Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Nước nào vẫn trụ vững xếp hạng tín dụng AAA?

Tác giả: BÍCH NGỌC (THEO MSNBC)Việc S&P hạ xếp hạng đánh giá tín dụng của Mỹ đã làm khuấy động thị trường và làm tăng nguy cơ về một thời kỳ suy thoái mới. Khả năng giữ vững vị trí vàng của nhiều nước đang có đánh giá tín nhiệm AAA yếu hơn nhiều so với 6 tháng trước đây.

Moody's vẫn công nhận xếp hạng tín dụng AAA cho chính phủ Mỹ, nhưng với một cái nhìn tiêu cực. Fitch cũng ghi nhận đánh giá AAA của họ đối với Mỹ, nhưng vẫn cảnh báo các khoản nợ của Mỹ tăng trên 100% GDP (sau 2012) là không xứng đáng nhận xếp hạng AAA.

Do nền kinh tế thế giới suy yếu và sự bất đồng của các cơ quan đánh giá, Tạp chí Wall Street đã quyết định đánh giá lại tất cả các quốc gia đang được xếp hạng tín nhiệm ba chữ A. Một số quốc gia có vẻ không xứng đáng nhưng vẫn được xếp hạng AAA. Và cũng có nhiều giả thiết cho rằng Hoa Kỳ không còn được đánh giá xếp hạng vàng ba chữ AAA là phù hợp với thực tế. Điều này cũng có nghĩa rằng các quốc gia khác có hoàn cảnh tương tự Hoa Kỹ cũng có nguy cơ không còn giữ được xếp hạng AAA. Hiện tại có dưới 16 quốc gia thực sự xứng đáng được xếp hạng AAA.

Các số liệu mới cập nhật của Standard & Poor và Moody's cùng với số liệu thống kê sửa đổi của CIA World Factbook và thông tin từ Economist Intelligence Unit, Fitch, Egan Jones, và một số nơi khác cũng được xem xét kỹ. Bảng xếp hạng của Moody's cũng được sử dụng để đảm bảo tính nhất quán.

S&P vẫn đánh giá xếp hạng ba chữ A đối với các quốc gia Australia, Áo, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh. Những quốc gia được xếp hạng ba chữ A khác như Guernsey, Isle of Man, Liechtenstein, và Luxembourg được loại trừ do diện tích nhỏ và phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác.

Một lưu ý là, Nhật Bản bị không được xếp hạng AAA vào cuối những năm 1990. Vào đầu năm nay, nó lại tiếp tục tụt hạng. Gần đây nhất là năm 2009, S&P đã tước xếp hạng AAA của Ireland. Ý và Tây Ban Nha đều được đánh giá xếp hạng AAA trong những năm 1990, nhưng Tây Ban Nha thực sự lấy lại được xếp hạng AAA trước khi lại tụt hạng một lần nữa vào năm 2009.

Việc S&P hạ xếp hạng đánh giá tín dụng của Mỹ đã làm khuấy động thị trường và làm tăng nguy cơ về một thời kỳ suy thoái mới.

Những nước dưới đây là những nước vẫn giữ được xếp hạng đánh giá tín dụng AAA ở mức an toàn:

1. Australia

GDP bình quân đầu người: 39.699,358 USD

Trong đầu năm nay, Australia vẫn giữ vững đánh giá AAA và không có gì thay đổi. Chắc chắn, nước này phải đối mặt với áp lực từ trận lũ hồi đầu năm nay.

Dân số của đất nước giàu tài nguyên này lại thấp, 21,5 triệu người, GDP năm 2010 của nước này khoảng 882,4 tỷ USD. Nguồn tài nguyên dự trữ lớn, chi phí lao động và tỷ lệ thất nghiệp thấp khiến Australia như một tấm lá chắn cho thế giới. Nợ công năm 2010 của nước này chỉ khoảng 22,4% GDP.

Australia được S&P xếp hạng đánh giá tín dụng AAA ổn định, và với Moody's nước này cũng được đánh giá tín dụng AAA, triển vọng và ổn định.

2. Canada

GDP bình quân đầu người: 39.057, 444 USD

Canada được đánh giá xếp hạng ba chữ A vững chắc, và quan hệ kinh doanh bền chặt với Mỹ cũng không gây nguy hiểm cho nước này. Canada có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và người dân nước này hầu như không phải chịu nổi lo bong bóng bất động sản và nợ công như Mỹ phải gánh chịu.

Dân số của Canada dưới 34 triệu người, GDP khoảng 1 330 tỷ USD, và công nợ cuối năm 2010 của nước này chỉ là 34% ​GDP dự kiến .

Cả Moody's và S&P đều không nhận thấy có bất kỳ vấn đề gì với đánh giá tín dụng AAA triển vọng bền vững của nước này. Canada có lẽ là quốc gia có xếp hạng ba chữ A an toàn nhất trong các nước nằm ở Tây bán cầu.

3. Đan Mạch

GDP bình quân đầu người: 36.449,554 USD

Đan Mạch là kinh tế tương đối mạnh với lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào thương mại hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài.

Dân số của Đan Mạch chỉ khoảng trên 5,5 triệu người. GDP vào khoảng 201,7 tỷ USD. Thặng dư trong cán cân thanh toán đã giúp Đan Mạch rất nhiều trước khi chính phủ phải chi tiêu để điều khiển nền kinh tế. Giá bất động sản cao là mối quan tâm của nước này, đây cũng là hạn chế trong môi trường kinh doanh của Đan Mạch.

Quốc gia này sử dụng đồng Krone (Đan Mạch) mà không chính thức sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Tỷ lệ sinh thấp, dân số già, vấn đề thuế, xu hướng nhập cư và biến đổi khí hậu là những khó khăn dài hạn của đất nước nhỏ bé này. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Đan Mạch dưới 5% và tổng nợ năm 2010 của nước này chỉ khoảng 46.6% GDP.

S&P và Moody's đều xếp hạng AAA- triển vọng và ổn định cho quốc gia này. Đan Mạch vẫn giữ vững xếp hạng này ngay cả khi ngành dịch vụ của nó gặp phải nhiều khó khăn khi giá bất động sản nước này tăng cao.

4. Đức

GDP bình quân đầu người: 36.033,284 USD

Đức vẫn đúng với cái tên người ta đặt cho nó "Vua của đồng Euro", đồng Deutsche Mark hiện tại đang bị đánh giá thấp.

Với dân số 81,4 triệu người và nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới, nó không thể trốn tránh trách nhiệm là nước cứu trợ tài chính hàng đầu của châu Âu. GDP năm 2010 của Đức là 2 940 tỷ USD và có tỷ lệ thất nghiệp an toàn nhất trong các quốc gia châu Âu. Đức cũng có một lực lượng lao động với tay nghề cao. Những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Đông Đức đã khiến các cơ quan đánh giá tín dụng phải tranh cãi về xếp hạng AAA của quốc gia này. Thâm hụt ngân sách, tiền trợ cấp, việc cắt giảm thuế, xu hướng dân số già, nhập cư và trách nhiệm đối với việc trợ cấp cho các nước Châu Âu thực sự là những gánh nặng của nước này.

Tuy nhiên, nợ công nước khoảng 78,8% GDP năm 2010 GDP vẫn là một tỉ lệ chấp nhận được. Những bất kỳ khoản chi tiêu gia tăng nào cũng có thể tăng rủi roc ho Đức trong dài hạn, theo chúng tôi, Đức sẽ giữ được xếp hạng ba chứ A lâu hơn hầu hết các nước khác.

5. Hà Lan

GDP bình quân đầu người: 40.764,548 USD

Hà Lan vẫn ở trong tình trạng tốt hơn rất nhiều nước châu Âu. Dân số của nước này là gần 16,8 triệu người và GDP vào khoảng 676,9 tỷ USD. Hà Lan có một lực lượng lao động bền vững, hiện tại nước này vẫn giữ mức thặng dư thương mại và sở hữu một nền công nghiệp khỏe mạnh khiến nước này hơn hẳn các quốc gia an hem trong khu vực EU.

Thâm hụt ngân sách của Hà Lan ở mức cao 4,6% GDP năm 2009 và 5,6% GDP năm 2010, theo dữ liệu của CIA đầu năm nay. Hiện nay, mức nợ công của nước này vào khoảng 64,6% GDP.

Các cơ quan xếp hạng không thấy có nguy cơ nào với đánh giá AAA của Hà Lan. Theo chúng tôi, xếp hạng ba chữ A của Hà Lan không gặp vấn đề nghiêm trọng cũng giống như con đê ngăn biển mà nước này vẫn đang duy trì tốt.

6. Na Uy

GDP bình quân đầu người: 52.012,506 USD

Na Uy là một trong những nước được đánh giá tốt nhất và trong một báo cáo trước đó Economist Intelligence Unit xem nó là hạng đánh giá AAA thực sự duy nhất.

Quốc gia này giàu tài nguyên nhưng dân số thấp chỉ khoảng 4,7 triệu người. GDP nước này khoảng 255,3 tỷ USD và phụ thuộc nhiều vào giá dầu, tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp. Nợ công vào khoảng 47,7% GDP. Na Uy cũng là nước có quỹ quốc gia 500 tỷ USD lớn thứ hai thế giới.

S&P và Moody's không có phàn nàn gì với xếp hạng tín dụng ba chữ A với quốc gia này.

7. Singapore

GDP bình quân đầu người: 56.521,731 USA

Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất được xếp hạng tín dụng AAA. Mặc dù nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu thương mại với nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư Châu Á vẫn xem Singapore là nơi an toàn nhất hiện nay.

Dân số của quốc gia này khá ít, khoảng 4,74 triệu người và GDP vào khoảng 291,9 tỷ USD. Singapore không tránh được suy thoái kinh tế, nước này chứng minh được khả năng hồi phục nhanh của nó. Nợ công ở nước này đang ở mức cao 102, 4% GDO nhưng nó đang thắt chặt chi tiêu công để tăng Quỹ tiết kiệm trung ương. Hãy tưởng tượng tác dụng của biện pháp thắt lưng buộc bụng này của quốc gia này: Singapore không lần nào phải đi vay để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách từ những năm 1980.

S&P và Moody's không có nghi ngờ gì về xếp hạng tín dụng AAA và triển vọng của Singapore. Những mỗi nguy rõ ràng nhất của nước này là do những hành động quân sự, biến đổi khí hậu, hoặc những dư trấn địa chất chưa được biết rõ. Ngoài những điều trên thì xếp hạng tín dụng AAA của Singapore được coi là bền vững.

8. Thụy Điển

GDP bình quân đầu người: 38.031,484 USD

Thụy Điển là một trong những quốc gia lớn nhất bán đảo Scandinavia với dân số gần 9,1 triệu người. GDP của nước này là 354,7 tỷ USD. Nợ công năm 2010 của Thụy Điển là 40,8% GDP, thấp đáng kinh ngạc so với khu vực châu Âu cũng như bán đảo Scandinavia. Quốc gia này cũng không bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thế giới thứ II vì nó thuộc phe trung lập.

Tuy nhiên, Thụy Điển phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, do đó không tránh khỏi suy thoái kinh tế, và nước này đã cải cách một số chính sách tài chính để phục hồi kinh tế.

Nhập cư và xu hướng dân số già cũng là những trở ngại đối với nước này, nhưng các cơ quan xếp hạng thực sự không thấy có vấn đề gì đối với xếp hạng ba chữ A của Thụy Điển.

9. Thụy Sĩ

GDP bình quân đầu người: 41.663,047 USD

Thụy Sĩ là nước duy nhất vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển sau khủng hoảng nợ Châu Âu và những biến động của nền kinh tế thế giới năm 2011 này. Xếp hạng đánh giá tín dụng AAA của Thụy Sĩ dường như miễn dịch với những gì biến động đang diễn ra ở các quốc gia láng giềng.

Ngân hàng thế giới đã phải cảnh báo nước này rằng họ sẽ can thiệp nếu giá trị đồng tiền nước này tiếp tục tăng và không cho phép nước này xuất khẩu đồng tiền trong thời gian này vì tiền của các quốc gia khác đang tiếp tục giảm.

Quốc gia miền núi này có số dân chỉ hơn 7,6 triệu người và GDP vào khoảng 324,5 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp nước này thấp một cách đáng kinh ngạc, nợ công vẫn của Thụy Sĩ chiếm 38,2% GDP năm 2010; thuế của Thụy Sỹ là khá thấp, hệ thống y tế của nước này là một cơ chế pha trộn, Thụy Sĩ cũng có những rào cản đối nhất định với việc nhập quốc tịch; và một mô hình nghỉ hưu hợp lý, tất cả những điều này kết hợp lại khiến Thụy Sĩ không có mối nguy hại thực sự nào đối với xếp hạng tín dụng AAA của nó. Thế giới có thể bị dồn đến địa ngục, nhưng Thụy Sỹ vẫn chiếm ưu thế.

Cũng theo những đánh giá này, Áo, Phần Lan, Pháp, Anh là những quốc gia đanh trên bờ vực mất xếp hạng AAA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét