Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Những tòa nhà chọc trời tại Mỹ



Từ ngữ “Cao ốc chọc trời” và bản thân của những người cao ốc chọc trời đều là phát minh của người Mỹ, vào thập niên 80 của thế kỷ 19
Trên thế giới, không có thành phố nào lại có những quần thể cao ốc chọc trời với những phong cách kiến trúc khác nhau, khiến ai ai cũng phải ngạc nhiên và khen rằng như thành phố New York. Những con đường chủ yếu trong thành phố ngoại trừ một mảnh bầu trời dài và hẹp ở trên đỉnh đầu, thì gần như, tất cả đều chìm đắm trong một khe núi của những tòa lầu chọc trời, đứng cao sừng sững, che khuất tất cả ánh nắng. Nhưng, nơi xuất hiện những cao ốc chọc trời, không phải là New York, mà là Chicago, một thành phố có lịch sử chưa đầy 100 năm.
Việc xây dựng cao ốc làm văn phòng cũng như cao ốc làm chung cư không thể không dựa vào sự phát triển của thang máy. Nếu không có một phương pháp đi lên xuống cho người cư trú trong những cao ốc, thì kế hoạch xây dựng một tòa nhà sáu tầng lầu, sẽ trở thành vô dụng. Việc sử dụng thang máy để chuyển tải đồ đạc đã được sử dụng mấy trăm năm qua. Nhưng do bởi dây cáp của thang máy có khi bị đứt, cho nên việc dùng cho người lên xuống, có sự không an toàn. Chính Elisha A. Otis, đã giải quyết được vấn đề khó khăn này. Ông đã phát minh ra một thiết bị có thể làm cho thang máy, dù gặp trường hợp bị đứt cáp, vẫn tiếp tục vận hành an toàn. Năm 1854, ông đã triển lãm cho mọi người xem thiết bị đó.
VƯƠN LÊN TẦNG CAO
Tính khả thi của việc xây dựng những kết cấu bằng thép cho những cao ốc, đã được chứng thực ở châu Âu. Nổi tiếng nhất, là cung điện thủy tinh, được xây dựng trong cuộc triển lãm tại Luân Đôn năm 1851. Nó là một kiến trúc, vừa cao vừa to lớn, được làm ra bằng thép và pha lê, trông rất đồ sộ. Tại những thành phố lớn ở Mỹ, nhu cầu đất để xây dựng văn phòng làm việc, ngày càng tăng trưởng, nên từ đó, đã xúc tiến nhu cầu xây dựng những tòa cao ốc.
Vào thập niên 80 của thế kỷ 19, do sự phát (Trích)ển phồn vinh về mặt thương mại, nên nhu cầu nói trên lại càng cấp thiết. Một kỹ sư kiến trúc quan trọng tại địa phương là William R. Barron, đã thiết kế một cao ốc cao 10 tầng cho công ty bảo hiểm Home. Một khung sườn bảng kết cấu thép, đã chống đỡ một tòa lầu cao, đồng thời cũng chống đỡ luôn phần tường ở bên ngoài. Đó là một sáng kiến đầu tiên trong lịch sử kiến trúc. Nó đã mở một con đường mới cho ngành kiến trúc những tòa cao ốc. Trong vòng 10 năm sau đó, Chicago đã xây dựng được hơn hai mươi tòa cao ốc cao 12 tầng, hoặc những ngôi cao ốc càng cao hơn thế nữa.
Louis Sullivan - một ngôi sao sáng trong việc phát triển những tòa cao ốc chọc trời. Ông làm việc trong một thời gian rất ngắn tại công ty Jenney, rồi tách ra, tự mình khai sáng một sự nghiệp riêng. Ông bà con trai của một vũ sư người Ái Nhĩ Lan di dân. Năm 1873, gia đình ông đi cư tới Chicago. Năm 1889, Louis và người cộng tác với ông là Adler, đã xây dựng một tòa cao ốc 16 tầng. Họ đã đặt văn phòng tại tầng thứ 16 và xem như văn phòng họ có vị trí cao nhất ở Chicago lúc bấy giờ. Sullivan tiếp tục thiết kế một cao ốc 10 tầng và đã xây dựng xong tại Saint Louis năm 1891. Những đường thẳng đứng của tòa cao ốc, kết hợp với phán nhô ra ở phần trên đỉnh của cao ốc, đã để lại cho mọi người một ấn tượng rất sâu sắc. Ông còn thiết kế một tòa cao ốc 16 tầng khác, được xây dựng tại Buffalo. Nhưng sau đó công việc làm ăn của ông bị suy sụp. Năm 1924 ông qua đời, là lúc ông đang rất túng bấn.
Vào thế kỷ 20, dân số của thành phố New York tăng lên rất nhanh, giá đất cũng tăng cao liên tục, thúc đẩy nhu cầu đối với việc xây dựng cao ốc. Các kiến trúc sư xây cao ốc ngày càng cao, phong cách kiến trúc của họ được bắt nguồn từ những kiến trúc của quá khứ. Năm 1902, thành phố này đã xây dựng một quần thể cao ốc trong số những quần thể cao ốc khác ở Mỹ. Một tòa cao ốc 21 tầng, có hình tam giác, đã thể hiện phong cách kiến trúc của thời kỳ văn nghệ phục hưng. Năm 1909, tòa cao ốc 23 tầng của công ty bảo hiểm nhân thọ, chính là dựa vào kiểu mẫu của tòa cao ốc Saint Marc tại thành phố Venice. Năm 1913, một tòa cao ốc 52 tầng, có đỉnh hình chóp (thời đó là một cao ốc cao nhất thế giới), trông vào, giống như một đại giáo đường kiểu Gothique.
Sự hấp dẫn của chiều cao
Xây đựng một kiến trúc “cao nhất thế giới”, đúng là có một sức quyến rũ ở mức độ nào đó về mặt cạnh tranh thực lực. Năm 1930. kiến trúc sư William Van Aren đã xây dựng một tòa cao ốc có phong cách nghệ thuật của phái trang trí, khiến mọi người đều yêu thích. Người bạn cộng sự với ông trước kia là H.Crolg Safrens, được ủy thác thiết kế một cao ốc cao nhất thế giới thời bấy giờ, là trụ sở ngân hàng Manhattan, tại Wall Street. Ông đã thiết kế xong bản vẽ xây dựng, nhưng kỷ lục đó, chỉ giữ được có mấy phút, vì Van Aren khôn khéo hơn, đã giấu phần tháp nhọn rất xinh đẹp trên đỉnh của tòa cao ốc chọc trời này. Chờ khi bản thiết kế của Safrens hoàn tất, thì Aren mới đưa phần thiết kế của mình về tháp nhọn trên tòa cao ốc ra, qua đó, nó đã cao hơn bản thiết kế của Safrens. Như vậy thiết kết Aren cao đến 317 mét. Nhưng ít lâu sau, kiến trúc của Van Aren đã bị tòa nhà chọc trời Empire State thay thế.
Sau năm 1945, những nhà thiết kế kiệt xuất, có phong cách hiện đại đã thiết kế cho thành phố New York một quần thể nhà chọc trời. Có lẽ, nổi tiếng nhất là cao ốc 38 tầng, do Phillip Johnson và M. Van de Rhohe, cùng hợp tác thiết kế. Riêng tòa nhà chọc trời Chear 110 tầng, cao 443 mét, được xây dựng vào năm 1973 tại Chicago, là tòa kiến trúc cao nhất thế giới, nếu kể cả cột angten truyền hình trên nóc nhà, nó cao đến 520 mét. Nó có 1,6 vạn cửa sổ và có thể chứa được 16.700 người. Tuy vậy, ý kiến chống đối những kiến trúc xây theo kiểu hộp kính, nhưng không có đặc sắc gì, đang nằm rải rác trên thế giới, ngày càng mạnh hơn. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, những thiết kế của các kiến trúc sư, ngày càng đẹp và ít giống nhau hơn. Quần thể kiến trúc cao ốc tại Los An-geles là một dẫn chứng. Năm 1983, hai kiến trúc sư Phillp Johnson và John Burge, đã xây dựng một ngôi cao ốc 40 tầng AT và T, có nét bề ngoài giống như một cái tủ sách hồi thế kỷ 18. 
Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét