Điểm chung của những đỉnh núi được xem là cao nhất thế giới thống nhất về tiêu chí chiều cao là trên 8000 mét, tính từ mực nước biển. Cao nhất là đỉnh Everest, thuộc lãnh thổ Nepal với độ cao 8.848 m thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya), thấp nhất trong số đó là đỉnh Annapurna với độ cao 8.091 m cùng thuộc dãy Hymalaya.
1. Everest
Là ngọn núi cao nhất với độ cao 8.848 m (được đo vào ngày 11/11/1999) và hiện nay chiều cao của Everest đã tăng lên 8.850 m. Đỉnh núi này nằm trên vùng biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Vì sự cao lớn, hùng vĩ và luôn tăng vọt về độ cao qua từng mốc thời gian, do vậy Everest thường được xem là biểu tượng cho sự phát triển bền vững. Nhiều công ty đã chọn hình tượng này làm biểu tượng cho công ty, ví dụ như Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA), kiểu xe “Everest” của hãng Ford…
2. K2 hay còn gọi là đỉnh Godwin-Austen
Cao 8.611m, thuộc dãy Korakaram và N Kashmir, được khám phá và đo đạc trong đợt khảo sát của người Ấn vào năm 1856. Tên đầu tiên của đỉnh này là Godwin-Austen – tên của một nhà địa chất người Anh khi đến khảo sát và tìm ra nơi này. Tên gọi K2 lấy từ chữ cái đầu của dãy Korakoram.
3. Kanchenjunga
Có nhiều tên gọi khác nhau như Khangchendzongga, Kanchenjanga, Kachendzonga, Kangchanfanga, có độ cao 8.598 m, nằm trên vùng lãnh thổ của tỉnh Taplejung, trãi dài trên vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ. Kanchengjunga có nghĩa là “Năm kho báu tuyết” vì nó bao gồm 5 đỉnh, có độ cao đều trên 8.000 m phủ đầy tuyết đó là Kanchenjunga Main; Kanchenjunga West (hay còn gọi là Yalung Kang); Kanchenjunga Central; Kanchenjunga South và Kambachen.
4. Lhotse
Cao 8.501 m, xếp hàng thứ tư trong những đỉnh núi cao nhất thế giới. Nó thuộc tỉnh Khumbu của Nepal, nằm trong dãy Hymalaya.
5. Makalu
Cao 8491 m, cách đỉnh Everest 22 km về phía đông, có dạng chóp 4 mặt.
6. Dhaulagiri
Cao 8.167 m, thuộc dãy Dhaulagiri, ở phía bắc của Hymalaya, miền Trung Nepal. Dhaulagiri còn có nghĩa là “Núi Trắng”.
7. Cho Oyu
Cao 8.153 m, thuộc lãnh thổ Nepal. Đỉnh Cho Oyu hay còn được gọi là Zhuoaoyou, cách đỉnh Everest 20 km về phía tây, là đỉnh núi cao thứ bảy trên thế giới.
8. Manaslu
Hay còn gọi là Kutang, cao 8.150m, là ngọn núi cao thứ tám trên thế giới được mệnh danh là “Ngọn núi của thần thánh”.
9. Nanga
Còn được gọi là đỉnh Nanga Parbat hay Diamir, cao 8.125m, là ngọn núi cao xếp vào hàng thứ chín trên thế giới. Trong ngôn ngữ Urdu (gần giống với tiếng Hindu, được dùng phổ biến ở Pakistan) ở vùng Hymalaya, giáp ranh giữa Nepal và Tây Tạng, Nanga Parbat có nghĩa là “Núi trọc” hay “Núi khỏa thân”. Nó còn có tên gọi khác là “Kẻ ăn thịt người” hay “Núi quỷ”. Nơi đây không có sự sống vì có quá nhiều sự lập lại của những thảm kịch bị chôn vùi trong tuyết. Niềm kiêu hãnh của Nanga nằm ở chỗ có nhiều vách đá dựng cao nhất thế giới, đặc biệt ở phía nam mọc lên bức tường cao 4.600 m một cách lạ thường.
10. Annapurna
Cao 8.091m, xếp hàng thứ 10. Annapurna là một chuỗi những đỉnh núi ở Hymalaya, là một khối núi dài khoảng 55 km. Annapurna có 6 ngọn chính: ngọn Annapurna từ 1 - 4, Annapurna (phía) nam và ngọn Gangapurna. Trong tiếng Phạn (sanskrit), Annapurna có nghĩa là “Nữ thần thu hoạch”.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét