Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

“Ngọn lửa đấu tranh của người Pháp không được tắt và sẽ không tắt” – De Gaulle

Các Diễn Văn Làm Thay Đổi Thế Giới – “Ngọn lửa đấu tranh của người Pháp không được tắt và sẽ không tắt” – De Gaulle

Tháng 5 năm 1940, Đức tấn công Đồng Minh, liên quân Đồng Minh nhanh chóng thảm bại. Nước Anh rút toàn bộ quân đội về nước với hy vọng giữ được nước Anh. Chính phủ lưu vong của các nước Đồng Minh chạy sang Anh.

Tháng 6, nước Pháp còn lại đơn độc trong cuộc chiến với Đức, và nhanh chóng bị nghiền nát. Đức duyệt binh trên đại lộ Champs Elyssés.

Chính phủ Pháp đứng trước lựa chọn: chiến hay hàng ?

- Nếu tiếp tục chiến đấu, thì lưu vong sang nước ngoài hay thuộc địa (Bắc Phi), tổ chức lực lượng để có ngày quay về (đây là giải pháp hầu hết các nước Đồng Minh bại trận chọn lựa).

- Nếu đầu hàng, thì còn có thể cứu vớt vài điều kiện. Và trở thành chư hầu của Đức.

Chính phủ Pháp quyết định đầu hàng! Điều này có nghĩa là hải quân Pháp, thuộc địa Pháp sẽ đứng về phe phát xít. Một sự hoang mang dao động trong hàng ngũ binh sĩ và nhân dân Pháp, một cường quốc như Pháp phải trở thành chư hầu ? Nhiều người Pháp vẫn muốn chiến đấu, nhưng ai sẽ lãnh đạo họ ?

Ngày 17 tháng 6 năm 1940, De Gaulle, vị Tướng cấp thấp nhất trong quân đội Pháp, rời Pháp chạy sang Anh. Ông không có quân đội, không có lục quân, không có người ủng hộ. Hầu như không ai biết đến tên ông ở Pháp, ông không còn ảnh hưởng hoặc liên lạc nào.

Tuy nhiên, vừa đặt chân đến Anh ông đã quyết định phát sóng một lời kêu gọi ngay hôm đó, hướng đến trước nhất là những người lính, thủy thủ và công dân Pháp đang ở Anh, kêu gọi họ tập hợp với ông và tiếp tục cuộc chiến. Khi ông yêu cầu được phép sử dụng đài BBC để phát sóng đến Pháp, nội các chiến tranh của Anh đã từ chối yêu cầu. Thiếu tướng Spears, người đang làm việc với de Gaulle lúc bấy giờ, đã thuyết phục Churchill rằng cần phải đảo ngược quyết định của nội các.

Chiều ngày 18 tháng 6 năm 1940, Winston Churchill nói bài phát biểu nổi tiếng “Đây là giờ khắc hào hùng nhất của họ” tại Hạ viện. Ngay sau đó, Tướng Charles de Gaulle đã đến Đài Phát Thanh, và phòng thu B2. Bài phát sóng ngắn của De Gaulle đã được truyền đi trên kênh BBC tiếng Pháp vào đầu buổi tối hôm đó:

Ông ta kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân và binh sĩ tiếp tục cuộc chiến đấu, hãy tập hợp tại Anh để tiếp tục chiến đấu !

Bài diễn văn có ngôn từ đơn giản và lý luận rất dễ hiểu (vì đây là bài diễn văn mọi cho nhân dân Pháp), và đường lối cũng rõ ràng (hãy sang Anh hay liên lạc với tôi !) không có quá nhiều lời kêu gọi mạnh mẽ và rườm ra, nhưng De Gaulle đã chỉ ra những vấn đề rất cơ bản làm sống lại hy vọng của dân Pháp:

- Chúng ta chỉ thua về sức mạnh cơ khí và chiến thuật, chứ không phải thua về con người. Vậy chúng ta hoàn toàn có thể chiến thắng bằng cơ khí.

- Về mặt cơ khí, chúng ta có hậu thuẫn của Anh và Mỹ, vì đây là cuộc chiến toàn cầu.

- Quân Đồng Minh thật ra vẫn đang kiểm soát tất cả vùng biển.

Do đó, giá trị của bài diễn văn này ở chỗ giản dị, dễ hiểu và rõ ràng và …rất đúng lúc. Đúng vào lúc người dân Pháp cần 1 người không đầu hàng, một người giúp họ chiến đấu vì nước Pháp ! Bài diễn văn này tuy chỉ phát sóng được đến vài vùng tự do của Pháp, nhưng nội dung của nó nhanh chóng lan rộng.

Tác dụng của nó rất lớn:

- Nhiều thuộc địa Pháp chuyển sang đi theo De Gaulle thay vì đi theo chính phủ Pháp (Vichy).

- Lực lượng kháng chiến Pháp thành lập, sau này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cuộc phản công của Đồng Minh.

Bài diễn văn này là 1 bước ngoặc quan trọng với nước Pháp, nên trở thành một bài diễn văn nổi tiếng. Nhờ bước ngoặc này nước Pháp có thể kết thúc cuộc chiến với tư thế một nước chiến đấu đến cùng và chiến thắng, chứ không phải vai trò của một nước đầu hàng và trở thành chư hầu.

    Lời hiệu triệu của De Gaulle 18.6.1940 trên BBC

    Các nhà lãnh đạo đứng đầu quân đội Pháp trong nhiều năm qua, nay đã lập nên một chính phủ. Chính phủ này cho rằng quân đội chúng ta đã bại trận, và đã liên lạc với kẻ thù để kết thúc chiến đấu. Sự thật là chúng ta đã bị – và vẫn còn đang bị – sức mạnh cơ khí của đối phương vượt qua, cả trên bộ và trên không. Thậm chí quan trọng hơn cả số lượng của họ, chính xe tăng, máy bay và các chiến thuật của người Đức đã khiến chúng ta phải lui quân. Chính xe tăng, máy bay, chiến thuật của người Đức đã làm cho các nhà lãnh đạo của chúng ta phải ngạc nhiên và đẩy họ vào vị trí mà họ đang bị ngày hôm nay.

    Nhưng đó đã là lời cuối cùng có thể nói chưa? Phải chăng hy vọng đã mất hết? Sự thất bại đã là kết cục?Không! Hãy tin tôi, tôi đang nói chuyện với các bạn với thông tin đầy đủ về các sự kiện, và xin nói với các bạn rằng nước Pháp chưa mất gì cả. Cũng các phương tiện đã đánh bại chúng ta có thể một ngày nào đó sẽ đem lại cho chúng ta chiến thắng. Bởi vì nước Pháp không cô độc! Nước Pháp không cô độc! Nước Pháp không cô độc! Nước Pháp có một đế chế rộng lớn phía sau mình. Nước Pháp có thể kết hợp lực lượng với Đế chế Anh, Đế chế hiện đang kiểm soát vùng biển và tiếp tục chiến đấu. Cũng giống như Anh, Pháp cũng có thể tiếp cận không giới hạn với cho ngành công nghiệp to lớn của Hoa Kỳ.

    Cuộc chiến tranh này không giới hạn ở biên giới đất nước chúng ta. Cuộc chiến tranh này sẽ không được quyết định bởi trận chiến diễn ra ở Pháp. Cuộc chiến này là một cuộc thế chiến. Không có sai lầm nào, không có sự chậm trễ nào, không có sự đau khổ nào có thể phủ nhận rằng trong thế giới này, chúng ta có thể tìm thấy mọi phương tiện cần thiết để đè bẹp kẻ thù của chúng ta một ngày nào đó. Mặc dù ngày hôm nay chúng ta có thể bị đánh gục bằng sức mạnh cơ khí, chúng ta sẽ chiến thắng bằng một sức mạnh cơ khí cao hơn trong tương lai. Vận mệnh của thế giới nằm nơi đây.

    Tôi, Tướng De Gaulle, hiện giờ đang ở London, kêu gọi các sĩ quan và binh lính Pháp, những người đang hoặc sẽ đến đất nước Anh, dù với vũ khí hay không có vũ khí; tôi kêu gọi các kỹ sư và công nhân lành nghề trong ngành công nghiệp vũ khí, những người đang hoặc sẽ đến đất nước Anh, hãy liên hệ với tôi.

    Bất kể điều gì xảy ra, ngọn lửa đấu tranh của người Pháp không được tắt và sẽ không tắt.

    Ngày mai, cũng như ngày hôm nay, tôi sẽ nói trên đài phát thanh từ London.

    (Nguyễn Mai Anh Kiệt & Ngô Quỳnh Linh dịch, giới thiệu, và bình)

DE GAULLE’S “APPEL DU 18 JUIN” ON THE BBC

The leaders that have been at the head of the French armies for many years have set up a government. This government considers that our armies are defeated, and has contacted the enemy in order to end the combat. It is true that we have been – and are still being – overtaken by the enemy’s mechanical power, both land-based and in the air. Even more than their sheer numbers, it is their tanks, their aeroplanes and the tactics of the Germans that have made us retreat. It is the tanks, the aeroplanes, the tactics of the Germans that have surprised our leaders to the point of leading them to where they are today.
But has the final word been spoken? Must hope disappear? Is defeat final? No! Believe me, I speak to you with full knowledge of the facts, and tell you that nothing is lost for France. The same means that have defeated us may one day bring us victory. Because France is not alone! She is not alone! She is not alone! She has a vast Empire behind her. She can join forces with the British Empire, which controls the sea and continues to fight. Like England, France too has unlimited access to the immense industry of the United States.

This war is not limited to the sad confines of our country. This war will not be decided by the battle taking place in France. This war is a world war. None of the mistakes, none of the delays, none of the suffering shall deny that in this world we can find all the means necessary to crush our enemies one day. Though we may be struck down by mechanical power today, we shall win by a superior mechanical power in the future. Therein lies the world’s destiny.

I, General De Gaulle, now in London, call upon the French officers and soldiers who are or who may find themselves on British soil, with or without their weapons; I call upon the engineers and the skilled workers in the armaments industry, who are or who may find themselves on British soil, to contact me.
Whatever happens, the flame of French resistance must not and shall not die.

Tomorrow, as today, I shall speak on the radio from London.

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét