Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Bảy tầng cảnh giới trong nhiếp ảnh

1. Nghệ sỹ nhiếp ảnh : Tầng đỉnh cao

Cảnh giới cao nhất trong nhiếp ảnh

Người nghệ sỹ ghi lại thế giới quan của mình trong một hình chữ nhật là tấm ảnh, họ ghi lại tinh thần của vùng đất hay con người, thật hay tưởng tượng và làm cho người xem phải chú ý.

Người nghệ sỹ là người làm chủ hoàn toàn thiết bị của họ.Khi sáng tạo nghệ thuật người nghệ sỹ vượt qua những điều tầm thường khi chụp bằng xúc cảm tràn đầy. Họ có thể thực hành hay tìm hiểu thiết bị của mình khi không sáng tạo, nhưng khi sáng tạo máy ảnh trở thành một công cụ mở rộng của ý tưởng. Không một chút băn khoăn kỹ thuật nào khi sáng tạo những bức ảnh.

Khi sáng tác nhạc, người nhạc sỹ có thể phải giảm âm lượng của nhạc cụ nhưng ngay cả khi đó người ta cũng không phải bận tâm đến những ngón tay chơi nhạc. Tại thời điểm đó họ đã phiêu.

Cũng như những người lướt sóng chuyên nghiệp có thể có hàng chục bộ ván lướt, hay nghệ sỹ ghi ta có nhiều cây đàn, một nghệ sỹ nhiếp ảnh có thể có nhiều máy ảnh, mỗi cái cho một mục đích khác nhau.

Cũng như vậy nhưng người nghệ sỹ khác có thể chỉ có một cái máy ảnh, hay thậm chí không có cái nào. Đó không phải là vấn đề.

Người nghệ sỹ có khi ăn mặc lôi thôi, thức dậy trễ, họ thường thích chụp gái xinh và tự hào vì điều đó.

Không ai có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm của họ đến khi họ có thể tự quảng bá mình một cách vụng về, và thật đáng buồn là bản thân họ cũng không đánh giá cao những tác phẩm xuất sắc của mình. Những người như vậy sẽ hạ xuống một cấp thành cave nghệ thuật ( Whore). Thật đáng buồn khi bạn không bao giờ được chiêm ngưỡng tác phẩm của những nghệ sỹ thực thụ trừ khi bạn quen biết họ một cách cá nhân. Nghệ sỹ thường ngại ngùng trưng bày tác phẩm của họ cho tất cả mọi người trừ khi bạn là người tâm giao vì tác phẩm là thế giới nội tâm của họ.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh dùng bất kỳ loại máy ảnh nào, bao gồm cả máy cổ hay đồ cũ , máy 8x10s. Họ dùng bất cứ thứ gì họ cần để sáng tạo điều họ muốn.

2. Cave nghệ thuật : Tầng thứ 6

Một cave nghệ thuật là một nghệ sỹ bán tâm hồn mình khi chấp nhận đổi tiền hay vật chất cho tác phẩm của mình.

Khi hạ mình xuống mức này tầm nhìn của người nghệ sỹ phải có thỏa hiệp.

Tại sao thế? Vì khi một người phụ thuộc vào việc bán tâm hồn mình để mua thực phẩm hay những điều nhỏ nhặt không liên quan thì người đó sẽ không thử các phong cách mới.

Nếu tác phẩm của cave nghệ thuật đang có thu hoạch sau hàng năm trời tìm tòi thì không có lý do gì họ thay đổi tìm phong cách mới trong khi vẫn cần phải ăn.

Nghệ sỹ với danh tiếng ( có phòng tranh riêng hay nhưng ông bầu nghệ thuật) có thể mất danh khi thay đổi phong cách.

Chính vì vậy nghệ thuật trong thương mại từ một cá nhân hiếm khi đẹp hơn hay khác biệt. Một phong cách bán được là tất cả những gì mà cave nghệ thuật hay các ông bầu muốn thấy. Tham khảo ….. để thấy khó khăn như thế nào khi một cave nghệ thuật thành công thay đổi phong cách của mình khi nó đã được chấp nhận.

3. Nghệ sỹ nghiệp dư: Tầng thứ 5

Những người mà thu nhập của họ ít hơn một nửa từ nhiếp ảnh thì là những nghệ sỹ nghiệp dư. Điều này không liên quan gì đến chất lượng tác phẩm của họ.

Những người này yêu thích việc chụp ảnh. Nghệ sỹ nghiệp dư xuất sắc với niềm đam mê trong sáng có thể dễ dàng vượt qua giới hạn và chuyển thành nghệ sỹ thực thụ.

Những người chụp ảnh cưới hay cái gì đó vào cuối tuần trong khi vẫn làm công việc chính của mình thì vẫn là nghiệp dư. Họ chỉ thay đổi khi chụp. Nếu bạn đọc thêm ở đây sẽ thấy họ có thể thay đổi rất nhiều khi chụp.

Những người nghiệp dư nghĩ rằng máy ảnh tốt hơn sẽ cải thiện chất lượng chụp ảnh sẽ gặp nguy hiểm bị hạ cấp xuống mức thấp nhất là thuẩm du thiết bị. Có quá nhiều người nghiệp dư bị dụ bởi những nhà sản xuất thiết bị bởi ý nghĩ rằng họ cần máy xịn cho bức hình đẹp. Ý nghĩ này đầu độc việc sáng tạo nghệ thuật.

Những người nghiệp dư không nghĩ đến bản thân mình khi sáng tạo những tấm hình xuất sắc là những người đang trên con đường tỏa sáng. Là một người nghiệp dư là một điều tốt, từ đây một người có thể trở thành một nghệ sỹ đích thực còn nhiều chông gai.

Phần lớn những nghệ sỹ nghiệp dư chụp bằng Canon SLR.

4. Chụp ảnh tình cờ : Tầng 4

Đó là mẹ tôi và phần lớn mọi người. Những người này muốn có lưu niệm , đối nghịch với nhiếp ảnh hay thiết bị.

Những người chụp ảnh tình cờ nhưng là nhà đồ họa hay làm việc trong lĩnh vực hình ảnh thường tạo ra những bức ảnh tuyệt vời gây ấn tượng với tất cả mọi người. Họ là những nghệ sỹ mà tự họ không nhận ra. Họ thường ăn mặc đẹp hơn những người nghĩ rằng họ thật sự là nghệ sỹ.

Hãy tin đi. Nhiếp ảnh gia tạo ra bức ảnh chứ không phải cái máy ảnh.

Những người chụp ảnh tình cờ dùng P&S, máy cũ và chúng cho kết quả xuất sắc giống như Leica, Nikon, Canon hay Contaxes được chụp bởi những người khác.

5. Chuyên nghiệp: Tầng thứ 3

Chuyên nghiệp là những người thu nhập 100% từ việc bán ảnh. Chuyên nghiệp không sáng tạo nghệ thuật để sống mà tạo ra các bức ảnh cho thương mại. Họ thông thường có sự quen thuộc với chủ đề hay thiết bị nhưng họ không có khả năng bay bổng hay tưởng tượng.

Tất nhiên người chuyên nghiệp có thể tạo ra những bức ảnh đẹp nhưng đó là trong thời gian rảnh.

Những người chuyên nghiệp bỏ rất ít thời gian quan quan tâm đến máy ảnh của mình cho đến khi nó phải mang đi sửa. Phần lớn thời gian của họ là để tìm kiếm hợp đồng hay tìm hiểu cách nào những đồng nghiệp trong cùng thành phố giảm giá.

Người chuyên nghiệp chi các film hay các tiệm ảnh trong một tháng nhiều hơn cho máy ảnh trong một năm.

Những người chuyên nghiệp chụp bằng Nikon, Mamiya medium format và Calumet 4×5”. Nhiều khi họ cũng không có khả năng trang bị tốt như phần lớ những người nghiệp dư nghiêm túc.

Chỉ khi bạn là người mua ảnh hay bạn của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp còn không thì bạn không nghe gì về họ. Những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bạn thấy trong quảng cáo máy ảnh nói rằng họ dùng máy này hay máy khác chỉ là giả hiệu.

Những người chuyên nghiệp không có website hay xuất bản các chỉ dẫn kỹ thuật. Những người làm vậy là những người nghiệp dư.

6. Nghiệp dư trọc phú: Tầng thứ 2

Đó là những người nghiệp dư có quá nhiều tiền, mua hàng đống thiết bị để thỏa mãn sự tự do thể hiện. Họ phần lớn là đàn ông, và nhiều người đã lớn tuổi hay nghỉ hưu.

Nghiệp dư trọc phú dùng Leica, Contaxes, Alpas, Hasselblads và Linhof 4x5s. Đó là những máy ảnh tuyệt hảo nhưng kết quả thì cũng như Zenits, Pentaxes, Bronicas and Tachiharas.

Ngày nay họ dùng Canon 1Ds-Mk IIIs, 5D Mark IIs or the Nikon D3X.

Họ cũng giống như những kẻ dở người mua Nikon D1 SLR đầu tiên với 2.7 MB thiết kế cho báo chí chỉ vì nó có giá 5000 USD. Về kỹ thuật nó cho kết quả nghèo nàn hơn những máy film dùng bởi những người chụp tình cờ. Đâu có nghĩa là cái gì mắc tiền là tốt.

Một dạng tồi tệ của nghiệp dư trọc phú khi nghĩ rằng hình B&W những cảnh nghèo nàn là nghệ thuật.

Một vài nghiệp dư trọc phú dễ dàng hạ cấp xuống mức thấp nhất vì quan tâm quá nhiều đến thiết bị thay vì ra ngoài chụp hình tạo ra các tác phẩm trong khi họ nghĩ đã có thiết bị tốt nhất trong tay. Một vài nghiệp dư trọc phú có thể tạo ra tác phẩm coi được nhưng đó là ngoại lệ.

7. Thẩm du thiết bị : Tầng thấp nhất

Những người đàn ông này ( tất cả họ đều là đàn ông) không có mối quan tâm nào đến nhiếp ảnh hay nghệ thuật vì họ không có một tâm hồn. Thiếu tâm hồn họ không thể thể hiện xúc cảm hay sự tưởng tượng. Đó là lý do mà những tấm ảnh của họ nếu có thật bệnh.

Đội quân này có sự phân tích què quặt và chẳng bao giờ thống nhất.

Có chán không khi phân tích tấm ảnh cây Joshua trong chiều tà bằng kính hiển vi, một điều chẳng lien quan gì đến nhiếp ảnh. Tất nhiên là không. Thậm chí còn tồi tệ hơn khi mất thì giờ tập chung làm các test trong khi có thể có ích hơn khi tìm hiểu các khía cạnh của nhiếp ảnh hay thì giờ đó dùng để chụp hình. Các test chỉ đủ cho việc chỉ ra thiết bị có thể làm được gì sau đó hãy ứng dụng vào thực tế.

Toàn bộ mối quan tâm của họ chỉ là thiết bị, họ sẽ nói đầy tai bạn hàng giờ nếu bạn cho phép nhưng sẽ lảng tránh khi bạn hỏi về tác phẩm hoặc họ sẽ nghĩ bạn muốn xem máy ảnh hay thiết bị của họ.

Bạn có thể đọc “Tại sao máy ảnh của bạn không phải là vấn đề” ở đây.

Phần lớn những người này xuất thân từ kỹ thuật, kỹ sư , máy tính hay nhà khoa học. Những người này quan tâm quá nhiều đến việc đánh giá bằng số cho những điều mà tuyệt đối thừa thãi vì máy ảnh hay các test charts chẳng lien quan gì đến hồn của bức ảnh. Chính vì họ quá quan tâm đến đánh giá hiệu năng của máy ảnh nên chúng ta gọi đó là thẩm du thiết bị.

Nhiều người trong số họ chơi thiết bị âm thanh, máy tính hay xe hơi giống như chơi máy ảnh nhưng ít khi dùng nó trong mục đích mà nó được làm ra.

Người trẻ thì chơi game, chat chit hay lướt web. Người già thì tham gia các câu lạc bộ máy ảnh ( Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ nhiếp ảnh nhưng đừng bao giờ là các câu lạc bộ máy ảnh hay bất kỳ một câu lạc bộ nào tìm cách cho điểm nghệ thuật. Chính vì nghệ thuật là một khái niệm tự thân (subjective) và không thể đánh giá bằng số. Cũng như vậy những người này chẳng bao giờ tạo ra được những bức ảnh đáng chú ý bằng thiết bị họ có, nhưng chắc chắn họ sẽ vô cùng hạnh phúc với việc sở hữu hay nói về nó với bạn.

Có một loại thiết bị duy nhất có ích mà những người này bỏ qua đó là ánh sáng.

Những người có một bộ sưu tập thiết bị có thể không phải là kẻ thẩm du thiết bị, những người có nhiều máy ảnh hơn là ảnh thì có thể. Những người với website đầy thông tin kỹ thuật nhưng ít ảnh thú vị thì cũng vậy.

Ken Rockwell

Thái Dũng lược dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét