Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

‘Hoặc là phụ nữ bị giết hoặc là phụ nữ được quyền bầu cử’ – Emmeline Pankhurst

Các diễn văn làm thay đổi thế giới – ‘Hoặc là phụ nữ bị giết hoặc là phụ nữ được quyền bầu cử’ – Emmeline Pankhurst

Emmeline Pankhurst (14 Tháng 7, 1858 – 14 Tháng 6, 1928) là nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh giành quyền bầu cử cho phụ nữ ở nước Anh. Bà là người thành lập Liên đoàn Xã hội và Chính trị Phụ nữ (Women’s Social and Political Union). Hoạt động của liên đoàn được công nhận là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được quyền bỏ phiếu cho phụ nữ tại Anh. Năm 1999, báo Time vinh danh Pankhurst là một trong 100 người quan trọng nhất của thế kỷ 20. Tờ báo nhận định: “bà đã uốn nắn tư tưởng cho phụ nữ trong thời đại của chúng ta, bà đã chuyển đổi xã hội vào một mô hình mới mà từ đó không thể nào lui trở lại.” (“she shaped an idea of women for our time; she shook society into a new pattern from which there could be no going back”).

Sinh ra với tên Emmeline Goulden và lớn lên ở Manchester, Anh quốc trong một gia đình gồm 10 người con. Cha mẹ của Emmeline là nhà hoạt động chính trị, rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền và phụ nữ quyền. Mẹ của Emmeline gốc người Manx thuộc nước Isle của Man. Man là một hòn đảo ở giữa nước Anh và Ái Nhĩ Lan, là nước đầu tiên trên thế giới đã ban quyền bầu cử cho phụ nữ vào năm 1881. Đây là lý do vì sao Emmeline đã có tiềm thức về phụ nữ quyền bầu cử lúc còn rất nhỏ, chỉ mới 8 tuổi.

Mẹ của Emmeline thường đọc sách cho các con trước giờ ngủ, Túp liều của chú Tom là truyện thường được đọc mỗi tối. Qua truyện này, Emmeline đã góp tiền để ủng hộ cho công cuộc giải phóng nô lệ ở Mỹ. Và từ đó, Emmeline rất thích đọc sách, năm 9 tuổi bà đã đọc Odyssey. Bộ sách yêu thích nhất của bà là Cách mạng Pháp: Một Lịch sử của Thomas Carlyle mà bà cho rằng đó là nguồn cảm hứng cả đời của bà.

Tuy nhiên Emmeline đã không được hưởng nền giáo dục như các anh em trai của mình. Cha mẹ Pankhurst chỉ muốn con gái mình tìm hiểu về nghệ thuật trang trí nhà cửa và những kỹ năng mà một người chồng tương lai mong muốn. Họ mong con gái kết hôn sớm và tránh việc trả tiền hồi môn. Tuy là hỗ trợ quyền đi bầu cử và sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội, ông bà Goulden không tin tưởng con gái mình có khả năng như các bạn nam đồng lứa. Một hôm giả vờ ngủ, Emmeline nghe cha nói: “Đáng tiếc con không sinh ra là một chú bé.” Sự kiện này khiến Emmeline đã cố gắng để chứng minh cho khả năng của mình nhiều hơn.

Khi Emmeline 14 tuổi, lần đầu tiên tham dự buổi họp về quyền bầu cử của phụ nữ do Lydia Becker diễn thuyết, bà đã say mê và quả quyết: “Tôi rời buổi họp với ý thức và xác nhận là người ủng hộ nữ quyền bầu cử”. Năm sau bà vào học trường École Normale de Neuilly ở Paris.

Vào năm 1878, Pankhurst kết hôn với Richard Pankhurst, một luật sư nổi tiếng là hỗ trợ cho phụ nữ quyền bỏ phiếu. Ông đã giúp Emmeline thành lập Liên hội Phụ nữ quyền (Women’s Franchise League), trong đó có ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ. Sau khi chồng bà qua đời, năm 1898, Pankhurst thành lập Liên đoàn Xã hội và Chính trị Phụ nữ (Women’s Social and Political Union, WSPU) để vận động quyền bầu cử cho phụ nữ với phương châm: “hành động, không phải lời nói” (“deeds, not words”).

Những hành động đầu tiên của đoàn là cản trở các buổi họp chính trị. Một sự kiện chưa từng xảy ra vào thời điểm đó, đặc biệt do một nhóm phụ nữ đứng tuổi. Đến năm 1910, Emmeline bị bắt vì cố xông vào Nghị viện để chống đối Thủ tướng H. H. Asquith, bà bị giam tù 6 tuần. Nhận thấy việc bị giam là tiếng nói rất mạnh cho liên đoàn, bà đã cố ý đánh vào mặt cảnh sát hai lần để “được” bắt. Bà và các thành viên đã đi tù và tuyệt thực trong tù đến sáu lần trước khi liên đoàn được công nhận. Trong phiên tòa, bà nói: “Chúng tôi ở đây không phải là người phá luật; chúng tôi ở đây để cố gắng trở thành người làm luật.” (“We are here not because we are law-breakers; we are here in our efforts to become law-makers.”)

Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, 1914, Emmeline dừng hẳn các hoạt động giành quyền bỏ phiếu cho phụ nữ để hỗ trợ chính phủ Anh chống lại Đức. Bà kêu gọi phụ nữ thay nam giới trong việc sản suất công nghiệp, khuyến khích thanh niên gia nhập quân sự.

Cùng năm thế chiến thứ nhất chấm dứt 1918, đạo luật thông qua quyền bỏ phiếu cho phụ nữ trên 30 tuổi.

Sau nhiều lần ra tù vào khám, tuyệt thực trong nhà giam, du hành vận động nhiều nơi, sức khỏe của Pankhurst trở nên tàn yếu, bà qua đời năm 1928, đúng một tháng trước sinh nhật 70 tuổi của bà. Báo Daily Mail đã diễn tả đám tang bà: “như một vị tướng giữa đoàn quân tang tóc.” (“like a dead general in the midst of a mourning army.”) Bà thật sự là một vị tướng đã kiên trì đấu tranh cả đời để thắng trận chiến giành quyền bầu cử cho phụ nữ.

Ba tuần sau khi bà mất, phụ nữ trên 18 tuổì ở nước Anh được ban quyền bầu cử. Hai năm sau, tượng của Pankurst được dựng lên ở Vườn Victoria tại London để tưởng niệm bà.
Pankhurst đã thuyết trình hàng trăm bài diễn văn. “Tự do hay chết” là bài diễn văn nổi tiếng nhất của bà, được diễn thuyết tại Hartford, Connecticut, Mỹ quốc, trong nhà hát Parsons vào năm 1913. Trong đó có sự hiện diện của Katharine Hepburn, một minh tinh điện ảnh ở Mỹ lúc bấy giờ. Bài này đã chứng tỏ tài hùng biện của Pankhurst với nhiều ý tưởng hiện đại và táo bạo. Không ai có thể tranh cãi được bà là vị lãnh đạo đã thắng trận nội chiến để phụ nữ có được tiếng nói trong việc chọn lựa người đại diện cho mình. Chẳng những bà đã thắng trận chiến, bà đã vạch một lối đi mới hầu mở rộng vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Tài liệu tham khảo:

http://en.wikipedia.org/wiki/Emmeline_Pankhurst
http://www.moreorless.au.com/heroes/pankhurst.html


Thưa Bà Hepburn, thưa quý bà và quý ông: Nhiều người đến Hartford để diễn thuyết như là người biện hộ cho một vài cải cách. Đêm nay, trong cuộc họp ở Hartford, tôi không phải để biện hộ cho một cải cách. Tôi không đến đây là người biện hộ, vì bất cứ vị trí nào của phong trào đòi quyền bầu cử có thể đóng vai trò ở Mỹ, ở Anh nó đã đi quá xa lãnh vực biện hộ và nó đã dẫn đến lãnh vực chính trị thực tiển. Nó đã trở thành chủ đề của cuộc cách mạng và nội chiến, và vì vậy tối nay tôi không phải ở đây để biện hộ cho phụ nữ quyền bầu cử. Người người Mỹ vận động cho quyền bầu cử có thể thực hành điều này rất tốt cho chính họ.

Tôi ở đây là một người lính tạm rời chiến trường để giải thích – hơi lạ lùng là điều này cần được giải thích – nội chiến sẽ ra sao khi nội chiến được khởi động bởi phụ nữ. Tôi không chỉ có mặt ở đây như là một người lính tạm vắng mặt từ chiến trường; tôi ở đây – và điều đó, tôi nghĩ, là phần lạ nhất của sự hiện diện của tôi, tôi ở đây như là một người, mà theo các tòa án pháp luật của đất nước tôi đã quyết định, là không có giá trị nào đối với cộng đồng cả; và tôi bị kết án vì cuộc đời của tôi là một người nguy hiểm, dưới bản án của tội khổ sai trong nhà tù của những tội phạm. Vì vậy bạn thấy có vài điều đặc biệt thú vị khi nghe một người rất bất thường nói với bạn. Tôi dám nói, trong tâm của nhiều người – bạn có thể sẽ tha thứ cho tôi với dáng vẻ này – rằng tôi nhìn không giống một người lính hay một người tù lắm, tuy nhiên tôi lại là cả hai…

Bây giờ, tôi muốn nói với những người nghĩ rằng phụ nữ không thể thành công, chúng ta đã đặt chính phủ của nước Anh vào vị trí này, rằng chính phủ phải đối diện với sự chọn lựa này; hoặc là phụ nữ bị giết hay là phụ nữ được bầu cử. Tôi hỏi quý ông người Mỹ trong buổi họp này, các ông sẽ nói gì nếu trong nước của các ông các ông đối diện với sự lựa chọn đó, rằng các ông phải giết họ hay cho họ quyền công dân, – phụ nữ, nhiều người các ông kính nể, phụ nữ mà các ông biết đã sống đời sống hữu ích, phụ nữ mà các ông biết, ngay cả khi các ông không quen họ, phụ nữ được điều khiển bởi những động cơ mạnh nhất trong việc theo đuổi tự do và quyền lực để phục vụ lợi ích cho cộng đồng? Vâng, chỉ có một câu trả lời cho sự chọn lựa đó; chỉ có một đường thoát ra khỏi nó, trừ khi các ông đang chuẩn bị để đẩy nền văn minh lùi lại hai hoặc ba thế hệ; các ông phải cho những người phụ nữ đó bỏ phiếu. Vậy đó, đó là kết quả của cuộc nội chiến của chúng ta.

(Diệu Sương dịch và giới thiệu)

Mrs Hepburn, ladies and gentlemen: Many people come to Hartford to address meetings as advocates of some reform. Tonight it is not to advocate a reform that I address a meeting in Hartford. I do not come here as an advocate, because whatever position the suffrage movement may occupy in the United States of America, in England it has passed beyond the realm of advocacy and it has entered into the sphere of practical politics. It has become the subject of revolution and civil war, and so tonight I am not here to advocate woman suffrage. American suffragists can do that very well for themselves.

I am here as a soldier who has temporarily left the field of battle in order to explain – it seems strange it should have to be explained – what civil war is like when civil war is waged by women. I am not only here as a soldier temporarily absent from the field of battle; I am here – and that, I think, is the strangest part of my coming – I am here as a person who, according to the law courts of my country, it has been decided, is of no value to the community at all; and I am adjudged because of my life to be a dangerous person, under sentence of penal servitude in a convict prison. So you see there is some special interest in hearing so unusual a person address you. I dare say, in the minds of many of you – you will perhaps forgive me this personal touch – that I do not look either very like a soldier or very like a convict, and yet I am both…

Now, I want to say to you who think women cannot succeed, we have brought the government of England to this position, that it has to face this alternative; either women are to be killed or women are to have the vote. I ask American men in this meeting, what would you say if in your State you were faced with that alternative, that you must either kill them or give them their citizenship, – women, many of whom you respect, women whom you know have lived useful lives, women whom you know, even if you do not know them personally, are animated with the highest motives, women who are in pursuit of liberty and the power to do useful public service? Well, there is only one answer to that alternative; there is only one way out of it, unless you are prepared to put back civilization two or three generations; you must give those women the vote. Now that is the outcome of our civil war.

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét