Sự trỗi dậy của Trung quốc đặt ra nhiều câu hỏi . Trong đó câu hỏi quan trọng nhất là liệu một nước trung quốc hùng mạnh sẽ trở thành một thành viện có trách nhiệm trong cộng đồng quốc, tế tuân thủ các luật lệ và tiêu chuẩn hành vi đã được công nhận trong hệ thống toàn cầu hiện hành? Nói cách khác liệu Trung quốc sẽ thách thức các tiêu chuẩn toàn cầu và sẽ cố áp đặt luật lệ và tiêu chuẩn hành vi của mình, và do đó thách thức trật tự thế giới do Mỹ lập ra? Trung quốc hiện tích cực làm giảm sự cảnh giác của thế giới đối với sự trỗi dậy của mình bằng cách đưa ra những lời lẽ hào nhoáng về “Trỗi dậy hòa bình” và "phát triển hoà bình” với điểm nhấn là Trung quốc đã học đựợc bài học lịch sử từ việc nước Đức quốc xã và Nhật trực tiếp thách thức bá quyền Anh - Mỹ. điều châm ngòi cho thế chiến thứ Hai và đưa đến kết cục thảm bại cho cả hai nước này Vì thế trung quốc sẽ tích cực gây ảnh hưởng trên toàn cầu nhưng không đối đầu với Mỹ. Tuy nhiên. kể từ năm 2003, sau khi củng cố quyền lực, Hồ Cẩm Đào đã triển khai thành công một chính sách đối ngoại chủ động nhằm đảm bảo chỗ đứng của Trung quốc trên thế giới tại những nước có tài nguyên và vị trí địa chiến lược quan trọng, từ châu Phi đến Trung Á tới Nam Mỹ. Ý đồ của Trung quốc là xây dựng một liên minh quốc tê thách thức bá quyền Mỹ.
Trung quốc cũng đang theo đuổi một chiến lược rất tinh vi đối với các nước láng giềng có tầm quan trọng về địa chiến lược như Bắc Triều tiên và Myanmar, là những nước giàu có về tài nguyên. Nếu chính sách của Nhật đối với Mãn châu lý trong thập kỷ 30 của thế kỷ trước được coi là (1) sự đầu tư quan trọng vào cơ sở hạ tầng kinh tế để khai thác tài.nguyên, (2) sự can thiệp quân sự để bảo vệ lợi ích kinh tế, và (3) sự thôn tính về văn hóa và chính trị thông qua việc thiết lập các chính quyền bù nhìn, thì chiến lược hiện nay của Trung quốc đối với các nước kể trên cũng có thể được giải thích tương tự, tạm gọi là mô hình "Mãn châu quốc mô phỏng" (Quasi-Manchukuo). Chiến lược hiện nay của Trung quốc có nhiều điểm giống với chính sách của Nhật đối với Mãn châu lý vì nó thể hiện sự bành trướng từ từ và kín đáo ra khu tiền tiêu chiến lược được ngụy trang dưới hình thức đầu tư hoặc hợp tác kinh tế trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng công nghiệp. Điều này cho thấy Trung quốc có thể trở thành một nước thực dân mới, bất kể khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình” và “phát triển hòa bình."
Lợi dụng Bắc Triều tiên bị cô lập, Trung quốc đẩy tới việc nắm gọn nước này. Trung quốc là nước cấp lương thực chính của Bắc Triều tiên, ngoài ra cung cấp tới gần 90% nhập khẩu năng lượng và 80% nhập khẩu hàng tiêu dùng của nước này. Quan hệ thương mại hai chiều Trung - Triều tiếp tục tăng lên, kể cả việc Trung quốc chuyên cho Triều tiên hàng hóa thuộc loại xa xỉ phẩm mà nghị quyết 1874 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cấm sau khi Bắc Triều tiên thử hạt nhân năm 2009. Tổng hợp lại, Trung quốc chiếm tới hơn 70% thương mại của Triều tiên, 90% đần tư nước ngoài vào Triều tiên, tập trung vào các ngành khai khoáng tài nguyên khoáng sản như than, sắt, vàng, đồng, thiếc, và chì. Trung quốc đã giành được đặc quyền phát triển mỏ quặng sắt Musan, (mỏ lộ thiên lớn nhất ở châu Á do công ty Mitsubishi bắt đầu khai thác từ thập kỷ 30 thế kỷ trước) và hải cảng Rajing (nằm trên vị trí chiến lược nối với Biển Nhật bản cũng do Nhật khai thác cùng lúc với việc tiến vào Mãn châu lý).Thông qua đầu tu hạ tầng có định hướng, Trung quốc giờ đã kết nối và biến nguồn tài nguyên thiên nhiên cửa Triều tiên thành một bộ phận của khu công nghiệp Đông Bắc Trung quốc. Khu vực này cũng chính là khu vực mà Nhật đã đầu tư mạnh về hạ tầng công nghiệp, công nghiệp nặng và sản xuất đạn dược trong thập kỷ 30 thế kỷ trước .
Sau khi chiến thắng Nga trong cuộc chiến tranh năm 1904 - 1905 và sau khi mua hệ thống đường sắt Nam Mãn châu lý thuộc vùng Đông bắc Trung quốc, năm 1906 Nhật triển khai đơn vị đồn trú Kwantung để bảo vệ hệ thống đường sắt và lợi ích kinh tế ở khu vực này. Năm 1919, đơn vị này phát triển thành Quân đoàn Kwantung là lực lượng sau này gây sự biến Mãn châu lý năm 1931 trong đó lực lượng Nhật bày ra một vụ nổ trên tuyến đường sắt rồi đổ cho Trung quốc và từ đó có cớ lập ra Mãn châu quốc năm 1932 và dẫn tới cuộc chiến tranh giữa Trung quốc và Nhật năm 1937 - 1945 . Công ty đường sắt Nam Mãn châu lý trở thành tâm điểm của các hoạt động chính trị, kinh tế, công nghiệp và quân sự ở Mãn châu lý, được triển khai cùng với một chương trình di dân lớn khi hệ thống đường sắt ngày càng kéo dài. Sự biến năm 1931 là hệ quả tất yếu của một chiến lược dài hạn và có cân nhắc kỹ lưỡng nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản. Trên thực tế, nếu không có các nguồn tài nguyên này và cơ sở công nghiệp nặng ở Mãn châu lý, Nhật không thê theo đuổi, thậm chí nghĩ tới việc lâm chiến với Anh và Mỹ. Mãn châu lý là tiền đề kinh tế và quân sự để Nhật gây ra chiến tranh Thái Bình Dương.
Đầu tư của Trung quốc gần đây vào các cơ sở công nghiệp trên quy mô lớn như đường bộ, đường sắt, đường ống dẫn dầu ở các nước có vị trí chiến lược quan trọng nhưng bất ổn trong nước và bị cô lập trên trường quốc tế như Bắc Triều tiên và Myanmar cũng giống như chiến lược xưa của Nhật ở vùng Mãn châu lý. Đó là xây dựng một cơ sở kinh tế để đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chính sách của Trung quốc - nguy trang bởi thuật ngữ "phát triển" hoặc “hợp tác”- thực ra là nhằm mục tiêu chiến lược duy nhất là xây dụng căn cứ quân sự, như điều Trung quốc đang làm trên đảo Coco của Myanmar. Ngoài ra, việc sử dụng công nhân nhập cư nửa lao động nửa binh sĩ người Trung quốc ở Tây tạng và Tân cương (như trường hợp công ty Xây dựng và Sản xuất Tân cương) đang diễn ra ở Myanmar và các nơi khác. Nhìn lại, chính sách Mãn châu của Nhật là một biện pháp chiến lược tinh vi có màu sắc đế quốc ẩn mình của các cường quốc sinh sau đẻ muộn cố gắng mở mang lợi ích của mình một cách từ từ và âm thầm để tránh xung đột trực tiếp với các nước đế quốc đang thống trị như Anh và Mỹ. Tương tự như vây, chính sách “Mãn châu quốc mô phỏng" cũng thuộc dạng này với mục tiêu giúp Trung quốc mở mang lợi ích cố hữu trong khi tránh xung đột trực tiếp với các nước lớn khác và giành giật những nước có tầm quan trọng chiến lược như Bắc Triều tiên và Myanamr.
Trung quốc còn đang ngày càng hung hãn đối với các đòi hỏi lãnh thổ ở Hoàng hải, Đông Hải và Biển Đông, điều thể hiện bản chất đế quốc của Trung quốc và đưa ra bằng chứng rõ ràng là Trung quốc không tuân thủ hệ thống quốc tế hiện đại theo đó biên giới giữa các nước phải được tôn trọng bằng luật pháp quốc tế và sự công nhận hỗ tương về chủ quyền. Theo đánh giá của Hiramatsu Shigeo, một chuyên gia về quân sự Trung quốc, Trung quốc đang điều chỉnh học thuyết "biên ải chiến lược" (strategic frontier) của Quân giải phóng Nhân dân Trung quốc với nội dung chính là chối bỏ hệ thống quốc tế hiện đại cho rằng các đường biên giới có thể được mở mang tương ứng với sức mạnh và lực lượng của từng, nước. Theo tinh thần này, giới quân sự Trung quốc đã đưa ra Chiến lược Phòng thủ Hải dương (Offshore Defense Strategy) đối với chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai bao bọc toàn bộ khu vực Hoàng hải, Đông và Biển Đông, Đài loan và Okinawa, kéo dài tới quần đảo Nhật bản và tới tận Philippines và Guam.
Thế giới, trong đó có Nhật và Mỹ, giờ đang phải đương đầu với một Trung quốc theo đường lối đế quốc, ngày càng hung hãn và bành trướng với một liên minh quốc tế rộng lớn. Hơn nữa, Trung quốc giờ còn bắt đầu một chiến dịch coi Okinawa là một bộ phận không thể tách rời của Trung quốc (inalienable part of China). Điều này đẻ ra hệ lụy lớn đôi với bản chất của vấn đề căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa. Để đáp ứng mối đe dọa tiềm.tàng chưa từng có này, liên minh Mỹ - Nhật cần một sự chuyển hướng căn bản về cách tiếp cận kèm theo những thay đổi thể chế có tính hệ thống cả về mặt tổ chức lẫn mặt tác chiến. Thậm chí trong khi cả hai nước đang gặp phải khó khăn ngày.càng lớn về ngân sách, liên minh Mỹ - Nhật cần phải được xem xét lại một cách tông thể để đem lại một mức độ mới và sâu hơn đối với việc hoạch định chiến lược, trong đó có cả việc điều chỉnh quan trọng việc phân bổ nguồn lực phòng thủ trong bối cảnh Trung quốc có một chiến lược kiểu đế quốc như trên.
Theo East – West Center
Văn Cường (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét