government to deceive the people. This was the case with Louis Blanc in 1848, and dozens of times in Britain and France, when socialists participated in Cabinets. This is also the case with the Chernovs and Tseretelis in 1917. So it has been and so it will be as long as the bourgeois system exists and as long as the old bourgeois, bureaucratic state apparatus remains intact.

The Soviets of Workers’, Soldiers’ and Peasants’ Deputies are particularly valuable because they represent a new type of state apparatus, which is immeasurably higher, incomparably more democratic. The S.R.s and Mensheviks have done everything, the possible and the impossible, to turn the Soviets (particularly the Petrograd Soviet and the All Russia Soviet, i.e., the Central Executive Committee) into useless talking shops which, under the guise of “control”, merely adopted useless resolutions and suggestions which the government shelved with the most polite and kindly smile. The “fresh breeze” of the Kornilov affair, however, which promised a real storm, was enough for all that was musty in the Soviet to blow away for a while, and for the initiative of the revolutionary people to begin expressing itself as something majestic, powerful and invincible.

Let all sceptics learn from this example from history. Let those who say: “We have no apparatus to replace the old one, which inevitably gravitates towards the defence of the bourgeoisie,” be ashamed of themselves. For this apparatus exists. It is the Soviets. Don’t be afraid of the people’s initiative and independence. Put your faith in their revolutionary organisations, and you will see in allrealms of state affairs the same strength, majesty and in vincibility of the workers and peasants as were displayed in their unity and their fury against Kornilov.

Lack of faith in the people, fear of their initiative and independence, trepidation before their revolutionary energy instead of all-round and unqualified support for it — this is where the S.R. and Menshevik leaders have sinned most of all. This is where we find one of the deepest roots of their indecision, their vacillation, their infinite and infinitely fruitless attempts to pour new wine into the old bottles of the old, bureaucratic state apparatus.

Take the history of the democratisation of the army in the 1917 Russian revolution, the history of the Chernov Ministry, of Palchinsky’s “reign”, and of Peshekhonov’s resignation — you will find what we have said above strikingly borne out at every step. Because there was no full confidence in the elected soldiers’ organisations and no absolute observance of the principle of soldiers electing their commanding officers, the Kornilovs, Kaledins and counter-revolutionary officers came to be at the head of the army. This is a fact. Without deliberately closing one’s eyes, one cannot fail to see thatafter the Kornilov affair Kerensky’s government is leaving everything as before, that in fact it is bringing back the Kornilov affair. The appointment of Alexeyev, the “peace” with the Klembovskys, Gagarins, Bagrations and other Kornilov men, and leniency in the treatment of Kornilov and Kaledin all very clearly prove that Kerensky is in fact bringing back the Kornilov affair.

There is no middle course. This has been shown by experience. Either all power goes to the Soviets and the army is made fully democratic, or another Kornilov affair occurs.

And what about the history of the Chernov Ministry? Didn’t it prove that every more or less serious step towards actually satisfying the peasants’ needs, every step showing confidence in the peasants and in their mass organisations and actions, evoked very great enthusiasm among them? Chernov, however, had to spend almost four months “haggling” with the Cadets and bureaucrats, who by endless delays and intrigues finally forced him to resign without having accomplished anything. For and during these four months the landowners and capitalists “won the game” — they saved the landed estates, delayed the convocation of the Constituent Assembly, and even started a number of repressions against the land committees.

There is no middle course. This has been shown by experience. Either all power goes to the Soviets both centrally and locally, and all land is given to the peasants immediately, pending the Constituent Assembly’s decision, or the landowners and capitalists obstruct every step, restore the landowners’ power, drive the peasants into a rage and carry things to an exceedingly violent peasant revolt.

The same thing happened when the capitalists (with the aid of Palchinsky) crushed every more or less serious attempt to supervise production, when the merchants thwarted the grain monopoly and broke up the regulated democratie distribution of grain and other foodstuffs just begun by Peshekhonov.

What is now necessary in Russia is not to invent “new reforms”, not to make “plans” for “comprehensive” changes. Nothing of the kind. This is how the situation is depicted — deliberately depicted in a false light — by the capitalists, the Potresovs, the Plekhanovs, who shout against “introducing socialism” and against the “dictatorship of the proletariat”. The situation in Russia in fact is such that the unprecedented burdens and hardships of the war, the unparalleled and very real danger of economic dislocation and famine have of themselves suggested the way out, have of themselves not only pointed out, but advanced reforms and other changes as absolutely necessary. These changes must be the grain monopoly, control over production and distribution, restriction of the issue of paper money, a fair exchange of grain for manufactured goods, etc.

Everyone recognises measures of this kind and in this direction as inevitable, and in many places they have al ready been launched from the most diverse sides. They have already been launched, but they have been and are being obstructed everywhere by the resistance of the landowners and the capitalists, which is being put up through the Kerensky government (an utterly bourgeois and Bonapartist government in reality ), through the old bureaucratic state apparatus, and through the direct and indirect pressure of Russian and “Allied” finance capital.

Not so long ago I. Prilezhayev, lamenting the resignation of Peshekhonov and the collapse of the fixed prices and the grain monopoly, wrote in Dyelo Naroda (No. 147):
“Courage and resolve are what our governments of all compositions have lacked. . . . The revolutionary democrats must not wait; they must themselves show initiative, and intervene in the economic chaos in a planned way. . . . If anywhere, it is here that a firm course and a determined government are necessary.”

That goes without saying. Words of gold. The only trouble is that the author forgot that the question of the firm course to take, of courage and resolve, is not a personal matter, but a question of whichclass is capable of manifesting courage and resolve. The only class capable of this is the proletariat. A courageous and resolute government steering a firm course is nothing but the dictatorship of the proletariat and the poor peasants. I. Prilezhayev unwittingly longs for this dictatorship.

What would such a dictatorship mean in practice? It would mean nothing but the fact that the resistance of the Kornilov men would be broken and the democratisation of the army restored and completed. Two days after its creation ninety-nine per cent of the arrny would be enthusiastic supporters of this dictatorship. This dictatorship would give land to the peasants and full power to the local peasant committees. How can anyone in his right senses doubt that the peasants would support this dictatorship? What Peshekhonov only promised (“the resistance of the capitalists has been broken” was what Peshekhonov actually said in his famous speech before the Congress of Soviets), this dictatorship would put into effect, would translate into reality. At the same time the democratic organisations of food supply, control, etc., that have already begun to form would in no way be eliminated. They would, on the contrary, be supported and developed, and all obstacles in the way of their work would be removed.

Only the dictatorship of the proletariat and the poor peasants is capable of smashing the resistance of the capitalists, of displaying truly supreme courage and determination in the exercise of power, and of securing the enthusiastic, selfless and truly heroic support of the masses both in the army and among the peasants.

Power to the Soviets — this is the only way to make further progress gradual, peaceful and smooth, keeping perfect pace with the political awareness and resolve of the majority of the people and with their own experience. Power to the Soviets means the complete transfer of the country’s administration and economic control into the hands of the workers and peasants, to whom nobodywould dare offer resistance and who, through practice, through their own experience, would soon learn how to distribute the land, products and grain properly

Quỳnh Linh dịch và giới thiệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét