Cuối bài "Ba khâu đột phá của Thủ tướng" Huy Đức viết : "Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn".
Và trong bài: "Hai câu hỏi của nhà sử học và thông điệp của Tân Thủ tướng" Huỳnh Phan viết: "có lúc nào ông (Thủ tướng) thoáng tự hỏi: mình sẽ để lại dấu ấn gì trong lịch sử, hoặc rồi đây lịch sử sẽ viết về mình như thế nào?
Cả hai tác giả đều đánh giá cao Thủ tướng, kỳ vọng nhiều nơi TT, nhưng vấn đề là TT có muốn ghi danh vào lịch sử hay không thì không thấy bàn đến. Ví dụ như trường hợp TT PVK, rõ ràng là ông không muốn ghi danh tên mình vào lịch sử, ông chỉ muốn trong khả năng mình làm thật tốt công việc, dưới sự chỉ đạo của Đảng, đã hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra. Và xong việc ông lặng lẽ trở về quê nhà của mình và "vui thú điền viên" một cách đúng nghĩa.. Và ngay cả TT NTD, ở nhiệm kỳ 1, ta cũng không thấy khát khao ghi danh vào lịch sử của ông. Đó là một nhiệm kỳ bối rối cả trong lẫn ngoài, nếu Boxit, đường sắt cao tốc có thể có áp lực nào đó từ bên ngoài khiến ông không biết phải xử trí ra sao thì ngay trong điều hành cũng rất nhiều lần ông bối rối, lúng túng, việc giá gạo thế giới tăng nhưng lại cấm bán, việc giá vàng thế giới tăng ông lại nghĩ giá vàng tăng làm lũng đoạn kinh tế trong nước rồi chuẩn bị lệnh cấm buôn bán vàng. Và đó là nhiệm kỳ của lạm phát, nhập siêu, lạm chi đến giờ chưa có thuốc chữa ... Thế nhưng không hiểu sao đến nhiệm kỳ 2 này trong dư luận xã hội lại đặt lên vai ông kỳ vọng tên ông sẽ được khắc ghi vào lịch sử, dĩ nhiên là theo hướng tốt, nghĩa là một nhà cải cách giúp đất nước thoát khỏi rất nhiều những trì níu không biết gỡ ra bằng cách nào ở Việt Nam hiện nay.
Tại sao lại có sự kỳ vọng đó ? Nếu nói về điều hành thì nhiệm kỳ qua cho thấy ông không phải là một TT giỏi. Mà cũng không thể yêu cầu ông giỏi trong mọi việc, quan trọng của người lãnh đạo tầm cỡ đó đó là dùng người, nếu không thể tự quyết định được nhân sự như truyền thống ở ta thì việc sử dụng đội ngũ tư vấn không chính thức là vô cùng quan trọng. Thế nhưng không biết do ai tham mưu ông đã quyết định giải thể IDS, giải thể Tổ Tư vấn cho Thủ tướng Việt Nam, rồi để đội ngũ tham mưu tư vấn những quyết định rõ ràng là sẽ tốt hơn nhiều nếu để cho các chuyên gia tổ tư vấn hoặc IDS.
Chuyên gia Phạm Chi Lan nêu ra 5 thách thức dành cho TT ở nhiệm kỳ mới là : Bất ổn kinh tế vĩ mô, tham nhũng, nhóm lợi ích, chênh lệch giàu nghèo và chủ quyền; theo tôi phần lớn những thách thức ấy không thuộc chính phủ mà thuộc đảng cầm quyền; chính phủ, cụ thể là TT NTD, thực sự chỉ chịu trách nhiệm thách thức về bất ổn kinh tế vĩ mô mà thôi. Và cụ thể hơn đó là nhập siêu, lạm chi và lạm phát.
Thế nhưng ở đây, nếu trong nhiệm kỳ này ông kéo giá thịt bò đang từ 200.000đ/kg xuống còn 50.000đ/kg; chấm dứt được lạm chi và nhập siêu (điều rất khó) thì ngay cả như vậy ông có được lịch sử ghi danh như hai nhà báo kỳ cựu ở trên kỳ vọng ?
Tôi nghĩ là không. Nếu làm được vậy ông sẽ được ghi nhận là một thủ tướng giỏi chứ lịch sử ghi danh thì phải là một chuyện khác nữa. Vậy thì kỳ vọng lịch sử ghi danh đó là kỳ vọng gì vậy ? Tôi muốn hỏi hai nhà báo ? Phải chăng hình như kỳ vọng này xuất phát từ điểm chưa từng bao giờ quyền lực lại được tập trung vào tay TT lớn như hiện nay ? Ở điểm này thì ông vô cùng giỏi. Vấn đề còn lại là ông sử dụng cái sức mạnh đó như thế nào ?
Có thể đây là chuyện khó nói. Và tôi thấy cũng khó nói. Chỉ hay rằng không thời nào, không bất kỳ giai đoạn nào trong suốt mấy ngàn năm qua cá nhân người lãnh đạo lại có thể ghi tên mình vào lịch sử dễ dàng như bây giờ. Chuyến tàu tốc hành của nhân loại trong thời đại điện tử đã khởi hành cách nay hơn 10 năm, nhưng không phải đã hết cơ hội, vấn đề không phải là kịp hay không kịp chuyến tàu ấy mà một thời đại giải phóng sức sáng tạo đã thực sự bắt đầu. Chưa bao giờ hàm lượng chất xám lại chiếm tỉ trọng lớn đến vậy trong một sản phẩm. Chưa bao giờ sự thông minh, linh hoạt của mỗi cá nhân lại được đánh giá cao như hiện nay. Mà muốn có được một đội ngũ, một thế hệ có sức sáng tạo nhanh nhạy như vậy nó không phải chỉ cần đến đào tạo và giáo dục mà đây thực sự là kết quả của một nền tảng tôn trọng cá nhân; hay nói cách khác điều này chỉ dành cho một xã hội thực sự dân chủ, dân chủ từ trong gia đình đến nhà trường và toàn xã hội. Con người cần được đào tạo để luôn thấy cần phải bày tỏ chính kiến, không lặp lại bất kỳ ai, không sáo mòn, khuyết khích tranh biện... Nghe thì khó nhưng làm điều này lại không khó, thậm chí là vô cùng dễ, đơn giản là vì cả thế giới đã làm vậy, sống vậy từ lâu rồi !
Chỉ có vậy ta mới có quyền mơ tới việc bước lên con tàu tốc hành 5 sao ấy. Còn không ta hãy đứng dưới bờ cuốc đất, chăn bò, làm nông nghiệp và nhìn những đoàn tàu chạy qua, cáu tiết lại lấy đá ném vào ô cửa kính bòng lộn ấy. Hì... có thể đây là tâm lý của bọn trẻ ném đá lên những đoàn tàu đường sắt lâu nay chăng ?
Nguồn : http://hotrungtu.blogspot.com/2011/08/thu-tuong-co-muon-ghi-danh-vao-lich-su.html
Và trong bài: "Hai câu hỏi của nhà sử học và thông điệp của Tân Thủ tướng" Huỳnh Phan viết: "có lúc nào ông (Thủ tướng) thoáng tự hỏi: mình sẽ để lại dấu ấn gì trong lịch sử, hoặc rồi đây lịch sử sẽ viết về mình như thế nào?
Cả hai tác giả đều đánh giá cao Thủ tướng, kỳ vọng nhiều nơi TT, nhưng vấn đề là TT có muốn ghi danh vào lịch sử hay không thì không thấy bàn đến. Ví dụ như trường hợp TT PVK, rõ ràng là ông không muốn ghi danh tên mình vào lịch sử, ông chỉ muốn trong khả năng mình làm thật tốt công việc, dưới sự chỉ đạo của Đảng, đã hoàn thành được các chỉ tiêu đề ra. Và xong việc ông lặng lẽ trở về quê nhà của mình và "vui thú điền viên" một cách đúng nghĩa.. Và ngay cả TT NTD, ở nhiệm kỳ 1, ta cũng không thấy khát khao ghi danh vào lịch sử của ông. Đó là một nhiệm kỳ bối rối cả trong lẫn ngoài, nếu Boxit, đường sắt cao tốc có thể có áp lực nào đó từ bên ngoài khiến ông không biết phải xử trí ra sao thì ngay trong điều hành cũng rất nhiều lần ông bối rối, lúng túng, việc giá gạo thế giới tăng nhưng lại cấm bán, việc giá vàng thế giới tăng ông lại nghĩ giá vàng tăng làm lũng đoạn kinh tế trong nước rồi chuẩn bị lệnh cấm buôn bán vàng. Và đó là nhiệm kỳ của lạm phát, nhập siêu, lạm chi đến giờ chưa có thuốc chữa ... Thế nhưng không hiểu sao đến nhiệm kỳ 2 này trong dư luận xã hội lại đặt lên vai ông kỳ vọng tên ông sẽ được khắc ghi vào lịch sử, dĩ nhiên là theo hướng tốt, nghĩa là một nhà cải cách giúp đất nước thoát khỏi rất nhiều những trì níu không biết gỡ ra bằng cách nào ở Việt Nam hiện nay.
Tại sao lại có sự kỳ vọng đó ? Nếu nói về điều hành thì nhiệm kỳ qua cho thấy ông không phải là một TT giỏi. Mà cũng không thể yêu cầu ông giỏi trong mọi việc, quan trọng của người lãnh đạo tầm cỡ đó đó là dùng người, nếu không thể tự quyết định được nhân sự như truyền thống ở ta thì việc sử dụng đội ngũ tư vấn không chính thức là vô cùng quan trọng. Thế nhưng không biết do ai tham mưu ông đã quyết định giải thể IDS, giải thể Tổ Tư vấn cho Thủ tướng Việt Nam, rồi để đội ngũ tham mưu tư vấn những quyết định rõ ràng là sẽ tốt hơn nhiều nếu để cho các chuyên gia tổ tư vấn hoặc IDS.
Chuyên gia Phạm Chi Lan nêu ra 5 thách thức dành cho TT ở nhiệm kỳ mới là : Bất ổn kinh tế vĩ mô, tham nhũng, nhóm lợi ích, chênh lệch giàu nghèo và chủ quyền; theo tôi phần lớn những thách thức ấy không thuộc chính phủ mà thuộc đảng cầm quyền; chính phủ, cụ thể là TT NTD, thực sự chỉ chịu trách nhiệm thách thức về bất ổn kinh tế vĩ mô mà thôi. Và cụ thể hơn đó là nhập siêu, lạm chi và lạm phát.
Thế nhưng ở đây, nếu trong nhiệm kỳ này ông kéo giá thịt bò đang từ 200.000đ/kg xuống còn 50.000đ/kg; chấm dứt được lạm chi và nhập siêu (điều rất khó) thì ngay cả như vậy ông có được lịch sử ghi danh như hai nhà báo kỳ cựu ở trên kỳ vọng ?
Tôi nghĩ là không. Nếu làm được vậy ông sẽ được ghi nhận là một thủ tướng giỏi chứ lịch sử ghi danh thì phải là một chuyện khác nữa. Vậy thì kỳ vọng lịch sử ghi danh đó là kỳ vọng gì vậy ? Tôi muốn hỏi hai nhà báo ? Phải chăng hình như kỳ vọng này xuất phát từ điểm chưa từng bao giờ quyền lực lại được tập trung vào tay TT lớn như hiện nay ? Ở điểm này thì ông vô cùng giỏi. Vấn đề còn lại là ông sử dụng cái sức mạnh đó như thế nào ?
Có thể đây là chuyện khó nói. Và tôi thấy cũng khó nói. Chỉ hay rằng không thời nào, không bất kỳ giai đoạn nào trong suốt mấy ngàn năm qua cá nhân người lãnh đạo lại có thể ghi tên mình vào lịch sử dễ dàng như bây giờ. Chuyến tàu tốc hành của nhân loại trong thời đại điện tử đã khởi hành cách nay hơn 10 năm, nhưng không phải đã hết cơ hội, vấn đề không phải là kịp hay không kịp chuyến tàu ấy mà một thời đại giải phóng sức sáng tạo đã thực sự bắt đầu. Chưa bao giờ hàm lượng chất xám lại chiếm tỉ trọng lớn đến vậy trong một sản phẩm. Chưa bao giờ sự thông minh, linh hoạt của mỗi cá nhân lại được đánh giá cao như hiện nay. Mà muốn có được một đội ngũ, một thế hệ có sức sáng tạo nhanh nhạy như vậy nó không phải chỉ cần đến đào tạo và giáo dục mà đây thực sự là kết quả của một nền tảng tôn trọng cá nhân; hay nói cách khác điều này chỉ dành cho một xã hội thực sự dân chủ, dân chủ từ trong gia đình đến nhà trường và toàn xã hội. Con người cần được đào tạo để luôn thấy cần phải bày tỏ chính kiến, không lặp lại bất kỳ ai, không sáo mòn, khuyết khích tranh biện... Nghe thì khó nhưng làm điều này lại không khó, thậm chí là vô cùng dễ, đơn giản là vì cả thế giới đã làm vậy, sống vậy từ lâu rồi !
Chỉ có vậy ta mới có quyền mơ tới việc bước lên con tàu tốc hành 5 sao ấy. Còn không ta hãy đứng dưới bờ cuốc đất, chăn bò, làm nông nghiệp và nhìn những đoàn tàu chạy qua, cáu tiết lại lấy đá ném vào ô cửa kính bòng lộn ấy. Hì... có thể đây là tâm lý của bọn trẻ ném đá lên những đoàn tàu đường sắt lâu nay chăng ?
Nguồn : http://hotrungtu.blogspot.com/2011/08/thu-tuong-co-muon-ghi-danh-vao-lich-su.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét