Các diễn văn làm thay đổi thế giới – “Tôi tin tưởng vào luật lệ của tình yêu” – Clarence Darrow
I BELIEVE IN THE LAW OF LOVE – Tôi tin tưởng vào luật lệ của tình yêu
Đó là kim chỉ nam cho một bài bào chữa trình bày trong bảy giờ đồng hồ của Clarence Seward Darrow trong vụ án Henry Sweet. Đây là vụ án đánh dấu một bước ngoặc của lịch sử nước Mỹ trong tiến trình khắc phục sự kỳ thị chủng tộc, tàn tích của chế độ nô lệ ngày xưa.
Dựa trên lập luận rằng chúng ta ai cũng có thành kiến, và cần gác bỏ thành kiến để xem xét lại vụ án, bài bào chữa cũng đã trình bày rất hay về vấn đề thành kiến của con người, với điển hình là thành kiến về sắc tộc và màu da.
Clarence Seward Darrow (18/4/1857 – 13/3/1938) là một luật sư người Mỹ, bào chữa trong nhiều án nổi tiếng, được mệnh danh là “luật sư đồng quê sừng sỏ” (“sophisticatedcountry lawyer“). Ông cũng nổi tiếng về sự hài hước và học thuyết bất khả tri, điều đã giúp ông trở thành một trong những luật sư Mỹ nổi tiếng nhất và người hoạt động vì chủ nghĩa tự do dân sự (civil libertarians).
Tóm tắt vụ án
Trong vụ án này, Ossian Sweet là một người trực tầng ở Detroit và là một người có công việc đặc biệt ở Cleverland. Tuy nhiên, sau khi học y tại Ann Arbor và xoay xở để trở thành một bác sĩ, Ossian Sweet cũng đã học ở Đại học Vienna trước khi quay về Detroit mở phòng mổ.
Năm 1925, bác sĩ Sweet đã có được đủ tiền để mua nhà ở khu vục trung lưu của thành phố. Ngay khi các hàng xóm nghe tin rằng một gia đình da đen chuẩn bị dọn đến, họ đã thành lập cái mà họ gọi là Hội Cải Thiện. Tại cuộc họp đầu tiên, họ quyết định là sẽ dùng vũ lực nếu gia đình Sweet cố gắng sở hữu căn nhà. Khi bác sĩ Sweet chuyển đến, ông đã đi cùng với Henry Sweet và bảy người khác. Tất cả họ đều có vũ khí và khi căn nhà bị tấn công bởi đám người da trắng, họ đã nổ sung, giết chết một người và làm bị thương nghiêm trọng một người khác. Henry Sweet đối mặt với một bản án cho tội giết người.
Lập luận của bài bào chữa
Trong bài bào chữa bảy giờ đồng hồ của mình, Darrow muốn thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng, những gì Henry Sweet là đúng đắn và nhằm bảo vệ các quyền hiến định của mình. Sự bắt bớ và buộc tội chẳng qua chỉ là do thành kiến của những con người da trắng về người da màu, mà không thật sự trao cho họ sự công bằng mà pháp luật đã ghi nhận.
Bài bào chữa bắt đầu từ một luận điểm trong bài buộc tội của công tố viên: đây là một vụ án giết người hay là một vụ án vì thành kiến phân biệt chủng tộc?
Darrow nhấn mạnh rằng “trong vụ án này, chẳng có gì ngoài thành kiến; rằng nếu sự thể đổi ngược lại và mười một người đàn ông da trắng đã nổ súng và giết chết một nguời da đen để bảo vệ gia đình mình và cuộc sống của mình trước một đám đông da đen, chẳng có ai mơ màng đến chuyện kết tội.” (“I insist that there is nothing but prejudice in this case; that if it was reversed and eleven white men had shot and killed a black while protecting their home and their lives against a mob of blacks, nobody would have dreamed of having them indicted.”)
Trước tiên phải thừa nhận rằng chúng ta, tức toàn bộ bồi thẩm đoàn 12 người da trắng và chính Darrow, đều bị thành kiến về màu da. Cần ý thức về điều đó để chống lại, vượt qua sự thành kiến của mình và cố gắng công bằng nhất có thể. (“I haven’t any doubt but that everyone of you are prejudiced against colored people. I want you to guard against it. I want you to do all you can to be fair in this case, and I believe you will.”)
Sự thành kiến với người da màu đang hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của những người da trắng, thể hiện qua việc người da trắng chẳng bao giờ liên hệ với người da màu dù họ là hàng xóm nhà mình, là người làm của mình, dù họ có ngang hàng với mình về trí thức hay thậm chí một vài người trong họ còn có thể có tính cách và học thức hơn phần đông chúng ta, người da trắng.
Tại sao vậy? Chẳng có lý do gì ngoài sự thành kiến. “Trong khi chẳng ai trong chúng ta muốn bị thành kiến. Chúng ta bị nhồi sọ hầu như từ thời niên thiếu và ít nhiều đến nay rằng chúng ta cao cấp hơn những con người với khuôn mặt da đen này.”(“Still none of us want to be prejudiced. I think not one man of this jury wants to be prejudiced. It is forced into us almost from our youth until somehow or other we feel we are superior to these people who have black faces.”)
Trẻ con khi sinh ra chưa biết hay thừa hưởng tri thức gì và hoàn toàn không phân biệt gì giữa trẻ da đen và trẻ da trắng, chúng sẽ sống với nhau và chơi với nhau. Nhưng chúng ta đã truyền lại kiến thức cho trẻ con, nói với chúng về chủng tộc, công bằng xã hội và hàng ngàn những điều khác. “Chúng ta đã được đào tạo, và các ngài đem những cảm xúc này vào bồi thẩm đoàn này, và đó là những cảm xúc từ cuộc sống với quá trình đào tạo lâu dài.” (“It has been trained into us, and you, gentlemen, bring that feeling into this jury box, and that feeling which is a part of your life long training”.)
“Chúng ta chẳng có gì nhiều hơn một bó các thành kiến kiểu này hay kiểu khác…. Chúng ta đầy ắp với các thành kiến. Các ngài có thể dạy một người về bất kỳ điều gì bắt đầu từ khi họ còn bé, các ngài có thể tạo nên bất kỳ gì từ người ấy, và chúng ta không chịu trách nhiệm về chuyện đó. Đâu đó trong chúng ta không bị thành kiến về một số vấn đề, nhưng nếu nhìn sâu thêm nữa, các ngài sẽ lại thấy thành kiến.” (“We are not very much but a bundle of prejudices anyhow. We are prejudiced against other peoples’ color. …. We are full of prejudices. You can teach a man anything beginning with the child; you can make anything out of him, and we are not responsible for it. Here and there some of us haven’t any prejudices on some questions, but if you look deep enough you will find them; and we all know it.”)
Do vậy, tất cả những gì mà Darrow kêu gọi ở bồi thẩm đoàn là “hãy đủ vững vàng và đủ chân thực và đủ lịch sự để gác các thành kiến trong vụ án này sang bên cạnh và quyết định điều nên làm….Chẳng có ai ở Detroit lại không biết rằng bị cáo đã làm nhiệm của của mình và vụ án này đang cố gắng tống cổ anh ta và bạn bè vào tù vì họ chiến đấu bảo vệ các quyền hiến định của mình.” (“All I hope for, gentlemen of the jury, is this: That you are strong enough, and honest enough, and decent enough to lay it aside in this case and decide it as you ought to. And I say, there is no man in Detroit that doesn’t know that these defendants, everyone of them, did right. There isn’t a man in Detroit who doesn’t know that the defendant did his duty, and that this case is an attempt to send him and his companions to prison because they defended their constitutional rights.”)
Dựa trên nền tảng của luận điểm này, Darrow đã bác bỏ các cáo buộc của công tố viên, trình bày lại các sự kiện để thuyết phục bồi thẩm đoàn – những con người đang cân nhắc để quyết định liệu bị cáo có phạm tội hay không để thẩm phán áp dụng hình phạt, nếu có tội – rằng việc làm của bị cáo là việc làm của một người tốt nhằm giúp anh mình bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình và không phạm tội giết người.
Và dưới đây là phần kết luận của bài bào chữa
“Một chút nhìn lại lịch sử của người Negro (người da đen)
Chúng ta giờ đây đã đến đây và đặt vụ án của người đàn ông này vào tay một bồi thẩm đoàn gồm những người phía chúng ta – sự kháng cự đầu tiên và sự kháng cự cuối cùng là nhằm bảo vệ nhà mình và cuộc sống như pháp luật của chúng ta đã quy định. Chúng ta sẵn sằng dừng câu chuyện ở đây. Khi nhìn quý ngài, tôi thấy được điều rằng chúng ta sẽ được đối xử công bằng và đàng hoàng, thậm chí đầy cảm thông và tử tế. Quý ngài biết vụ án này là gì. Quý ngài biết tại sao. Quý ngài biết rằng nếu người da trắng đã chiến đấu bằng cách của mình chống lại người da màu, chẳng hề ai nghĩ đến việc kết tội. Và quý ngài biết rằng, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc của vụ án này, cho đến khi quý ngài viết ra lời phán quyết của mình, việc kết án đã dựa trên thành kiến về chủng tộc và chẳng có gì khác.
Thưa quý ngài, tôi cảm nhận sâu sắc về chủ đề này; tôi chẳng thể khác được. Chúng ta hãy xem lướt qua lịch sử của chủng tộc Negro. Việc đó chỉ mất vài phút. Và tôi thấy dường như là câu chuyện có thể làm tan chảy cả những trái tim đá. Tôi đã được sinh ra ở Hoa Kỳ. Và tôi có thể rời bỏ nước Mỹ nếu tôi từng muốn ra đi.
Một số người khác, đọc biết về mảnh đất của tự do này, sự tự do mà chúng ta đã khoác lác về nó vào ngày 4 tháng 7, đã tự nguyện đến Châu Mỹ. Những con người này, những bị cáo, đang ở đây vì họ đã chẳng có đường nào khác. Các tiền nhân của họ đã bị bắt giữ trong các khu rừng nhiệt đới và trên các đồng bằng ở Châu Phi, bị bắt giữ như các ngài bắt một con thú hoang, bị lôi ra khỏi gia đình và họ hàng của họ; tống vào trong những con tàu chở nô lệ, bị đóng gói như những con cá mòi trong hộp, một nửa trong số họ đã chết trong chuyến vượt đại dương; một số đã nhảy xuống biển trong sự cuồng loạn, khi họ có cơ hội lựa chọn cái chết thay cho kiếp nô lệ. Họ đã bị bắt và đem đến đây. Họ chẳng có đường nào khác. Họ đã bị mua và bán như những người nô lệ, để làm việc mà không được trả lương, vì họ là người da đen.
Họ đã bị tất cả những điều này suốt nhiều thế hệ, cho đến khi cuối cùng họ đã được trao trả tự do của mình, như là pháp luật đã ghi nhận – và đó chỉ là một chút xíu, bởi vì, sau tất cả, cuộc sống của mọi con người trên thế gian này bị trộn cùng với cuộc sống của mọi người khác một cách không thể tránh được và, bất kể các đạo luật mà chúng ta đã thông qua, bất kể mọi đề phòng mà chúng ta đã thực hiện, trừ khi những người mà chúng ta gặp gỡ là người tử tế và lịch sự và nhân ái và yêu tự do, thì vẫn không có tự do. Tự do đến từ con người hơn là từ luật pháp và các thiết chế.
Vậy đó, đó là lịch sử của họ. Những người này là con cái của những người nô lệ. Nếu chủng tộc của chúng ta nợ điều gì đó với bất kỳ ai, hay với bất kì quyền năng nào trong Vũ trụ này, thì món nợ đó là với những người da đen này. Trên tất cả những người khác, chủng tộc chúng ta nợ một nghĩa vụ và nhiệm vụ với những người da đen này, món nợ không bao giờ có thể trả. Tôi chưa từng gặp bất kỳ ai trong số họ mà không cảm thấy tôi phải trả một phần món nợ của chủng tộc tôi, — và nếu quý ngài cảm nhận như quý ngài đáng ra nên cảm nhận về vụ án này, cảm xúc của các ngài sẽ giống như tôi.
Thưa quý ngài, các ngài đuợc mời tham gia vụ án này một cách ngẫu nhiên. Chúng tôi đã mất một tuần để tìm ra các ngài, một tuần để loại bỏ sự thành kiến và thù hằn. Có thể chúng ta đã không loại bỏ được hoàn toàn sự thành kiến và thù hằn này; nhưng chúng ta đã nỗ lực hết sức và công bằng hết mức mà chúng ta có thể có đuợc. Điều đó tùy thuộc vào quý ngài.
Phán quyết của các ngài có một số ý nghĩa trong vụ án này: nó có ý nghĩa gì đó, cao hơn là số phận của chàng trai này. Không phải là điều thường xảy ra khi một vụ án được đưa cho mười hai người quyết định mà có thể là một cột mốc trong tiến trình tiến hóa của loài người. Nhưng vụ án này là như vậy. Tôi hi vọng và tin tưởng rằng quý ngài sẽ cảm thấy rõ trách nhiệm sẽ khiến cho quý ngài nhận vụ án và thực hiện nhiệm vụ của quý ngài, như là những công dân của một quốc gia vĩ đại, và tốt hơn nữa, như là các thành viên của gia đình nhân loại.”
…
Tôi tin vào luật lệ của tình yêu
Bây giờ, thưa quý ngài, chỉ một lời nữa thôi, là tôi đã hoàn tất công việc của vụ án này. Tôi không sống ở Detroit. Nhưng tôi không có cảm giác gì chống lại thành phố này. Thực tế, tôi sẽ luôn có những ký ức tốt lành nhất về nó, đặc biệt là nếu vụ án này có kết quả như tôi nghĩ và cảm thấy rằng nó sẽ như vậy. Tôi không bao giờ là người đến đây để khuấy động sự căm ghét chủng tộc, hay bất kì sự ghét bỏ nào khác. Tôi không tin vào luật lệ của sự thù hận. Tôi có thể không luôn luôn trung thành với các lý tưởng của mình, nhưng tôi tin vào luật lệ của tình yêu, và tôi tin rằng các ngài chẳng thể làm được gì với sự thù ghét. Tôi muốn nhìn thấy thời điểm một người yêu mến bạn bè mình, và quên đi màu da hay tín ngưỡng của mình. Chúng ta sẽ không bao giờ văn minh cho đến lúc đó.
Tôi biết chủng tộc Negro còn một đường dài để đi. Tôi tin rằng cuộc sống của chủng tộc Negro đến nay vẫn luôn là một cuộc sống đầy những thảm kịch, bất công và áp bức. Họ bình đẳng trước luật pháp nhưng trước con người thì không. Và, sau tất cả, điểm phân tích cuối cùng này là, con người đã làm gì? – và không phải là điều mà luật pháp đã làm? Tôi biết là có một con đường dài phía trước họ, trước khi họ có thể có được vị trí mà tôi tin rằng họ nên có. Tôi biết rằng, phía trước của họ là sự chịu đựng, buồn đau, khổ não và chết chóc giữa những người da đen, và có thể cả người da trắng. Tôi rất lấy làm tiếc. Tôi muốn làm những gì tôi có thể làm được để ngăn chặn điều đó. Tôi muốn khuyên kiên nhẫn; tôi muốn khuyên khoan dung; tôi muốn khuyên thông hiểu; tôi muốn khuyên tất cả những điều này, những điều cần thiết để con người sống với nhau.
Thưa quý ngài, các ngài nghĩ rằng nhiệm vụ của mình trong vụ án này là gì? Tôi đã quan sát, ngày qua ngày, những khuôn mặt căng thẳng da đen đang tập trung tại phiên tòa này. Những gương mặt da đen này, mà giờ đây đang hướng về mười hai người da trắng các ngài, cảm thấy rằng niềm hi vọng và sự sợ hãi của một chủng tộc đang trong nằm trong tay các ngài.
Vụ án đã gần đến hồi kết thúc, thưa quý ngài. Đối với họ, đó là cuộc sống. Chẳng có người da màu bọn họ nào ngồi trong bồi thẩm đoàn này. Số phận của họ được đặt trong tay của mười hai người da trắng. Mắt họ đã gắn chặt vào các ngài, tim họ nhảy ra khỏi lồng ngực về phía các ngài, và sự hi vọng của họ đang treo trên các phán quyết của các ngài.
Đó là tất cả. Tôi xin các ngài, thay mặt cho bị cáo này, thay mặt cho những con người tuyệt vọng đang quay về phía các ngài, và trên tất cả – thay mặt cho chính quyền cao đẹp này, và thành phố cao đẹp này, cái thành phố đang phải đối mặt với vấn đề này và đối mặt một cách công bằng, — tôi xin các ngài, nhân danh sự tiến bộ và loài người, hãy đưa ra phán quyết vô tội cho vụ án này!
Ngô Quỳnh Linh dịch và giới thiệu
We come now and lay this man’s case in the hands of a jury of our peers,–the first defense and the last defense is the protection of home and life as provided by our law. We are willing to leave it here. I feel, as I look at you, that we will be treated fairly and decently, even understandingly and kindly. You know what this case is. You know why it is. You know that if white men had been fighting their way against colored men, nobody would ever have dreamed of a prosecution. And you know that, from the beginning of this case to the end, up to the time you write your verdict, the prosecution is based on race prejudice and nothing else.
Gentlemen, I feel deeply on this subject; I cannot help it. Let us take a little glance at the history of the Negro race. It only needs a minute. It seems to me that the story would melt hearts of stone. I was born in America. I could have left it if I had wanted to go away.
Some other men, reading about this land of freedom that we brag about on the 4th of July, came voluntarily to America. These men, the defendants, are here because they could not help it. Their ancestors were captured in the jungles and on the plains of Africa, captured as you capture wild beasts, torn from their homes and their kindred; loaded into slave ships, packed like sardines in a box, half of them dying on the ocean passage; some jumping into the sea in their frenzy, when they had a chance to choose death in place of slavery. They were captured and brought here. They could not help it. They were bought and sold as slaves, to work without pay, because they were black.
They were subjected to all of this for generations, until finally they were given their liberty, so far as the law goes,–and that is only a little way, because, after all, every human being’s life in this world is inevitably mixed with every other life and, no matter what laws we pass, no matter what precautions we take, unless the people we meet are kindly and decent and human and liberty-loving, then there is no liberty. Freedom comes from human beings, rather than from laws and institutions.
Now, that is their history. These people are the children of slavery. If the race that we belong to owes anything to any human being, or to any power in this Universe, they owe it to these black men. Above all other men, they owe an obligation and a duty to these black men which can never be repaid. I never see one of them, that I do not feel I ought to pay part of the debt of my race,–and if you gentlemen feel as you should feel in this case, your emotions will be like mine.
Gentlemen, you were called into this case by chance. It took us a week to find you, a week of culling out prejudice and hatred. Probably we did not cull it all out at that; but we took the best and the fairest that we could find. It is up to you.
Your verdict means something in this case: It means something, more than the fate of this boy. It is not often that a case is submitted to twelve men where the decision may mean a milestone in the progress of the human race. But this case does. And, I hope and I trust that you have a feeling of responsibility that will make you take it and do your duty as citizens of a great nation, and, as members of the human family, which is better still.
….
“I Believe in the Law of Love”
Now, gentlemen, just one more word, and I am through with this case. I do not live in Detroit. But I have no feeling against this city. In fact, I shall always have the kindest remembrance of it, especially if this case results as I think and feel that it will. I am the last one to come here to stir up race hatred, or any other hatred. I do not believe in the law of hate. I may not be true to my ideals always, but I believe in the law of love, and I believe you can do nothing with hatred. I would like to see a time when man loves his fellow man, and forgets his color or his creed. We will never be civilized until that time comes.
I know the Negro race has a long road to go. I believe the life of the Negro race has been a life of tragedy, of injustice, of oppression. The law has made him equal, but man has not. And, after all, the last analysis is, what has man done?–and not what has the law done? I know there is a long road ahead of him, before he can take the place which I believe he should take. I know that before him there is suffering, sorrow, tribulation and death among the blacks, and perhaps the whites. I am sorry. I would do what I could to avert it. I would advise patience; I would advise toleration; I would advise understanding; I would advise all of those things which are necessary for men who live together.
Gentlemen, what do you think is your duty in this case? I have watched, day after day, these black, tense faces that have crowded this court. These black faces that now are looking to you twelve whites, feeling that the hopes and fears of a race are in your keeping.
This case is about to end, gentlemen. To them, it is life. Not one of their color sits on this jury. Their fate is in the hands of twelve whites. Their eyes are fixed on you, their hearts go out to you, and their hopes hang on your verdict.
This is all. I ask you, on behalf of this defendant, on behalf of these helpless ones who turn to you, and more than that,–on behalf of this great state, and this great city which must face this problem, and face it fairly,–I ask you, in the name of progress and of the human race, to return a verdict of not guilty in this case!
Tài liệu tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Clarence_Darrow
http://law2.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/sweet/darrowsummation.html
http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/USAsweet.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét