Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Báo cáo đặc biệt của Mỹ về tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông

Bản báo cáo của của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (NBR) của Mỹ phân tích, đánh giá những rủi ro ở vùng Biển Đông, biển Hoa Đông và Vịnh Thái Lan; các xu hướng gần đây tại các vùng biển tranh chấp - bao gồm cả tích cực và tiêu cực; các rào cản và cơ hội để thúc đẩy hợp tác. Cuối cùng, báo cáo đề xuất một loạt các kiến nghị chính sách cho các bên liên quan. Bản báo cáo được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực này.

LỜI MỞ ĐẦU

Những tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực Đông và Đông Nam Á là những mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất đối với nền an ninh và lợi ích kinh tế của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Các tuyến giao thông lớn trên biển, đặc biệt là Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự lưu thông tự do của thương mại và hàng hóa. Đồng thời, các vùng biển này này cũng chứa đựng trong nó những tài nguyên sinh vật và phi sinh vật để góp phần duy trì nền kinh tế và dân số của các quốc gia yêu sách cũng như các quốc gia sử dụng các nguồn tài nguyên đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ cho phép khoan, đào, khai thác sâu dưới nước, giờ đây tiềm năng tài nguyên của khu vực lại càng lớn. Tuy nhiên, những yêu sách chồng lấn về quyền tài phán và những nỗ lực của các quốc gia nhằm khẳng định vị trí của mình đã gây cản trở cho mọi hoạt động, từ các hoạt động thăm dò cho đến việc khai thác các tài nguyên vốn có. Do tính phức tạp của các yếu tố chính trị, lịch sử, pháp lý, kinh tế trong nước có liên quan, cho đến nay các quốc gia yêu sách vẫn chưa đi đến được một giải pháp cho những tranh chấp này. Thậm chí vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn do áp lực ngày càng tăng về việc phát triển nguồn năng lượng trong khu vực khi mà yêu cầu của thế giới ngày càng cao.

Những nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp đã được thực hiện hàng thập kỷ nay, cả ở các cấp chính thức lẫn cấp Kênh II, kết quả chúng mang lại là những thỏa thuận nhằm gác xung đột chủ quyền sang một bên và cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên theo các hiệp định tạm thời – một phương pháp được ưu tiên để xây dựng lòng tin và hướng về phía trước. Một số hiệp định song phương ở Vịnh Thái Lan đã cho phép các dự án phát triển tài nguyên đã được triển khai. Các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông năm 2002 (DoC), cũng đã góp phần kiềm chế các căng thẳng, mặc dù không có cơ chế triển khai chính thức. Tuy nhiên các dàn xếp hiện hành cũng có những hạn chế của nó, thậm chí một vài dàn xếp đã bị trì hoãn một cách vô thời hạn.

Do đó căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang và thường xuyên trở thành tâm điểm thời sự, đặc biệt là giữa các quốc gia yêu sách ở Biển Đông. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có lẽ là nóng nhất trong khu vực này và nổi bật bởi hàng loạt các vụ việc xảy ra trong những năm gần đây. Những vụ việc liên quan đến các quốc gia yêu sách khác về vấn đề Trường Sa, cũng như về việc xây dựng các trạm quân sự trên các bãi và đảo san hô ở Biển Đông đã khiến cho căng thẳng đến nay vẫn tiếp diễn và có tính nghiêm trọng, đồng thời trở thành động lực cho các chương trình hiện đại hóa quân sự trong khu vực. Hệ quả là, rất ít khả năng để những quốc gia này giải quyết các bất đồng trong tương lai gần.

Nhận thức được rằng, có lẽ là trong hàng thập kỷ tới các quốc gia vẫn khó có thể đi đến được các giải pháp cho những tranh chấp quyền tài phán trên biển trong khu vực, nhưng cũng nhận thức được tầm quan trọng của các vùng biển tranh chấp đối với thương mại và tài nguyên; do đó Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (NBR) đã nghiên cứu về những tranh chấp này và tác động của chúng, để từ đó đưa ra những cách nhìn mới về cách thức quản lý những xung đột trên trước khi có được một giải pháp về chính trị. Để làm việc này, NBR đã tập hợp một đội ngũ gồm các chuyên gia quốc tế để thực hiện một dự án ba năm có tên là “Maritime Energy Resources in Aisa: Opportunities for Joint Development” [Tài nguyên Năng lượng Biển ở Châu Á: Cơ hội cho sự Phát triển Chung] (MERA) để phân tích các diễn biến gần đây trong khu vực và cung cấp những phân tích và các lựa chọn thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách nhằm góp phần cải thiện các tranh chấp.

Dự án này được hỗ trợ bởi Sáng kiến An ninh Châu Á thuộc Quỹ John D. Và Catherine T. MacArthur và được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu trưởng là Tiến Sĩ Cliv Schofield (Trung tâm của Úc về Tài nguyên và An ninh Đại dương, Đại học Wollongong, Úc). Báo cáo này được tổng hợp từ những kết luận và quan điểm chính của đội ngũ các học giả của dự án cũng như kết hợp ý kiến chuyên môn và phân tích của nghiên cứu trưởng, các cố vấn cấp cao, và nhân viên của NBR, những người đã tham dự hội thảo kéo dài ba ngày vào tháng 5/2011 để dự thảo báo cáo này. Mục đích của báo cáo là để tóm tắt và tập trung vào các khía cạnh liên quan đến chính sách của dự án MERA mà không bị hạn chế bởi các chính sách quốc gia hay các đòi hỏi về chủ quyền.

Tôi muốn bày tỏ sự cảm kích đối với các tác giả của bản báo cáo này vì thời gian và cống hiến mà họ đã dành ra, cũng như sự ủng hộ của họ đối với dự án MERA trong tất cả các giai đoạn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quỹ MacArthur vì sự ủng hộ hào phóng về mặt tài chính, mà nếu không có nó thì dự án này đã không thể thực hiện được.

Tim Cook, Giám đốc Dự án, Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á

CLIVE SCHOFIELD là Giáo sư và Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm của Úc về Tài nguyên và An ninh Đại dương (ANCORS), Đại học Wollongong, Úc. Hiện ông là Ủy viên giám đốc của Hội đồng Nghiên cứu Úc và là nghiên cứu trưởng của dự án “Tài nguyên Năng lượng Biển ở Châu Á: Cơ hội cho sự Phát triển Chung” của NBR. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ < clives@uoww.edu.au>.

IAN TOWNSEND-GAULT là Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý Châu Á, Khoa Luật, Đại học British Columbia. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ <itgault@law.ubc.ca>

HASJIM DJALAL là thành viên Hội đồng Biển Indonesia; Cố vấn Cấp cao của Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp, Bộ trưởng Bộ Giao thông, và Trưởng Tham mưu Hải quân Indonesia; và là thành viên của Nhóm Chuyên gia Pháp lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ < hdh@cbn.net.id>.

IAN STOREY là Ủy viên giám đốc của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là Biên tập viên của tạp chí Contemporary Southeast Asia. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ <ijstorey@edu.sg>.

MEREDITH MILLER là Phó Chủ nhiệm Các vấn đề Thương mại, Kinh tế, và Năng lượng ở Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á. Có thể liên lạc với bà qua địa chỉ < mmiller@nbr.org>.

TIM COOK là Giám đốc Cao cấp của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ tcook@nbr.org

TÓM TẮT

Báo cáo này phân tích các kết luận từ dự án ba năm về “Tài nguyên Năng lượng Biển ở Châu Á: Cơ hội cho sự Phát triển Chung” của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á, trong đó đánh giá các tranh chấp quyền tài phán trên biển và các cơ hội hợp tác ở Đông và Đông Nam Á.

NHỮNG KÉT LUẬN CHÍNH

Những tranh chấp lâu năm về các yêu sách quyền tài phán trên biển ở Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan đe dọa sự ổn định và thịnh vượng lâu dài của các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đa phương trong những thập kỷ gần đây cùng với các thể chế pháp lý quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển, nhưng căng thẳng giữa các quốc gia yêu sách và các quốc gia sử dụng vẫn cao. Các quốc gia yêu sách vẫn chưa đi đến được một giải pháp cho những tranh chấp này do tính phức tạp của các yếu tố chính trị, lịch sử, pháp lý, kinh tế trong nước có liên quan và áp lực cần phải phát triển các nguồn năng lượng trong khu vực tranh chấp. Những mối quan ngại về quyền tiếp cận tài nguyên, cùng với việc các quốc gia yêu sách đã không thực thi được các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) để xoa dịu căng thẳng, đã cho thấy rằng một giải pháp chính trị khó có thể đạt được trong ngắn hạn. Ngay cả khi không có một thỏa thuận dài hạn, thì các quốc gia yêu sách vẫn cần phải có những hành động phối hợp tạm thời để xoa dịu căng thẳng, tăng cường hợp tác và lòng tin, cũng như duy trì cương vị quản lý đối với môi trường và tài nguyên biển.

Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ

+ Các quốc gia có thể quản lý tốt hơn những căng thẳng hiện tại bằng cách thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin, bao gồm cả các biện pháp được liệt kê trong Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DoC). Những biện pháp này có thể bao gồm những việc như sử dụng các đường dây nóng, thông báo trước về việc tập trận quân sự, tìm kiếm và cứu nạn chung, hợp tác về phòng, chống các mối đe dọa xuyên quốc gia, các quy định về ứng xử khi đụng độ trên biển cả, và tăng cường minh bạch về quân sự.


+ Bất kể hạn chế trong việc thực thi DoC, Trung Quốc và các nước ASEAN cần phải bắt đầu đàm phán để về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông để chính thức hóa các biện pháp xây dựng lòng tin và hạn chế những hành động gây mất ổn định.

+Việc quản lý tạm thời nhiều tranh chấp lãnh thổ và trên biển có liên kết với nhau ở Châu Á là cách tốt nhất để đảm bảo quyền tự do hàng hải và sự lưu thông tự do của thương mại, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những dàn xếp này sẽ không phương hại tới các yêu sách trên biển của các quốc gia trong thời gian ngắn.


Không gian biển nửa kín của Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan là nơi chứa đựng các tuyến giao thông trên biển (SLOC) có giá trị vô cùng quan trọng không chỉ với các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á mà còn với thương mại toàn cầu. Hơn nữa những vùng biển này còn chứa một môi trường biển vô cùng đa dạng về sinh học, có giá trị lớn với ngành đánh cá, và do đó nó duy trì được sự sống của hàng trăm triệu người. Thêm vào đó, từ lâu đã có những dự đoán rằng những khu vực này chứa đựng trữ lượng dồi dào các nguồn năng lượng đáy biển – một tiềm năng có sức hấp dẫn vô cùng lớn trong một thời đại mà mối lo ngại về an ninh năng lượng ngày càng gia tăng. Tuy các nguồn trữ lượng năng lượng dưới đáy biển đã được phát hiện và đang trong quá trình được phát triển trong khu vực Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan, nhưng tiềm năng thực sự của những khu vực này vẫn chưa được làm sáng tỏ và cũng chưa thể hiện thực hóa do các tranh chấp về quyền tài phán lãnh thổ và trên biển vẫn là những đặc tính cố hữu của những vùng biển này. Thực tế là những không gian biển này đã được định hình bởi nhiều tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo, đảo đá, bãi đá ngầm có diện tích nhỏ và cách xa bờ cùng với những yêu sách chồng chéo và không phải lúc nào cũng rõ ràng về quyền tài phán.

Những tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán trên biển ở Đông và Đông Nam Á là những điểm nóng có nguy cơ trở thành mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh, và cùng với nó là thịnh vượng về kinh tế trong những khu vực này. Những yêu sách xung đột nhau về chủ quyền đối với các hòn đảo và các đảo nhỏ cùng với những yêu sách chồng lấn trên biển liên quan đến chúng là nguồn gốc của sự căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua. Những tranh chấp này đã dẫn đến hàng loạt các vụ việc và thậm chí là đụng độ quân sự giữa các quốc gia yêu sách trong quá khứ. Với sự dai dẳng của các tranh chấp, rất có khả năng những vụ việc đó sẽ lại tiếp diễn và có nguy cơ phát triển thành những xung đột lớn hơn.

Việc không có một giải pháp giải quyết tranh chấp đã là một cản trở lớn đối với các lợi ích tích cực mà những không gian biển và các tài nguyên của nó có thể mang lại cho các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt là khi nhìn từ góc độ năng lượng, các tuyến biển của Châu Á là những điểm quá cảnh quan trọng – và cũng có thể là những nguồn trữ lượng dồi dào – của năng lượng hidrocacbon mà các nền kinh tế trong khu vực phải dựa vào để duy trì quỹ đạo phát triển của mình. Nhiều quốc gia trong khu vực đang bị thâm hụt nguồn năng lượng trong nước một cách nghiêm trọng và đang ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thô để đáp ứng các yêu cầu. Chẳng hạn, ở Đông Á Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước phụ thuộc rất nhiều vào dầu thô để đáp ứng hầu hết các yêu cầu của mình, và trong năm 2009 Trung Quốc đã phải dựa vào dầu thô nhập khẩu để giải quyết 53% các nhu cầu. Sự lệ thuộc vào dầu thô và khí của hầu hết các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á (ngoại trừ Brunei) được dự đoán là sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.

Hầu hết các nguồn năng lượng nhập khẩu này đến từ Châu Phi và Trung Đông và được vận chuyển bằng đường biển qua các điểm kiểm tra ở Đông Nam Á như Eo biển Malacca, Singapore, Sunda, Lombok, Makassar, và Balabac rồi mới đi tiếp qua Biển Đông và Biển Hoa Đông đến bến cảng cuối cùng. Bất kỳ cuộc đụng độ hay biểu dương lực lượng nào ở một trong những điểm này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh năng lượng trong khu vực do tàu thuyền phải điều chỉnh lại tuyến hàng hải. Do trữ lượng dầu chủ yếu của thế giới tập trung ở những nơi như Trung Đông nên các nguồn cung cấp thay thế mà không đòi hỏi việc quá cảnh qua khu vực bị ảnh hưởng là tương đối thấp (xem Hình 1-3).

Hình 1

Hình 2


Hình 3


Tranh chấp trong khu vực trải rộng từ những yêu sách chủ quyền đối với đảo và vùng biển liên kết cho đến những bất đồng về năng lực của những hòn đảo nhỏ, xa bờ, và không có người sinh sống để bổ trợ cho những yêu sách mở rộng đối với không gian biển. Những bất đồng về vai trò của các hòn đảo trong việc phân định biên giới trên biển, cũng như những bất đồng về cách thức tiếp cận hay phương pháp của việc phân định biên giới đã làm trầm trọng thêm sự phức tạp của các tranh chấp và dẫn đến sự trì hoãn của một biện pháp giải quyết cuối cùng. Những nỗ lực để giải quyết các tranh chấp này đã tiếp diễn hàng thập kỷ nay tại các cấp độ chính phủ và cấp độ Kênh II mà hầu như không đạt được mấy thành công. Trong đó, những nỗ lực trong cách tiếp cận về pháp luật quốc tế dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), các cuộc đàm phán phân định biên giới song phương, và các hiệp định phát triển tài nguyên chung đã đóng vai trò kiềm chế hành vi của các quốc gia, đưa ra các lựa chọn thay thế, và nhìn chung đã nhấn mạnh vai trò của ngoại giao và đàm thoại thay vì sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu đáng báo động về căng thẳng đang gia tăng giữa các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á về những yêu sách chồng chéo của họ. Chẳng hạn, trong nửa đầu năm 2011 đã có ít nhất là hai lần tàu hải giám của Trung Quốc quấy rầy tàu thăm dò địa chấn do chính phủ Philippin và Việt Nam làm chủ quản và buộc những con tàu này phải ngừng các hoạt động khai thác của mình. Sự kiện đầu tiên xảy ra vào tháng 3 ở Bãi Cỏ rong, một khu vực mà Philippin cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) kéo dài 200 hải lý của mình. Sự kiện thứ hai xảy ra vào tháng 5 ở vùng biển gần tỉnh Phú Yên của miền trung Việt Nam. Cả Manila và Hà Nội đều đã phản đối những hành động của tàu tuần tra Trung Quốc. Một vụ việc khác đã xảy ra vào tháng 9/2010 khi lực lượng Biên phòng Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng của một con tàu đánh cá của Trung Quốc sau một cuộc đụng dộ ở vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Sự kiện này, cùng với căng thẳng ngoại giao về sau, đã làm dấy lên căng thẳng giữa các thành phần chủ nghĩa dân tộc của hai nước và làm lu mờ hơn khả năng thực thi hiệp định năm 2008 về vùng phát triển chung và dự án dầu khí. Trong khi đó, ở Vịnh Thái Lan tình trạng xấu đi của quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan, chủ yếu do những tranh chấp trên biên giới đất liền, vẫn có khả năng lan ra biển. Những vụ việc nêu trên và một loạt các tranh cãi tương tự đã thường xuyên xảy ra trong các năm gần đây. Trong mọi vụ việc thì căng thẳng và sự mất lòng tin đều gia tăng giữa các chủ thể chính, và từ đó đặt ra nghi vấn về khả năng giải quyết những tranh chấp này trong tương lai.

Ở những nơi có những yêu sách chồng lấn về biển, những bất trắc về quyền tài phán rõ ràng đã gây phức tạp cho công tác quản lý tài nguyên đại dương. Những chính sách không được điều phối dẫn đến tranh chấp về tài nguyên mang tính hủy hoại và không bền vững, đặc biệt là đối với các tài nguyên sinh vật biển. Sự đối đầu, va chạm giữa các đoàn tàu đánh cá có thể nhanh chóng kéo các cơ quan chức năng của các quốc gia ven biển vào cuộc, đặc biệt là khi các lực lượng an ninh của quốc gia chỉ đơn thuần cho là mình đang tuần tra ở không gian biển “của mình”. Sự cạnh tranh về tài nguyên cũng có xu hướng kích động các thành phần chủ nghĩa dân tộc - tương tự những gì đã xảy ra trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc về việc Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng thuyền đánh cá của Trung Quốc. Những tư tưởng chủ nghĩa dân tộc như vậy càng làm gia tăng rủi ro cho các nhà lãnh đạo chính trị do họ có thể vì lí do nhượng bộ mà thể hiện sự yếu đuối với công dân của mình. Trong trường hợp xấu nhất, nếu căng thẳng leo thang và trở thành xung đột vũ trang thì quyền tự do hàng hải và thương mại tren biển, bao gồm việc quá cảnh các nguồn tài nguyên năng lượng quan trọng, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Xin mời độc giả đọc toàn bộ bản dịch:

Clive Schofield, Ian Townsend-Gault, Hasjim Djalal, Ian Storey, Meredith Miller, và Tim Cook

Bá Việt (dịch)

Quang Hưng (hiệu đính)

Báo cáo của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (National Bureau of Asian Research) về hợp tác trên biển ở Đông và Đông Nam Á, bản gốc tiếng Anh “From Disputed Waters to Seas of Opportunity: Overcoming Barriers to Maritime Cooperation in East and Southeast Asia

1

TỪ NHỮNG VÙNG BIỂN TRANH CHẤP ĐẾN ĐẠI DƯƠNG

HỘI: VƯỢT QUA RÀO CẢN HỢP TÁC TRÊN BIỂN Ở ĐÔNG

ĐÔNG NAM Á

Clive Schofield, Ian Townsend-Gault, Hasjim Djalal, Ian Storey, Meredith

Miller, và Tim Cook

LỜI MỞ ĐẦU

Những tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực Đông và Đông Nam Á là

những mối đe dọa tiềm tàng lớn nhất đối với nền an ninh và lợi ích kinh tế

của các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Các tuyến giao

thông lớn trên biển, đặc biệt là Biển Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh Thái

Lan, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự lưu thông tự do của thương

mại và hàng hóa. Đồng thời, các vùng biển này này cũng chứa đựng trong nó

những tài nguyên sinh vật và phi sinh vật để góp phần duy trì nền kinh tế và

dân số của các quốc gia yêu sách cũng như các quốc gia sử dụng các nguồn

tài nguyên đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ cho phép khoan, đào,

khai thác sâu dưới nước, giờ đây tiềm năng tài nguyên của khu vực lại càng

lớn. Tuy nhiên, những yêu sách chồng lấn về quyền tài phán những nỗ

lực của các quốc gia nhằm khẳng định vị trí của mình đã gây cản trở cho

mọi hoạt động, từ các hoạt động thăm cho đến việc khai thác các tài

nguyên vốn có. Do tính phức tạp của các yếu tố chính trị, lịch sử, pháp lý,

kinh tế trong nước có liên quan, cho đến nay các quốc gia yêu sách vẫn chưa

đi đến được một giải pháp cho những tranh chấp này. Thậm chí vấn đề này

còn trở nên phức tạp hơn do áp lực ngày càng tăng về việc phát triển nguồn

năng lượng trong khu vực khi mà yêu cầu của thế giới ngày càng cao.

Những nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp đã được thực hiện hàng thập kỷ

nay, cả ở các cấp chính thức lẫn cấp Kênh II, kết quả chúng mang lại

những thỏa thuận nhằm gác xung đột chủ quyền sang một bên và cùng nhau

khai thác các nguồn tài nguyên theo các hiệp định tạm thời – một phương

pháp được ưu tiên để xây dựng lòng tin và hướng về phía trước. Một số hiệp

định song phương ở Vịnh Thái Lan đã cho phép các dự án phát triển tài

nguyên đã được triển khai. Các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông

giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Tuyên bố về Ứng xử của các Bên

tại Biển Đông năm 2002 (DoC), cũng đã góp phần kiềm chế các căng thẳng,

www.nghiencuubiendong.vn

2

mặc dù không có cơ chế triển khai chính thức. Tuy nhiên các dàn xếp hiện

hành cũng có những hạn chế của nó, thậm chí một vài dàn xếp đã bị trì hoãn

một cách vô thời hạn.

Do đó căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang và thường xuyên trở thành tâm điểm

thời sự, đặc biệt giữa các quốc gia yêu sách ở Biển Đông. Mối quan hệ

giữa Trung Quốc và Việt Nam có lẽ là nóng nhất trong khu vực này và nổi

bật bởi hàng loạt các vụ việc xảy ra trong những năm gần đây. Những vụ

việc liên quan đến các quốc gia yêu sách khác về vấn đề Trường Sa, cũng

như về việc xây dựng các trạm quân sự trên các bãi và đảo san hô ở Biển

Đông đã khiến cho căng thẳng đến nay vẫn tiếp diễn tính nghiêm

trọng, đồng thời trở thành động lực cho các chương trình hiện đại hóa quân

sự trong khu vực. Hệ quả là, rất ít khả năng để những quốc gia này giải

quyết các bất đồng trong tương lai gần.

Nhận thức được rằng, có lẽ là trong hàng thập kỷ tới các quốc gia vẫn khó có

thể đi đến được các giải pháp cho những tranh chấp quyền tài phán trên biển

trong khu vực, nhưng cũng nhận thức được tầm quan trọng của các vùng

biển tranh chấp đối với thương mại tài nguyên; do đó Cục Nghiên cứu

Quốc gia về Châu Á (NBR) đã nghiên cứu về những tranh chấp này và tác

động của chúng, để từ đó đưa ra những cách nhìn mới về cách thức quản lý

những xung đột trên trước khi được một giải pháp về chính trị. Để làm

việc này, NBR đã tập hợp một đội ngũ gồm các chuyên gia quốc tế để thực

hiện một dự án ba năm tên là “Maritime Energy Resources in Aisa:

Opportunities for Joint Development” [Tài nguyên Năng lượng Biển ở Châu

Á: Cơ hội cho sự Phát triển Chung] (MERA) để phân tích các diễn biến gần

đây trong khu vực cung cấp những phân tích các lựa chọn thực tiễn

cho các nhà hoạch định chính sách nhằm góp phần cải thiện các tranh chấp.

Dự án này được hỗ trợ bởi Sáng kiến An ninh Châu Á thuộc Quỹ John D.

Và Catherine T. MacArthur và được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu trưởng là

Tiến Cliv Schofield (Trung tâm của Úc về Tài nguyên An ninh Đại

dương, Đại học Wollongong, Úc). Báo cáo này được tổng hợp từ những kết

luận quan điểm chính của đội ngũ các học giả của dự án cũng như kết

hợp ý kiến chuyên môn và phân tích của nghiên cứu trưởng, các cố vấn cấp

cao, nhân viên của NBR, những người đã tham dự hội thảo kéo dài ba

ngày vào tháng 5/2011 để dự thảo báo cáo này. Mục đích của báo cáo là để

tóm tắt và tập trung vào các khía cạnh liên quan đến chính sách của dự án

MERA mà không bị hạn chế bởi các chính sách quốc gia hay các đòi hỏi về

chủ quyền.

www.nghiencuubiendong.vn

3

Tôi muốn bày tỏ sự cảm kích đối với các tác giả của bản báo cáo này vì thời

gian và cống hiến mà họ đã dành ra, cũng như sự ủng hộ của họ đối với dự

án MERA trong tất cả các giai đoạn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc

tới Quỹ MacArthur vì sự ủng hộ hào phóng về mặt tài chính, mà nếu không

có nó thì dự án này đã không thể thực hiện được.

Tim Cook

Giám đốc Dự án

Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á

CLIVE SCHOFIELD là Giáo Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm

của Úc về Tài nguyên An ninh Đại dương (ANCORS), Đại học

Wollongong, Úc. Hiện ông là Ủy viên giám đốc của Hội đồng Nghiên cứu

Úc và là nghiên cứu trưởng của dự án “Tài nguyên Năng lượng Biển ở Châu

Á: Cơ hội cho sự Phát triển Chung” của NBR. Có thể liên lạc với ông qua

địa chỉ .

IAN TOWNSEND-GAULT là Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý Châu Á, Khoa Luật, Đại học British

Columbia. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ

HASJIM DJALAL là thành viên Hội đồng Biển Indonesia; Cố vấn Cấp cao

của Bộ trưởng Bộ Hàng hải Ngư nghiệp, Bộ trưởng Bộ Giao thông,

Trưởng Tham mưu Hải quân Indonesia; và là thành viên của Nhóm Chuyên

gia Pháp lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia. Có thể liên lạc với ông

qua địa chỉ .

IAN STOREY là Ủy viên giám đốc của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

(ISEAS), Singapore, và là Biên tập viên của tạp chí Contemporary Southeast

Asia. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ .

MEREDITH MILLER là Phó Chủ nhiệm Các vấn đề Thương mại, Kinh

tế, Năng lượng ở Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á. thể liên lạc

với bà qua địa chỉ .

TIM COOK là Giám đốc Cao cấp của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu

Á. Có thể liên lạc với ông qua địa chỉ tcook@nbr.org

www.nghiencuubiendong.vn

4

TÓM TẮT

Báo cáo này phân tích các kết luận từ dự án ba năm về “Tài nguyên Năng

lượng Biển ở Châu Á: Cơ hội cho sự Phát triển Chung” của Cục Nghiên cứu

Quốc gia về Châu Á, trong đó đánh giá các tranh chấp quyền tài phán trên

biển và các cơ hội hợp tác ở Đông và Đông Nam Á.

NHỮNG KÉT LUẬN CHÍNH

Những tranh chấp lâu năm về các yêu sách quyền tài phán trên biển ở Biển

Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan đe dọa sự ổn định và thịnh vượng

lâu dài của các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Mặc dù đã có

nhiều nỗ lực đa phương trong những thập kỷ gần đây cùng với các thể chế

pháp quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển, nhưng căng thẳng giữa

các quốc gia yêu sách các quốc gia sử dụng vẫn cao. Các quốc gia yêu

sách vẫn chưa đi đến được một giải pháp cho những tranh chấp này do tính

phức tạp của các yếu tố chính trị, lịch sử, pháp lý, kinh tế trong nước có liên

quan và áp lực cần phải phát triển các nguồn năng lượng trong khu vực tranh

chấp. Những mối quan ngại về quyền tiếp cận tài nguyên, cùng với việc các

quốc gia yêu sách đã không thực thi được các biện pháp xây dựng lòng tin

(CBM) để xoa dịu căng thẳng, đã cho thấy rằng một giải pháp chính trị khó

thể đạt được trong ngắn hạn. Ngay cả khi không một thỏa thuận dài

hạn, thì các quốc gia yêu sách vẫn cần phải những hành động phối hợp

tạm thời để xoa dịu căng thẳng, tăng cường hợp tác và lòng tin, cũng như

duy trì cương vị quản lý đối với môi trường và tài nguyên biển.

Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ

 Các quốc gia thể quản tốt hơn những căng thẳng hiện tại bằng

cách thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin, bao gồm cả các biện pháp

được liệt kê trong Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DoC).

Những biện pháp này có thể bao gồm những việc như sử dụng các đường

dây nóng, thông báo trước về việc tập trận quân sự, tìm kiếm cứu nạn

chung, hợp tác về phòng, chống các mối đe dọa xuyên quốc gia, các quy

định về ứng xử khi đụng độ trên biển cả, và tăng cường minh bạch về quân

sự.

 Bất kể hạn chế trong việc thực thi DoC, Trung Quốc các nước

ASEAN cần phải bắt đầu đàm phán để về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển

Đông để chính thức hóa các biện pháp xây dựng lòng tin và hạn chế những

hành động gây mất ổn định.

www.nghiencuubiendong.vn

5

 Việc quản tạm thời nhiều tranh chấp lãnh thổ và trên biển có liên

kết với nhau ở Châu Á là cách tốt nhất để đảm bảo quyền tự do hàng hải và

sự lưu thông tự do của thương mại, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối

với các nền kinh tế trong khu vực trên thế giới. Những dàn xếp này sẽ

không phương hại tới các yêu sách trên biển của các quốc gia trong thời gian

ngắn.

Không gian biển nửa kín của Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan

là nơi chứa đựng các tuyến giao thông trên biển (SLOC) có giá trị vô cùng

quan trọng không chỉ với các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á mà còn với

thương mại toàn cầu. Hơn nữa những vùng biển này còn chứa một môi

trường biển vô cùng đa dạng về sinh học, có giá trị lớn với ngành đánh cá,

và do đó nó duy trì được sự sống của hàng trăm triệu người. Thêm vào đó,

từ lâu đã những dự đoán rằng những khu vực này chứa đựng trữ lượng

dồi dào các nguồn năng lượng đáy biển – một tiềm năng có sức hấp dẫn vô

cùng lớn trong một thời đại mà mối lo ngại về an ninh năng lượng ngày càng

gia tăng. Tuy các nguồn trữ lượng năng lượng dưới đáy biển đã được phát

hiện và đang trong quá trình được phát triển trong khu vực Biển Hoa Đông,

Biển Đông, và Vịnh Thái Lan, nhưng tiềm năng thực sự của những khu vực

này vẫn chưa được làm sáng tỏ và cũng chưa thể hiện thực hóa do các tranh

chấp về quyền tài phán lãnh thổ và trên biển vẫn là những đặc tính cố hữu

của những vùng biển này. Thực tế là những không gian biển này đã được

định hình bởi nhiều tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo, đảo đá, bãi

đá ngầm có diện tích nhỏ và cách xa bờ cùng với những yêu sách chồng

chéo và không phải lúc nào cũng rõ ràng về quyền tài phán.

Những tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán trên biển ở Đông và Đông

Nam Á những điểm nóng có nguy cơ trở thành mối đe dọa đối với hòa

bình, an ninh, và cùng với nó là thịnh vượng về kinh tế trong những khu vực

này. Những yêu sách xung đột nhau về chủ quyền đối với các hòn đảo

các đảo nhỏ cùng với những yêu sách chồng lấn trên biển liên quan đến

chúng là nguồn gốc của sự căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua. Những

tranh chấp này đã dẫn đến hàng loạt các vụ việc và thậm chí là đụng độ quân

sự giữa các quốc gia yêu sách trong quá khứ. Với sự dai dẳng của các tranh

chấp, rất có khả năng những vụ việc đó sẽ lại tiếp diễn và có nguy cơ phát

triển thành những xung đột lớn hơn.

Việc không có một giải pháp giải quyết tranh chấp đã là một cản trở lớn đối

với các lợi ích tích cực mà những không gian biển và các tài nguyên của nó

www.nghiencuubiendong.vn

6

có thể mang lại cho các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt là khi nhìn từ góc

độ năng lượng, các tuyến biển của Châu Á những điểm quá cảnh quan

trọng – và cũng có thể là những nguồn trữ lượng dồi dào – của năng lượng

hidrocacbon mà các nền kinh tế trong khu vực phải dựa vào để duy trì quỹ

đạo phát triển của mình. Nhiều quốc gia trong khu vực đang bị thâm hụt

nguồn năng lượng trong nước một cách nghiêm trọng đang ngày càng

phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu thô để đáp ứng các yêu cầu. Chẳng hạn, ở

Đông Á Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước phụ thuộc rất nhiều vào dầu thô

để đáp ứng hầu hết các yêu cầu của mình, và trong năm 2009 Trung Quốc đã

phải dựa vào dầu thô nhập khẩu để giải quyết 53% các nhu cầu. Sự lệ thuộc

vào dầu thô và khí của hầu hết các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á (ngoại

trừ Brunei) được dự đoán là sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.

Hầu hết các nguồn năng lượng nhập khẩu này đến từ Châu Phi Trung

Đông và được vận chuyển bằng đường biển qua các điểm kiểm tra ở Đông

Nam Á như Eo biển Malacca, Singapore, Sunda, Lombok, Makassar,

Balabac rồi mới đi tiếp qua Biển Đông và Biển Hoa Đông đến bến cảng cuối

cùng. Bất kỳ cuộc đụng độ hay biểu dương lực lượng nào ở một trong những

điểm này cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh năng lượng trong khu

vực do tàu thuyền phải điều chỉnh lại tuyến hàng hải. Do trữ lượng dầu chủ

yếu của thế giới tập trung ở những nơi như Trung Đông nên các nguồn cung

cấp thay thế mà không đòi hỏi việc quá cảnh qua khu vực bị ảnh hưởng là

tương đối thấp (xem Hình 1-3).

www.nghiencuubiendong.vn

7

Hình 1

www.nghiencuubiendong.vn

8

Hình 2

www.nghiencuubiendong.vn

9

Hình 3

Tranh chấp trong khu vực trải rộng từ những yêu sách chủ quyền đối với đảo

vùng biển liên kết cho đến những bất đồng về năng lực của những hòn

đảo nhỏ, xa bờ, và không có người sinh sống để bổ trợ cho những yêu sách

mở rộng đối với không gian biển. Những bất đồng về vai trò của các hòn đảo

trong việc phân định biên giới trên biển, cũng như những bất đồng về cách

thức tiếp cận hay phương pháp của việc phân định biên giới đã làm trầm

trọng thêm sự phức tạp của các tranh chấp dẫn đến sự trì hoãn của một

www.nghiencuubiendong.vn

10

biện pháp giải quyết cuối cùng. Những nỗ lực để giải quyết các tranh chấp

này đã tiếp diễn hàng thập kỷ nay tại các cấp độ chính phủ và cấp độ Kênh II

mà hầu như không đạt được mấy thành công. Trong đó, những nỗ lực trong

cách tiếp cận về pháp luật quốc tế dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển

(UNCLOS), các cuộc đàm phán phân định biên giới song phương, các

hiệp định phát triển tài nguyên chung đã đóng vai trò kiềm chế hành vi của

các quốc gia, đưa ra các lựa chọn thay thế, và nhìn chung đã nhấn mạnh vai

trò của ngoại giao và đàm thoại thay vì sử dụng lực lượng quân sự trong việc

giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, vẫn những dấu hiệu đáng báo động về căng thẳng đang gia

tăng giữa các quốc gia trong khu vực Đông và Đông Nam Á về những yêu

sách chồng chéo của họ. Chẳng hạn, trong nửa đầu năm 2011 đã có ít nhất là

hai lần tàu hải giám của Trung Quốc quấy rầy tàu thăm dò địa chấn do chính

phủ Philippin Việt Nam làm chủ quản buộc những con tàu này phải

ngừng các hoạt động khai thác của mình. Sự kiện đầu tiên xảy ra vào tháng 3

ở Bãi Cỏ rong, một khu vực mà Philippin cho là thuộc vùng đặc quyền kinh

tế (EEZ) kéo dài 200 hải lý của mình. Sự kiện thứ hai xảy ra vào tháng 5 ở

vùng biển gần tỉnh Phú Yên của miền trung Việt Nam. Cả Manila và Hà Nội

đều đã phản đối những hành động của tàu tuần tra Trung Quốc. Một vụ việc

khác đã xảy ra vào tháng 9/2010 khi lực lượng Biên phòng Nhật Bản bắt giữ

thuyền trưởng của một con tàu đánh cá của Trung Quốc sau một cuộc đụng

dộ ở vùng biển tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Sự kiện này, cùng với căng

thẳng ngoại giao về sau, đã làm dấy lên căng thẳng giữa các thành phần chủ

nghĩa dân tộc của hai nước làm lu mờ hơn khả năng thực thi hiệp định

năm 2008 về vùng phát triển chung và dự án dầu khí. Trong khi đó, ở Vịnh

Thái Lan tình trạng xấu đi của quan hệ giữa Campuchia Thái Lan, chủ

yếu do những tranh chấp trên biên giới đất liền, vẫn có khả năng lan ra biển.

Những vụ việc nêu trên và một loạt các tranh cãi tương tự đã thường xuyên

xảy ra trong các năm gần đây. Trong mọi vụ việc thì căng thẳng và sự mất

lòng tin đều gia tăng giữa các chủ thể chính, và từ đó đặt ra nghi vấn về khả

năng giải quyết những tranh chấp này trong tương lai.

Ở những nơi có những yêu sách chồng lấn về biển, những bất trắc về quyền

tài phán rõ ràng đã gây phức tạp cho công tác quản lý tài nguyên đại dương.

Những chính sách không được điều phối dẫn đến tranh chấp về tài nguyên

mang tính hủy hoại không bền vững, đặc biệt đối với các tài nguyên

sinh vật biển. Sự đối đầu, va chạm giữa các đoàn tàu đánh cá có thể nhanh

chóng kéo các cơ quan chức năng của các quốc gia ven biển vào cuộc, đặc

biệt khi các lực lượng an ninh của quốc gia chỉ đơn thuần cho mình

www.nghiencuubiendong.vn

11

đang tuần tra ở không gian biển “của mình”. Sự cạnh tranh về tài nguyên

cũng xu hướng kích động các thành phần chủ nghĩa dân tộc - tương tự

những gì đã xảy ra trong các cuộc biểu tình ở Trung Quốc về việc Nhật Bản

bắt giữ thuyền trưởng thuyền đánh cá của Trung Quốc. Những tư tưởng chủ

nghĩa dân tộc như vậy càng làm gia tăng rủi ro cho các nhà lãnh đạo chính

trị do họ có thể vì lí do nhượng bộ mà thể hiện sự yếu đuối với công dân của

mình. Trong trường hợp xấu nhất, nếu căng thẳng leo thang trở thành

xung đột trang thì quyền tự do hàng hải thương mại tren biển, bao

gồm việc quá cảnh các nguồn tài nguyên năng lượng quan trọng, sẽ bị ảnh

hưởng tiêu cực.

Một hệ quả tức thời và gây khó khăn hơn của các tranh chấp chủ quyền biển

– và là một hệ quả nổi bật nếu nhìn từ khía cạnh an ninh năng lượng – là sự

hiện diện của nhiều yêu sách chồng lấn nhau về quyền tài phán đã ngăn cản

sự khai thác và tiếp cận các tài nguyên năng lượng dưới đáy biển có thể có

trong khu vực. Điều này được minh họa bởi những vụ việc xảy ra ở Biển

Đông như đã được miêu tả ở trên, khi mà những hoạt động thăm dò địa chấn

bị gián đoạn bởi những phản đối can thiệp của một quốc gia yêu sách

khác. Các công ty dầu khí quóc tế thường ngại ngần khi thực hiện các hoạt

động khai thác ở những khu vực tranh chấp. Hơn nữa, ngay cả khi những

hoạt động khai thác này có diễn ra thành công và các tài nguyên năng lượng

dưới đáy biển được khám phá đi nữa, thì vẫn khó thể mà phát triển

được chúng khi mà các điều kiện về tài chính và pháp lý không được chắc

chắn và liên tục. Các nguồn tài nguyên ở khu vực tranh chấp có thể có vai

trò cốt yếu đối với phúc lợi kinh tế và ổn định chính trị của các quốc gia ven

biển có liên quan – nếu như chúng có thể được khai thác. Điều này đặc biệt

đúng nếu như sự phát triển có thể được hiện thực hóa vào đúng thời điểm,

khi mà các mối quan ngại của các quốc gia về an ninh năng lượng ngày càng

tăng.

Với nhận thức rằng những tranh chấp về quyền tài phán trên biển ở Biển

Đông, Biển Hoa Đông, và Vịnh Thái Lan khó có thể được giải quyết trong

tương lai gần, nhưng đồng thời cũng ý thức được về tầm quan trọng trước

mắt của những vùng biển tranh chấp đối với thương mại và nguồn cung cấp

các tài nguyên thiết yếu cho các dân tốc các nền kinh tế trong khu vực,

Cục Nghiên cứu Châu Á Quốc gia (NBR) đã phân tích những tranh chấp này

cũng như tác động của chúng để có thể đưa ra những cái nhìn mới về cách

thức quản lý cũng như giải quyết các hệ quả của các tranh chấp trước khi đi

đến một giải pháp chính trị. Để làm được việc này NBR đã tập hợp một đội

ngũ gồm các chuyên gia quốc tế được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu trưởng

www.nghiencuubiendong.vn

12

Clive Schofield hai cố vấn cấp cao Hasjim Djalal Ian Townsend-Gault để khai thác những tiến triển đáng chú ý gần đây trong khu vực

cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những cái nhìn mới và những

công cụ thực tiễn để cải thiện hoặc quản lý tốt hơn những tranh chấp này. Ấn

phẩm này, được tổng hợp bởi nghiên cứu trưởng, các cố vấn cấp cao,

nhân viên của NBR, tập trung vào các khía cạnh liên quan đến chính sách

của dự án “Tài nguyên Năng lượng biển ở Châu Á” (MERA).

Bài báo cáo này bắt đầu bằng việc thảo luận về những rủi ro ở vung biển ở

Đông và Đông Nam Á và Vịnh Thái Lan. Từ đó, bài báo cáo đánh giá về các

xu hướng gần đây, cả tích cực và tiêu cực, bao gồm cả những lợi ích chưa

được hiện thực hóa mà những không gian biển này mang lại. Phần sau đó sẽ

đánh giá các cách mà những nước yêu sách và các bên hữu quan khác có thể

hướng tới. Cuối cùng, bài báo cáo kết luận bằng một loạt các kiến nghị về

chính sách để góp phần tạo nên một thể chế bền vững hơn trên biển, để từ đó

thúc đẩy các tiềm năng kinh tế của khu vực.

Những gì đang bị đe dọa?

An ninh tuyến biển

Những không gian biển cấu tạo nên Biển Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh

Thái Lan càng ngày càng quan trọng đối với các quốc gia ven biển có liên

quan, cũng như đối với khu vực toàn thế giới nhiều do. Một mối

quan ngại nổi bật liên quan đến hàng hải và sự lưu thông tự do của thương

mại hàng hải. Điều này mang tầm quan trọng căn bản đối với sự vận hành

của các nền kinh tế nhập siêu ở Đông Đông Nam Á. Theo Báo cáo về

Giao thông Hàng hải 2010 của Hội thảo LHQ về Thương mại và Phát triển

(UNCTAD) thì có hơn 80% thương mại thế giới được thực hiện qua đường

biển. UNCTAD chỉ ra rằng trong năm 2009 lượng thương mại hàng hải

7,8 tỉ tấn, giảm 4,5% so với mức 8,2 tỉ tấn trong năm 2008 do suy yếu toàn

cầu nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với mức 6,0 tỉ tán của năm 2000 hay 2,6 tỉ

tấn của năm 1970. Hơn thế nữa, Châu Á chiếm 41% lượng hàng hóa trên

biển.

Hơn nữa, an ninh năng lượng cũng đang ngày càng trở thành vấn đề quan

trọng trong mối quan ngại về hàng hải của các quốc gia ven biển. Các SLOC

qua Biển Đông và Biển Hoa Đông vốn đã là thiết yếu đối với nhu cầu năng

lượng của các quốc gia ven biển, vai trò của sẽ còn tăng thêm trong

tương lai. Thật vậy, những con số mà quan Năng lượng Quốc tế (IEA)

đưa ra cho thấy rằng sự tăng trưởng về nhu cầu ở Đông Nam Á Trung

www.nghiencuubiendong.vn

13

Quốc, cùng với nền sản xuất đang phát triển ở những nơi này, sẽ đồng nghĩa

với việc lượng dầu nhập khẩu dòng sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2030. Nếu

đúng như vậy thì lượng nhập khẩu sẽ chiếm 74% nhu cầu về dầu của Đông

Nam Á, so với mức 25% của năm 2008. Việc này cũng lại đồng nghĩa với sự

gia tăng về lưu lượng tàu chở dầu đi qua các điểm kiểm tra ở những nơi

trọng yếu như Eo biển Malacca và Singapore ở cửa ngõ phía tây nam đi vào

Biển Đông và các điểm ở Luzon và Đài Loan ở phía bắc. Tương tự như vậy

là các tuyến đường đi qua Eo biển Lombok và Makassar và cửa ngõ đi vào

Biển Đông qua Eo biển Balabac giữa quần đảo Philippin Borneo – một

trong các tuyến đường thường được các tàu chở dầu thô cỡ lớn (VLCC) lựa

chọn.

Chia sẻ Tài nguyên Sinh vật: Cá cho Tương lai?

Biển Đông và Biển Hoa Đông là những vùng môi trường biển giàu có về sự

đa dạng sinh học. Cụ thể, Biển Đông đã được ghi nhận là một khu vực có sự

đa dạng sinh học mang tầm quan trọng quốc tế, còn Biển Hoa Đông và Vịnh

Thái Lan thì cũng màu mỡ không kém. Những môi trường này cũng tạo điều

kiện thuận lợi cho ngành cá ở tầm quốc tế và đương nhiên là ở cả tầm khu

vực. Trên thực tế Cơ quan Môi trường Thế giới của LHQ – một đối tác của

mười quan quốc tế1 - đã nhận định rằng riêng Biển Đông đã đóng góp

một phần mười lượng đánh bắt cá toàn cầu. Cũng như Biển Đông, tính chất

nửa kín của Biển Hoa Đông thường tạo ra sự lưu thông và trao đổi về nước

một cách chậm chạp. Yếu tố này, cùng với các đặc tính môi trường khác của

nó, đã tạo ra một môi trường biển thuận lợi cho sự sinh sống của các loài

sinh vật di cư.

Những tài nguyên sinh vật biển này vai trò cốt lõi đối với nền an ninh

lương thực của hàng trăm triệu người dân ven biển khiến cho việc tiếp

cận với Biển Đông và Vịnh Thái Lan trở thành mối trăn trở thường trực của

các quốc gia ven biển. Hơn nữa, trong báo cáo về Tình trạng Ngành

Ngư nghiệp Thế giới 2010 Tổ chức Lương thực Nông nghiệp của LHQ

(FAO) đã nhận thấy rằng trong năm 2007 lượng tiêu thụ cá ở Châu Á là 74,5

triệu tấn, tương đương với hai phần ba lượng tiêu thụ toàn thế giới. Lượng

tiêu thụ trên đầu người ở Đông Nam Á đã tăng từ 12,7kg vào năm 1961 lên

29,8kg vào năm 2007, trong khi lượng tiêu thụ trên đầu người ở Đông Á

tăng từ 10,8kg vào năm 1961 lên 30,1kg vào năm 2007. Tầm quan trọng của

1 GEF là đối tác của Chương trình Phát triển của LHQ, Chương trình Môi trường của LHQ, Ngân

hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Tái tạo và Phát triển Châu Âu, và Ngân

hàng Phát triển Liên Mỹ, và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế.

www.nghiencuubiendong.vn

14

vấn đề này còn được nêu bật khi báo cáo này cũng chỉ ra rằng trong năm

2008 85% lượng cá trên biển đã bị khai thác hoàn toàn (53%) hoặc khai thác

quá mức, cạn kiệt, hoặc đang phục hồi (32%). Do đó việc bảo vệ và bảo tồn

môi trường biển của những vùng biển này cần phải được xem xét một cách

khẩn cấp đòi hỏi phải thiết lập những khu vực bảo vệ biển (MPA) ở

những phần nhất định của Biển Đông và bảo tồn các hệ sinh thái bãi san hô

của các đảo thuộc vùng tranh chấp – những vùng này cung cấp môi trường

nuôi dưỡng và sinh sống đặc biệt quan trọng để duy trì toàn bộ ngành đánh

cá.

Một thách thức quan trọng khác trong bối cảnh này là tính chất di cư của các

đàn cá chủ chốt trong vùng biển này. Các đàn cá thường di cư trong và giữa

các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia và những khu vực có các

yêu sách chồng lấn (xem Hình 4). Việc này có nghĩa là phần lớn những tài

nguyên sinh vật quý giá này thể được coi một tài nguyên chung

được quản lý chung – một việc mà vào hiện tại chưa xảy ra. Trong bối cảnh

này, sự cần thiết phải quản lý ở tầm hệ sinh thái và xuyên biên giới những

tài nguyên đang bị đe dọa này là hết sức quan trọng.

www.nghiencuubiendong.vn

15

Hình 4

Những mối đe dọa thường trực đối với Môi trường Biển

Môi trường biển ở từng khu vực được nghiên cứu đang bị đe dọa theo nhiều

cách khác nhau. Trong bài báo cáo Từ Chóp đến Bãi, Cơ quan Môi trường

Thế giới (GEF) đã nhận định rằng có hơn 80% các bãi đá ở Biển Đông

Vịnh Thái Lan đang gặp nguy cơ và sẽ sụp đổ trong vòng 20 năm trừ khi các

www.nghiencuubiendong.vn

16

hoạt động mang tính bền vững được thực hiện; 70% các vùng phủ cây đước

đã bị mất trong vòng 70 năm qua, và với tốc độ hủy hoại môi trường sống

thì phần còn lại sẽ bị mất hoàn toàn vào năm 2030; và từ 20%-60% thềm cỏ

biển đã biến mất trong 50 năm qua, trong khi số còn lại cũng đang bị đe dọa

bị phá hủy. Biển Hoa Đông cũng là nơi có các hệ sinh thái dễ bị tổn thương,

và các tài nguyên sinh vật biển mà nó nuôi dưỡng cũng dễ bị đe dọa bởi sự ô

nhiễm từ đất liền gây hại hoặc phá hủy sự sinh sôi, gây giống, nuôi

dưỡng, và nơi trú ngụ mùa đông của những đàn cá quan trọng, và từ đó phá

hủy sự bền vững của ngành đánh cá. Sự cạnh tranh khai thác các nguồn cá

chung của các đoàn đánh thuộc các quốc gia ven biển cũng dẫn đến sự

khai thác thái quá các nguồn cá chung.

Tình trạng này có khả năng sẽ còn xấu đi khi mà lượng giao thông trên đại

dương và các hoạt động về dầu khí tăng lên. Ô nhiễm từ việc vận hành tàu

biển – chẳng hạn như từ các tàu chở dầu thải ra các khí bẩn sau khi lau tàu –

từ lâu đã là vấn đề và sẽ còn tiếp diễn trừ khi các quốc gia ven biển có thể

thực thi quyền tài phán đề ngăn chặn hành vi này. Rủi ro về ô nhiễm từ tai

nạn hay thiệt hại về tàu vẫn luôn hiện hữu. Mối đe dọa này được nêu bật bởi

thực tế là rất nhiều tên tiếng Anh của các hòn đảo nhỏ ở quần đảo Trường Sa

của Biển Đông có nguồn gốc từ những con tàu đã mắc cạn trên nó. Những

nghi vấn cũng vẫn đang tồn tại về khả năng của các quốc gia và các thực thể

khác trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế và dọn dẹp cần thiết trong

những trường hợp trên. Những hệ quả tiêu cực của sự bế tắc về quyền tài

phán một lần nữa lại được thể hiện rõ, và những nghi vấn vẫn tồn tại về ý chí

và khả năng của các chính phủ trong việc đưa ra các phản ứng tối ưu và kịp

thời đối với ô nhiễm từ vận hành tàu hay các thiệt hại từ các tai nạn trên

biển.

Việc khai thác và sản xuất dầu, bao gồm ở những khu vực sâu và rất sâu (ở

các độ sâu lần lượt hơn một nghìn feet năm nghìn feet), cũng được dự

đoán là sẽ tăng ở Vịnh Thái Lan, Biển Đông, và Biển Hoa Đông và việc này

sẽ làm tăng rủi ro lan dầu từ giàn khoan dầu trong trường hợp không may.

Vụ việc Deepwater Horizon xảy ra vào năm 2010 ở Vịnh Mexico đã nhấn

mạnh thách thức kỹ thuật cũng như các thách thức khác các nước

công nghệ hiện đại và các tổ chức được cấp phép của mình phải đối mặt khi

gặp phải những vấn đề thế này. Một lần nữa, những câu hỏi lại được đặt ra

về sự sẵn sàng và khả năng của các quốc gia cũng như các đơn vị vận hành

giàn khoan trong việc phản ứng một cách hiệu quả đối với sự lan dầu diện

rộng từ những hoạt động nêu trên.

www.nghiencuubiendong.vn

17

Như các phần về yếu tố an ninh con người và các tài nguyên biển dễ bị nguy

hại của bài báo cáo này sẽ cho thấy, cái giá phải trả về mặt kinh tế và con

người khi tiếp tục phá hủy môi trường biển là vô cùng cao.

Đánh giá yếu tố Dầu

Những khu vực có các yêu sách chồng lấn ở Biển Hoa Đông, Biển Đông, và

Vịnh Thái Lan từ lâu đã được cho là chứa đựng nhiều nguồn trữ lượng các

tài nguyên năng lượng dưới đáy biển. Tuy nhiên, do các tranh chấp ở những

khu vực này, những khả năng đó vẫn chưa thể xác nhận được.

Khả năng tồn tại các trữ lượng dầu quan trọng gần gũi đó được coi

động lực quan trọng dẫn đến các yêu sách mở rộng trên biẻn của các quốc

gia hữu quan. Những cám dỗ về trữ lượng dầu giàu có đó đã phần lớn giải

thích cho thái độ không khoan nhượng của các quốc gia này đối với yêu sách

của mình – do tồn tại nỗi sợ hãi rằng nhượng bộ sẽ đồng nghĩa với khả năng

mất hết phần tài nguyên quan trọng “của mình”.

Ở tầm khu vực, nhu cầu về năng lượng và sự lệ thuộc vào nhập khẩu vẫn

tiếp tục tăng, và làm tăng các mối quan ngại giữa các chính phủ mà coi nhập

khẩu năng lượng như một điểm yếu chiến lược. Các quốc gia Đông Bắc Á

như Hàn Quốc và Nhật Bản phụ thuộc rất nặng vào nhập khẩu năng lượng;

ví dụ, Nhật Bản nhập khẩu 90% nhu cầu về dầu của mình qua đường biển.

Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu dòng vào năm 1993; theo dữ

liệu của quan Thông tin Năng lượng của Mỹ (EIA), trong năm 2010

Trung Quốc đã nhập khẩu 47% nhu cầu dầu qua biển trong năm 2010 vừ

Trung Đông và 30% từ Châu Phi. Ở Đông Nam Á, nền sản xuất nội địa đang

bị suy yếu khi các quốc gia đang xuất khẩu hoặc đã từng xuất khẩu ở

thời điểm gần đây như Indonesia, Malaysia và Việt Nam đang trở nên (hay

đã trở nên như trường hợp của Indonesia) lệ thuộc vào nhập khẩu. Trên thực

tế, ở Đông Nam Á lẽ chỉ có Brunei vẫn còn thể là quốc gia xuất

khẩu dầu trong tương lai, nhưng nếu xét ở tầm quốc tế thì lượng xuất khẩu

của Brunei là không đáng kể.

Vịnh Thái Lan vốn đã được chứng minh là một nguồn trữ lượng phong phú

của khí hidrocacbon, đặc biệt khí. Cần lưu ý là đã rất nhiều phát

kiến thương mại được thực hiện ở những vùng biển không tranh chấp của

Thái Lan, ở vị trí rất gần về phía tây của vùng yêu sách chồng lấn giữa

Campuchia và Thái Lan. Những phát hiện đầy hứa hẹn cũng đã được đưa ra

ở các vùng biển không tranh chấp của Campuchia. Do đó, có nhiều yếu tố để

chứng minh rằng các vùng yêu sách chồng lấn của Thái Lan-Campuchia còn

www.nghiencuubiendong.vn

18

chứa đựng nhiều trữ lượng năng lượng đáy biển hơn, đặc biệt là ở dọc khu

vực trung tâm Vịnh Thái Lan nối liền với một phần của vùng Lõm Pattani –

một cấu trúc đã được chứng minh chứa đựng các mỏ quý giá về mặt

thương mại ở vùng biển Thái Lan. Những khu vực đáy biển này cấu thành

nên những diện tích chưa được khai thác tốt nhất ở Đông Nam Á. Việc tiếp

cận những tài nguyên năng lượng đáy biển này cho phép Campuchia

được một phương tiện tiềm năng để biến đổi nền kinh tế đang phát triển của

mình. Về phần mình, Thái Lan, với tư cách là một nước đang công nghiệp

hóa nhanh chóng, cũng đang có những mối quan ngại thường trực về an ninh

năng lượng khiến cho tiềm năng về tăng cường sản xuất dầu khí trong

nước càng trở nên hấp dẫn.

Còn với Biển Hoa Đông, tài nguyên dầu khí đáy biển từ lâu đã được các

quốc gia ven biển để ý đến – điển hình là bằng việc lập nên vô số các khối

khai phá, đôi khi chồng lấn lẫn nhau, từ tận những năm 1970 – nhưng mãi

đến gần đây mới thu được thành công đáng kể. Kể từ năm 2000, những hoạt

động khai phá này đã bắt đầu thu về được những kết quả chắc chắn, do đã

phát hiện ra các vùng chủ yếu sản sinh khí ở về phía Trung Quốc, nhưng lại

gần hơn về phía đường trung tuyến hoặc trung trực giả định ở phân trung

tâm của biển.

Những ước tính về quy của những tài nguyên này không đồng nhất

với nhau, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông. Chẳng hạn, Trung Quốc đã ước

tính trữ lượng dầu ở đây vào khoảng từ 105 đến 213 tỉ thùng dầu. Tuy

nhiên, những đánh giá này chỉ liên quan đến tổng lượng tài nguyên dầu khí

mà không phải trữ lượng có thể phục hồi – một sự khác biệt lớn. Một quy tắc

theo kinh nghiệm của ngành này là sẽ có tỉ lệ khôi phục 10% đối với các tinh

ở biên giới, vì vậy các chỉ số của Trung Quốc sau khi có điều chỉnh lại sẽ rơi

vào khoảng từ 10,5-21,3 tỉ thùng dầu có thể khôi phục.

Chẳng hạn, báo cáo mang tên “Đánh giá về Tài nguyên Dầu khí chưa khai

phá ở Đông Nam Á, 2010” của Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã xác

định 23 tỉnh địa chất có thể phù hợp cho sự phát triển dầu khí ở Đông Nam

Á, trong đó có 9 tỉnh nằm ở khu vực Đông Nam Á (bao gồm cả những khu

vực cận biên với Biển Đông cũng như các khu vực trên bờ không nằm trong

tranh chấp). USGS đã ước tính rằng tổng lượng tài nguyên dầu thông thường

của những tỉnh này là vào khoảng 15.6 tỉ thùng dầy, tương đương với 1,6 tỉ

thùng dầu của trữ lượng có thể khôi phục theo quy tắc khôi phục 10%.

Một ước tính khác thường được nhắc đến là của Viện nghiên cứu Địa chất

Nước ngoài của Nga. Cơ quan này đã ước tính rằng vùng Biển Đông có 1,6

www.nghiencuubiendong.vn

19

tỉ thùng dầu và trong đó 70% là khí, do đó thành tố dầu tương đương với 1,8

tỉ thùng dầu. Trên thực tế các trữ lượng khí ở đây có thể rất hứa hẹn, đặc biệt

là khi tốc độ phục hồi từ các mỏ khí thường nhanh hơn rất nhiều so với mỏ

dầu (75% so với 10%). Tuy vậy, nhưng những ước tính về trữ lượng khí ở

Biển Đông cũng gặp phải những bất trắc như với trữ lượng dầu, và vì những

lí do tương tự (không có cơ hội khai phá do các tranh chấp chủ quyền và các

yêu sách chồng lấn trên biển). Một lần nữa, những ước tính của Trung Quốc

là vô cùng lạc quan, nhưng các chỉ số của Trung Quốc, cũng giống như các

ước tính khác, thường bao gồm cả các tài nguyên khí thông thường khí

bất thường. Tài nguyên khí bất thường, đặc biệt là khí hydrat, có thể là một

thay thế hấp dẫn cho các tài nguyên dầu khí thông thường trong tương lai.

Tuy nhiên, để khai phá được nó vào thời điểm này vẫn là không tưởng. Việc

không thể phân biệt tài nguyên khí thông thường với tài nguyên khí bất

thường đã khiến cho nhiều ước tính trở nên không đáng tin cậy từ góc nhìn

của các xem xét về an ninh năng lượng trong ngắn hạn và trung hạn.

Với các chỉ số của EIA rằng lượng tiêu thụ dầu thông thường (dầu thô

dầu tinh) tính riêng trong năm 2010 đã lên đến 26,9 tỉ thùng, thể thấy

rằng khả năng để đánh giá một cách lạc quan các trữ lượng dầu khí ở Biển

Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh Thái Lan rất thấp, ít nhất là ở tầm thế

giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những tài nguyên đó, nếu đúng là

chúng có tồn tại và có thể được khai thác, sẽ không có giá trị quan trọng ở

tầm khu vực hay giữa quốc gia với quốc gia. Dù sao nó cũng cho thấy rằng

những câu chuyện về sự dồi dào trữ lượng dầu khí ở Biển Đông cũng cần

phải được xem xét lại.

Công nghệ mới, Mặt trận mới

Các hoạt động khai phá tài nguyên ở các khu vực xa bờ đang được tăng

cường thông qua những phát triển quan trọng về công nghệ. Những lĩnh vực

đáng chú ý mà tại đó những phát triển quan trọng đang diễn ra gồm có các

mỏ khai phá năng lượng dưới đáy biển, khai thác mỏ đáy biển, sử dụng tài

nguyên biển, năng lượng đại dương, và các hoạt động kiềm chế thay đổi khí

hậu. Thềm lục địa và đáy biển sâu có khả năng cung cấp các tài nguyên sinh

học khoáng vật khác và đang ngày càng được khai thác nhiều hơn, một

phần nhờ những tiến bộ đáng kể về công nghệ khai phá sâu dưới đáy biển.

Các khu vực xa bờ là một nguồn tài nguyên phi sinh vật lớn và quan trọng

với các tài nguyên như hidrocacbon. Điều này nhiều khả năng sẽ còn được

củng cố trong tương lai gần do giá dầu khí tăng do sản xuất đi vào suy thoái

trong khi nhu cầu về năng lượng ngày càng cao. Những cải tiến trong công

www.nghiencuubiendong.vn

20

nghệ ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn để khai phá khai thác một

cách có hiệu quả về mặt kinh tế các tài nguyên dầu khí xa bờ trong các điều

kiện khắc nghiệt, kể cả ở những vùng nước sâu xa bờ. Những cải tiến lớn về

công nghệ trong ngành khai thác dầu khí trong những năm ngần đây đã cho

phép khai phá ở những vùng nước sâu rất sâu. bao gồm việc khoan

được những cái giếng sâu hơn, cũng như những cải tiến quan trọng đối với

thiết kế dàn khoan sản xuất các công nghệ khai phá địa vật lý. Tất cả

những điều này đã tăng cương một cách đáng kể khả năng thành công của

việc khai phá và khai thác ở vùng đáy biển sâu. Bất chấp vụ tai nạn xảy ra

với Deepwater Horizon và những trì hoãn hoạt động đối với các dàn khoan

xa bờ mà tai nạn này gây ra, công việc khoan sâu và rất sâu để khai thác khí

hidrocacbon dưới đáy biển nhiều khả năng vẫn sẽ phát triển một lựa

chọn quan trọng cho việc khai phá dầu khí trong tương lai. Chẳng hạn, mặc

dù việc sản xuất xa bờ của Trung Quốc hiện tại vẫn diễn ra tương đối gần bờ

và ở những vùng nước trũng, chẳng hạn như ở các vùng Vịnh Bohai và Vịnh

Bắc Bộ, nhưng các hoạt động khai phá ở vùng nước sâu ở Biển Hoa Đông

và Biển Đông đang ngày càng tăng. Việc gần đây Trung Quốc xây dựng dàn

khoan dầu nửa chìm nửa nổi để khai thác vùng nước sâu, có khả năng khoan

sâu đến 3000 mét, đã chứng minh cho luận điểm này.

Đằng sau yếu tố về dầu khí trong các tranh chấp biển ở khu vực, cũng như

những lợi ích ngày càng tăng đối với việc khoan nước sâu ở vùng biển này,

là thực tế rằng các quốc gia vẫn còn phụ thuộc nặng nề vào dầu khí như một

nguồn năng lượng chủ yếu để vận hành nền kinh tế thế giới. Khi mà nguồn

cung cấp dầu khí ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu về nó vẫn đang trên

đà đi lên, thì khả năng lớn về giá dầu ngày một tăng cao sẽ càng làm động

lực cho việc khai phá khai thác các trữ lượng dầu bất thường như trữ

lượng dầu ở các vùng sâu và rất sâu.

Nhìn xa hơn vấn đề dầu khí

Mặc dù thường được coi là tâm điểm, nhưng trữ lượng dầu khí không phải là

những khoáng sản duy nhất thể được khai thác từ đáy biển. Trong khi

những khoáng sản ở đáy biển như hạch polymetal đã được xét đến từ những

năm 1960, những phát triển gần đây lại tập trung vào việc khai thác sử

dụng các khoáng sản như phótphorit, khí bay hơi, sunfua polymetal,

những loại khí hidrocacbon bất thường như hidrat khí. Mặc dù việc khai thác

một số loại khoáng sản này trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là với hidrat, là

không khả thi về mặt thương mại, nhưng tình huống này có thể thay đổi theo

thời gian khi các yêu cầu giá cả thay đổi và công nghệ phát triển.

Những nỗ lực hiện tại để khai thác các mỏ sunfua dưới đáy biển – từ độ sâu

www.nghiencuubiendong.vn

21

khoảng 1.600m ở Biển Bismark thuộc Papua New Gunie – đã phác họa cho

những tiềm năng phát triển lĩnh vực này của các quốc gia trong khu vực đảo

Thái Bình. Trên thực tế, Papua New Guinea đã cấp phép cho Nautilus

Minerals để thực hiện việc khai thác mỏ ở đấy biển đầu tiên trên thế giới –

dự án Solwara 1 vào tháng 1/2011.

Cũng cần lưu ý về nhu cầu ngày càng cao của các quốc gia đối với các tài

nguyên biển, những tài nguyên bổ trợ cho các tài nguyên sinh vật biển.

Những vùng sinh vật biển (gồm thực vật động vật) tài nguyên chưa

được khai thác và là tiềm năng phát triển cho các lĩnh vực như y học, nông

nghiệp (cung cấp cho các chuyên gia những thực phẩm chức năng và bổ trợ

cho các chế độ ăn uống, cũng như các chất hóa học dùng cho nông nghiệp

như thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu), mỹ phẩm, và cho các ngành công nghiệp

các sản phẩm biển thể cung cấp những enzym chất xúc tác quan

trọng cho các quá trình công nghiệp.

Việc này đã dẫn đến sự ra đời của “thăm dò sinh học” biển và loại hoạt động

này là một tiềm năng lớn về tài nguyên dồi dào và cơ hội cho các quốc gia

ven biển. Trên thực tế, chỉ riêng trong năm 2000, những sản phẩn liên quan

đến công nghệ sinh học biển đã được ước tính giá trị vào khoảng 100

triệu USD. Tiềm năng để phát triển từ thăm dò sinh học biển, đặc biệt là từ

những vùng hầu như chưa được biết đến do các yêu sách chồng lấn về quyền

tài phán hay những vùng nằm sâu dưới đáy biển, trở nên nổi bật do trong số

hơn 30.000 sản phẩm biển tự nhiên được dự báo từ những năm 1960 chỉ có

dưới 2% trong số đó là có nguồn gốc từ các cấu trúc dưới đáy biển. Những

vùng biển đa dạng về sinh học nhưng lại chưa được khai phá hết ở Biển Hoa

Đông, Biển Đông, Vịnh Thái Lan dường như rất nhiều tiềm năng về

mặt này.

Hướng đi khác: Năng lượng đại dương và các Hoạt động kiểm soát Biển

đổi Khí hậu

Những khu vực biển rộng lớn đang được xem xét cũng một nguồn tài

nguyên rộng lớn nhưng cũng chưa được khai thác để đối phó với những tác

động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, một vài kịch bản kỹ thuật địa

chất biển đang được khai thác để tăng cường sức chứa của đại dương để tích

trữ và hấp thu khí đioxit cácbon từ khí quyển, trong đó bao gồm các hoạt

động như nuôi dưỡng đại dương, cô lập sinh học đối với khí đioxit cácbon,

và hút khí cácbon xa bờ. Thêm vào đó, “Báo cáo Đánh giá thứ Tư của Ban

Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu” đã thừa nhận về vai trò to lớn mà năng

lượng sản xuất từ gió, sóng, dòng nước, và thủy triều, cũng như năng lượng

www.nghiencuubiendong.vn

22

từ các kỹ thuật chuyển đổi nhiệt năng đại dương có thể có để thay thế một

phần cho năng lượng hóa thạch. Nhưng đồng thời báo cáo này cũng đã nhấn

mạnh rằng mức độ các nguồn năng lượng trên có thể khai thác thương mại

vẫn còn rất thấp. Tiềm năng sử dụng những vùng biển của Biển Hoa Đông,

Biển Đông, và Vịnh Thái Lan cho những mục đích này hiện vẫn chưa được

hiện thực hóa.

Chúng ta đang ở đâu? Các xu hướng tích cực và tiêu cực

Nếu chỉ lướt qua trang nhất các tờ báo thường nhật thì rất dễ có ấn tượng

rằng những tranh chấp về quyền tài phán trên biển ở Đông và Đông Nam Á

là không thể giải quyết được và trước sau gì cũng sẽ dẫn đến xung đột trong

khu vực. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những cơ sở để có thể lạc quan một

cách thận trọng, đồng thời cũng có những lí do thuyết phục để tăng các

mối quan ngại. Mục này sẽ dành để phân tích các xu hướng gần đây của các

tranh chấp, bắt đầu bằng việc nhấn mạnh các tranh chấp có tiến triển và hình

thành được nên các nền tảng để hướng về tương lai.

Những xu hướng tích cực

Tiến triển vượt bậc trong việc định nghĩa biên giới. Một cách đáng chú ý

để các quốc gia ven biển có thể làm rõ yêu sách trên biển của mình và giải

quyết các tranh chấp với các quốc gia láng giềng là thông qua việc phân định

biên giới trên biển của mình. Biên giới này có giá trị mang lại sự rõ ràng và

chăc chắn cho các quốc gia trên biển cũng như các thực thể sử dụng biển, từ

đó góp phần giảm thiểu rủi ro xảy ra va chạm hay xung đột. Sự phân định rõ

ràng biên giới trên biển cũng sẽ tạo ra một khuôn khổ quyền tài phán và một

thể chế ổn định trên biển cần thiết cho việc quản tổng thể và bền vững

môi trường biển và tài nguyên của nó. Mặc dù rất nhiều biên giới tiềm năng

ở Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan vẫn chưa được phân định,

những tiến triển nhất định đã được thực hiện – mặc dù về bản chất chúng bị

phân mảnh diễn ra từ từ - trong đó bao gồm những thỏa thuận được

kết gần đây. Điển hình là có hiệp định EEZ giữa Việt Nam và Thái Lan năm

1997, hiệp định phân định biên giới biển ở Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và

Việt Nam năm 2000, hiệp định ranh giới thềm lục địa giữa Indonesia và Việt

Nam năm 2003, “trao đổi thư từ” giữa Brunei Malaysia năm 2009,

hiệp định năm 2009 giữa Indonesia và Singapore về việc mở rộng ranh giới

vùng lãnh hải đã được phân định một phần của mình.

Một cách tiếp cận rõ ràng hơn đối với phân định biển. Trong bối cảnh này,

luật quốc tế về phân định biên giới trên biển đã những bước phát triển

www.nghiencuubiendong.vn

23

quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2009 phán quyết của Tòa án Công lý Quốc

tế (ICJ) trong vụ việc biên giới trên biển giữa Rumani và Ukraina đã mang

đến một cách tiếp cận chắc chắn hơn cho một chủ thể mà trước đây đã

quá nhiều khái niệm cách tiếp cận. Tòa đã tuyên bố rằng, đầu tiên, cần

phải xác định một đường phân định tạm thời bằng các phương pháp “khách

quan hình học” “phù hợp với địa của khu vực.” Tòa ICJ trong vụ Biển

Đen đã xác định rằng một phương pháp khách quan hình học chính là việc

xây dựng một đường trung tuyến và cho rằng cần phải áp dụng phương pháp

này “trừ khi có những lí do thuyết phục khiến cho việc này trở nên bất khả

thi trong trường hợp cụ thể này.” Tuyên bố rõ ràng và mang tính ràng buộc

về đường trung tuyến này là một phần của phán quyết thống nhất của Tòa và

cũng một bước tiến quan trọng so với những tuyên bố kém ràng hơn

trước đây của ICJ về vấn đề này.

Ở giai đoạn thứ hai của quá trình xét xử, tòa ICJ đánh giá về việc liệu có tồn

tại yếu tố nào dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh đường trung tuyến tạm

thời này để đạt được kết quả công bằng thỏa đáng hay không. Cuối cùng, ở

giai đoạn thứ ba, đường trung tuyến này phải trải qua sự kiểm tra về sự

“không tương xứng”, mà cụ thể là việc so sánh chiều dài của các đường bờ

biển có liên quan của hai bên so với diện tích biển được chia.

Nếu các cơ quan tư pháp duy trì được cách tiếp cận ba giai đoạn này thì nó

sẽ mang lại khả năng dự đoán được về các tranh chấp biên giới trên biển, và

từ đó khuyến khích được việc sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp này.

Cách tiếp cận này nhiều khả năng cũng sẽ có tầm ảnh hưởng lớn trong các

cuộc đàm phán biên giới trong tương lai giữa các quốc gia ven biển, ngay cả

khi phán quyết trong vụ Biển Đen chỉ có giá trị ràng buộc đối với Rumani và

Ukraina. Phán quyết của tòa ICJ có giá trị thông báo về tiến triển hướng tới

việc xác định các biên giới hiện vẫn chưa được phân định tren biển ở các vụ

việc đang được xem xét ở Châu Á. Tuy vậy, cũng cần phải xác định rằng sự

rõ ràng ngày càng cao này về cách tiếp cận đối với việc phân định biên giới

trên biển tuy rất hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng mang lại giải pháp

tức thì cho các tranh chấp phức tạp về biên giới trên biển, nhất là khi những

tranh chấp đó liên quan đến chủ quyền trên đảo và các thái độ thù địch đối

với các yêu sách về quyền tài phán như ở Biển Hoa Đông hay Biển Đông.

Xu hướng đang hình thành về quy chế các đảo. Một yếu tố then chốt cần

xem xét trong việc phân định biên giới trên biển, đồng thời là nguyên nhân

chủ yếu của các tranh chấp, trong đó bao gồm các vùng biển ở Đông

Đông Nam Á, là vấn đề về quy chế đảo. Từ những phân tích về quy chế này,

đặc biệt là từ những phán quyết của các tòa án quốc tế, có thể thấy rằng có

www.nghiencuubiendong.vn

24

một xu thế đang hình thành về việc trao cho các đảo ngày càng ít hiệu lực

trong việc phân định biển. Điều này đặc biệt đúng trong các trường hợp các

đảo không quan trọng hay nằm ở vị trí tương đối xa bờ biển của đất liền đến

mức sự chênh lệch về đường bờ biển liên quan là hết sức rõ ràng. Những đảo

nhỏ này vì thế sẽ có tác động không tương xứng đối với việc xác định các

đườn biên giới dựa trên quy tắc đường cách đều sẽ dẫn đến một kế quả

không thỏa đáng. Từ đó hệ quả là những ảnh hưởng các đảo thể có

đối với các đường phân định biên giới biển nhìn chung đã bị coi nhẹ. Trên

thực tế, vẻ như một vài quốc gia ven biển ở Biển Đông, đặc biệt

Malaysia và Việt Nam, đã hình thành quan điểm rằng những hòn đảo tranh

chấp ở Biển Đông không có khả năng tạo ra yêu sách về quyền đối với vùng

EEZ và thềm lục địa. Điều này có thể thấy rõ từ thực tế là những nước này

đã đệ trình về quyền thềm lục địa mở rộng ra xa hơn 200 hải lý từ đường cơ

sở dọc bờ biển đất liền của mình. Có thể thấy từ những công hàm phản đối

rằng Trung Quốc không chia sẻ quan điểm này. Tuy nhiên, nếu ý kiến này

được duy trì, thì tầm quan trọng của ít nhất là một số hòn đảo tranh chấp sẽ

bị giảm đi đáng kể và phạm vi của các yêu sách chồng lấn về quyền tài phán

trên biển sẽ bị rút ngắn lại. Cũng vẻ như sự phân biệt giữa các đảo tự

nhiên đảo nhân tạo sẽ được duy trì. (Đảo nhân tạo chỉ được hưởng quy

chế vùng bảo vệ 500 mét quanh chúng).

Thực thi các dàn xếp phát triển chung trên biển. Một đặc tính khác của các

vùng biển Đông và Đông Nam Á là sự tồn tại của nhiều hiệp định phát triển

chung trên biển. Trên thực tế các quốc gia dường như đã tập trung rất nhiều

vào việc phát triển chung ở khu vực này. Bên cạnh các vùng được hình

thanh lâu đời như của Hàn Quốc và Nhật Bản (1974) hay Malaysia và Thái

Lan (được đồng thuận trên nguyên tắc vào năm 1979), thì những vùng khai

thác chung cũng đã được hình thành giữa Malaysia và Việt Nam (1992) liên

quan đến việc khai thác phát triển khí hidrocacbon dưới đáy biển, giữa

Trung Quốc và Việt Nam (2000) về các hoạt động đánh cá chung trong điều

ước năm 2000 về biên giới trên biển. Campuchia Thái Lan trong năm

2001 cũng đã đồng thuận trên nguyên tắc về việc đi đến thỏa thuận về phát

triển chung trên biển trên một phần khu có yêu sách chồng lấn, mặc dù trên

thực tế vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển. Hơn thế nữa, một loạt các vùng

đánh tạm thời đã được hình thanh ở Biển Hoa Đông trên sở song

phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc vào năm 1997, giữa Nhật Bản và Hàn

Quốc vào năm 2000, giữa Trung Quốc Hàn Quóc vào năm 2001 (xem

Hình 4). Trong năm 2008, Trung Quốc Nhật Bản cũng đã đồng thuận

trên nguyên tắc về việc xác định một vùng chung ở khu vực phía bắc của

Biển Hoa Đông, nhưng việc triển khai hiệp định này vẫn chưa có tiến triển

www.nghiencuubiendong.vn

25

nào đáng chú ý. Còn đối với Biển Đông, việc kết Tuyên bố về Ứng xử

của các Bên ở Biển Đông (DoC) vào năm 2002 và Hiệp ước Thăm dò Chung

(JMSU) sau đó được ký kết giữa Trung Quốc – Philippin – Việt Nam cũng

có thể được coi là những tiến triển tích cực, mặc dù việc DoC không được

thực thi một cách thực sự và dự án JMSU đã bị hủy vào năm 2008 đã phản

biện luận điểm này.

Những vùng phát triển chung trên biển này phù hợp với Điều 74 khoản 3 và

Điều 83 khoản 3 của Công ước UNCLOS liên quan đến phân định vùng

EEZ và thềm lục địa, trong đó kêu gọi các quốc gia trong khi chờ để đi đến

thỏa thuận và trên tinh thần hiểu biết và hợp tác cần nỗ lực hết mình để đi

đến các dàn xếp tạm thởi có tính thực tiễn cao. Quan trọng là một vài trong

số những vùng phát triển chung này đã được vận hành một cách khá là thành

công. Chẳng hạn, mặc dù phải mất tương đối nhiều thời gian thì Malaysia và

Thái Lan mới có thể chuyển sự đồng thuận trên nguyên tấc thành một điều

ước chính thức, nhưng các hoạt động khai phá đã mang lại được một số phát

kiến có giá trị thương mại về khí đốt và đang trong quá trình được phát triển,

mặc dù vẫn còn những thách thức về việc thống nhất phát triển ở đáy biển và

sự cần thiết phải có các tuyến liên lạc ở bờ biển. Tuy nhiên, nhìn chung thì

tiến triển này sự phổ biến của ý tưởng về phát triển chung ở Đông

Đông Nam Á đều rất lợi để cơ chế quản tranh chấp cai quản đại

dương này được áp dụng ở những khu vực khác của Biển Hoa Đông, Biển

Đông, và Vịnh Thái Lan.

Các Quốc gia quan điểm ràng hơn. Bản chất mức độ của các

quyền nghĩa vụ ở không gian biển đã được xác định trong Công ước

UNCLOS cùng với luật tập quán quốc tế. Luật quốc tế trao cho mỗi quốc gia

ven biển một vùng lãnh hải có chiều rộng không quá 12 hải lý mà trong đó

quốc gia được thực thi chủ quyền và các tàu thuyền nước ngoài được hưởng

quyền qua lại vô hại. Một vùng tiếp giáp mà trong đó một số luật nhất định

của quốc gia (ví dụ, những luật liên quan đến hải quan hay dịch tễ) thể

được thi hành, và có thể được yêu sách trong giới hạn 24 hải lý. Các quóc

gia ven biển có quyền chủ quyền được khai phá và khai thác các tài nguyên

thiên nhiên dưới đáy biển và tầng đất cái của thềm lục địa của mình ở giới

hạn 200 hải lý và có thể hơn. Các quốc gia cũng có thể yêu sách một vùng

EEZ kéo dài đến 200 hải lý, cho phép quốc gia khai phá khai thác tài

nguyên sinh vật và phi sinh vật biển, đáy biển, và tầng đất cái, cùng với một

số quyền khác; tuy nhiên vẫn có một số tranh cãi trong khu vực về mức độ

mà quốc gia có thể kiểm soát các hoạt động khác.

www.nghiencuubiendong.vn

26

Các quốc gia thành viên của Công ước UNCLOS được kỳ vọng sẽ điều

chỉnh các yêu sách trên biển của mình sao cho phù hợp với các điều khoản

của Công ước. Trên thực tế các quốc gia ven biển ở Đông và Đông Nam Á

phần lớn đã làm như vậy, hoặc chí ít là tuyên bố về việc đó. Tuy vậy vẫn có

một vài quốc gia nhất định sử dụng các yếu tố khác làm cơ sở cho yêu sách

của mình, trong đó có cơ sở về “vùng nước lịch sử”. Đặc biệt trong bối cảnh

này có thể nhận thấy từ bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc (Đài Loan)

ở Biển Đông (xem Hình 2).

Mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một giải thích xác đáng nào về bản

chất của đường này, kể cả về những vùng được yêu sách hay cơ sở pháp lý

của nó, nhưng lẽ ta vẫn thể nhận ra được một xu hướng tích cực.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã sử dụng các ngôn từ phù hộp với Công ước

UNCLOS để phản đối các đệ trình về kéo dài thềm lục địa của Việt Nam

vào năm 2009 và đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia. Cụ thể là Trung

Quốc đã đệ trình một công hàm trong đó nêu rằng Trung Quốc có chủ quyền

trên các vùng biển “tiếp giáp” với các hòn đảo trên Biển Đông các

“quyền chủ quyền” trên các “vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và

tầng đất cái của chúng”. Điều này có thể hiểu là một sự viện dẫn đến các yêu

sách đối với các quyền trên lãnh hải, vùng EEZ, và thềm lục địa dựa trên các

đảo chứ không phải là yêu sách đối với các vùng nước lịch sử hay các yêu

sách tương tự như vậy bên trong đường chín đoạn như vẫn thường được

phỏng đoán. Quan điểm này còn được làm rõ thông qua thư của Trung Quốc

gửi Tổng thư LHQ vào ngày 14/4/2011. Bức thư này phản ứng của

Trung Quốc đối với thư phản đối của Philippin về việc Trung Quốc sử dụng

bản đồi đường chín đoạn để phản đối đệ trình riêng của Việt Nam về việc

kéo dài thềm lục địa cũng như đệ trình chung của Malaysia Việt Nam.

Bức thư tháng 4/2011 của Trung Quốc tuyên bố rằng các hòn đảo tranh chấp

“được hưởng đầy đủ quy chế lãnh hải, vùng EEZ thềm lục địa.” Tuy

nhiên, không may kết luận này lại liên quan đến nhiều phỏng đoán

thậm chí là ảo vọng, khi mà Trung Quốc vẫn chưa thể hoàn toàn rõ ràng về

các yêu sách của mình.

Tiến trình hội thảo. Nhận thức được về tính phức tạp đa dạng của các

yêu sách ở Biển Đông, Indonesia đã khởi động một tiến trình hội thảo không

chính thức vào năm 1989 như một phương pháp để quản lý tốt hơn các căng

thẳng trong khu vực để tránh các xung đột lan rộng. Những hội thảo

không chính thức này không để nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa

các quốc gia yêu sách để đạt được ba mục tiêu: đầu tiên, tạo ra các

chương trình hợp tác để tất cả các quốc gia yêu sách có thể tham gia; thứ hai,

www.nghiencuubiendong.vn

27

tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan trực tiếp để các bên này có thể

hướng tới giải quyết tranh chấp; và, thứ ba, hình thành một tiến trình xây

dựng lòng tin để hỗ trợ hợp tác xây dựng niềm tin, những điều đang bị

thiếu một cách nghiêm trọng.

Sau hơn hai mươi năm họp thường kỳ, kinh nghiệm cho thấy rằng việc tham

gia hợp tác kỹ thuật dễ hơn nhiều so với việc phải giải quyết các vấn đề về

lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán. Một kết quả trực tiếp của tiến trình

hội thảo là, một số hiệp định và hoạt động hợp tác đã được tống nhất giữa

các quốc gia yêu sách trong khu vực, ở các lĩnh vực như khai phá đa dạng

sinh học, theo dõi độ tăng của mực nước biển, và quản lý môi trường biển –

đây đều những hoạt động quan trọng góp phần giúp các nước trong khu

vực tạo ra tiến triển theo những cách không đòi hỏi phải giải quyết ván đề về

chủ quyền hay yêu sách về biên giới. Chẳng hạn, trong năm 2002, một đội

ngũ các nhà khoa học đa quốc gia đến từ Indonesia, Malaysia, Singapore,

Thái Lan, Philippin, Việt Nam, Trung Quốc, và Đài Loan đã tham gia thám

hiểm đa dạng sinh học ở các đảo Anambas của Indonesia. Chuyến thám

hiểm này đã phát hiện ra nhiều loài sinh vật mới phục vụ cho việc tăng

cường hợp tác niềm tin trong một lĩnh vực trước đây ít được đầu do

các yêu sách đối đầu cản trở. Chương trình về Mạng lưới Đông Nam Á về

Giáo dục Đào (SEANET) do Trung Quốc Đài Loan khởi xướng

chung vốn là một ví dụ khác về một hoạt động hợp tác thu hút sự tham gia

của tất cả các thành viên của tiến trình Biển Đông. Chương trình SEANET

hướng tới việc tăng cường kiến thức khoa học và kỹ thuật về các vấn đề đại

dương và cũng để tăng cường mạng lưới giữa các nhà khoa học ở khu vực

Biển Đông.

Nhìn chung, tiến trình hội thảo tiếp tục được khu vực ủng hộ, với minh

chứng không chỉ là sự tham gia các cuộc họp còn thông qua các đóng

góp về tiền và của cho các dự án hợp tác mà tiến trình này đã tạo ra.

Tăng cường đối thoại giữa các chuyên gia. Thập niên vừa qua đã chứng

kiến sự phổ biến dần dần của các cuộc họp không chính thức mà tại đó có

ngày càng nhiều vấn đề về biển và các vấn đề khác được thảo luận. Những

đơn vị đứng ra chủ trì các hoạt động này gồm có Học viện Ngoại giao Việt

Nam hợp tác cùng Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Nghiên cứu Biển

Đông về Đảo Hainan, và sau này vào năm 2011 là Academia Sinica của Đài

Loan, Trung tâm Luật pháp Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, và

quan Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Philippin. Phát biểu tại các cuộc

họp này có các quan chức chính phủ và các nhà nghiên cứu trong và ngoài

khu vực. Giá trị của những buổi đối thoại này không chỉ nằm ở chỗ nó cho

www.nghiencuubiendong.vn

28

phép việc trao đổi các ý tưởng về các vấn đề cấp bách mà còn ở chỗ nó đã

đặt các quan chức và các chuyên gia vào giữa một loạt các ý kiến và quan

điểm mà họ không thể thấy ở các diễn đàn khác. Đây là một tác động có lợi

cho việc hoạch định chính sách và làm giảm rủi ro về một cách tiếp cận quá

nhỏ hẹp đối với các vấn đề.

Quốc tế hóa các tranh chấp. Ngoại trưởng Hillary Clinton và mười một bộ

trưởng ngoại giao khác tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào

tháng 7/2010 đã bày tỏ mối quan ngại về những tiến triển gần đây ở Biển

Đông và sự cần thiết phải thúc đẩy DoC. Kể từ khi ARF được thành lập vào

năm 1994 đến nay, đây là lần dầu tiên vấn đề Biển Đông được nêu lên một

cách chính thức tạo ra một tiền lệ tích cực để vấn đề này được thảo

luận tại các diễn đàn an ninh đa phương sau này, chẳng hạn như tại cuộc

Họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Cộng (ADMM-Plus) vào tháng

10/2010, khi đã có tám nước đề cập về vấn đề này.

Cũng có các dấu hiếu đáng khích lệ cho thấy rằng ASEAN đang dần đi đến

sự đồng thuận mạnh mẽ hơn về việc các cuộc thảo luận với Trung Quốc về

tranh chấp cần phải mang tính đa phương. Chẳng hạn, vào tháng 5/2011 ở

Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã nhấn mạnh tầm

quan trọng của một cách tiếp cận đa phương. Cũng trong tháng đó, tại cuộc

gặp của lãnh đạo ASEAN ở Jakarta, tổng thống Philippin Benigno Aquino

đã kêu gọi các quốc gia yêu sách của ASEAN đứng chung trên một chiến

tuyến về vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ ASEAN.

Những xu hướng tiêu cực

Bất kể những đà tích cực những tiến triển trên để hướng đến giải

quyết dứt điểm các tranh chấp về quyền tài phán trên biển ở Châu Á, không

may là vẫn còn tồn tại những xu hướng làm chậm – và thậm chí là làm phản

tác dụng – các tác động tích cực này. Những xu hướng dưới đây là sự lưu ý

về những vấn đề phức tạp gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp trong

thời gian gần.

Gia tăng các mối quan ngại căng thẳng về sự khan hiếm tài nguyên.

Một yếu tố gây đau đầu trong các tranh chấp trên biển ở Đông và Đông Nam

Á được thảo luận ở đây là sức ép ngày càng tăng về việc tiếp cận các nguồn

tài nguyên quý giá được chứa đựng, hoặc dự đoán có tồn tại, trong các vùng

diện tích rộng lớn mà các quốc gia có yêu sách chồng lấn. Như đã được vạch

ra ở trên, các tài nguyên biển, cả sinh vật và phi sinh vật, đang ngày càng trở

nên quan trọng với các quốc gia ven biển dọc Biển Hoa Đông, Biển Đông,

www.nghiencuubiendong.vn

29

Vịnh Thái Lan. Những mối quan ngại về an ninh năng lượng trong khu

vực sẽ còn tăng lên khi sản xuất trong nước đi vào bão hòa hoặc suy

giảm trong khi nhu cầu ngày càng tăng với tốc độ cao. Sự lệ thuộc ngày

càng nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng nhập khẩu nhiều khả năng sẽ

dẫn các quốc gia đến chỗ đặt ưu tiên hàng đầu cho việc tiếp cận các tài

nguyên năng lượng dưới đáy biển ở khu vực tranh chấp. Động lực này mang

theo nó những rủi ro về việc xảy ra các vụ việc và va chạm, như sẵn đã xảy

ra khi Philippin và Việt Nam thực hiện thăm dò ở Biển Đông vào nửa đầu

năm 2011 phản ứng của Trung Quốc đối với hoạt động này. Hơn nữa,

như đã nêu ở trên, những mối lo ngại đang được đặt ra cho vấn đề sức khỏe

của các đàn cá chủ chốt trong khu vực – những tài nguyên tái tạo có vai trò

vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực trong khu vực. Những áp lực

ngày càng tăng, những nỗ lực để sử dụng khai thác tài nguyên đại

dương ngay từ bây giờ đã là những động lực thúc đẩy căng thẳng giữa các

quốc gia ven biển có liên quan.

Những tranh chấp dai dẳng? Những điểm bất đồng quan trọng và dai dẳng

giữa các quốc gia hữu quan không phải xu hướng một thực tế

thường trực của môi trường pháp lý và địa chính trị trong khu vực. Những

vấn đề này sở căn bản, vật cản đối với việc giải quyết các yêu

sách trên biển trong khu vực. Tranh chấp chủ quyền đối với các đảo vẫn là

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các yêu sách chồng chéo về quyền tài phán

trên biển ở những vùng này. Mối liên hệ chủ yếu giữa các quốc gia và các

vùng lãnh thổ cấu thành, gắn liền với những ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ

nghĩa dân tộc, yêu nước, và những yêu cầu đối với chính trị trong nước và

quốc tế, đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ có xu hướng bảo vệ chắc chắn

lãnh thổ của mình. Điều này vẫn đúng kể cả khi những mảnh lãnh thổ đó có

nhỏ hay vô giá trị đến đâu, hay như nếu chúng có là những hòn đảo nhỏ, xa

bờ, và không có người sinh sống. Khi mà tài nguyên biển, dù là có thực hay

được tưởng tượng, chựa đựng trong những không gian biển này có thể được

gắn liền với những đảo nhỏ này và được xét đến trong các tính toán, thì khả

năng thỏa hiệp đối với vấn đề chủ quyền là gần như không tưởng.

Do đó, cho dù đã có nhiều tiến triển trong việc phân định biên giới trên biển

ở Đông Đông Nam Á, cũng như trong các cách tiếp cận của luật pháp

quốc tế đối với vấn đề phân định biển, thì rõ ràng là vẫn còn rất nhiều việc

phải làm trước khi một mạng lưới tổng thể về biên giới trên biển được xác

định hình thành nên một khuôn khổ quyền tài phán một cách ràng.

Tranh chấp chủ quyền đối với các đảo vẫn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

các yêu sách chồng chéo về quyền tài phán trên biển ở những vùng này.

www.nghiencuubiendong.vn

30

Đặc biệt là ở Biển Hoa Đông, các quốc gia hữu quan – với Trung Quốc và

Hàn Quốc một bên, và Nhật Bản ở bên kia – cũng có những quan điểm trái

nghịch nhau về cơ sở để xác định các quyền trên biển trong khu vực và cách

thức xác định biên giới trên biển. Sự bất đồng này ngăn cản việc áp dụng

cách tiếp cận như đã được sử dụng trong vụ Biển Đen. Trong khi trong quá

khứ Nhật Bản đã từng ủng hộ cách phân định theo quy tắc đường trung trực

hay đường trung tuyến, thì Trung Quốc và Hàn Quốc lại sử dụng nguyên tắc

“kéo dài tự nhiên” làm cơ sở cho các yêu sách của mình – có nghĩa là, mỗi

quốc gia ven biển phải có quyền đối với một phần thềm lục địa gắn với lãnh

thổ đất liền của mình (cụ thể là phần cấu tạo nên sự kéo dài tự nhiên của

lãnh thổ đất liền vào biển vào nằm dưới biển). Theo cách tiếp cận này thì vị

trí của biên giới trên biển cần phải được xác định hay ít nhất là bị ảnh hưởng

bởi các tính chất địa vật lý của đáy biển, đặc biệt là yếu tố địa lý (chất cấu

thành và cấu trúc) và địa mạo học (hình, dạng, và thể). Do Rãnh Okinawa có

thể được coi là sự đứt quãng giữa hai thềm lục địa riêng biệt, và từ đó tạo ra

các quyền riêng biệt về thềm lục địa, trong khi đặc tính dưới biển này lại

nằm gần về phía chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản nhiều hơn là bờ biển của

Trung Quốc và Hàn Quốc, nên một đường phân định thềm lục địa trùng với

rãnh Okinawa sẽ có lợi cho Trung Quốc và Hàn Quốc hơn với phần lớn Biển

Hoa Đông nằm về phía hai nước này. Tuy nhiên, vẫn có những minh chứng

cho thấy rằng các tranh chấp trên Biển Hoa Đông đang ngày càng mở rộng.

Đệ trình đầu tiên của Trung Quốc để mở rộng quyền trên thềm lục địa bao

gồm các điểm nằm phía đông rãnh Okinawa xa hơn giới hạn vốn được

hiểu là yêu sách trước đây của Trung Quốc dọc trục của rãnh này. Có lẽ là

để phản ứng với những tiến triển này, các nhà phân tích của Nhật Bản đã

nhấn mạnh yêu sách của nước này đối với một vùng EEZ 200 hải lý, và cho

biết rằng các yêu sách của Nhật Bản thể sẽ mở rộng ra phía tây đường

trung trực ở Biển Hoa Đông vốn được hiểu là yêu sách của Nhật Bản trong

quá khứ.

Duy trì các yêu sách thái quá. Một đặc tính gây vấn đề của các tranh chấp

biển trong khu vực là đa số các quốc gia hữu quan duy trì cái mà có thể được

coi một cách đúng đắn các yêu sách thái quá trên biển. Việc những yêu

sách này thường có nguồn gốc lâu năm không khiến cho chúng trở nên bớt

phiền phức hơn hay khó vượt qua hơn. Loại yêu sách thái quá thường thấy là

loại liên quan đến các đường cơ sở thẳng được hình thành trái với tinh thần

của các khoản liên quan tại Điều 7 của Công ước UNCLOS. Trên thực tế,

hầu hết các yêu sách đối với đường cơ sở thẳng được hình thành liên quan

đến các đường bờ biển không lồi lõm, khoét sâu, hay các vành đảo ở

trước đều có thể coi là đi trái lại cách giải thích hợp lý về luật pháp quốc tế.

www.nghiencuubiendong.vn

31

Hệ quả là những yêu sách này đã dấy lên sự phản đối trong cộng đồng quốc

tế, đặc biệt là từ Mỹ. Việc thực tiễn khu vực này có vẻ như phù hợp – tức là

các yêu sách của nhiều quốc gia cũng thái quá như láng giềng của mình –

chẳng có mấy tác dụng trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực.

Những yêu sách thái quá về đường cơ sở là một yếu tố ngày càng phức tạp

đối với các nỗ lực trong khu vực trong việc phân định các biên giới trên

biển.

Các yêu sách lịch sử phiền toái. Một loại yêu sách thái quá trên biển khác

cũng là một đặc tính đặc biệt của các không gian biển ở Đông và Đông Nam

Á là những yêu sách mơ hồ dựa trên các quyền lịch sử. Tuy nhiên, có tồn tại

sự phân biệt ràng giữa các yêu sách lịch sử về danh nghĩa đối với một

vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm các đảo và yêu sách lịch sử đối với không

gian trên biển. Hầu hết các quốc gia yêu sách các hòn đảo tranh chấp ở Biển

Đông đều căn cứ các yêu sách chủ quyền của mình dựa trên, ít nhất là một

phần nào đó, các yếu tố lịch sử bao gồm phát kiến, sử dụng, và chiếm hữu

các vùng lãnh thổ đảo. Điều này cũng được áp dụng trong tranh chấp giữa

Trung Quốc/Đài Loan Nhật Bản đối với các hòn đảo tranh chấp ở khu

vực phía nam Biển Hoa Đông được Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư, còn

Nhật gọi đảo Senkaku. Mặc việc phân tích chi tiết các yêu sách chủ

quyền đối với các đảo ở Biển Đông nằm ngoài phạm vi của bài viết này,

nhưng có thể thấy rằng không có một yêu sách nào trong số này, cho dù là

sử dụng yếu tố lịch sử hay các cơ sở khác như khoảng cách, có được luận cứ

chắc chắn, bất chấp thực tế là một vài quốc gia yêu sách tuyên bố rằng yêu

sách của mình là “không thể tranh cãi”.

Các yêu sách lịch sử đối với các không gian trên biển còn trở nên phiền toái

hơn khi mà chúng đi trái lại với các điều khoản của Công ước UNCLOS; và

cũng cần nhấn mạnh lại rằng hầu hết các quốc gia ven biển ở Đông và Đông

Nam Á đều là thành viên của Công ước này. Như đã nêu ở trên, một số quốc

gia ở Đông và Đông Nam Á đưa ra yêu sách đối với các vùng biển trên cơ

sở thực tiễn lịch sử - cái mà được gọi là “vùng nước lịch sử”. Thuật ngữ này

không xuất hiện trong Công ước UNCLOS. Thay vào đó, công ước này chỉ

dẫn chiếu đến “vịnh lịch sử”. Điều này khó có thể được coi là sự chứng thực

cho khái niệm trên, và đã bị một số quốc gia phản đối do bản chất bất trắc

của nó (chẳng hạn, Mỹ chỉ chấp nhận ba trên tổng số mười tám yêu sách như

vậy trên toàn thế giới). Đáng chú ý ở đây là yêu sách của Campuchia và Việt

Nam đưa ra vào năm 1982 về một khu vực gọi là “vùng nước lịch sử chung”

ở Vịnh Thái Lan, yêu sách của Philippin về vùng ô vuông được hình thành

www.nghiencuubiendong.vn

32

bởi một vài điều ước của thế kỷ mười chín, và đường chín đoạn trứ danh của

Trung Quốc.

Liên quan đến các yêu sách của Philippin, Manila đã ban hành luật pháp phù

hợp với các điều khoản của UNCLOS. Trên thực tế, vào năm 2009 Philippin

đã điều chỉnh lại đường cơ sở của mình qua Sắc lệnh số 9522 thành đường

sở quần đảo theo quy định của Công ước. Tuy nhiên, Manila lại không

đồng thời từ bỏ yêu sách lâu năm của mình rằng các không gian biển trong ô

vuông được xác định theo Giới hạn theo Điều ước của Philippin là một phần

thuộc lãnh hải của nước này (bất chấp thực tế là Philippin ràng đã yêu

sách một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý trong khi giới hạn của ô vuông cách

đường cơ sở của Philippin đến 285 hải lý). Những yêu sách như vậy rõ ràng

không phù hợp với Công ước UNCLOS gây phiền toái cho các quốc

gia láng giềng của Philippin. Philippin cũng yêu sách chủ quyền đối với tất

cả các hòn đảo trong vùng của một hình ngũ cạnh, và gọi những hòn đảo này

là “Quần đảo Kalayaan” (KIG). Tuy nhiên, khối KIG lại không phát sinh từ

yêu sách về vùng nước lịch sử, trong khi sự điều chỉnh trong năm 2009 như

đã nêu ở trên lại khiến cho các hòn đảo của Biển Đông mà Philippin yêu

sách nằm bên ngoài đường cơ sở quần đảo của nước này. Thay vào đó khối

này …

Đường chín đoạn của Trung Quốc đến nay vẫn là một bí ẩn và gây không ít

phiền toái. Vào năm 1947, chính phủ Quốc dân đảng của Trung Hoa Dân

Quốc đã chop hat hành một tấm bản đồ trong đó có đường mười một đoạn ở

Biển Đông. Tấm bản đồ này sau đó đã được Cộng hòa dân chủ nhân dân

Trung Hoa (PRC) sử dụng vào năm 1949, mặc dù hai đoạn của nó đã bị loại

bỏ ở Vịnh Bắc Bộ vào năm 1953. Dù số lượng các đoạn có là bao nhiêu đi

chăng nữa, nhưng một điều có thể thấy rõ là các khúc của đường này nằm rất

gần với đường bờ biển của các quốc gia ven biển khác. Trung Quốc đến nay

vẫn chưa đưa ra một lời giải thích rõ ràng nào về ý nghĩa của các đường đứt

đoạn này. Chẳng hạn, những đoạn này đôi khi đã được nối lại thành hình

chữ U và bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông. Vẫn chưa thể biết được liệu

rằng đường này phải thể hiện yêu sách chủ quyền bên trong (đặc

biệt đối với các đảo tranh chấp), cho thấy một tuyên bố đơn phương về

biên giới trên biển, hay một yêu sách đối với các không gian biển bên

trong các đoạn đó như một vùng nước lịch sử hay các vùng biển khác. Việc

Trung Quốc đính kèm tấm bản đồ có đường chín đoạn này trong công hàm

phản đối đệ trình của Việt Nam Malaysia – Việt Nam lên Ủy ban Ranh

giới Thềm lục địa của LHQ (CLCS) đã kích động sự bất trắc và lo ngại trong

khu vực. Xét về mặt pháp lý mà nói, thì những yêu sách mập mờ về lịch sử

www.nghiencuubiendong.vn

33

như đã phân tích ở trên khó có thể được biện minh trước một tòa án quốc tế.

Trước vấn đề này, và do không một quốc gia yêu sách nào ở Biển Đông có

được yêu sách vững chắc về chủ quyền trên các đảo tranh chấp, nên có rất ít

khả năng việc giải quyết tranh chấp thông qua một cơ quan quốc tế như tòa

ICJ.

Thêm vào đó, vào năm 2010 các quan chức Trung Quốc còn làm vấn đề

trầm trọng thêm bằng việc tuyên bố Biển Đông là một “lợi ích cốt lõi” của

mình, qua đó đặt tranh chấp này ngang tầm với vấn đề Đài Loan và hàm ý

rằng Bắc Kinh sẽ không chấp nhận đàm phán sẵn sàng sử dụng lực.

Tuy nhiên, trước những phản ứng tiêu cực trong khu vực, các quan chức và

học giả Trung Quốc đã phải thôi gọi Biển Đông là một lợi ích cốt lõi.

Các yêu sách ngày càng phức tạp. Như đã nói ở trên, những đệ trình mà các

quốc gia ven biển ở Đông và Đông Nam Á lên CLCS về giới hạn thềm lục

địa của mình, cũng như phản ứng của những quốc gia như Trung Quốc đối

với chúng, đều mang tính chỉ thị và giúp hiểu hơn về các yêu sách trên

biển. Tuy vậy, các đệ trình của khu vực về việc mở rộng các quyền trên

thềm lục địa dường như lại làm tăng thêm tính phức tạp của những yêu sách

vốn đã rối rắm và chồng lấn lên nhau. Hơn nữa, như đã được thể hiện trong

những phản đối qua lại những đệ trình này gây ra, các quyền mở rộng

thềm lục địa là một nguồn gây tranh cãi bổ sung, mang tính kỹ thuật và pháp

lý cao giữa các nước tranh chấp.

DoC không được ASEAN và Trung Quốc thực thi. Mặc dù cả Trung Quốc

ASEAN gần đây đã tái khẳng định tầm quan trọng của tuyên bố DoC, nhưng

hai bên đã không thể đạt được sự đột phá nào về các nguyên tắc thực thi thỏa

thuận này. Có vẻ như vấn đề nhức nhối nhất là ở chỗ Bắc Kinh vẫn tiếp tục

phản đối việc các quốc gia ASEAN thảo luận vấn đề với nhau trước khi gặp

gỡ với Trung Quốc. Theo chính phủ Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông

là một vấn đề song phương và do đó cần phải được thảo luận song phương.

Do vậy, cuộc họp của Nhóm Làm việc chung ASEAN về DoC vào tháng

12/2010 đã không thu được kết quả gì, còn kế hoạch gặp mặt vào tháng

3/2011 thì lại không được tiến hành. Việc không thể thực thi DoC dù chỉ ở

mức từ từ hay một phần hay tăng dần có nghĩa rằng căng thẳng ở Biển Đông

vẫn sẽ còn tiếp diễn và làm gia tăng nguy cơ về đụng độ quân sự trên biển và

các tình trạng bất ổn khác.

Quân sự hóa tranh chấp Biển Đông. Khi mà căng thẳng ngày càng trở nên

nhức nhối mà ASEAN và Trung Quốc (cũng như Nhật Bản và Trung Quốc ở

Biển Hoa Đông) lại không có được tiến triển gì trong việc thực thi một cách

www.nghiencuubiendong.vn

34

cụ thể các cơ chế quản lý và ngăn chặn xung đột, thì sự hiện đại hóa nhanh

chóng của Quân đội Nhân dân Giải phóng (PLA) lại đang làm cho cán cân

sức mạnh quân sự nghiêng về phía Trung Quốc và từ đó củng cố vị thế của

Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngân sách quóc phòng của Trung Quốc là cao nhất

ở Châu Á, và xét ở tầm quốc tế thì nó chỉ đứng sau Mỹ. Tốc độ và phạm vi

hiện đại hóa của PLA, đặc biệt là với Hải quân PLA, đang làm thay đổi nội

dung chiến lược của tranh chấp và ngày càng đưa Trung Quốc lên một vị thế

mạnh mẽ hơn để bảo vệ các yêu sách chủ quyền của mình. Và khi cần thiết

nó có thể được sử dụng để gây áp ục cho các bên tranh chấp khác. Sự mất

cân bằng ngày càng tăng trong sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc các

bên yêu sách ở Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ khiến cho tình trạng hiện tại

trở nên không bền vững.

Việc chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ ở Biển Đông cũng là yếu tố thúc

đẩy các chương trình hiện đại hóa quân sự ở một vài quốc gia Đông Nam Á.

Đặc biệt là Việt Nam, quốc gia chịu sự đe dọa lớn nhất từ các hành vi quả

quyết và sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đã tìm cách củng cố sức mạnh

không quân và hải quân của mình bằng việc mua các vũ khí hiện đại từ nước

ngoài. Những vũ khí này bao gồm máy bay không quân, tàu hộ tống, tàu khu

trục, và tàu hải giám tốc độ cao từ Nga. Đáng chú ý là Việt Nam đã đặt mua

sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga để tăng cường khả năng chống xâm nhập

cho hải quân Việt Nam để đối đầu với hải quân PLA. Malaysia đã đặt hai

chiếc tàu ngầm đầu tiên của mình ở Sabah gần vị trí các yêu sách lãnh hải

của mình ở Trường Sa. Philippin từ lâu đã bị bất lợi do tình trạng yếu kém

của lực lượng vũ trang của mình, mặc dù hiện nay đã có một số dấu hiệu cho

thấy nước này đã bắt đầu có ý chí chính trị để giải quyết vấn đề này. Tổng

thống Aquino gần đây đã công bố nguồn quỹ bổ sung cho Lực lượng

trang Philippin nhằm nâng cấp các thiết bị quân sự quốc gia ở Trường Sa và

cung cấp các thiết bị hiện đại hơn cho hải quân và không quân. Nhìn chung,

ở đây thể thấy xu hướng hiện đại hóa quân sự ngày càng lớn ở Biển

Đông.

Tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ. Biển Đông

đã trở thành một vấn đề nữa trong số hàng loạt các vấn đề bất đồng trong

quan hệ Trung – Mỹ. Trong khi chính sách của Mỹ đối với tranh chấp

Biển Đông đã tương đối thống nhất – Mỹ không đứng về phe yêu sách nào,

phản đối sử dụng hay đe dọa sử dụng lực, và ủng hộ giải quyết bằng

phương pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế - thì các quan chức cấp cao

của Mỹ lại phải lên tiếng ngày càng nhiều về các mối quan ngại của mình

đối với tình trạng căng thẳng leo thang giữa các quốc gia yêu sách. Chẳng

www.nghiencuubiendong.vn

35

hạn, tại cuộc Đối thoạn Sharing-La vào tháng 6/2010 ở Singapore, Bộ

trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã gọi Biển Đông một “khu vực

ngày càng gây quan ngại” cho Mỹ; tại cuộc họp của ARF vào tháng 7

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã mô tả Biển Đông là “then chốt” của an

ninh khu vực và lập luận rằng quyền tự do hàng hải là lợi ích quốc gia của

Mỹ. Những đụng độ trên biển gần đây giữa Trung Quốc Mỹ đã làm

cho thực tế là hai nước này có những cách giải thích khác nhau về tính hợp

pháp của các hoạt động tuần tra quân sự ở các vùng EEZ. Tình trạng này

đang dần trở thành một phần của tranh chấp trên Biển Đông.

Quan hệ Trung – Nhật ngày một xấu đi. Tranh chấp lãnh thổ trên đảo

Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông vẫn là một nguyên nhân gây bất đồng

chủ yếu trong quan hệ Trung – Nhật. Vào tháng 9/2010, một chiếc tàu đánh

cá của Trung Quốc đã đâm vào tàu Tuần duyên của Nhật gần các đảo tranh

chấp sau đó tàu đánh này cùng với các thủy thủ đã bị Nhật bắt giữ.

Việc này đã đẩy quan hệ song phương giữa hai nước vào tình trạng tồi tệ

nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay. Mặc dù từ sau đó quan hệ

hai nước đã được cải thiện, nhưng một khi tranh chấp còn chưa được giải

quyết thì nó vẫn có thể ảnh hưởng xấu tới quan hệ Trung – Nhật trong tương

lai, nhất là khi vấn đề này trở nên nhậy cảm với các thành phẩn chủ nghĩa

dân tộc của cả hai nước. Những lo ngại của Nhật Bản lại càng tăng thêm khi

Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn với các vấn đề trên biển nhưng

đồng thời lại thiếu minh bạch trong việc hiện đại hóa nhanh chóng PLA.

Hơn nữa, những nỗ lực để thúc đẩy sự “đồng thuận trên nguyên tắc” về hợp

tác Trung – Nhật ở Biển Hoa Đông, bao gồm thỏa thuận trên nguyên tắc về

một vùng phát triển chung trên biển, trở thành một điều ước chính thức

cơ chế phát triển chung có hiệu lực lại gần như không có chút tiến triển nào.

Cũng như với tranh chấp Biển Đông, giữa lực lượng trang của Trung

Quốc và Nhật Bản không có một cơ chế nào để quản lý và phòng ngừa xung

đột. Điều này làm gia tăng rủi ro về sự đụng độ không mong muốn trên biển,

và rất có thể sẽ leo thang theo chiều hướng xấu đi.

Vấn đề quyền hạn trong vùng EEZ ngày càng thiếu rõ ràng. Một số quốc

gia yêu sách cho rằng quyền trong vùng EEZ bao gồm cả quyền kiểm soát

các hoạt động như thăm dò thủy văn và lộ trình hải quân của tàu chiến nước

ngoài. Quan điểm này đã bị nhiều nước phản đối kịch liệt, trong đó có Mỹ.

Tuy Phần II của Công ước UNCLOS, liên quan đến lãnh hải vùng tiếp

giáp, quy định khá rõ ràng rằng các hoạt động như nghiên cứu khoa học biển

thăm thủy văn thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển trong

phạm vi lanh hải, nhưng Phần V của Công ước về vùng EEZ lại chỉ nêu rằng

www.nghiencuubiendong.vn

36

quốc gia ven biển được quyền đưa ra các quy định về nghiên cứu khoa học

biển mà không nhắc gì đến việc thăm dò thủy văn. Việc không quy định về

hoạt động thăm dò thủy văn của Phần V có ý nghĩa quan trọng, và từ đó có

thể hiểu rằng bất kỳ hoạt động nào, chẳng hạn như thăm dò thủy văn, không

được tuyên bố rõ ràng là thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển thì sẽ

vẫn một trong các quyền tự do trên biển quốc gia khác được hưởng

trong vùng EEZ được yêu sách. Do đó, khó thể giải thích Phần V của

Công ước theo hướng mở rộng như một số quốc gia đã làm. Tuy nhiên,

không có một yếu tố nào cản trở việc hình thành một quy tắc mới trong luật

tập quán quốc tế, miễn sao nó không vi phạm quy định điều ước nào (ví dụ

như UNCLOS). Tuy nhiên những xu hướng hiện tại lại gây ra sự không rõ

ràng về bản chất các quyền của quốc gia ven biển ở vùng EEZ, và do đó dẫn

đến nguy xảy ra đụng độ giữa tàu thuyền của các quốc gia tuyên bố và

các quốc gia phản đối các quyền đó.

Căng thẳng Thái Lan – Campuchia. Bản chất dễ thay đổi của quan hệ Thái

Lan – Campuchia tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực giải quyết

các yêu sách chồng lấn của hai nước ở Vịnh Thái Lan – một khu vực được

dự đoán nhiều khả năng chứa đựng các tài nguyên dầu khí quý giá.

Những dấu hiếu quan trọng cho thấy tiến triển để hướng tới giải quyết tranh

chấp đã bắt đầu từ tháng 6/2001, khi hai nước ký biên bản ghi nhớ (MOU)

về việc coi khu vực có yêu sách chồng lấn là thềm lục địa. Tuy các cuộc họp

định kỳ đã diễn ra đã những tiến triển nhất định, nhưng hai bên vẫn

chưa đi đến một thỏa thuận nào, về vấn đề phân định biên giới trên

biển ở phần phía bắc khu vực yêu sách gần bờ biển hay vấn đề hiện thực hóa

một khu vực phát triển chung trên biển cho các khu ực chồng lấn ở vùng

vịnh trung tâm ở phía nam.

Vào tháng 11/2009, khi mà quan hệ song phương giữa hai nước đang xấu đi,

thì chính phủ Thái Lan đã ý định bãi bỏ bản MOU sau khi Campuchia

đón tiếp Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan đã từng bị trục xuất

trong vụ lật đổ vào năm 2006, bổ nhiệm ông làm cố vấn kinh tế. Căng

thẳng đã dịu đi sau khi Thaksin từ chức vào năm 2010, nhưng rồi lại gia tăng

trở lại khi hai nước tranh cãi về vấn đề biên giới đất liền ở gần Đền Preah

Vihear vốn đã kéo dài hàng thập kỷ nay. Năm 1962 tòa ICJ đã đưa ra phán

quyết rằng ngôi đền này thuộc về Campuchia, nhưng Thái Lan lại đưa ra yêu

sách đối với vùng đất liền kề với ngôi đền mà vẫn chưa được ICJ giải quyết.

Căng thẳng giữa các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc về biên giới đất liền đã

bùng nổ một vài lần trong những năm gần đây và vào đầu năm 2011 đã dẫn

đến sự thiệt mạng của các phần tử giao tranh.Những tranh chấp này đã gây

www.nghiencuubiendong.vn

37

lo ngại đáng kể cho các láng giếng thuộc khối ASEAN của hai nước này.

Hai bên đã nhất trí cho phép sự hiện diện của các đơn vị thăm của

Indonesia và đã mở cửa biên giới, nhưng sự bất tín và hận thù, và kéo theo

đó nguy đụng độ bạo lực vẫn còn cao. Với nền tảng quan hệ song

phương tồi tệ như vậy, các vấn đề khác – mà nổi bật là các vấn đề trên biển

– khó có thể được giải quyết một cách thuận lợi. Vẫn còn phải chờ xem liệu

sự thay đổi chính phủ ở Thái Lan sau cuộc bầu cử vào tháng 7/2011 có tạo ra

được sự thay đổi nào đáng kể trong vấn đề này hay không, mặc dù thủ tướng

kế nhiệm Yingluck Shinawatra cũng đã coi việc cải thiện quan hệ quốc tế là

một trong các ưu tiên hàng đầu.

Tiến triển chậm trong việc triển khai các dàn xếp tạm thời. Như đã nói ở

trên, Điều 74 và 83 của UNCLOS quy định rằng các quốc gia cần phải xem

xét tham gia các “dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn” trong khi chưa có một

thỏa thuận cuối cùng về việc phân định. Điển hình có các dàn xếp phát triển

chung đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm tại một số khu vực ở

Đông Đông Nam Á. Trong bối cảnh hiện tại, cần chú ý tới sự “đồng

thuận trên nguyên tắc” giữa Trung Quốc Nhật Bản. Sự đồng thuận này

dường như đã tạo điều kiện cho một sự dàn xếp hợp tác, nhưng có vẻ như đã

bị đình trệ. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan ở Vịnh Thái

Lan đã cho thấy rằng mặc dù một khoảng thời gian lớn đã trôi qua (thậm chí

là hơn một thập kỷ) giữa việc ký kết hiệp định và việc thực thi nó trên thực

tiễn, nhưng các nước vẫn có thể đạt được thỏa thuận về hợp tác chung. Gần

đây Trung Quốc đã liên tục đề nghị ký kết thỏa thuận hợp tác chung với một

số quốc gia ven biển ở Biển Đông, nhưng chỉ ở tầm song phương chứ không

phải đa phương như nhiều quốc gia ASEAN vẫn mong muốn. Cũng khó có

thể xác định được chính xác về thời điểm có thể triển khai được sự phát triển

chung đó, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn không rõ ràng về các yêu sách của

mình đối với quyền tài phán trên Biển Đông. Kết cục đến nay vẫn chưa

thể có được một cách hữu ích để các quốc gia hướng tới phía trước.

Hướng tới phía trước mà không có giải pháp cho tranh chấp

Mặc việc giải quyết tức thì các tranh chấp về quyền tài phán trên biển

phải được coi ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trong khu vực, nhưng

tính chất cố hữu của một số khía cạnh then chốt của các tranh chấp này và

tính phức tạp của chúng, cùng với các yếu tố lịch sử và địa chính trị khác,

nên trong ngắn hạn và trung hạn khó có thể kì vọng vào một giải pháp cho

các tranh chấp có tính lâu dài. Với tầm quan trọng của các khu vực này thì

việc các quốc gia thống nhất được về các cách để kiềm chế căng thẳng

hướng tới các hoạt động hợp tác các biện pháp củng cố niềm tin khi

www.nghiencuubiendong.vn

38

không có giải pháp cho tranh chấp là hết sức quan trọng. Tình trạng hiện tại

của tranh chấp rõ ràng là không bền vững, nó chứa đựng nguy cơ cao về các

xung đột trong tương lai, ngăn cản các cơ hội tiếp cận với những tài nguyên

quan trọng, phá hủy sự quản đung đắn các tài nguyên sinh vật biển

quan trọng cũng như môi trường đại dương. Để tránh dẫn đến một kết cục

thảm khốc, các quốc gia thể áp dụng một số cơ chế hữu ích trong khi

chưa có được một giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp này. Mặc dù việc

thực thi tuyên bố DoC có thể không diễn ra trong thời gian gần, nhưng tuyên

bố này đã chứa đựng những biên pháp củng cố niềm tin có giá trị, và nếu có

hiệu lực có thể góp phần quản lý tranh chấp một cách tốt hơn.

Đánh giá đúng đắn các tài nguyên

Đằng sau yếu tố về dầu khi ở các không gian tranh chấp trên biển ở Đông và

Đông Nam Á là những minh chứng rõ ràng rằng sản xuất dầu khí trên toàn

thế giới đã đạt đến đỉnh điểm. Giá dầu do đó sẽ còn tăng trong tương lai –

một tiềm năng không mong đợi đối với các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào

nhập khẩu để đáp ứng các nhu cầu về dầu của mình. Vấn đề này sẽ có tác

động tới lợi ích thể có từ việc phát triển các tài nguyên trong khu vực

tranh chấp của Biển Hoa Đông, Biển Đông, Vịnh Thái Lan, nếu như

chúng thực sự tồn tại. Mặt khác, giá dầu tăng sẽ kéo theo sự gia tăng giá trị

của mọi loại trữ lượng. Nhưng mặt khác, giá trị của những trữ lượng đó về

mặt an ninh năng lượng mà nói lại bị hủy hoại bởi khoảng thời gian quá dài

để có thể thực sự khai phá và khai thác chúng. Trong bối cảnh của các vùng

nước đang được xem xét, thì việc giải quyết, hoặc ít nhất là sự tạo điều kiện

chung trong vấn đề yêu sách chồng lấn về quyền tài phán trên biển, là một

yêu cầu cần thiết – một nhiệm vụ không dễ. Hơn nữa, sẽ mất từ mười năm

trở lên để có thể đi từ chỗ phát hiện ra một mỏ dầu đến chỗ có thể sản xuất

được những lượng dầu đầu tiên. Sau đó, thường sẽ có sự phát triển mạnh mẽ

trong sản xuất đến đỉnh điểm, tiếp theo sự suy giảm theo hàm lũy thừa

trong sản xuất khi mà áp lực trong trữ lượng giảm. Hệ quả là ngày cả khi các

tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán trên biển có được giải quyết hay

gạt sang một bên trong nay mai, thì việc sản xuất đỉnh điểm từ bất kì mỏ dầu

nào trong vùng biển tranh chấp cũng sẽ không thể có đóng góp nào đáng kể

cho bức tranh an ninh năng lượng của các quốc gia ven biển, ít nhất là trong

vòng mười lăm năm nữa. Điều này cho thấy rằng không nên thổi phồng vai

trò của các tài nguyên năng lượng dưới đáy biển thể tồn tại trong vùng

biển tranh chấp. Hơn nữa, thế nào thì những tài nguyên đó sẽ chỉ làm

giảm đi phần nào sự phụ thuộc vào nhập khẩu khi so với mức độ kì vọng

nhập khẩu dầu khí và như cầu ngày càng tăng đối với nguồn cung cấp này.

www.nghiencuubiendong.vn

39

Do đó những tài nguyên năng lượng đáy biển tiềm năng, nhưng lại chưa

được chứng minh này không thể coi là “viên đạn bạc” để giải quyết những

mối quan ngại trước mắt của khu vực về an ninh năng lượng.

Lợi ích của sự rõ ràng về quyền tài phán

Việc thực thi các quyền quốc gia không tương thích với sự bưng bít hay sự

rời rạc, lộn xộn. Cũng như luật quốc gia, luật pháp quốc tế cho các quốc gia

và cá nhân quyền được biết vị trí của mình là ở đâu, cũng như các quyền và

nghĩa vụ mà quốc gia hay cá nhân đó có. Điều này phù hợp với quan điểm

đồng nhất về quy tắc pháp luật, vốn một thành tố quan trọng trong khái

niệm hiện đại về quản trị tốt.

Bài báo cáo này xác định một vài lĩnh vực gây hoài nghi về bản chất và mức

độ của các quyền của quốc gia ngoài khơi. Sự mập mờ tương tự cũng tồn tại

ở những cách các quốc gia đang thực hiện (hoặc không thực hiện) các

nghĩa vụ của mình. Những vấn đề này không những không hữu ích,

còn không cần thiết. Công ước UNCLOS là một trong những lĩnh vực được

nghiên cứu sâu rộng nhất của luật pháp quốc tế. Các khái niệm về quyền tài

phán đằng sau công ước này đã được hiểu một cách tường tận, cũng như

những lĩnh vực các thực tiễn quốc gia tách rời khỏi văn bản của

UNCLOS cả ở mức độ mà những thực tiễn đó đi trái lại với công ước và cả

mức độ mà chúng vẫn phù hợp với nó. Sự không rõ ràng về quyền tài phán

là không có lợi cho việc củng cố niềm tin và hợp tác, trong khi cả hai việc

này đều là cần thiết trong những khu vực đang được nghiên cứu. Do đó cần

thiết phải hình thành sự rõ ràng trong các yêu sách đối với các vùng khác

nhau trên biển.

Bổ sung Đài Loan vào các Thảo luận Giải quyết Tranh chấp

Tình trạng của Đài Loan một vấn đề nằm xa ngoài phạm vi của bài báo

cáo này. Tuy vậy, khi xét đến các vấn đề tranh chấp trên biển được thảo luận

ở đây thì vẫn không thể bỏ qua Đài Loan, như đã làm tại các diễn đàn APEC

(Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương), Ngân hàng Phát triển Châu

Á, Tổ chức Thương mại Thế giới, hay tiến trình hội thảo Biển Đông. Nếu

Đài Bắc được tạo điều kiện trong các bối cảnh này, thì sẽ có cách thức để

Đài Loan có thể có vai trò trong việc giải quyết tranh chấp và các hoạt động

hợp tác để phát triển năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác ở Đông

Á. Có vẻ phi lí và phản tác dụng khi mà việc Myanmar, một quốc gia không

phải là quốc gia ven biển ở Biển Đông, lại là thành viên của tuyên bố DoC

(và Đông Timor cũng sẽ trở thành thành viên nếu như nước này được gia

www.nghiencuubiendong.vn

40

nhập ASEAN), trong khi Đài Loan lại không được tham gia. Với mục tiêu

mà tuyên bố này đề ra, thì đây không phải tình trạng đáng mong muốn. Việc

này sẽ không phương hại tới quan điểm của bất kỳ bên nào về quy chế của

đảo. Cũng chính vì lí do này tiến trình hội thảo Biển Đông đã sử dụng

“Đài Bắc Trung Quốc” để gọi tên hòn đảo nhằm phù hợp với thực tiễn của

APEC và các diễn đàn hợp tác khác.

Tăng cường nguồn lực cho Tiến trình Hội thảo

Có thể nói rằng tiến trình hội thảo Biển Đông đã và đang có được những tác

động nhất định, tuy nhiên những hoạt động của nó lại diễn ra một cách chậm

chạp hơn so với khi nhận được những hỗ trợ to lớn về tài chính từ bên ngoài

khu vực, đặc biệt là từ Canada. Trong thập niên đầu tiên, tiến trình này đã

xây dựng nên một loạt các nhóm làm việc kỹ thuật đóng vai trò là diễn đàn

để các chuyên gia của khu vực về các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học

biển, môi trường và hệ sinh thái, giao thông vận tải, đánh giá và quản lý tài

nguyên, và luật pháp gặp gỡ và xem xét các cơ hội hợp tác một cách chi tiết.

Một số “nhóm chuyên gia” đã được tạo ra từ các nhóm hoạt động này để

xem xét kỹ lưỡng hơn nữa các vấn đề đặc biệt, chẳng hạn như luật môi

trường, vùng hợp tác, và thăm dò thủy văn. Những cuộc họp này diễn ra ở

hầu hết các địa điểm trên khu vực Biển Đông, và cuộc họp thường niên luôn

diễn ra ở Indonesia. Cuộc hội thảo thường niên này nhận báo cáo và đề xuất

từ các cơ quan và xem xét kế hoạch hoạt động của các cơ quan đó trong năm

tiếp theo. Tiến trình này cũng đã có đội ngũ cán bộ không chính thức của

riêng mình. Mặc dù có thể sẽ không cần thiết phải quay lại với lịch trình cũ

và có đến tám cuộc họp trong một năm, nhưng sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ

trong và ngoài khu vực sẽ cho phép tiến trình quay trở lại tiến độ cần thiết để

thể đạt được các mục tiêu đã được đề ra vào năm 1989. Vào thời điểm

hiện tại, những đóng góp cho quỹ đặc biệt để hỗ trợ việc tham dự của các

thành viên phần lớn đến từ Trung Quốc, Đài Loan, và Việt Nam. Indonesia

tiếp tục đảm nhận chi chả cho phí nội địa. Tuy nhiên, hiện cũng có những cơ

chế hiện hành để cung cấp sự hỗ trợ từ bên ngoài khu vực, như thông qua

các tổ chức, trường đại học, tổ chức nghiên cứu, và các cơ quan tương tự, và

cũng có thể qua đó giúp tránh được vấn đề về sự liên can của các chính phủ

ngoài khu vực.

Thực thi các biện pháp củng cố niềm tin trong DoC

ASEAN Trung Quốc cần phải đặt ưu tiên cho việc tạo hiệu lực cho các

biện pháp củng cố niềm tin được chứa đựng trong tuyên bố DoC. Tiến triển

trong lĩnh vực này thể giúp làm giảm căng thẳng, tránh xảy ra các vụ

www.nghiencuubiendong.vn

41

đụng độ hải quân, và xây dựng long tin giữa các quốc gia yêu sách. Những

biện pháp đáng giá bao gồm:

 Đường dây nóng. Việc hình thành các đường dây nóng giữa các

quan quốc phòng của các quốc gia yêu sách sẽ cho phép trao đổi thông tin

một cách nhanh chóng trong tình huống khủng hoảng và ngăn cho việc đụng

độ trên biển khỏi leo thang thành đụng độ vũ trang. Đáng khích lệ là vào

năm 2010 Việt Nam Trung Quốc đã nhất trí thành lập một đường dây

nóng. Nhưng những cơ chế như vậy không nên chỉ dừng lại ở chỗ là các biểu

tượng cho sự thiện chí mà phải được thực thi một cách hiệu quả và được thử

nghiệm một cách thường xuyên. Mỹ và Trung Quốc cũng có một đường dây

nóng cho các tình huống khẩn cấp, nhưng khi xảy ra vụ USS Impeccable vào

tháng 3/2009 ở gần đảo Hải Nam thì Trung Quốc đã không trả lời khi Mỹ cố

gắng gọi.

Thông báo trước về tập trận quân sự. Các cuộc tập trận quân sự cũng

đã gây bất đồng ở Biển Đông. Trong những năm gần đây PLA đã tăng

cường phạm vi, mức độ tinh vi, và cường độ tập trận hải quân ở Biển Đông.

Khoản 5 của tuyên bố DoC khuyến khích các bên thông báo trước cho nhau

về những cuộc tập trận quân sự sắp tới trong khu vực. Tuy vậy còn quá ít

dấu hiệu cho thấy rằng việc này đã được thực hiện một cách thường xuyên

và có hệ thống. Việc thông báo trước về các cuộc tập trận quân sự - bao gồm

thời gian, tọa độ địa lý, và mục tiêu – sẽ tăng cường sự minh bạch và đóng

góp vào việc làm giảm thiểu căng thẳng.

 Phòng chống các nguy cơ xuyên quốc gia và huấn luyện tìm kiếm, cứu

nạn. Khoản 6 của tuyên bố DoC kêu gọi các bên thực hiện các hoạt động tìm

kiếm và cứu nạn (SAR) và tham gia vào các hoạt động nhằm phòng chống

các nguy xuyên quốc gia như buôn lậu cướp biển. Cả hai hoạt động

này đều đòi hỏi các quốc gia ASEAN và Trung Quốc phải tăng cường huấn

luyện và tập luyện chung cho các lực lượng vũ trang của mình. Các buổi tập

huấn SAR giữa hải quân của các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc cho

đến nay vẫn chỉ là tập luyện trên bàn giấy và cần phải tiến tới tập luyện trên

biển, giống như giữa lực lượng Biên phòng Mỹ, PLA, và cảnh sát biển Hồng

Công. Hợp tác chống cướp biển cũng là một hoạt động hứa hẹn sự hợp tác,

do đây là một vấn đề gây ra tác động tiêu cực đối với dòng thương mại tự do

ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông – nơi các vụ cướp biển đang

ngày càng gia tăng. Hiệp định Hợp tác Khu vực về Phòng chống Cướp biển

và Cướp Vũ trang Tàu thuyền ở Châu Á (ReCAAP) – có một trung tâm chia

sẻ thông tin ở Singapore – có thể được dùng làm phương tiện để tăng cường

www.nghiencuubiendong.vn

42

hợp tác phòng chống khủng bố giữa ASEAN và Trung Quốc ở các khu vực

tranh chấp.

 Thỏa thuận về các vụ việc trên biển. Các quốc gia ASEAN và Trung

Quốc cần phải xem xét nghiêm túc về một thỏa thuận về các vụ việc trên

biển (INCSEA). Một thỏa thuận như vậy sẽ lập ra một “quy tắc đi đường”

trên biển và nghiêm cấm các hành vi khiêu khích, nguy hiểm. Trong thời kỳ

Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã ký kết một loạt các hiệp định INCSEA với các

nước NATO và Nhật Bản, trong đó có Hiệp định Xô-Mỹ năm 1972 về việc

Phòng chống các Vụ việc Trên Ngoài Biển Cả, tại đó yêu cầu các tàu

chiến phải tránh nhau để đề phòng trường hợp va chạm, duy trì khoảng cách

an toàn với tàu được theo dõi, thực hiện ra hiệu rõ ràng khi chuyển hướng,

không tấn công phỏng các tàu thuyền đi ngang qua, kể cả từ trên

không. Hai quốc gia ASEAN Indonesia Malaysia đã kết một hiệp

định kiểu INCSEA vào năm 2001, và trong năm 2010 hải quân hai nước này

đã thống nhất về quy tắc giao tranh để đề phòng các va chạm ở khu vực

tranh chấp thuộc vùng Ambalat ở Biển Celebes gần bờ biển đảo Borneo. Các

cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua Hiệp định Tham vấn

Quân sự trên Biển về một hiệp định INCSEA, tuy nhiên, đã bị ngăn cản bởi

các cách giải thích khác nhau về tính hợp pháp của các hoạt động tuần tra

quân sự ở các vùng EEZ. Việc giữa Trung Quốc và Nhật không có một hiệp

định INCSEA cũng làm tăng nguy đụng độ Trung – Nhật ở Biển Hoa

Đông.

 Tăng cường sự minh bạch. Đây là một phương pháp hữu hiệu để tăng

cường long tin làm giảm căng thẳng giữa các nước những yêu sách

chồng lấn về chủ quyền. Các bên tranh chấp ở Biển Đông – đặc biệt

Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, và giờ là Philippin – đã củng cố các căn

cứ quân sự của mình trên các đảo chiếm đóng ở Trường Sa kể từ khi tuyên

bố DoC được ký kết, và vì thế đã vi phạm tinh thần, và thậm chí là nội dung

của thỏa thuận này – tại đó kêu gọi các bên thực hiện “kiềm chế”. Sự mở

rộng sở hạ tầng quân sự ở Trường Sa dường như phản ứng đối với

quan niệm cho rằng các phán quyết của tòa ICJ vào các năm 2002 và 2008

đã ủng hộ các bên yêu sách chứng minh sự quản lý hữu hiệu của mình đối

với vùng lãnh thổ tranh chấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh này cần phải lưu ý

rằng một khi một tranh chấp phát sinh thì bất kỳ hành động nào của bất kỳ

bên nào nhằm củng cố cho yêu sách của mình sau thời điểm này – thông qua

những hành động như xây dựng quyền cai quản – sẽ không có tác dụng theo

góc nhìn của luật quốc tế. Tuy vậy, quan niệm cho rằng chiếm hữu có giá trị

ngang luật vẫn là quan niệm chủ đạo, và có vẻ như các quốc gia vẫn cố gắng

www.nghiencuubiendong.vn

43

củng cố cho yêu sách của mình càng nhiều càng tốt. Việc tăng cường sự

minh bạch giữa các quốc gia về các căn cứ, số lượng quân, và thiết bị quân

sự cũng sẽ góp phần làm giảm đi sự không tin tưởng.

 Quy tắc ứng xử ASEAN – Trung Quốc ở Biển Đông. Khoản 10 của

tuyên bố DoC nêu rằng việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

sẽ “thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định ở khu vực”. Bất kể những tiến

triển ít ỏi trong việc thực thi tuyên bố DoC, ASEAN và Trung Quốc vẫn cần

phải bắt đầu quá trình đàm phán một bộ quy tắc ứng xử để chính thức hóa

các biện pháp củng cố niềm tin như đã được vạch ra ở trên và nghiêm cấm

các hành vi phá hoại.

Vượt qua Bất trắc và Mang lại Lợi ích:

Giá trị của Giải quyết Tranh chấp trên Biển

Hướng tới sự chắc chắn về quyền tài phán. Về cơ bản thì việc hướng tới giải

quyết hoặc ít nhất là quản lý tạm thời các tranh chấp lãnh thổ và biển – vốn

là những đặc tính thường trực và quan trọng đối với khu vực này – sẽ có khả

năng biến sự rõ ràng, chắc chắn, và ổn định của vấn đề quyền tái phán thàn

hiện thực. ý nghĩa hệ trọng cho tất cả các quốc gia ven biển các

quốc gia khác có liên quan. Một thể chế ổn định trên biển sẽ bảo đảm cho

quyền tự do hàng hải và các dòng thương mại tự do, những yếu tố vô cùng

quan trọng của nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc này cũng sẽ tăng ường

khả năng quản lý và cai quản đại dương một cách bền vững. Từ đó cũng có

thể dẫn đến được việc bảo tồn các tài nguyên môi trường biển, tạo điều

kiện tiếp cận các tài nguyên năng lượng biển cần thiết, và qua đó tăng cường

ăn ninh biển và kinh tế của khu vực.

Tăng cường an ninh môi trường lương thực. Phần V của công ước

UNCLOS và các văn bản pháp lý khác của khu vực và quốc tế, cùng với các

nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đã tạo điều kiện cho việc khai thác

một cách bền vững các tài nguyên sinh vật trên biển, và đồng thời bảo đảm

được sự bảo tồn, bảo vệ môi trường, sinh quyển. Đây là những khía cạnh của

một chương trình nghị sự lớn hơn của việc duy trì luật pháp và trật tự trên

biển, nó đòi hỏi việc thực thi quyền năng nhà nước, dù đơn phương hay

tập thể, cần phải cam kết đánh giá định lượng tài nguyên, đặt hạn ngạch và

cái giới hạn khác, cũng như thực hiện theo dõi, kiểm soát, giám sát

(MCS) và các nghĩa vụ cưỡng chế khác. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề vô

cùng nan giải ở các khu vực có những yêu sách chồng lấn về quyền tài phán

trên biển. Hậu quả là việc thực hiện các trách nhiệm này lại bị một số quốc

www.nghiencuubiendong.vn

44

gia hiểu là vi phạm các quyền tài phán của mình; do đó đã dẫn đến các hiện

tượng như xung đột liên quan đến ngành đánh cá. Hơn nữa, kịch bản này

còn bị đặt đối diện với thực tế khai thác quá mức các đàn trên phạm vi

toàn cầu. Sẽ có thể ưu tiên các mục tiêu tăng cường an ninh con người (nói

cách khác là quản lý bền vững các tài nguyên sinh vật biển) và bảo vệ môi

trường nếu thế bế tắc về quyền tài phán có thể được khắc phục hoặc bỏ qua.

Giảm rủi ro đụng độ trên biển. Việc hiện thực hóa các biện pháp củng cố

niềm tin như thành lập đường dây nóng, thông báo trước về tập trận quân sự,

và các hiệp định INCSEA, sẽ giảm được đáng kể tần suất các đụng độ trên

biển giữa các tàu hải quân, tàu thực hiện nhiệm vụ hành pháp, thuyền

đánh để từ đó làm giảm nguy về sự leo thang quân sự. Những biện

pháp này cũng sẽ cải thiện trật tự tốt trên biển và tăng cường ổn định của các

SLOC ở Biển Đông.

Cải thiện quan hệ trong khu vực. Các hoạt động hợp tác chung, tăng cường

đối thoại, và thực thi một cách rõ ràng các biện pháp củng cố niềm tin giữa

các quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, và Mỹ, cũng như các bên liên

quan khác sẽ tăng cường một cách tích cực các mối quan hệ song phương và

đa phương ở Châu Á – Thái Bình Dương, ngăn chặn được các cuộc đụng độ

quân sự, và cho phép các chính phủ trong khu vực có thể tập trung vào việc

khai thác một cách hòa bình và bền vững các tài nguyên biển.

Kết luận

Trong tương lai gần, các quốc gia ở Châu Á đúng là khó có thể thỏa thuận

được về các vấn đề tranh chấp quyền tài phán trên biển. Điều này không thể

và không nên cản trở các cơ hội để các quốc gia yêu sách cũng như các quốc

gia khác có liên quan hiện thực hóa vô vàn các lợi ích có thể có từ biển. Mặc

dù một giải pháp cuối cùng cho những tranh chấp này vẫn cần đặt lên ưu tiên

hàng dầu, nhưng những tiến triển quan trọng và việc hợp tác vẫn có thể thực

hiện một cách tạm thời cần phải được tất cả các bên khuyến khích.

nhiều cách để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp trên biển,

trong đó các chế sang tạo thể được áp dụng đối với các yêu sách

chồng lấn về quyền tài phán trên biển. Một vài trong số đó đã được điểm qua

ở đây. Bài báo cáo này cũng đã cố gắng nhấn mành vào các yếu tố tích cực

tiêu cực cũng như các xu thế hiện hành ở những vùng biển tranh chấp

thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á. Rõ ràng là có quá nhiều rủi ro, và các

quốc gia cần phải nắm bắt cơ hội để tiến triển từ kịch bản hiện tại về những

vùng biển tranh chấp và không được cai quản sang những cơ hội lớn hơn sẵn

có ở Biển Hoa Đông, Biển Đông, và Vịnh Thái Lan.

www.nghiencuubiendong.vn

45

Để có được tối đa các lợi ích những vùng biển trên mang lại những

tiềm năng mà nó có – từ việc khai thác các tài nguyên khí hidrocacbon đến

việc bảo vệ môi trường biển đa dạng sinh học – thì các giải pháp đa

phương lựa chọn tốt nhất để có thể hướng về phía trước. Việc các quốc

gia mang được cho mình ý chí chính trị và sự can đảm để vượt qua những

bất đồng tập trung vào các hội này, như ở một số khu vực đã được

điểm qua ở đây, là hết sức quan trọng. Điều đó không đồng nghĩa với việc từ

bỏ các yêu sách quốc gia mà là tăng cường các quy tắc hợp tác và xây dựng

được niềm tin giữa các bên đối đầu, hình thành nền tảng để từ đó xây dựng

các giải pháp lâu dài.

Bá Việt (dịch)

Quang Hưng (hiệu đính)

Báo cáo của Cục Nghiên cứu Quốc gia về Châu Á (National Bureau of

Asian Research) về hợp tác trên biển ở Đông và Đông Nam Á, bản gốc tiếng

Anh “From Disputed Waters to Seas of Opportunity: Overcoming Barriers

to Maritime Cooperation in East and Southeast Asia”

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét